Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.pdf (Trang 36 - 39)

Trong những năm qua, BIDV đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng.

Cùng với việc kiểm soát tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, cơ cấu tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng hóa, tránh tập trung, giảm thiểu rủi ro.

Cơ cấu tín dụng trung dài hạn giảm từ 53% năm 2001 xuống còn 42% năm 2005. Cơ cấu khách hàng chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ tăng từ 22% vào năm 2001 lên 48% năm 2005. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm cho vay trong lãnh vực xây dựng, là lãnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức độ rủi ro cao, đẩy mạnh cho vay các ngành kinh tế tiềm năng như điện, xi măng, bất động sản, bưu chính viễn thông, dầu khí, dệt may…

Bảng 6 dưới đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng của BIDV từ năm 2003- 2005 theo chiều hướng giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng 2.6: Cơ cấu khách hàng của BIDV các năm 2003-2005

Đơn vị: tỷ đồng

Loại hình doanh nghiệp 2003 Tỷ

trọng 2004 Ttrọỷng 2005 Ttrọỷng

Doanh nghiệp quốc doanh 42.608 67% 47.056 65% 44.425 52% DN ngoài quốc doanh 19.906 31% 23.177 32% 38.445 45% DN vốn đầu tư nước ngoài 1.243 2% 2.196 3% 2.563 3%

Tổng cộng 63.758 100% 72.430 100% 85.434 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005 của BIDV

Bảng 7 dưới đây cho thấy cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của BIDV năm 2003-2005 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với ngành xây dựng, tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành khác.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của BIDV 2003-2005 Đơn vị: tỷ đồng Ngành nghề 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng Xây dựng 27.020 42% 32.858 45% 31.184 37% Điện, khí đốt và nước 3.176 5% 2.730 4% 7.689 9% Sản xuất và chế biến 6.826 11% 8.351 12% 11.704 14% Công nghiệp khai thác 4.622 7% 4.289 6% 4.699 6% Nông lâm và thủy sản 8.764 14% 10.382 14% 12.388 15%

Giao thông 3.673 6% 3.312 5% 2.990 4%

Thương mại dịch vụ 6.761 11% 10.151 14% 12.815 15%

Khách sạn nhà hàng 733 1% 107 0% 683 1%

Ngành khác 2.180 3% 249 0% 1.282 2%

Tổng Cộng 63.755 100% 72.429 100% 85.434 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005 của BIDV

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của BIDV khá cao, theo phân loại nợ tại thời điểm 31/12/2005 theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, BIDV có tỷ lệ nợ xấu lên đến 13,1% tổng dư nợ.

Bảng 2.8: Phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

Đơn vị tính: tỷ đồng

2004 2005

Nhóm nợ Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Đạt tiêu chuẩn (nhóm I) 45.867 65,9% 55.024 66,0%

Cần theo dõi (nhóm II) 13.581 19,5% 17.908 21,5%

Dưới chuẩn (nhóm III) 2.278 3,3% 2.965 3,6%

Có vấn đề (nhóm IV) 1.203 1,7% 892 1,1%

Không thu hồi được(nhóm V) 6.647 9,6% 6.535 7,8%

Nợ xấu 10.192 14,6% 10.932 13,1%

Tổng cộng 69.576 100% 83.324 100%

Nguồn: Bản cáo bạch của BIDV năm 2005

Nhưng nếu phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm 2005 còn cao hơn nhiều, lên đến 31,3%.

Bảng 2.9: Phân loại các khoản vay theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế

Đơn vị: tỷ đồng

2004 2005

Nhóm nợ Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Đạt tiêu chuẩn 12.284 19,6% 17.330 22,8%

Cần theo dõi đặc biệt 26.373 42,1% 34.999 45,9%

Dưới chuẩn 16.089 25,7% 15.992 21,0%

Có vấn đề 4.919 7,9% 4.045 5,3%

Không thu hồi được 2.990 4,8% 3.806 5,0%

Nợ xấu 23.998 38,3% 23.843 31,3%

Tổng cộng 62.658 100% 76.173 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005 của BIDV

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do việc phân loại nợ của BIDV thực

hiện theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tức là phân loại nợ căn cứ vào thời hạn gia hạn và quá hạn, mà chưa thực hiện phân loại dựa vào xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.pdf (Trang 36 - 39)