Những tồn tại của hệ thống xếp loại khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.pdf (Trang 48)

Hệ thống xếp hạng khách hàng của BIDV tuy đã góp phần tích cực hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách khách hàng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về đối tượng xếp hạng, các chỉ tiêu xếp hạng, quy trình xếp hạng và mục tiêu ứng dụng.

™ Vềđối tượng xếp hng

Hiện tại BIDV chỉ mới thực hiện việc xếp hạng cho các khách hàng là doanh nghiệp, chưa xếp hạng các khách hàng là tổ chức tín dụng và khách hàng là cá nhân. Trong điều kiện hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV chỉ tập trung vào xếp hạng khách hàng doanh nghiệp là phù hợp. Vì khách hàng của BIDV chủ yếu là doanh nghiệp (với khoảng 350.000 doanh nghiệp) và hầu hết dư nợ của BIDV là dư nợ vay của khách hàng doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 90%tổng dự nợ. Tuy nhiên

để hệ thống hoàn thiện hơn cần phải thực hiện xếp hạng đối với khách hàng là

TCTD và khách hàng là cá nhân.

™ Các ch tiêu để đánh giá xếp hng

Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Qua phân tích có thể thấy hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng hiện tại của BIDV là chưa hợp lý, thể hiện qua một số điểm cơ bản dưới đây:

) Các chỉ tiêu phi tài chính trong hệ thống xếp hạng hiện tại chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu quan hệ tín dụng và tài sản đảm bảo

Các chỉ tiêu phi tài chính hiện áp dụng tại BIDV gồm 10 chỉ tiêu, chia làm 03 nhóm là: uy tín trong quan hệ tín dụng, mức độ quan hệ tín dụng và tài sản đảm bảo. Tuy vậy, hệ thống chỉ tiêu phi tài chính này chủ yếu là các phản ánh mối quan hệ với ngân hàng.

Chỉ tiêu về tài sản đảm bảo vừa được sử dụng để chấm điểm phần phi tài chính lại vừa được sử dụng để cho điểm thưởng cho thấy sự chú trọng quá mức vào tài sản đảm bảo khi xếp hạng dẫn đến kết quả xếp hạng thiếu chính xác.

Mặt khác, sử dụng chỉ tiêu về tài sản đảm bảo để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cho thấy hệ thống xếp hạng này chưa phân định rõ ràng giữa xếp hạng khoản

vay và xếp hạng người vay. Xếp hạng người vay đánh giá khả năng người vay mất khả năng thanh toán, do đó tài sản bảo đảm không phải là tiêu chí xếp hạng người vay. Còn xếp hạng khoản vay thì đánh giá mức độ tổn thất đối với khoản vay khi người vay mất khả năng thanh toán nên mới sử dụng tiêu chí về tài sản đảm bảo, kỳ hạn cho vay…Do vậy, chỉ tiêu tài sản bảo đảm nợ vay chỉ nên sử dụng trong xếp hạng khoản vay.

) Hệ thống xếp hạng khách hàng hiện hành thiếu hẳn các chỉ tiêu đánh giá về rủi ro ngành, về quản trịđiều hành, lưu chuyển tiền tệ.

- Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngành là rất quan trong vì một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động chuyên về một ngành, lãnh vực nào đó. Do vậy khi ngành đó gặp khó khăn, rơi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái thì doanh nghiệp cũng sẽ gánh chịu rủi ro. Ví dụ ở Việt nam khi ngành gia giày bị kiện chống phá giá thì các doanh nghiệp gia giày đều gặp khó khăn.

- Các chỉ tiêu đánh giá về vị trí của doanh nghiệp trong ngành cũng rất cần thiết để đánh giá xếp hạng tín dụng vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt doanh nghiệp phải có được vị thế nhất định trong ngành mình hoạt động thì mới có thể tồn tại được. Vị thế của DN trong ngành càng cao thì DN càng có điều kiện tốt để chi phối thị trường của ngành đó. Ngược lại, doanh nghiệp có vị thế yếu phải chịu sự chi phối của các DN mạnh, khó có thể trụ vững trên thị trường khi ngành mà DN đang hoạt động lâm vào khủng hoảng.

- Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp cũng quan trọng để đánh giá rủi ro tín dụng. Vì suy cho cùng mọi rủi ro tín dụng có nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp chủ yếu là do năng lực quản lý điều hành yếu kém.

- Còn các chỉ tiêu về dòng tiền cũng không thể thiếu khi đánh giá xếp hạng,vì một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, và đang hoạt động có hiệu quả nhưng cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng do dòng ngân lưu của doanh nghiệp vào thời điểm nợ đến hạn bị âm. Doanh nghiệp không thể dễ dàng chuyển hóa tài sản của mình để có thể trả đến hạn. Để thanh toán

được khoản nợ đến hạn doanh nghiệp có thể phải chấp nhận một khoản chi phí lớn

hơn để chuyển hóa tài sản thành tiền. Và điều này sẽ làm suy giảm năng lực tài

chính của doanh nghiệp.

Như phân tích ở trên, có thể thấy các chỉ tiêu về rủi ro ngành, về vị trí của doanh nghiệp trong ngành, về quản trị điều hành và lưu chuyển tiền tệ không thể thiếu khi đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, Có thể nói hệ thống chỉ tiêu xếp hạng khách hàng của BIDV còn có nhiều khiếm khuyết cần khắc phục.

) Các chỉ tiêu cho điểm thưởng hoặc phạt được sử dụng không hợp lý

Một số chỉ tiêu để chấm điểm thưởng trùng lắp với các chỉ tiêu đã được sử dụng ở để chấm điểm ở phần chỉ tiêu tài chính hoặc chỉ tiêu phi tài chính. Ví dụ như chỉ tiêu hệ số tự tài trợ đã có trong phần chấm điểm tài chính và chỉ tiêu tài sản đảm bảo đã có trong phần chấm điểm phi tài chính. Mặc khác, tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu điểm thưởng không được quy định rõ ràng, dễ dẫn đến sai biệt về kết quả xếp loại do ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống xếp hạng không nên sử dụng các chỉ tiêu điểm thưởng, phạt mà thay vào đó chỉ cần lựa chọn thêm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cần thiết hoặc sử dụng trọng số tùy theo tầm quan trọng của từng chỉ tiêu.

™ S lượng các th hng:

Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV phân loại khách hàng thành 7 nhóm thứ hạng. Số lượng thứ hạng như vậy là chưa phù hợp với đặc điểm về quy mô hoạt động và đặc điểm danh mục tín dụng của BIDV. Vì hiện tại BIDV là một trong số các ngân hàng lớn nhất của Việt nam, có chi nhánh trên khắp cả nước, với số lượng khách hàng doanh nghiệp lên tới 350.000 doanh nghiệp và hoạt động trong hầu hết các lãnh vực kinh tế xã hội. Do đó, sư khác biệt về mức độ rủi ro giữa các khách hàng là khá lớn cần phải chia nhỏ thang xếp hạng để phản ánh được sự khác biệt đó. Do có ít thứ hạng nên có sự tập trung các khách hàng có rủi ro khác nhau vào một hoặc hai thứ hạng. Ví dụ, qua biểu đồ 5 dưới đây về kết quả xếp hạng doanh nghiệp ở Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều được

xếp hạng tập trung vào hạng A hoặc B (loại A chiếm 36%- 40 %và loại B chiếm 42%-45%) Biểu đồ 2.5: kết quả xếp hạng khách hàng tại BIDV.HCM 8% 36% 42% 11% 3% 1% 0% 6% 40% 45% 5% 1% 3% 1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% A* A B C D E F Năm 2004 Năm 2005 ™ Về sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ

Hiện tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV mới chỉ được sử dụng để làm cơ sở thực hiện chính sách khách hàng, như chính sách lãi suất, phí dịch vụ, điều kiện tài sản bảo đảm, chính sách sản phẩm.

Do hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV còn nhiều hạn chế nên chưa thể đáp ứng đủ kiện để có thể làm căn cứ phân loại dư nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa vào kết quả xếp hạng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN.

2.4.2.3 Nguyên nhân tồn tại của hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV

¾ Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Th nht: Thông tin phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng không đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác.

) Nguồn thông tin đểđánh giá xếp hạng còn thiếu:

Trước hết, để có thể biết rõ tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, thì có thể thu thập thông tin từ rất nhiếu nguồn khác nhau. Thế nhưng căn cứ để phân tích,

đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện được áp dụng tại BIDV hầu như chủ yếu chỉ

dựa vào nguồn thông tin từ doanh nghiệp báo cáo lên hoặc qua hồ sơ lưu trữ tại NH. Còn thông tin từ các nguồn khác mặc dù cũng rất quan trọng để đánh giá đầy đủ và

đúng mức doanh nghiệp lại chưa được lưu tâm đúng mức, như: các nguồn từ các cơ quan quản lý nhà nước (thống kê, tài chính, thuế…) hoặc từ các tổ chức lưu trữ và cung cấp thông tin chuyên nghiệp, cũng như thông qua các phương tiện đại chúng khác…Các cơ quan như thuế, hải quan, và nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ban ngành luôn có sẵn những thông tin có giá trị đối với việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, nhưng thực tế nguồn thông tin này chưa được khai thác hiệu quả do chưa thiết lập được quan hệ cung cấp thông tin lẫn nhau. Mặt khác, cơ sở pháp lý cho việc cung cấp thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nói trên chưa được quy định rõ. Vì vậy, các cơ quan này thường từ chối cung cấp cho ngân hàng vì lý do sợ lộ bí mật thông tin.

) Về nội dung thông tin còn thiếu tính toàn diện,

Hệ thống đánh giá hiện nay cũng bị giới hạn ở một số chỉ tiêu. Chủ yếu là về tình hình tài chính của doanh nghiệp và mối quan hệ tính dụng của doanh nghiệp với BIDV. Còn rất nhiều thông tin khác phục vụ cho việc đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện hơn lại thiếu hẳn như thông tin đánh giá về rủi ro ngành như: đặc điểm của ngành, khuynh hướng phát triển của ngành; đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành như: thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các yếu tố đầu vào, khả năng cạnh tranh, uy tín thương hiệu trên thị trường…

) Thông tin không được thu thập, cập nhật và lưu trữ thông thường xuyên, liên tục và có hệ thống

Bởi việc phân tích xếp loại khách hàng được BIDV tiến hành chỉ khi doanh nghiệp đang có nhu cầu vay. DN khách hàng, trong thời gian không có quan hệ tín dụng, cũng như các DN chưa quan hệ tín dụng với NH thì không thuộc đối tượng quan tâm để thu thập thông tin xếp hạng. Do vậy, các thông tin về doanh nghiệp vừa thiếu, lại không liên tục và khó có thể lưu trữ một cách có hệ thống. Hạn chế này làm mất nhiều thời gian, chi phí và gây khó khăn không ít cho BIDV trong việc đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

) Độ tin cậy và tính chính xác của các thông tin từ nguồn báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa cao.

Thực tế báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thiếu độ tin cậy, doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về kế toán thông kê. Nhiều doanh nghiệp lập báo cáo tài chính không trung thực, cố tình che dấu những điểm yếu của doanh nghiệp, sử dụng nhiều thủ thuật để làm đẹp số liệu trước khi cung cấp cho ngân hàng. Điều khiến cho ngân hàng rất khó đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả xếp hạng không chính xác.

Thứ hai, Chưa xây dựng được hệ thống thông tin về rủi ro tín dụng một cách khoa học để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ. Để xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả thì điều trước tiên là phải có đầy đủ dữ liệu về doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay dữ liệu về các doanh nghiệp chưa được các ngân hàng thu thập và lưu trữ có hệ thống. Đặc biệt là thông tin về các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đối với ngân hàng chưa được thống kê, phân tích và lưu trữ khoa học để phục vụ cho việc xây dựng và kiểm định mô hình xếp hạng tín dụng.

Mặt khác, hiện nay BIDV chưa có được bộ phận chuyên thu thập thông tin phục vụ cho công tác tín dụng nên cán bộ tín dụng phải tự tiến hành thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Chất lượng thống tin thu thập được phụ thuộc vào kinh nghiệm và mối quan hệ xã hội của cán bộ tín dụng. Đối với những cán bộ tín dụng mới thì việc thu thập thông tin tín dụng có chất lượng là vô cùng khó khăn. Mặt khác để việc thu thập thông tin có chất lượng để xếp hạng khách hàng đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, khi chưa xây dựng hệ thống thông tin tín dụng khoa học, có thể truy cập dễ dàng, nhanh chóng thì cán bộ tín dụng khó có được nguồn thông tin đánh tin cậy để mà đánh giá xếp hạng doanh nghiệp.

Thứ ba: Về trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người đánh giá xếp hạng tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hiện này việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp do cán bộ tín dụng thực hiện. Kết quả xếp hạng doanh nghiệp phù thuộc vào năng lực, trình độ và kinh nghiệp của người đánh giá. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ tín dụng chưa được trang bị kiến thức về đánh giá xếp hạng tín dụng. Mặc dù, phần lớn cán bộ tín dụng đã được đào tạo và

đã có kinh nghiệp về phân tích tín dụng theo phương pháp truyền thống nhưng kinh nghiệm về đánh giá xếp hạng tín dụng của cán bộ tín dụng hoàn toàn chưa có. Cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro của mỗi cán bộ tín dụng rất khác nhau do chưa hình thành được văn hóa ứng xử với rủi ro trong ngân hàng. Kết quả xếp hạng vì vậy sẽ thiếu độ chính xác do ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá.

Thực tế tại các ngân hàng thương mại nhà nước, cũng như tại BIDV trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng không đồng đều. Các bộ phận tín dụng thường xuyên có sự biến động nhân sự, do việc tuyển dụng, bổ nhiệm trả lương còn nhiều bất cập. Nhiều cán bộ tín dụng giỏi nhiều kinh nghiệm chuyển sang các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài. Số cán bộ tín dụng hiện đang làm việc hầu hết là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, nhưng thiếu kinh nghiệm nên kỹ năng phân tích, đánh giá xếp hạng khách hàng còn rất hạn chế.

¾ Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất: Chếđộ kế toán-thông kê còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

Chế độ kế toán hiện hành chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng không bắt buộc. Điều này được thể hiện trong quyết định 167/QĐ-BTC ngày 25-10/2000 của Bộ tài chính quy định: “tất cả các doanh nghiệp phải lập và gởi báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gởi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Vì quy định như vậy nên nhiều doanh nghiệp không lập báo cáo này, và ngân hàng thiếu đi nguồn thông tin để phân tích đánh giá các chỉ tiêu về lưu chuyển tiền tệ. Vì vậy, người phân tích phải mất thêm thời gian để xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế tóan, nên độ tin cậy của số liệu không cao.

Thứ hai: Nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán – thống kê

Mặc dù các chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã lần lượt được ban hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.pdf (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)