Nhiệm vụ bộ phận Inbound và mối quan hệ với các bộ phận khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Inbound của công ty du lịch cổ phần Mặt Trời Châu Á (Trang 44)

2. Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của Phòng Điều Hành và bộ phận Inbound.

2.4.Nhiệm vụ bộ phận Inbound và mối quan hệ với các bộ phận khác

Đóng vai trò là một bộ phận của phòng Kinh doanh lữ hành nên nhiệm vụ chính của bộ phận Inbound là thiết kế, xây dựng các tour du lịch inbound đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng; bán các sản phẩm này ra thị trường; thực 44

hiện tour và điều hành, quản lý chung công việc hướng dẫn đoàn. Thị trường khách du lịch inbound gồm các khách du lịch nước ngoài đến từ các quốc gia như Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Australia, Đức, Anh.

Không chỉ có thế, bộ phận Inbound còn có nhiệm vụ phối kết hợp với phòng Thị trường để cùng tham gia vào các chiến lược kinh doanh của công ty cũng như nắm bắt được nhu cầu hiện tại và xu hướng tương lai của thị trường và cung cấp ngược lại cho phòng Thị trường những đánh giá, phản hồi của khách hàng để có được chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả.

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận Inbound trong giai đoạn năm 2006-2008 và phương hướng trong thời gian tới

Như đã nêu ở phần1 về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm 2006-2008, giờ em chỉ ghi lại những số liệu riêng về kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận Inbound trong giai đoạn năm 2006-2008 cho tiện theo dõi.

Bảng 5: Thị trường khách du lịch Inbound của công ty

Nguồn: (Phòng: TC-KT)

Như đã nhận xét ở trên, trong suốt ba năm qua doanh thu đem lại của bộ phận Inbound phần lớn thuộc về thị trường khách Trung Quốc, sau đó là khách Thái Lan và đứng vị trí cuối cùng là khách Hàn Quốc.

Bộ phận Inbound có hướng phấn đấu trong năm tới đạt mức: Tổng lượng khách Inbound tăng lên trên 9.000 lượt khách.

2.6. Những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong việc khai thác thị trường khách du lịch Inbound

 Điểm mạnh

Theo nhận định của bản thân, em thấy rằng các nhiệm vụ của bộ phận Inbound được thực hiện một cách khá hoàn chỉnh, đầy đủ và theo đúng quy cách như em đã được học. Phương pháp thực hiện những công việc khác nhau như: thiết kế tour; đặt trước các dịch vụ cung ứng; tính giá tour; điều hành hướng dẫn viên là khá chuyên nghiệp và có kinh nghiệm. Qua quan sát và thực hành thực tế tại cơ sở, em thấy việc giảng dạy và đào tạo tại khoa Du lịch là khá bám sát với thực tế, nhờ vậy mà sinh viên có thể tiếp cận tương đối dễ dàng, nhận thức vấn đề một cách nhanh nhạy và chính xác. Những kiến thức, những phương pháp lý 46 Năm Thị Trường 2006 2007 2008 Lượt khách Tỉ lệ (%) Lượt khách Tỉ lệ (%) Lượt khách Tỉ lệ (%) Inbound 5134 100 5466 100 6213 100 úc 550 10,71 557 10,19 564 9,08 Mỹ 641 12,48 651 11,91 685 11,03 Anh 523 10,19 543 9,93 598 9,63 Pháp 610 11,88 621 11,36 617 9,93 Nhật Bản 336 6,55 342 6,26 541 8,71 Trung Quốc 744 14,49 759 13,89 865 13,92 Thái Lan 656 12,78 698 12,77 741 11,93 Singapore 357 6,95 376 6,88 451 7,26 Hàn quốc 262 5,10 287 5,25 374 6,02 Thị trường khác 455 8,86 632 11,56 777 12,51

thuyết mà sinh viên được trang bị trong một số môn học như marketing, tin học văn phòng, quản trị kinh doanh khách sạn, đều được áp dụng tại cơ sở, tuy nhiên, đã có sự thay đổi đôi chút cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Như vậy, nếu đem so sánh giữa hai bộ phận mà em được thực tập thì bộ phận Inbound có nhiều điểm tương đồng và bám sát với nội dung giáo trình tại trường đại học hơn.

Thứ hai là bộ phận Inbound có sự liên kết tốt giữa các thành viên trong bộ phận cũng như với những phòng ban khác như phòng Thị Trường đó là một điều rất tốt đối với mỗi đoàn thể.

Thứ ba là trong Công ty cũng như bộ phận Inbound đều có những quy tắc về kỷ luật, thưởng phạt rõ ràng điều này đảm bảo tính kỉ luật cũng như sự động viên tới tinh thần toàn nhân viên trong Công ty.

 Điểm yếu

Sản phẩm là một thành quả quan trọng của mỗi công ty, nó quyết định sự tăng trưởng của chính doanh nghiệp đó qua việc thu hút khách. Như đã trình bày ở phần khó khăn của Công ty nên bộ phận Inbound cũng phần nào ảnh hưởng do đó sản phẩm du lịch của bộ phận còn đơn điệu, “cổ” và trùng lặp. Điều này dẫn đến doanh thu hàng năm của bộ phận này đem lại cho công ty còn thấp và đứng cuối cùng sau hai bộ phận còn lại. Nguyên nhân do bộ phận còn kém trong công tác tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Công ty chưa có chính sách riêng và chú trọng cho sản phẩm ở bộ phận này chỉ tập trung cho sản phẩm của bộ phận Outbound. Công ty là một doanh nghiệp lữ hành quốc tế do đó nên tập trung chú trọng phát triển đều cho cả hai thị trường chính mà công ty có là thị trường khách du lịch inbound và outbound.

Như vậy, trải qua quá trình phát triển công ty đã có sự khẳng định mình trên thị trường du lịch trong nước và trên thế giới. Công ty đã có những bước tiến tốt đẹp trên thị trường khách du lịch Outbound và nội địa. Điều này đạt được nhờ sự nỗ lực của ban giám đốc cùng các thành viên trong công ty trong những năm qua. Tuy nhiên công ty cần có sự quan tâm hơn đến thị trường khách

du lịch inbound bởi vì hiện giờ công ty mới chỉ làm tốt một vế của mình. Bằng sự yêu nghề, tính trách nhiệm cao và tính chuyên nghiệp em tin rằng công ty sẽ hoàn thiện mình trong thời gian gần nhất.

Chương3: Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động du lịchInbound của công ty cổ phần du lịch Asia Sun Travel

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Inbound của công ty du lịch cổ phần Mặt Trời Châu Á (Trang 44)