Mở một hình thức rèn luyện năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN THPT (Trang 54 - 57)

- Con người là đối tượng phổ biến và bao trùm nhất.

2.mở một hình thức rèn luyện năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn

của học sinh trong kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn

2.1. Thế nào là một đề “mở”?

Theo PGS- TS Đỗ Ngọc Thống: "Đó là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn tự sự, miêu tả... không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận kiểu như hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích,... hoặc phương thức biểu đạt như hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ,... "Đề mở" khác với loại đề có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về thao tác cụ thể (trước gọi là kiểu bài), có thể gọi đây là dạng "đề đóng", "đề khép kín" (Tài liệu Chuyên Văn tập 2- NXB GD, 2012, tr 102).

2.2. Những ưu điểm và hạn chế của đề văn mở2.2.1. Ưu điểm 2.2.1. Ưu điểm

So với đề văn truyền thống, đề văn mở có nhiều ưu điểm nổi trội. Tránh sự nhàm chán, lặp lại trong khi ra đề thi.

Đối với học sinh, đề mở mang tính gợi mở, nó kích thích được khả năng tư duy, phát triển trí thông minh. Học sinh tha hồ, thỏa chí phát huy năng lực sáng tạo của mình.

Trước đây, vì ra đề theo kiểu truyền thống buộc giáo viên chỉ ra trong phạm vi những gì đã dạy, đã học, nghĩa là trong phạm vi chương trình, không vi phạm vào "Chuẩn kiến thức kĩ năng"; giáo viên nào không tuân thủ những yêu cầu trên sẽ bị khiển trách, phê bình. Để làm được bài, học sinh phải nhớ kiến thức. Không ít học sinh học thuộc lòng cả bài thầy cô giảng, nếu không thuộc thì quay cóp tài liệu. Ra đề văn theo hướng mở (mở về kiến thức, mở về kỹ năng, về phương pháp làm bài. Tuy “mở” nhưng vẫn không thoát ly nội dung chương trình và Chuẩn kiến thức kỹ năng) học sinh sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng, không phải mất công mất sức ngồi "nhai lại" khối lượng kiến thức khổng lồ đã học. Học sinh cũng không phải mua nhiều tài liệu, nhất là các bài văn mẫu. Vì thế chăng, ra đề mở sẽ là một hình thức hạn chế vấn nạn văn mẫu bán tràn lan trên thị trường.

Việc ra đề mở còn có khả năng phân hóa được trình độ của học sinh trong kiểm tra (vì người viết khó mà chép được "văn mẫu", phải tự mình suy nghĩ và viết ra ý nghĩ của mình), nhờ đó mà đánh giá được năng lực của học sinh chính xác hơn.

2.2.2. Hạn chế

Đối với học sinh: Cái khó đầu tiên là khó trong khâu ôn bài. Đề mở thường không có đề cương ôn tập, câu hỏi ôn tập chung mà phải ôn hết những gì đã học. Người học khó hình dung được đề ra ở mảng nào, phần nào.

Thứ hai, loại đề này sẽ khó đối với học sinh có học lực trung bình, bởi vì đề mở yêu cầu ở học sinh khả năng tư duy cao, biết lựa chọn nội dung viết sao cho phù hợp yêu cầu đề, biết bàn bạc và mở rộng vấn đề... Những học sinh có lực học trung bình khó thực hiện được những yêu cầu đó.

Đối với giáo viên: Khó làm đáp án cho rõ ràng rành mạch. Đáp án cho loại đề này cũng phải là "đáp án mở", tức là không nên bó chặt người viết vào một số ý nào có sẵn, cho trước, đáp án biểu điểm phải khái quát, tránh sa vào những chi tiết cụ thể, tỉ mỉ, đáp án chỉ nên định hướng về cách giải quyết. Còn nội dung cụ thể thì học sinh tự xác định, tự bộc lộ và trình bày. Giáo viên phải căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày mà cho điểm, chất lượng của bài viết không thể lấy dài ngắn mà đo. Bài làm của học sinh sẽ có nhiều phát hiện bất ngờ và độc đáo, giáo viên phải lường trước được những khả năng học sinh sẽ viết trong bài làm để chủ động xử lí và cho điểm, tránh đánh giá cực đoan (chẳng hạn, học sinh không làm theo đúng suy nghĩ mà giáo viên đã chuẩn bị trong đáp án thì không cho điểm), đồng thời cũng tránh bỏ sót ý học sinh đã sáng tạo.

Với kiểu đề mở, giáo viên chấm bài phải rất "vững tay". Khi chấm bài theo đề truyền thống, giáo viên chỉ cần đọc qua là biết ngay

học sinh làm như thế nào, đủ ý hay thiếu ý, từ đó mà "định lượng" điểm. Chấm bài đề văn mở, giáo viên phải chấp nhận các em có quyền phát biểu quan điểm, suy nghĩ riêng. Chấm bài với giáo viên không chỉ là đánh giá, đọc văn của học sinh và lời nhận xét trong bài làm của học sinh, đối với giáo viên phải giống như lời trò chuyện, trao đổi và tranh luận để cho học sinh hiểu, do vậy giáo viên phải chọn giải pháp nào là tốt nhất có thể, chứ không thể chấm theo lối áp đặt chủ quan được.

2.3 Một số ví dụ về đề văn “mở”2.3.1 Đề văn của nước ngoài 2.3.1 Đề văn của nước ngoài

Chúng tôi trích dẫn ra đây một số đề thi của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới (Toàn bộ đề thi ví dụ dưới đây đều lấy lại từ tài liệu của PGS - TS Đỗ Ngọc Thống - Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN THPT (Trang 54 - 57)