CácCông ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng đượcsản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồngthời chưa đẩy mạnh hoạt động nghiên
Trang 1Mục lục
Danh mục từ viết tắt 4
Lời mở đầu 1
Chương 1: Một số lý luận chung về tổ chức và hoạt động kinh doanh lữ hành 3
1 Một số khái niệm chung 3
1.1 Khái niệm về du lịch 3
1.2 Khái niệm về khách du lịch 5
1.3 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành 5
1.3.1 Khái niệm về lữ hành 5
1.3.2 Khái niệm về kinh doanh lữ hành 6
2 Cơ cấu tổ chức và điều hành của các công ty lữ hành 7
2.1 Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 7
2.2 Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình du lịch 8
2.2.1 Khái niệm chương trình du lịch 8
2.2.2 Quy trình xây dựng chương trình du lịch 8
2.2.3 Tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch 12
Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của công ty du lịch cổ phần Asia Sun Travel 15
1 Khái quát chung về công ty du lịch cổ phần Asia Sun Travel 15
1.1 Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của Công ty 15
1.1.1 Lịch sử hình thành 15
1.1.2.1 Nhiệm vụ chung của các thành viên trong cơ cấu tổ chức của Công ty 17
1.1.2.2 Phòng Thị Trường và phòng Điều Hành 17
1.1.3 Loại hình kinh doanh của Công ty 20
1.2 Điều kiện kinh doanh của Công ty 22
1.2.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty 22
Trang 21.2.2 Số lượng và chất lượng lao động trong Công ty 23
1.2.3 Điều kiện về nguồn vốn của Công ty 25
1.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm 2006-2008 28
1.4 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty 31
2 Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của Phòng Điều Hành và bộ phận Inbound 36
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận Inbound 36
2.2 Cách xếp lịch làm việc và tính lương; các hình thức khen thưởng, kỷ luật 37
2.3 Các hình thức bồi dưỡng và đào tạo nhân viên 39
2.4 Nhiệm vụ bộ phận Inbound và mối quan hệ với các bộ phận khác 40
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận Inbound trong giai đoạn năm 2006-2008 và phương hướng trong thời gian tới 40
2.6 Những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong việc khai thác thị trường khách du lịch Inbound 41
Chương3: Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động du lịch Inbound của công ty cổ phần du lịch Asia Sun Travel 44
1 Hiện trạng thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam và cơ hội phát triển du lịch quốc tế inbound của công ty du lịch cổ phần Asia Sun Travel 44
1.1 Hiện trạng thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam 44
1.2 Cơ hội phát triển du lịch quốc tế inbound của công ty du lịch cổ phần Asia Sun Travel 46
2 Một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Inbound của công ty du lịch Asia Sun Travel 48
2.1 Xây dựng mục tiêu của Công ty cho thị trường khách inbound 48
2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên cho Công ty và bộ phận Inbound 49
2.3 áp dụng tốt các phương pháp khai thác thị trường 51
Trang 32.4 Sử dụng có hiệu quả và linh hoạt các công cụ của chính sách Marketing
hỗn hợp 53
2.4.1 chính sách sản phẩm 53
2.4.2 Chính sách giá 55
2.4.3 Chính sách phân phối 56
2.4.4 Chính sách giao tiếp khuếch chương 57
2.5 Tạo và thúc đẩy các mối quan hệ 58
2.7 Một số kiến nghị khác 58
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 63
Trang 4Danh mục từ viết tắt
- WTO(1): World Tourism Organization
-WTO(1): World Trade Organization
-TCDL: Tổng cục du lịch (Việt Nam)
-CCBVN: Cựu chiến binh Việt Nam
-VVTS: Viet Nam Veterans Tourism Service.-KDL: Khách du lịch
-ĐLDL: Đại lý du lịch
-N, Đ: Ngày, đêm
-VND: Đơn vị tiền tệ Việt Nam
-USD: Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ
-NDT: Đơn vị tiền tệ Trung Quốc
Trang 5Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Sơ đồ 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành du lịch 7
Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch của Công ty lữ hành 13
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Asia Sun Travel 16
Sơ đồ 4: Tổ chức của phòng Thị Trường trong Công ty 18
Sơ đồ 5: Phương thức lập kế hoạch Marketing 19
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của bộ phận Inbound 37
Bảng 1: Nhân lực của công ty Asia Sun Travel 23
Bảng 2 : Bảng vốn và nguồn tài chính của công ty Asia Sun Travel 25
Bảng 3: Bảng thống kê về lượt khách của thị trường khách 28
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2006-2008 30
Bảng 5: Thị trường khách du lịch Inbound của công ty 41
Trang 6Lời mở đầu
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt kinhdoanh lữ hành quốc tế là hết sức quan trọng Trong những năm qua do chínhsách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp của Đảng và Nhànước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện phát triển du lịch lữ hànhquốc tế góp phần làm tăng lượng khách quốc tế vào Việt nam và lượng kháchViệt nam đi du lịch ở nước ngoài Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt namcòn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Sự kém phát triển này
là do sản phẩm du lịch của chúng ta còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách CácCông ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng đượcsản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồngthời chưa đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và tổ chức quảng cáokhuếch trương sản phẩm.Tình hình đó đã đặt ra cho các Công ty lữ hành quốc tếViệt nam một loạt vấn đề cần giải quyết cho sự tồn tại và phát triển của chínhbản thân mình
ty chỉ đang hoạt động tốt trong thị trường Outbound còn thị trường Inbound vẫn
chưa được tốt Do đó, em chọn đề tài: ‘Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Inbound của công ty du lịch cổ phần Mặt Trời Châu á” để làm
đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 72 ý nghĩa và mục đích của đề tài
Đề tài giúp em hiểu rõ hơn về sự khó khăn trong hoạt động kinhdoanh lữ hành quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc
tế Inbound của công ty nói riêng Qua đề tài này em muốn nêu nên hiệntrạng về tình hình du lịch Inbound trong nước nói chung và của Công tynói riêng từ đó đưa ra những giải pháp mang tính lý thuyết của cá nhân
em nhằm khắc phục những khó khăn về thị trường khách du lịch Inboundcủa Công ty
3 Phương pháp thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài này em đã vận dụng những phương pháp sau:Phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; Phương pháp nghiên cứu sốliệu có sẵn và phương pháp điều tra trực tiếp
4.Cấu trúc của đề tài.
Cơ cấu chuyên đề ngoài phần lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảogồm hai chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về tổ chức và hoạt động lữ hành.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của cơ sở thực tập Chương 3: Một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Inbound của công ty du lịch cổ phần Asia Sun Travel.
Để hoàn thành bài viết, em đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình từ cô giáohướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong khoa du lịch của trường và sự giúp đỡ vềnhiều mặt của Công ty du lịch cổ phần Mặt Trời Châu á (Asia Sun Travel) Emxin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô, của công ty Trong quá trình thực tập
và viết bài, em luôn luôn cố gắng làm việc tốt nhất, để đạt được thành tích caonhất có thể, đó cũng là tấm chân thành, đền đáp sự mong mỏi của các thầy côgiáo, của Công ty du lịch cổ phần Mặt Trời Châu á(Asia Sun Travel)
2
Trang 8Chương 1: Một số lý luận chung về tổ chức và hoạt động kinh
Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của Hãng du lịch lữ hànhThomas Cook - người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng du lịch lữ hànhngày nay Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người đi từ Leicestor tớiLoughborough với một mức giá trọn gói bao gồm các dịch vụ về thức ăn, đồuống, vui chơi và ca nhạc tập thể Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến cuối thế
kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX khi cuộc cách mạng khoa học
- kỹ thuật lần thứ II đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội Con
người sống trong không gian "bê tông", "máy tính", tác phong công nghiệp đã
quá mệt mỏi, họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn vănhoá dân tộc hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi sau một thời gian lao động
Như vậy, du lịch đã trở thành hiện tượng quen thuộc trong đời sống conngười và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) năm 1998 khách du lịch toàn cầu là
625 triệu lượt người, thu nhập từ du lịch là 448 tỷ đô la Mỹ, năm 1999 là 645triệu lượt người, năm 2000 là 692 triệu lượt người Và dự báo lượng du khách
Trang 9đạt đến 783 triệu lượt người vào năm 2005 và 937 triệu lượt người vào năm2010.
Vậy du lịch là gì ?
Tổ chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa:
"Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu lại
tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác".
Việt nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch năm 1999như sau:
"Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đếnmột cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của
họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mụcđích chủ yếu không phải làm kiếm tiền Quá trình đi du lịch của họ được gắn vớicác hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ cư trú tạm thời
Có rất nhiều cách phân loại du lịch Căn cứ vào nhu cầu và mục đích củachuyến đi du lịch, du lịch được phân thành du lịch nghỉ ngơi, du lịch chữa bệnh,
du lịch tham quan ; căn cứ vào thời gian và địa điểm của chuyến du lịch có dulịch quanh năm, du lịch theo mùa; Căn cứ vào hình thức du lịch thì có du lịchtheo tổ chức và du lịch không qua tổ chức hay du lịch riêng lẻ Trong chuyên đềnày chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến việc phân loại du lịch theo tiêu thức địa
lý chính trị
Căn cứ vào tiêu thức địa lý, chính trị, dưới góc độ một quốc gia thì du lịchđược phân chia thành du lịch nội địa và du lịch quốc tế Du lịch nội địa là loạihình du lịch mà các mối quan hệ, các hiện tượng gắn với du lịch chỉ diễn ratrong phạm vi lãnh thổ một quốc gia Ngược lại, du lịch quốc tế là loại hình dulịch mà các cuộc hành trình và lưu trú của một cá nhân bên ngoài phạm vi, lãnh
4
Trang 10thổ nước họ, nghĩa là ở nước ngoài.
1.2 Khái niệm về khách du lịch
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt của con người, được khơi dậy
và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Khi trình độ sản xuất xã hội ngày càng cao,các mối quan hệ trong xã hội ngày càng được hoàn thiện thì nhu cầu đi du lịchcủa con người càng trở nên gay gắt Để thoả mãn nhu cầu này các cơ sở kinhdoanh du lịch ra đời, và đối với họ, khách du lịch là đối tượng cần quan tâmhàng đầu
Khi định nghĩa về khách du lịch, người ta thường căn cứ vào các tiêu thứcsau:
+ Phải rời khỏi nơi thường trú
+ Mục đích chuyến đi: với mọi mục đích, trừ mục đích lao động kiếm tiền
+ Giới hạn về thời gian: phải trên 24 giờ (hay ngủ lại một đêm) và nhỏ hơnmột năm
Theo Pháp lệnh du lịch năm 1999, khách du lịch được hiểu:
"Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến".
Khách du lịch được phân chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịchquốc tế Theo Quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục Du lịch Việt nam thì:
"Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam rời khỏi nơi ở của mình không quá 12 tháng, đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh trên lãnh thổ Việt nam".
"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài đến Việt nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh ".
1.3 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành
1.3.1 Khái niệm về lữ hành
Trang 11Lữ hành là thực hiện di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng bất kì phươngtiện nào, vì bất kì lý do gì, có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu Như vậy,phạm trù lữ hành không giới hạn mục đích của sự di chuyển Từ chỗ chưa giớihạn này mà phạm vi, nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của con người cũngchưa xác định rõ ràng và cụ thể.
1.3.2 Khái niệm về kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành là để thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người
Vì vậy mà lịch sử hình thành và phát triển của nó đã có từ rất lâu đời Để cho sự
di chuyển được thực hiện hàng loạt các đối tượng có liên quan đến việc thoảmãn các nhu cầu trong quá trình thực hiện sự di chuyển đó
Vậy hoạt động kinh doanh lữ hành là gì ? Theo Tổng cục Du lịch Việt nam(Quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995) thì:
"Kinh doanh Lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt
động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành".
Những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành đó là cácCông ty lữ hành, Công ty lữ hành ra đời đã giúp cho khách du lịch có điều kiệnthuận lợi và cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn, bớt hao tổn thời gian và tiền củatrong chuyến du lịch So với việc tự tổ chức một chuyến đi của cá nhân thì giácủa chuyến đi thông qua các Công ty lữ hành là tương đối rẻ Về phía các nhàcung cấp, nhờ có các Công ty lữ hành mà họ bớt đi được phần nào sự thụ độngtrong việc tiêu thụ sản phẩm, bớt được sự rủi ro vì lượng khách bất thường, tăngđược khả năng thu hút khách cũng như việc tiêu thụ sản phẩm của mình để tậptrung vào việc sản xuất, mở rộng quy mô và đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra cácdịch vụ du lịch mới phục vụ nhu cầu của khách du lịch
Công ty lữ hành còn đóng vai trò trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của
6
Trang 12Giám đốc
Bộ phận tổng hợp Bộ phận nghiệp vụ du lịch Bộ phận hỗ trợ phát triển
Tài chính kế toán Tổ chức lao động Hành chính tổng hợp
Thị trườngĐiều hànhHướng dẫn
Các chi nhánh Kinh doanh khách sạn Kinh doanh vận chuyển Kinh doanh khác
các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảngcách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch Công ty lữ hành cònthu hút và tổ chức gửi khách tới các điểm du lịch, tạo điều kiện cho các cơ sởkinh doanh ở đó khai thác với mức tốt nhất công suất hoạt động của hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật của mình Hơn thế nữa, nếu là những Tập đoàn lữ hành Dulịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng dulịch trên thị trường hiện tại và tương lai
2 Cơ cấu tổ chức và điều hành của các công ty lữ hành
2.1 Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Mỗi một Công ty lữ hành nói chung và Công ty lữ hành quốc tế nói riêngđều có một cơ cấu tổ chức nhất định sao cho phù hợp với quy mô, điều kiện,chức năng kinh doanh của từng công ty ở Việt nam, mô hình cơ cấu tổ chứccủa một Công ty lữ hành du lịch có quy mô trung bình được thể hiện bằng sơ đồsau:
Sơ đồ 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành du lịch.
Trang 13Từ mô hình trên ta thấy cơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành du lịch nóichung và Công ty lữ hành du lịch quốc tế nói riêng gồm 3 bộ phận: Bộ phậntổng hợp, bộ phận nghiệp vụ du lịch, bộ phận hỗ trợ phát triển Trong đó, bộphận về nghiệp vụ du lịch được coi là xương sống trong toàn bộ hoạt động củaCông ty lữ hành du lịch quốc tế, bao gồm; phòng điều hành, phòng hướng dẫn,phòng thị trường Mỗi phòng có chức năng chuyên trách riêng tạo thành thểthống nhất trong quá trình từ tạo ra sản phẩm của Công ty, đưa ra bán trên thịtrường đến việc thực hiện các chương trình.
- Phòng điều hành: Có chức năng xây dựng, tổ chức phối hợp thực hiện cácchương trình du lịch
- Phòng hướng dẫn: Được tổ chức theo các nhóm ngôn ngữ, đội ngũ laođộng là các hướng dẫn viên đại diện cho Công ty trực tiếp cùng khách thực hiệnchương trình du lịch
- Phòng thị trường: Có chức năng thăm dò tìm kiếm và thu hút khách đếnvới Công ty, lập các chương trình du lịch và trực tiếp liên hệ với khách để báncác chương trình du lịch (trọn gói hay từng phần dịch vụ) đến với các đoànkhách hay đối tượng khách lẻ
2.2 Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình du lịch
2.2.1 Khái niệm chương trình du lịch
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì chương trình du lịch là sản phẩmchủ yếu, đặc trưng và được cấu thành từ ba yếu tố: kinh tế, kỹ thuật và phápluật
Yếu tố có tính chất kỹ thuật (hành trình tour, phương tiện vận chuyển, địađiểm cơ sở lưu trú, độ dài lưu trú của khách tại một điểm, ngôn ngữ được sửdụng trong hành trình tour đó ) Các yếu tố có nội dung kinh tế (giá tour dựatrên cơ sở các chi phí bỏ ra để tạo thành tour đó, cộng với tỉ lệ hoa hồng Công ty
lữ hành phải trả khi bán buôn sản phẩm hay uỷ thác việc tiêu thụ sản phẩm củamình cho các Hãng lữ hành khác cộng với tỉ lệ lợi nhuận) Các yếu tố mang tínhpháp luật (là tất cả các hoạt động trên cơ sở hợp đồng mang tính pháp luật như
8
Trang 14hợp đồng của Công ty lữ hành với khách, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch,
2.2.2 Quy trình xây dựng chương trình du lịch
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch thì chương trình du lịch là sảnphẩm đặc trưng, và được cấu thành từ ba yếu tố: kỹ thuật, kinh tế và pháp luật.Yếu tố có tính chất kỹ thuật (hành trình tour, phương tiện vận chuyển, địađiểm cơ sở lưu trú, độ dài lưu trú của khách tại một điểm, ngôn ngữ được sửdụng trong hành trình tour đó ) Các yếu tố có nội dung kinh tế (giá tour dựatrên cơ sở các chi phí bỏ ra để tạo thành tour đó, cộng với tỉ lệ hoa hồng Công ty
lữ hành phải trả khi bán buôn sản phẩm hay uỷ thác việc tiêu thụ sản phẩm củamình cho các Hãng lữ hành khác cộng với tỉ lệ lợi nhuận) Các yếu tố mang tínhpháp luật (là tất cả các hoạt động trên cơ sở hợp đồng mang tính pháp luật nhưhợp đồng của Công ty lữ hành với khách, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, )
Do vậy,Chương trình du lịch khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầuchủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng đượcnhững mục tiêu của Công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch raquyết định mua chương trình Để đạt được yêu cầu đó, các chương trình du lịchđược xác định theo quy trình gồm các bước sau đây:
1 Nghiên cứu nhu cầu của thị trường (khách du lịch quốc tế)
2 Nghiên cứu khả năng đáp ứng: Tài nguyên du lịch, các nhà cung cấp dulịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường du lịch
3 Xác định khả năng và vị trí của Công ty lữ hành
4 Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
5 Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
6 Xây dựng tuyến hành trình cơ bản bao gồm những điểm du lịch chủ yếubắt buộc của chương trình
7 Xây dựng phương án vận chuyển
8 Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống
9 Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung cho hành trình Chi tiết hoá chương trình
Trang 15với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi giải trí
10 Xác định giá thành và giá bán của chương trình du lịch
11 Xây dựng những quy định của chương trình du lịch
Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du lịchtrọn gói đều phải lần lượt qua tất cả các bước nói trên
Xác định giá thành của chương trình du lịch Giá thành của chươngtrình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà Công ty lữ hành phảichi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch Thông thường có 2phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí Phương phápnày xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào thànhhai khoản mục chủ yếu:
Chi phí cố định là chi phí tính cho cả đoàn khách hay đó là mức chi phí chocác hàng hoá và dịch vụ mà mức giá của chúng không thay đổi một cách tươngđối so với số lượng khách trong đoàn Trong một chương trình du lịch, chi phí
cố định bao gồm:
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí về các phương tiện tham quan (tàu thuỷ, ôtô )
- Chi phí hướng dẫn
- Chi phí thuê bao khác (văn nghệ )
Chi phí biến đổi là chi phí tính cho từng khách du lịch hay đó là mức chiphí gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng du khách Khi tính giáthành một chương trình du lịch, chi phí biến đổi thường bao gồm:
- Chi phí về lưu trú (khách sạn)
- Chi phí ăn
- Chi phí tham quan
- Chi phí về Visa - hộ chiếu và chi phí biến đổi khác
Giá thành cho một khách du lịch được tính theo công thức:
10
Trang 16N: số thành viên trong đoàn.
A Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
b Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách
Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình
Về cơ bản phương pháp này không có gì đặc biệt so với phương pháp thứnhất Tuy nhiên, các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết lần lượt theotừng ngày của lịch trình, xác định giá thành của một khách trong một ngày, sau
đó nhân lên với số ngày trong chương trình sẽ tính được giá thành chương trìnhcho một khách
Giá thành cả đoàn khách: Z = N x b + A
Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào các yếu tố sau:mức giá phổ biến của chương trình du lịch cùng loại trên thị trường, giá thànhcủa chương trình du lịch, vai trò, khả năng của Công ty lữ hành trên thị trường,mục tiêu, chính sách kinh doanh của Công ty và mức độ cạnh tranh trên thịtrường
Căn cứ vào các yếu tố trên, Công ty lữ hành có thể xác định giá bán củachương trình du lịch theo 2 phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp 1: Xác định giá bán trên cơ sở xác định hệ số theo chi phí giáthành
Ta có công thức sau:
G = Z + P + C b + C k + T
= Z + Z + p + Z b + Z k + Z T
= Z (1 + p + b + k + T ) = Z(1+ ỏ)
Trang 17Trong đó:
P: khoản lợi nhuận dành cho Công ty lữ hành
Cb: chi phí bán hàng, bao gồm hoa hồng cho đại lý, chi phí khuếch trương
Ck: các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí dự phòng
T: Các khoản thuế
Tất cả các khoản trên đều được tính bằng phần trăm (hoặc hệ số nào đó)của giá thành Trong công thức trên: p; b; k ; T là các hệ số tương ứngcủa lợi nhuận, chi phí bán, chi phí khác và thuế, tính theo giá thành, là tổngcủa các hệ số
Phương pháp 2: Xác định giá bán trên cơ sở các khoản chi phí, lợi nhuậnnói trên vì một lý do nào đó: những quy định, tập quán hoặc chính sách kinhdoanh, tất cả các hệ số trên được tính theo giá bán Khi đó ta có công thức sau:
(1
Z1
ZG
T K b p T
K b pTrong đó õ: Là hệ số tính theo %; p, b, k, t là hệ số các khoản lợinhuận, chi phí bán, chi phí khác và thuế tính trên giá bán
: Tổng các hệ số trên
2.2.3 Tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch
Khi xây dựng xong các chương trình du lịch, Công ty tiến hành bán cácchương trình du lịch Để có thể bán được các chương trình du lịch thì Công typhải tìm kiếm các nguồn khách tiến hành hoạt động quảng cáo và thực hiện cáchoạt động Marketing khác nhằm khai thác thị thị trường một cách tốt nhất
Nguồn khách là yếu tố sống còn, vì đây chính là đối tượng chính tiêu thụcác chương trình du lịch do Công ty chào bán Nguồn khách là vấn đề hết sứcquan trọng đối với một Công ty lữ hành Nguồn khách chiếm tỷ trọng lớn tại thịtrường du lịch Việt Nam là nguồn khách từ các Công ty lữ hành gửi khách vànguồn khách tự đến với các Công ty lữ hành của Việt Nam
Để thu hút khách Công ty phải tổ chức hoạt động quảng cáo sản phẩm củamình bằng nhiều phương tiện khác nhau như thông qua tập gấp, hội chợ triển
12
Trang 18Công ty lữ hành
Khách du lịch Đại lý du lịch bán lẻ
Đại lý du lịch bán buôn Công ty gửi khách
lãm, trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet hay bằng các tuyến dulịch làm quen Công ty còn phải tiến hành các hoạt động Marketing khác như:nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khả năng mở rộng thị trường và kí kết cáchợp đồng trao đổi với khách, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứuđánh giá chất lượng các sản phẩm, nghiên cứu các phản ánh của các nhà cungcấp, của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của công ty
Tiêu thụ các chương trình du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng CácCông ty lữ hành bán sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối du lịch.Kênh phân phối sản phẩm du lịch là hệ thống các dịch vụ nhằm tạo ra các địađiểm bán hoặc tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch ở ngoài địa điểmdiễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng Việc lựa chọn các kênh phân phối phùhợp có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ giúp Công ty đưa các sản phẩm của mìnhđến người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất Trên thực tế do phụ thuộc vàonhiều yếu tố như sản phẩm, khả năng và điều kiện của Công ty, điều kiện của thịtrường, thói quen tiêu dùng của khách mà Công ty lựa chọn kênh phân phối dàihay nhắn, trực tiếp hay gián tiếp Kênh tiêu thụ trực tiếp thể hiện mối quan hệtrực tiếp giữa Công ty lữ hành với khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm.Trong kênh tiêu thụ gián tiếp, Công ty lữ hành uỷ nhiệm cho các đại lý của mìnhhoặc các Công ty lữ hành gửi khách bán sản phẩm Hệ thống các kênh phân phốiđược thể hiện bằng sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch của Công ty lữ hành.
Kênh tiêu thụ trực tiếp là loại kênh phân phối của Công ty lữ hành quốc tế
Trang 19Người tiêu thụ sản phẩm ở đây là khách du lịch quốc tế hay khách ở trong nước
đi du lịch nước ngoài do công ty lữ hành quốc tế đảm bảo về mặt chất lượng sảnphẩm do mình bán ra và chịu mọi rủi ro trong quá trình tiêu thụ, uy tín về sảnphẩm của mình bán ra
Đối với những doanh nghiệp của các ngành kinh tế khác thường thì sảnxuất tạo ra sản phẩm và khi sản xuất xong thì gần như có một sản phẩm cụ thể.Nhưng trong du lịch, khi sản xuất sản phẩm là chương trình du lịch, lại khác hẳn
kể cả khi đã bán sản phẩm cho du khách, du khách trả tiền rồi nhưng quá trìnhtiêu thụ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất, nghĩa là công ty lữ hành còntiếp tục tổ chức thực hiện chương trình du lịch đó
Thực chất, việc thực hiện chương trình du lịch là thực hiện mối quan hệgiữa Công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ, trách nhiệm của Công ty lữhành với khách du lịch, giữa Công ty lữ hành tổ chức và Công ty lữ hành gửikhách du lịch, giữa khách du lịch và hướng dẫn viên, giữa hướng dẫn viên vànhà cung cấp Việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch trọn gói gồm các giaiđoạn, từ giai đoạn thoả thuận với khách, chuẩn bị thực hiện, tổ chức thực hiệnđến giai đoạn cuối là những hoạt động sau kết thúc chương trình
Quá trình thực hiện các giai đoạn của một qui trình thực hiện chương trình
du lịch bao gồm hai mảng lớn: Mảng thứ nhất là toàn bộ những công việc củacác bộ phận chức năng trong Công ty Trong đó, bộ phận điều hành giữ vai tròchủ đạo Đó là công việc: lập danh sách khách hàng, chuẩn bị hướng dẫn viên,giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và tư vấn thông tin cho kháchtrong khi thực hiện chương trình, kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình thực hiện,giải quyết các tình huống phát sinh trong và sau khi thực hiện chương trình, gửithư hỏi thăm, chúc mừng Mảng thứ hai gồm các công việc của hướng dẫn viên
từ khi đón đến khi tiễn đoàn khách du lịch
14
Trang 20Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của công ty du lịch
cổ phần Asia Sun Travel
1 Khái quát chung về công ty du lịch cổ phần Asia Sun Travel
1.1 Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của Công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành
Vào tháng 9/2003 công ty lữ hành quốc tế Mặt Trời Châu á (ASIA SUNTRAVEL company) đã được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và được cấpgiấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: số 0262/ TCDL- GPLHQT do tổng cục
du lịch Việt Nam cấp Đó là niềm mong đợi của mỗi cổ đông trong công ty bấylâu
Thời gian đầu công ty được đặt tại: 52 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - HàNội sau ba năm hoạt động, dưới sự điều hành của ban giám đốc Công ty nênCông ty được chuyển về địa chỉ hiện nay, đó là một vị trí khá thuận lợi cho việcgiao dịch và là nơi có cơ sở hạ tầng phù hợp hơn với sự vững mạnh của Công tysau ba năm hoạt động Ngoài ra Công ty còn có hai chi nhánh khác gồm: Chinhánh tại Tp HCM: 179 Lý Chính Thắng- Quận III, Tp HCM cùng với chinhánh tại Tp Đà Nẵng: 135Lê Lợi-Tp Đà Nẵng Tên trụ sở chính và chinhánh của công ty:
1 Trụ sở chính: Đ/c: Số 9B - Dã Tượng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: ( 84-4)39 429 242 ( 6lines)
Email: Info@asiasuntravel.com
Wedside: www.Asiasuntravel.com
Giám đốc điều hành: Lê Thanh Thảo
2 Chi nhánh tại Đà Nẵng: Đ/c: 135 Lê Lợi-TP.Đà Nẵng
ĐT: (84-4) 511 3 825 136
Email: Info@asiasuntravel.com
3 Chi nhánh tại TP.HCM: Đ/c: 179 Lý Chính Thắng-Quận II- TP.HCM
Trang 21Giám đốc
Phó giám đốc tài chính-nhân sự Phó giám đốc kinh doanh-thị trường
Phòng hành chính-nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường Phòng điều hành
ĐT: (84-4)35 262 116 - Phó giám đốc: Hồ Thị Kiều Nga
Điều dễ nhận thấy đó là cả ba chi nhánh đều được đặt ở những nơi đượcmệnh danh là các trung tâm du lịch lớn của trong nước, điều này thể hiện tầmnhìn sáng suốt của Công ty bởi vì muốn cho kinh doanh dịch vụ phát triển tốtcần đặt những chi nhánh và vị trí của Công ty tại những nơi có nguồn tài nguyên
và cầu du lịch phong phú
Trải qua sáu năm hoạt động, hiện nay công ty du lịch Asia Sun Travel đã
là thành viên chính thức của các hiệp hội du lịch quốc tế: 1- Châu á - Thái BìnhDương ( PATA); 2- Mỹ và Bắc Mỹ(STA) và 3- Việt Nam (VITA)
Ngày nay Công ty luôn được biết đến với sự đánh giá cao của khách hàng
về tính chuyên nghiệp, chất lượng độ an toàn cao và tính tin cậy
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của của công ty Asia Sun Travel
Hệ thống tổ chức của Công ty cũng như những công ty khác, ban giám đốc baogồm ba thành viên: Giám đốc, phó giám đốc tài chính-nhân sự và phó giám đốckinh doanh-thị trường Trong đó chức chủ tịch hội đồng quản trị do giám đốcđảm nhiệm
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Asia Sun Travel
16
Trang 221.1.2.1 Nhiệm vụ chung của các thành viên trong cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty có một giám đốc là bà Lê Thanh Thảo-Giám đốc điều hành củacông ty và hai phó giám đốc là bà Tạ Bích Hà và bà Hồ Thị Kiều Nga
Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong Công ty bởi vì như đãnói ở trên, Công ty được thành lập do đóng góp cổ phần nên không có chủ tịchquản trị do đó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung toàn Công ty thông quacác phó, đồng thời đưa ra những quyết định và những kế hoạch, phương hướngkinh doanh trong mỗi thời kỳ của Công ty, hay đốc thúc các phòng ban thựchiện các quyết định và phương hướng đó Bên cạnh đó, giám đốc cũng phải chịutrách nhiệm trước nhà nước, pháp luật và cục trưởng cục du lịch về những hành
vi của Công ty
Phó giám đốc: gồm bà Tạ Bích Hà - phụ trách kinh doanh và tiếp thị
và bà Hồ Thị Kiều Nga Họ là những người có thể giúp giám đốc thực hiện tráchnhiệm của mình khi vắng mặt, họ đuợc giám đốc phân công phụ trách một hoặcmột số lĩnh vực công tác của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm truớc giám đốc
và pháp luật nhà nuớc về các lĩnh vực mà giám đốc ỷ nhiệm
Trong Công ty có bốn phòng trực thuộc với những chức năng riêng: Phònghành chính nhân sự, phòng tài chính kế toán dưới sự điều hành của phó giámđốc tài chính-nhân sự, phòng thị trường và phòng kinh doanh lữ hành dưới sựđiều hành của phó giám đốc kinh doanh - thị trường
Trưởng phòng: Có vai trò báo cáo tình hình của phòng mình quản lývới ban giám đốc và quản lý phòng ban của mình Họ chính là đầu mối liên kếtcủa Công ty cũng như giữa các phòng ban với nhau
1.1.2.2 Phòng Thị Trường và phòng Điều Hành
Được tìm hiểu và thực tập ở phòng Thị Trường em đã được tích lũy và
Trang 23Phùng Kim Dung ( Trưởng phòng)
nâng cao những kĩ năng tìm hiểu và giao dịch với khách hàng dưới sự hướngdẫn của bà Chử Vân Anh
Phòng Thị Trường
Cơ cấu phòng Thị Trường gồm có 5 thành viên chính thức trong đó có
một trưởng phòng, một phó phòng và 3 nhân viên chính thức, ngoài ra còn có sự
hỗ chợ của những thành viên làm cộng tác viên bán thời gian Do tính đặc thùcủa marketing có lúc cần hỗ trợ nhân viên do đó số lượng nhân viên ở phòngkhông ổn định
Sơ đồ 4: Tổ chức của phòng Thị Trường trong Công ty
Nhiệm vụ của phòng Thị Trường là lập các kế hoạch, nghiên cứu, thực
hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu và mong muốncủa khách hàng, đồng thời cũng đạt được nhiệm vụ mà Công ty đã đề ra Nhiệm
vụ này được áp dụng phương pháp phổ biến của một công việc Marketting ngàynay yêu cầu phải đạt được Dựa trên tình hình thị trường thực tế và những mụctiêu kinh doanh mà ban giám đốc đề ra, phòng Thị Trường sẽ triển khai nghiêncứu hiện trạng và lập lên các kế hoạch cụ thể
Mặt khác, phòng Thị Trường cũng đóng vai trò là nhà cố vấn cho ban giámđốc trước quyết định trong hoạt động kinh doanh của Công ty Tuy là phòng
18
Trang 24Bước 1: phân tích hiện
trạng
Bước 2: lựa chọn thị trường mục tiêu.
Bước 3: định vị sản phẩm
Bước 4: xác định chiến lược, mục tiêu, chiến thuật maketting.
Bước 6 :Kiểm soát và
Sơ đồ 5: Phương thức lập kế hoạch Marketing
Có thể nhận thấy rằng, phòng Thị Trường của công ty Asia Sun Travel đã
áp dụng một quy trình làm việc khá logic, hoàn thiện, chặt chẽ của ngànhmaketting hiện đại, do đó có thể đảm bảo sự thành công của kế hoạch công việc
sẽ lớn hơn, và doanh nghiệp có khả năng thích ứng, kiểm soát tốt hơn tới sự biếnđổi của thị trường
Nét khác biệt nhất giữa hoạt động thực tế về lĩnh vực Maketting của công
Trang 25ty du lịch so với nội dung chương trình đào tạo tại khoa du lịch đó là loại hìnhsản phẩm và phân đoạn thị trường Trong chương trình đào tạo chuyên ngànhhướng dẫn viên du lịch, các sinh viên được đào tạo tập trung vào sản phẩm dulịch inbound, các nghiệp vụ và kĩ năng phục vụ phân đoạn thị trường khách dulịch này Tuy nhiên, đối với công ty Asia Sun Travel thì ngược lại Thế mạnhcủa công ty đó là những sản phầm du lịch outbound với rất nhiều điểm khácnhau trên thế giới và luôn có sự đổi mới từng ngày trong mỗi sản phẩm đi đếntay khách hàng Chính vì vậy mà các chiến lược marketing của Công ty sẽ có sựkhác biệt lớn ví dụ như khi phân tích môi trường Maketting vi mô, Công ty phảiđầu tư nhiều hơn vào việc tìm hiểu và đánh giá các nhà cung ứng bởi mối quan
hệ hợp tác giữa các nhà cũng ứng và các công ty mang tính quốc tế Cũng chính
vì thế, đối với môi trường vĩ mô, phòng Thị Trường có hướng nghiên cứu sâusơn và rộng hơn bởi tác động của môi trường này đối với các điểm đến của sảnphẩm du lịch outbound không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà cònmang tính quốc tế, như về mặt kinh tế- chính trị, bản sắc văn hóa, yếu tố tựnhiên
Phân đoạn thị trường mà Công ty lựa chọn để phục vụ và có khả năng phục
vụ tốt nhất là thị trường khách du lịch outbound, tập trung chủ yếu là loại hình
du lịch công vụ và du lịch tham quan giải trí Từ đó, dẫn đến một số điểm khácbiệt nhất định về phương pháp nghiên cứu thị trường, các chất xúc tiến bán vàquảng bá sản phẩm, cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng
Một điểm đáng lưu ý nữa trong chiến lược Maketing Mix của Công ty đó làsản phẩm ( product) Việc phát triển các tour du lịch hiện nay cho ra đời dòngsản phẩm mới, mặc dù vẫn tuân theo quy trình thiết kế sản phẩm du lịch nóichung, nhưng có sự khác biệt về bộ phận cấu thành: Dịch vụ và tài nguyên dulịch, việc thiết kế sản phẩm, phần lớn phải dựa trên các dịch vụ không nằm tronglãnh thổ Việt Nam như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn ở, dịch vụ vuichơi giải trí Song song với nó thì tài nguyên du lịch được khai thác trong tourcũng là tài nguyên của các quốc gia khác
20
Trang 26Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt rõ nét giữa thực tiễn hoạtđộng của cơ sở với lý thuyết giảng dạy tại nhà trường, giữa một bên là hoạt độngkinh doanh du lịch outbound với một bên là công tác giảng dạy và đào tạo chủyếu về inbound.
1.1.3 Loại hình kinh doanh của Công ty
Với khẩu hiệu “ Đáp ứng yêu cầu của khách hàng là chìa khóa dẫn tớithành công”, Asia Sun Travel đã tạo lên một phong cách du lịch riêng biệt, luônđáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng sao cho hợp lý nhất từ việc chọn các điểmđến và thiết kế chương trình hợp lý, dịch vụ hướng dẫn tốt nhất và cách thức tổchức chuyên nghiệp cho dù du khách có tham gia các chuyến du lịch theo nhómhay gia đình
Asia Sun Travel là công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong nước vàquốc tế trong đó có những tour: Inbound, nội địa, và outbound mới mẻ, độc đáo,với những sự ưu ái mang đến sự hài lòng cho du khách sau mỗi chuyến đi Tuynhiên, Công ty Asia Sun Travel là một công ty kinh doanh lữ hành quốc tế vànội địa có quy mô vừa Mặc dù với một thị trường khách hàng rộng lớn hiện có,bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa, nhưng Công ty chủ yếu tập trungvào phục vụ thị trường khách du lịch outbound, đây chính là thị trường mục tiêucủa Công ty Đồng thời, chất lượng sản phẩm cũng như sự chuyên nghiệp trongviệc tổ chức các tour du lịch outbound chính là thế mạnh của Asia Sun Travel,tạo nên uy tín tốt trên thị trường và ngày càng thu hút được thêm nhiều kháchhàng tiềm năng
Ngoài ra, Công ty cũng hướng sự quan tâm vào thị trường khách du lịchinbound và nội địa nhằm đáp ứng được các nhu cầu đa dạng và tương đối rộngcủa thị trường Tuy nhiên hai đoạn thị trường này chỉ đóng vai trò thứ yếu trongviệc mang lại doanh thu cho Công ty
Xin nói rõ hơn về ba loại hình du lịch mà Công ty kinh doanh
Outbound: Những thành công trong việc tổ chức tour du lịch tại Việt
Nam là cơ sở để công ty Asia Sun Travel thành công trong việc tổ chức các tour
Trang 27du lịch nước ngoài Là Công ty có uy tín trên thị trường du lịch trong việc cungcấp các chương trình chọn gói và dịch vụ tại nước ngoài cho các cá nhân và cácđoàn đi từ Việt Nam Du khách sẽ được đến những nơi có thể chỉ được biết quacác kênh thông tin bởi vì Công ty luôn tổ chức những tour đơn giản nhất đếnphức tạp nhất, từ những địa danh thân quen nhất đến những nơi mà có lẽ bạn chỉđược biết qua sách báo Phạm vi hoạt động của Công ty không chỉ dừng lại tạikhu vực các nước Châu á: Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Malaysia, Philiphin,Nhật bản, Hàn Quốc, mà còn các nước trong các Châu Lục khác như Mỹ,Canada, Mehico, Cuba, Namphi, Kenya, Pháp, Tây Ban Nha, ý Trên mỗi điểmđến Asia Sun Travel luôn có sự lựa chọn kỹ càng về các nhà hàng hợp nhất khẩu
vị Việt Nam, các hãng vận chuyển và các tuyến bay hợp lý nhất
Inbound và nội địa: Thiết kế và cung cấp các chương trình du lịch trọngói và các dịch vụ bổ trợ cho khách nước ngoài tới thăm Việt Nam và khách dulịch Việt Nam đi tham quan trong nước Tính đa dạng của những loại hình dulịch luôn thu hút du khách như : Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, côngvụ… Các chương trình truyền thống hay các chương trình với yêu cầu đặc biệtđều được Công ty thực hiện thành công một cách chuyên nghiệp Công ty luôn
có thể biến ước mơ của du khách thành hiện thực từ việc đạp xe xuyên Việt haychinh phục đỉnh núi huyền thoại Fansiphan tới việc chèo thuyền trên vịnh HạLong tuyệt đẹp hay hưởng những phút giây ngọt ngào cùng người yêu trên miềnđất hoa Đà Lạt Thiết kế chương trình cho du khách của Công ty dành cho mọiđối tượng từ đối tượng sinh viên hay những người già, hoặc người tàn tật, Công
ty luôn có những chương trình dành riêng phù hợp với mong muốn của dukhách Không những thế Công ty luôn sáng tạo dựa trên tiềm năng du lịch củađất nước Việt Nam, nhằm khám phá ra những con đường mới vẻ đẹp mới cùngvới những nét đẹp truyền thống của những vùng đất từ Nam ra Bắc như: Sự đadạng về bản sắc dân tộc, các khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp tại biển Phan Thiết, NhaTrang, và nét hoài cổ của xứ Huế
Các dịch vụ bổ xung khác: Bên cạnh những tour trọn gói, Công ty còn
22
Trang 28giúp đỡ khách hàng những điều có thể giúp du khách thoải mái hơn trên hànhtrình của mình: Dịch vụ Visa, đặt phòng trên toàn quốc và thế giới, vé máy bay,dịch vụ phiên dịch, hướng dẫn , thuê xe
1.2 Điều kiện kinh doanh của Công ty
1.2.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty
Hiện nay cơ sở vật chất của Công ty đã dần được hoàn chỉnh hơn với
những trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt hơn cho công việc văn phòng và choCông ty Mỗi nhân viên văn phòng đều được trang bị máy tính và mỗi phòngban đều có một đến hai chiếc máy in ngoài ra còn có hệ thống điều hoà, ánhsáng, không gian khá tốt Cụ thể, hiện tại công ty có 20 chiếc máy tính, 5 chiếcmáy in, 4 máy fax Trụ sở chính của Công ty nằm trên mặt đường Dã Tuợng vớibốn tầng phục vụ cho đủ phòng ban của Công ty Trong quá trình kinh doanh,Công ty đã cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng một cách hoàn thiện phù hợp với yêucầu phát triển của xã hội, thu đuợc nhiều đối tác tham gia hoạt động lớn
1.2.2 Số lượng và chất lượng lao động trong Công ty
Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển cần có một đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp và làm việc có hiệu quả Do đó việc sở hữu một đội ngũ nhân viên nhưthế nào là một điều rất quan trọng
Bảng 1: Nhân lực của công ty Asia Sun Travel
23
STT Tên các bộ phận Số
lượn g
Tuổi Trun g Bình
Trang 29(Nguồn: Phòng TC- KT )
Nhìn tổng thể cho thấy lực luợng lao động cuả Công ty khá trẻ, trình trình
độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu với 35 nhânviên, trình độ mặt bằng chung bình chung của Công ty chiếm khoảng 68,6%nhân viên có trình độ đại học, 2,8% nhân viên có trình độ cao đẳng và 28,6%còn lại là trình độ trung cấp họ hầu hết đều là những người làm cộng tác viênbán thời gian, vệ sinh và những công việc khác… Điều dễ nhận thấy nhất, hầuhết nhân viên Công ty là nữ giới họ có số lượng vượt trội là 26 người chiếm74,3% Số nhân viên nữ nằm phần đông ở những bộ phận quan trọng như bộphận Inbound, Outbound, Nội địa… Đặc biệt là ba vị trí quan trọng của bangiám đốc đều do nữ giới đảm nhiệm và còn lại là 25,7% nhân viên nam họ phân
bố đều tại bốn phòng: Thị trường, điều hành, outbound, và kế toán mỗi phòngmột người còn lại năm người làm công tác dịch vụ khác như hướng dẫn viên,nhân viên vệ sinh…
Tuy độ tuổi đội ngũ công nhân viên còn trẻ với số tuổi trung bình là 30 tuổi
và số lượng chưa cao, song hầu hết họ đều là những người có trình độ chuyênmôn: Ban giám đốc có số lượng ba người đều có trình độ đại học, bên cạnh đó ởcác phòng ban khác hầu hết cũng đạt tới trình độ đại học như ở phòng: HànhChính, Điều Hành, Thị Trường, Inbound và Outbound còn lại những phòng bankhác đều có cả trung cấp và cao đẳng Mặt khác, họ tuổi trẻ nhiệt huyết và yêunghề do đó sau sáu năm thành lập Công ty đã có những buớc tiến vượt bậc trongngành du lịch nuớc nhà cũng như quốc tế đã minh chứng cho điều này Tuynhiên, Công ty có thế mạnh về những tour outbound do đó nên tăng thêm sốlượng nhân viên cho bộ phận này hoặc đòi hỏi sự học hỏi nâng cao kinh nghiệmcho bản thân mỗi nhân viên Bên cạnh đó, vì tính chất ngành du lịch là dịch vụnên ngoài số lượng những nhân viên chính thức thì có một luợng nhân viên làmviệc mang tính dao động theo mùa vụ vì vào dịp mùa vụ đòi hỏi sự cộng tác caocủa cộng tác viên để cung cấp thông tin về phòng Thị Trường hoặc cộng tác
24
Trang 30viên hướng dẫn du lịch Ngoài ra, hàng năm Công ty luôn có chính sách đào tạo
và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên tại các khóa học ngắn hạn ởnhững trung tâm có uy tín như viện quản trị của đại học Kinh Tế Quốc Dân,trung tâm đào tạo tại Singapo…
Do vậy, để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với tình hình cạnhtranh cùa lĩnh vực kinh doanh du lich trong nền kinh tế thị trường, Công ty dulịch Asia Sun Travel đã tổ chức bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, phù hợp vớitình hình hoạt động của Công ty nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu kinh doanhcủa doanh nghiệp
1.2.3 Điều kiện về nguồn vốn của Công ty
Vốn là điều kiện tiên quyết đối với mỗi công ty bởi vì khi có vốn sẽ manglại những thuận lợi về cơ sở vật chất kĩ thuật, khả năng chi trả và đầu tư vào mỗilĩnh vực kinh doanh mà công ty muốn tham gia vào Đối với công ty Asia SunTravel thì đã có một mức vốn khá tốt và có sự tăng trưởng về vốn đặc biệt làtrong hai năm 2007-2008
Bảng2 : Bảng vốn và nguồn tài chính của công ty Asia Sun Travel
(Nguồn: Phòng TC-KT)
Qua bảng trên ta thấy, tổng mức vốn của năm 2007 so với năm 2008 có độtăng nhẹ từ 6.600.000 đến 6.630.000 với đơn vị tính 1000VNĐ, đạt đuợc tỉ lệ là100,45% tuơng ứng tăng 0,45%, trong đó vốn cố định đạt đuợc là 101,07%tuơng ứng tăng 1,07 %.Tỷ lệ tăng lưu động của năm 2008 so với năm 2007 làlớn hơn tỷ lệ tằng của vốn cố định như tổng vốn cố định tăng nên với số tiền
STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm
2007
Năm 2008
So sánh Tuyệt đối
Tương đối
Trang 31nhiều hơn nên việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty là hợp lý Dự kiến đếnnăm 2009 vốn sở hữu sẽ tăng lên 7,5 tỉ đồng.
Qua phần giới thiệu về Công ty Asia sun Travel em nhận thấy Công tyđang gặp phải những thuận lơi và khó khăn sau:
Thuận lợi
Từ khi nước ta gia nhập tổ chức WTO du lịch Việt Nam đã có nhiều cốgắng chủ động hội nhập quốc tế, việc tổ chức thành công hội nghị Bộ trưởng dulịch APEC 2006 vừa qua là một minh chứng sự kiện này tạo điều kiện thuận lợihơn cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam giao thương với các nước trong tổchức nhất là đối với những công ty du lịch có thế mạnh trên thị trường khách dulịch outbound như công ty Asia Sun Travel Kèm theo tình hình phát triển mạnh
mẽ của ngành du lịch trong nước cũng như trên thế giới hiện nay khiến tăng cả
về cung và cầu trong du lịch, đó cũng là một thuận lợi thứ hai
Công ty đã gia nhập vào những tổ chức lớn của thế giới về du lịch như:Châu á - Thái Bình Dương( PATA); 2- Mỹ và Bắc Mỹ(STA) và 3- Việt Nam(VITA) Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn những doanh nghiệp khách trongquá trình đưa khách và nhận khách quốc tế Cùng với những mối quan hệ mậtthiết với các công ty du lịch lớn như: Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, HanoiToserco Những điều này sẽ giúp cho Công ty mở rộng hơn thị trường khách,thuận lợi hơn trong việc có được những nguồn khách tạo thêm sự làm ăn tốt hơncho Công ty
Công ty có một mặt bằng kinh doanh tốt, nằm trung tâm thành phố Hà Nộinơi được coi là một trong những điểm du lịch sáng nhất của đất nước cũng nhưkhu vực phía bắc, không chỉ thế Công ty còn có ba chi nhánh khác cũng đềunằm trong những điểm sáng lớn về kinh tế du lịch của khu vực miền trung như
TP Đà Nẵng, hay TP HCM Đó là những nơi có nguồn cung và cầu lớn rấtthuận tiện cho bất cứ một công ty du lịch nào
Công ty có một bộ máy quản lý nhẹ nhàng và chất lượng Cán bộ nhân viêntrong Công ty luôn được bổ xung thêm kĩ năng nghề thông qua những khóa học
26
Trang 32ngắn hạn được Công ty cho đi học hàng năm với sự ưu đãi cao Điều này giúpcho Công ty theo kịp được nhịp độ phát triển của tình hình du lịch trong vàngoài nước trách hiện tượng trì trệ, lạc hậu Bên cạnh đó, việc nâng cao nghiệp
vụ cho nhân viên giúp cho Công ty có những chiến lược marketing hiện đại, phùhợp và đem lại doanh thu và uy tín chuyên nghiệp cho Công ty
Khó khăn
Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nênphải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế Vì vậy có nhiều hạnchế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh Thực tế nănglực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạtầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao,sản phẩm du lịch ít phong phú dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân đượckhách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp Do đó,Công ty cũng gặp những khó khăn như tình hình du lịch của đất nước hiện nay.Điều khó khăn thứ hai là hiện nay công ty vẫn chưa có đội xe riêng củacông ty nên vẫn phải đi thuê bên ngoài dẫn tới việc phụ thuộc về giá cả của cáccông ty khác
Điều khó khăn thứ ba là về đội ngũ hướng dẫn viên Hiện tại Công ty vẫnchưa có đội ngũ hướng dẫn viên riêng và Công ty đang gặp khó khăn chung đó
là chưa có đội ngũ những “hướng dẫn viên ruột” mà chủ yếu chỉ là những cộng
tác viên làm công việc hướng dẫn ( giải thích cho từ “ hướng dẫn viên ruột” họ
là những người làm và ăn lương lâu dài của công ty, không bán khách của công
ty mình đang làm cho công ty khách nhằm mục đích lợi nhuận), dẫn tới một tổnthất không nhỏ về nguồn khách và cơ hội quảng cáo cho công ty có được từnhững người hướng dẫn viên này bởi vì ngoài việc quảng bá giới thiệu về công
ty tới khách du lịch trên phương tiện thông tin thì người hướng dẫn viên sẽ làngười trực tiếp tiếp thị thông tin về sản phẩm và công ty tới người tiêu dùng đã,đang và sẽ sử dụng sản phẩm của công ty, họ còn thể hiện bộ mặt và uy tín củacông ty trong một thời gian khá dài và công ty Asia Sun Travel cũng đang mắc
Trang 33vấn nạn chung này
Trong thời gian vừa qua tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước cónhiều biến động gây khó khăn cho đời sống nhân dân cũng như những doanhnghiệp du lịch vừa và nhỏ như hiện tượng giá cả hàng hóa leo thang từng ngày,dẫn tới sự biến đổi về mức lương cho công nhân viên cuả các doanh nghiệpcũng như công ty Asia Sun Travel Đồng thời kèm theo biến cố thiên tai trongnước như trận lũ lụt tại Hà Nội cuối năm 2008 gây ngưng trệ hệ thống sản xuấtcủa TP, công nhân viên trong các doanh nghiệp cũng như công ty Asia SunTravel phải nghỉ việc ít nhất ba ngày, còn mất gần một tuần chỉ trực và tiếp nhậnthông tin của Công ty mà không hoạt động trở lại bình thường ngay được gâytổn thất lớn về mặt tài sản và thu nhập của Công ty Mặt khác thời gian qua trảiquan nạn dịch cúm gia cầm (H5N1) trong nước và một số nước trên thế giới,cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của Công ty Đặc biệt hiện nay, lạiđang xảy ra nạn dịch lớn gây ảnh hưởng tới tính mạng con người đó là loại cúm(H1N1)- loại cúm lây từ người sang người, gây lên những lo âu cho khách hàngcủa các công ty du lịch dẫn tới tình hình du lịch trong nước và quốc tế đã khókhăn nay lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi những nhà chuyên trách và các công ty
du lịch cũng như công ty Asia Sun cần cố gắng hợp sức khắc khục khó khănnày
1.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm 2006-2008
Sau sáu năm hoạt động hiện nay Công ty đã đạt được những kết quả kinhdoanh về doanh thu, lợi nhuận qua kết quả lượng khách Qua giai đoạn 2006-
2008 Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc làm mới và thu hútkhách nhằm tăng doanh thu hàng năm cho mình
Bảng 3: Bảng thống kê về lượt khách của thị trường khách
Năm
Thị Trường
Lượt khách
Tỉ lệ (%)
Lượt khách
Tỉ lệ (%)
Lượt khách
Tỉ lệ (%)
28
Trang 342007 tăng lên 11,3% với 860 lượt khách so với năm 2006, nhưng từ năm 2007đến năm 2008 sự gia tăng chỉ được 3,3% so với năm 2007, trong hai khoảngnăm so sánh trên cho thấy đã suy giảm mất 8% về lượt khách trong sự giatăng của thị trường khách này.
Giống như thị trường khách outbound thì thị trường khách nội địa của năm
2008 so với năm 2007 tăng lên 10,0% và năm 2007-2008 tăng trưởng vẫn duytrì và có nét vượt lên tới mức 13,2% hơn 3% so với giai đoạn năm 2006-2007 Đối với khách inbound có sự tăng trưởng đều trong cả ba năm: Trong năm2006-2007 tăng lên 6,5 % với 332 lượt khách và năm 2008 nhiều hơn 747 lượtkhách, tương ứng với mức vượt là 13,7% so với năm 2007 Trong đó kháchTrung quốc có số lượng lượt khách lớn nhất trong cả ba năm và nhỏ nhất là
Trang 35khách Hàn Quốc.
Nguyên nhân một phần do em đã giải thích ở trên và một phần do thịtrường khách mục tiêu của Công ty dần khẳng định đó là thị trường khách dulịch quốc tế Do đó, thị trường khách du lịch outbound mang lại doanh thu caohàng năm so với hai thị trường còn lại tuy nhiên vì ảnh hưởng bởi môi trườngkinh tế, xã hội, tự nhiên tác động bên ngoài trong những năm vừa qua nên xảy rahiện tượng suy giảm trong mức tăng trưởng với thị trường khách này Hai loạihình khách còn lại cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng vẫn có mức tăng trưởngđược duy trì đều và có sự vươn lên của nội địa
Trải qua ba năm 2006-2008 hoạt động với những thuận lợi và khó khăn củamình Công ty đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2006-2008
2006
Năm 2007
Năm 2008
Về tổng số lượt khách, nhìn chung số lượt khách của Công ty trong ba năm
có sự tăng trưởng đặc biệt là năm 2007 có số lượt khách lớn hơn năm 2006 là
30