Đề 1: Những xung đột cơ bản trong tiểu thuyết Người mẹ của M. Gorki.
Đề 2: Những bài thơ tình yêu của Puskin và Blok. Đề 3: Maiakovxki và chủ nghĩa vị lai.
Đề 4: Những hình thức và kiểu trần thuật trong những tác phẩm của
Bunin.
Đề 5: Tác phẩm Con quỷ của Lecmantop và Con quỷ của Bruybelia.
2.3.2 Một số đề văn mở trong Sách Giáo khoa Ngữ văn ở ViệtNam Nam
Trong chương trình Sách Giáo khoa mới, từ cấp THCS, đề thi theo dạng “mở” đã được học sinh tiếp cận. Chẳng hạn: Sách Giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 47 nêu một số đề: “Ngày sinh nhật của em”, “Kỷ niệm ngày thơ ấu”; Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang
88 cũng giới thiệu một số đề: “Loài cây em yêu”, “Vui buồn tuổi thơ”; Sách Giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, trang 37, dạng đề “mở” lại tiếp tục xuất hiện: “Tôi thấy mình đã khôn lớn”, “Người ấy sống mãi trong lòng tôi”. Tương tự, Sách Giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, trang 42 cũng có các đề: “Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em”, “Cây lúa Việt Nam”.
Những kiểu đề “mở” như trên cũng đã xuất hiện trong chương trình Sách Giáo khoa ở các lớp bậc THPT. Chẳng hạn:
Đề 1: Truyện Tấm Cám- một minh chứng về niềm tin bất diệt của nhân dân.
Đề 2: Mỗi truyện ngụ ngôn có thể rút ra nhiều bài học.
Đề 3: Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Vịnh mùa thu (Thu vịnh).
Đề 3: Viết về một bài thơ trung đại mà anh/ chị yêu thích.
Đề 4: Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi? Đề 5: Tiền tài và hạnh phúc.
2.3.3 Gợi ý ra một số đề văn mở