Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
235,5 KB
Nội dung
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THPT(thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các chuyên đề sau: 1. Đặc trưng của thơ và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ trong nhà trường. 2. Cách tiếp cận nhân vật trong tác phẩm tự sự 3. Đề mở- một hình thức đổi mới cách ra đề môn Ngữ văn ở trường THPT Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những hạn chế, góp ý kiến bổ ích để nội dung tài liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1 !"##$% &'# ()*+, /0*123,(4. 56789:,;**<=>?0@7A*B/C< 5656+,;**<=>?DE78 Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm 2 súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệuF( , Nxb ĐHQG, H, 1999). 56G6'HEI-.4.7@7A*B/C<E78 Lâu nay giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại thơ. Cụ thể: - Theo nội dung biểu hiện có thơ trữ tình (đi vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời, ví dụ như bài của Hồ Xuân Hương), thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện, ví dụ như bài của Tản Đà), thơ trào phúng(phê phán, phủ nhận cái xấu theo lối mỉa mai, đùa cợt, ví dụ như bài của Tú Xương). - Theo cách thức tổ chức bài thơ cóthơ cách luật(viết theo luật đã định trước, ví dụ các loại thơ Đường, lục bát, song thất lục bát,…), thơ tự do(không theo niêm luật có sẵn),thơ văn xuôi(câu thơ giống như câu văn xuôi, nhưng giàu nhịp điệu hơn). - Ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, một số nhà nghiên cứu còn dựa vào thời gian xuất hiện để chia thơ thành các loại: + Thơ trữ tình dân gian: Ca dao - những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao không mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết). Trong ca dao, những tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của các kiểu nhân vật này đều mang tính chất chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… Bất cứ ai, nếu thấy ca dao phù hợp, đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì thế, ca dao được coi là" thơ của vạn nhà", là tấm gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc. Tuy nhiên, trong cái chung đó mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo. 3 + Thơ trữ tình trung đại: do đặc điểm hệ tư tưởng thời đại mà thơ ở thời đại này thường nặng tính tượng trưng, ước lệ, tính quy phạm và tính phi ngã. Chủ thể trữ tình trong thơ trung đại thường là cái tôi đại chúng, cái tôi “siêu cá thể”. Nội dung thơ trữ tình trung đại thường nặng về tỏ chí và truyền tải đạo lí. J Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển cho đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của của thi sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn so với thơ cũ. Ở nước ta lâu nay vẫn còn tồn tại quan niệm dựa vào nội dung để chia thơ thành các loại: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng, thơ cách mạng (có nội dung tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu bảo vệ đất nước) Nhìn chung, mọi cách phân chia trên đây đều mang tính chất tương đối. Bởi thơ nào mà chẳng trữ tình, dù ít dù nhiều loại thơ nào cũng theo thi luật nhất định (theo đặc trưng của thơ, của ngôn ngữ, dung lượng,…). Mặt khác, những bài thơ trữ tình biểu lộ tình cảm trước thiên nhiên đất trời, giang sơn gấm vóc cũng là một “kênh” thể hiện lòng yêu nước,… Tuy vậy, việc phân chia thơ thành các loại khác nhau là cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu, đọc – hiểu và thẩm bình tác phẩm một cách thuận lợi hơn. G6K.E(L*M.N;E78 4 Để tạo cơ sở khoa học cho việc đọc – hiểu, thẩm bình thơ, chúng tôi xin được tổng hợp và đúc rút ra một số điểm đặc trưng của thể loại này như sau: - Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì !"# $%#&'()*+ - ,- (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả. - &."/01*230 *43. Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”. Nhà thơ Pháp Alfret de Mussé chia sẻ: "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết", "nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động" (dẫn theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí ,56 số 01/2009). Nhưng tình cảm trong thơ không tự nhiên mà có. Nói về điều này, nhà văn M. Gorki cũng cho rằng: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố 5 đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có thơ” (theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, sđd). - Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng ()*-789*:;<=> 2>32>-&?, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này. - < "(<>@<A289 /7B*3@<A&.*1!@3)**;*C&A -*D.*.81&.@A0>* 3B!. Một miếng trầu đem mời, một cái bánh trôi nước, một tiếng gà gáy canh khuya có thể là những sự kiện gây cảm xúc cho Hồ Xuân Hương; sự kiện Dương Khuê qua đời trong "Khóc Dương Khuê" (Nguyễn Khuyến); cuộc đời tài hoa mệnh bạc của nàng Tiểu Thanh trong "Độc Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du),… - Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là .8A1*EF0**3 ( =G2H8A = A2=I%2=A2"B Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc 6 phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do 2.*@F2. 1.?A. J(-I%2.A(0&, K (, @LIMAN&.*@6-*.&O2B* @-0:. Bàn về đặc điểm này, nhà thơ Sóng Hồng viết: PThơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường ". - Về cấu trúc, *Q8.&.*3BF H8A. Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. ‚ nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Do đó ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động 7 liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong. O6P2,.),?0@7L8*M@74@QR.7<S,E4.@7T>E78 Khi đọc hiểu tác phẩm thơ, cần tiến hành theo các bước sau đây: - Cần biết rõ tên bài thơ, tên tác giả, thời gian và hoàn cảnh sáng tác, đó là cơ sở ban đầu để tiếp cận tác phẩm. - Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ. Qua việc đọc, phải xác định được chủ đề, chủ thể trữ tình (chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở hai dạng: cái tôi trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn), đối tượng trữ tình, hình tượng trữ tình và giọng điệu chủ đạo của bài thơ. - Cảm nhận nội dung, ý nghĩa bài thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết cấu, các biện pháp tu từ,… - Lí giải, đánh giá toàn bộ bài thơ cả về hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là phải chỉ ra những đóng góp của tác giả (thể hiện qua tác phẩm) cho thơ và cho cuộc sống con người. U6V*77LW*ME<X@.Y*>HEI-Z0<E78E(/*M.7L8*ME([*7 E7\/QK.E(L*ME7SB/C< ]^ _7,YE7/0<` 7C>Mab/ P2,.),.7,*M9 1 Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần, người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại và khí thế hào hùng. 1Thấy được nghệ thuật của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. 8 - Bồi dưỡng nhân cách, lí tưởng, lòng yêu nước và tự hào dân tộc V*77LW*ME<X@.Y*9 Thời đại anh hùng sản sinh ra những con người anh hùng. Thời Trần đã hun đúc nên những nhân vật kì vĩ, danh tướng Phạm Ngũ Lão là sản phẩm của hào khí Đông A. Ông vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân. Tài năng cùng với lí tưởng yêu nước sáng ngời đã tạo nên mọt con người ưu tú trong lịch sử: Phạm Ngũ Lão văn võ toàn tài. "Tài võ" của ông đem hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước. "Tài văn" dùng để làm thơ bày tỏ nỗi lòng của mình với bè bạn, với hậu thế và trước hết là tự nói với mình về ý thức trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả với Tổ quốc yêu quý. O&%7&."/0 *3*!54"+R"/B!2G 5*STU(0*!54. Cần bám sát những đặc trưng của thơ trữ tình trung đại để đọc hiểu bài thơ, như : - Thể thơ : Bám vào đặc điểm kết cấu của thơ Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt), thường gặp nhất có bài gồm một giải hoặc hai giải: tiền giải và hậu giải để chia bố cục của bài thơ làm 2 phần: phần 1 (thường là sự việc, câu chuyện, cảnh vật):Vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần, phần 2 (thường là cảm nghĩ của tác giả): Nỗi lòng của tác giả. - Ngôn ngữ: Văn học trung đại thiên về xây dựng những kiến trúc ngôn từ vững chãi, hàm súc, được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Đối với bài thơ "Tỏ lòng" được viết bằng chữ Hán nên khi tìm hiểu bài thơ phải đối chiếu với phần phiên âm và dịch nghĩa để cảm 9 nhận đúng giá trị và vẻ đẹp của bài thơ.(Ví dụ:" Hoành sóc" có nghĩa là: "cầm ngang ngọn giáo" nhưng bản dịch thơ lại là : múa giáo ). Cần đối chiếu phần phiên âm và dịch nghĩa trong bài thơ để thấy được chỗ đạt và chưa đạt của bản dịch thơ. Mặt khác, thơ đạt chữ Hán vốn dĩ đạt đến độ hàm súc cao "quý hồ tinh bất quý hồ đa", dù người dịch đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể chuyển tải hết ý thơ. (Có thể mở rộng so sánh thêm một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh ) - Văn học trung đại thường sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, các điển cố, niêm luật, đối xứng chặt chẽ, hài hoà cho nên cần chú ý những đặc trưng này khi tiếp nhận tác phẩm.( Ví như các hình ảnh "hoành sóc giang sơn" kết hợp với bối cảnh không gian và thời gian "kháp kỷ thu" đã làm bật được tư thế hiên ngang và tầm vóc vũ trụ của con người thời Trần. Sử dụng điển cố "thuyết Vũ Hầu" thể hiện được chí hướng, hoài bão của tác giả một cách hàm súc, sâu sắc. - Hình tượng nhân vật trữ tình: Cách biểu hiện chủ thể của nhà thơ trung đại là một hiện tượng độc đáo. So với thơ trữ tình hiện đại là sự thiếu vắng cách biểu thị trực tiếp chủ thể trữ tình dưới dạng thức "tôi ", "ta ", "chúng ta". Câu thơ do đó thường vắng chủ từ biểu thị chủ thể, tạo một sự cảm nhận mơ hồ, phiếm chỉ, một chủ thể có tính tổng hợp. Ví dụ, trong câu đầu của bài thơ có việc cầm ngang ngọn giáo đứng giữa non sông đã mấy thu nhưng ai cầm, câu thơ không cho biết. Người đọc nghĩ đến đó là chủ thể trữ tình (tự hiểu ngầm là tác giả Phạm Ngũ Lão). Nhưng câu sau lại có" tam quân tỳ hổ". Vậy phải chăng ba quân cũng là kẻ cầm ngang ngọn giáo ? Câu ba xuất 10 [...]... phẩm tự sự 1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài... yếu tố của văn bản nói: cách tranh biện hăng hái (nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn – Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại), mật độ từ nghiêng về khẩu ngữ: từ chỉ trỏ tạo nhịp điệu cho động tác của chủ thể ( Này đây…Này đây), lối cắt nghĩa liên tục (nghĩa là… nghĩa là), các liên từ (và…và…và), Thủ pháp trùng điệp gồm cả điệp cú, điệp ngữ, điệp từ…được dùng linh hoạt khiến cho mạch... ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hòa trộn của nhiều sắc thái phong cách với những lớp từ vựng đặc trưng Có thứ ngôn ngữ trang trọng, có màu sắc cổ kính Lại có lớp từ ngữ thông tục, sinh động của lời ăn tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách người lính: nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, anh bạn, bỏ quên đời, cọp trêu người Những kết hợp từ độc đáo, mới lạ, tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ. .. người Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một sự kiện nào đó Cho nên, tác phẩm tự sự thường có cốt truyện Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đặn hơn hẳn nhân vật trong tác phẩm trữ tình và kịch Những đặc điểm nói trên làm cho tác phẩm tự sự trở thành loại văn học có khả... góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp 11 Định hướng tiếp cận: Cái mới của Thơ mới là dám coi cái tôi cá nhân như một quan điểm một tư cách để nhìn đời và nói với mọi người Sự thức tỉnh về ý thức cá nhân đòi hỏi thơ lấy cái tôi, cái cá nhân làm đề tài, thậm chí làm trung tâm Thơ mới thể hiện khát vọng "được thành thực" để giãi bày mọi cảm xúc, tâm tư "Vội vàng" là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần... đối, nhân vật trong thực tế văn học hết sức đa dạng, sự phân chia chỉ nhằm nhấn mạnh đặc điểm cơ bản, xuất phát từ một trong những góc độ tiếp cận các nhân vật văn học Trong văn học cổ điển, thông thường nhân vật chính đồng thời là nhân vật tích cực, chính diện và ngược lại Tuy nhiên, đối với văn học hiện đại, sự phân chia nhân vật trong tác phẩm không rõ ràng, rạch ròi như văn học cổ điển, có nhân vật... tạo nên tính thuyết phục cho tác phẩm Như vậy, trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật Nhân vật chính là nơi tập trung mang chở nội dung phản ánh, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, là nơi ký thác quan niệm về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của nhà văn Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội,... Mặt đường khát vọng) 16 Nguyễn Khoa Điềm Yêu cầu chung: - Hiểu được nhận thức nghệ thuật mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm : Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại - Đặc sắc về nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian - Có nhận thức toàn diện và sâu sắc về đất nước Định hướng tiếp cận: Tư tưởng Đất Nước... giã, giần, sàng, hòn than, 18 con cúi, ) Có ca dao, dân ca, tục ngữ Có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích xa xưa (Trầu Cau, Tấm Cám, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ) Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích Chất liệu văn hóa, văn học được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng... kiểu câu như là sự bộc bạch ao ước: Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất, Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi Xác định sở hữu của…này đây, đảo lại Này đây…của, rồi lại nhấn mạnh Và 12 này đây…lối cắt nghĩa: Xuân đương tới nghĩa là…Xuân còn non nghĩa là… Điệp lại các cụm từ, các từ (ta muốn…ta muốn, cho cho , và và ) Bài thơ Vội vàng tần số xuất hiện dày đặc . môn Ngữ văn cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THPT( thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các chuyên. hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáo. mở- một hình thức đổi mới cách ra đề môn Ngữ văn ở trường THPT Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong