Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.pdf (Trang 70 - 76)

¾ Các chỉ tiêu tài chính

Trong hệ thống xếp hạng doanh nghiệp hiện hành của BIDV, các chỉ tiêu tài chính và tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa theo Quyết định 57/2001 ngày 24/01/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước khá đầy đủ và hợp lý do đó không cần thiết điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu tài chính mà chỉ cần điều chỉnh trọng số và thang điểm của mỗi chỉ tiêu cho phù hợp với các đặc thù của BIDV. Sau đây là đề xuất về trọng số của các chỉ tiêu tài chính:

Bảng 3.2: Đề xuất về trọng số của các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu Tỷ trọng

Chỉ tiêu thanh khoản 25%

1. Khả năng thanh toán nhanh 15%

2. Khả năng than toán hiện hành 10%

Chỉ tiêu hoạt động 25%

3.Vòng quay hàng tồn kho 8%

4. Vòng quay vốn lưu động 8% 5. Hiệu suất sử dụng tài sản 9%

Chỉ tiêu đòn cân nợ 25%

6. Vốn sở hữu trên tổng tài sản 15% 7. Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 10%

Chỉ tiêu hiệu quả 25%

8. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 8%

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 8% 10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 9%

Tổng cộng 100%

¾ Các chỉ tiêu phi tài chính:

Như đã phân tích ở Chương 2 còn nhiều điểm chưa hợp lý như: chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu về quan hệ tín dụng, tài sản bảo đảm, thiếu hẵn các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro ngành, vị trí của DN trong ngành và các chỉ tiêu về lưu chuyển tiền tệ… do đó cần bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu phi tài chính sau đây để tăng kết quả đánh giá, xếp hạng chính xác hơn.

Các chỉ tiêu phi tài chính cần được bổ sung sẽ được chia làm 5 nhóm mỗi nhóm gồm 2-5 chỉ tiêu cụ thể như sau:

) Nhóm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ, bao gồm 2 chỉ tiêu sau:

9 H s kh năng tr n gc trung và dài hn

Hệ số này thể hiện khả năng hoàn trả vốn vay trung, dài hạn của doanh nghiệp và được xác định theo công thức:

Lợi nhuận sau thuế + khấu hao Hệ số khả năng trả nợ gốc

trung dài hạn = Nợ dài hạn đến hạn trả

Để có thể trả được nợ vay trung dài hạn đến hạn, hệ số phải lớn 1. Hệ số này càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác cho doanh nghiệp cụ thể, phải so sánh hệ số này của doanh nghiệp với hệ số trung bình chung của ngành.

9 H s tr n bng dòng tin thun t hot động kinh doanh:

Hệ số này phản ánh dòng tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đủ để trả các khoản nợ đến hạn trong kỳ hay không.

Công thức tính:

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Khả năng trả nợ bằng

dòng tiền từ HĐKD = (nợ dài hạn đến hạn trả + nợ vay ngắn hạn) Nếu hệ số lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp có đủ nguồn tiền mặt từ hoạt

động kinh doanh để hoàn trả được các khoản vay đến hạn. Chỉ tiêu này càng cao

cho thấy khả năng trả nợ càng tốt, rủi ro tín dụng thấp. ) Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro ngành

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có điều kiện thuận lợi thì mức độ an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sẽ cao. Để đánh giá các điều kiện thuận lợi của ngành, việc đánh giá xếp hạng cần được tiến hành thông qua đánh giá tính cạnh tranh của ngành trong môi trường kinh doanh, khung pháp lý, khả năng thay đổi công nghệ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, xu hướng biến động cầu tiêu dùng và khả năng thích ứng trước những biến động từ môi trường kinh tế vĩ mô.

Đánh giá Tính cạnh tranh của một ngành có thể hiểu là việc phân tích tiềm

năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước gắn với các yếu tố về chi phí và cả hiệu quả kinh doanh của ngành như tiềm lực vốn, chi phí đầu vào, vị trí, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ sử dụng cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung trong thị trường mục tiêu.

Khung pháp lý bao hàm tất các nhân tố có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động

thương mại và dịch vụ của các DN về mặt pháp lý, chẳng hạn các hiệp định đã ký kết song phương hay đa phương với các nước, các quy phạm pháp luật về thuế, về chính sách ưu đãi, miễn giảm, trợ cấp hay hỗ trợ …

Thay đổi công nghệ công nghệ là hoạt động thường xuyên và cần thiết để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi công nghệ rất cần được xem xét, phân tích gắn với hệ quả đi kèm có thể xảy ra đối với

doanh nghiệp như biến động về chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm; giá cả …tất cả đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngành kinh tế nào có tính linh hoạt tốt đối với yêu cầu thay đổi công nghệ sẽ được đánh giá cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, bởi thay đổi công nghệ để thích ứng với môi trường mới sẽ trở thành một nhu cầu sống còn đối với các ngành, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Tương tự, khả năng thích ứng của ngành đối với những biến động kinh tế vĩ

mô cũng phải là căn cứ đánh giá ngành. Bởi suy thoái kinh tế, chính sách tài khóa, sự biến động lãi suất, tỷ giá và sự biến động kinh tế vĩ mô khác… sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế, tới mọi ngành. Khả năng thích ứng cao, cho phép các ngành kinh tế ứng xử linh hoạt và hiệu quả khi những biến động trên xảy ra, đảm bảo cho sự phát triển ngành ổn định và bền vững.

Triển vọng ngành cũng là yếu tố cần phải xem xét khi đánh giá rủi ro ngành,

triển vọng ngành được thể hiện thông qua yếu tố tác động đến xu hướng thay đổi của cầu tiêu dùng, như thay đổi nhân khẩu học (dân số, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe, mật độ phân bố …), điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt như cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, giáo dục …cũng như xu hướng thay đổi trong phong cách sống và thái độ của người tiêu dùng.

Các chỉ tiêu đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành

Đánh giá vị trí tương quan của mỗi doanh nghiệp trong ngành là một nhân tố quan trọng, đặc biệt là trong lúc kinh tế suy thoái. Người phân tích có thể sử dụng tiêu chuẩn đánh giá rủi ro ngành để xác định vị trí tương quan của doanh nghiệp trong phạm vi của một ngành.

Việc xếp loại đối với một doanh nghiệp cần phải tương ứng với khả năng cạnh tranh của nó. Dựa vào các tiêu chí như thị phần của doanh nghiệp, sự phụ thuộc vào khách hàng, tính đa dạng hóa trong kinh doanh; Tốc độ thay đổi, ứng dụng công, nghệ kỹ thuật mới, cũng như khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả đối với những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô để tránh được những ảnh hưởng xấu.

Thị phần của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp chiếm được thị phần

lớn, sẽ có khả năng chủ động chi phối giá cả trên thị trường, do vậy rủi ro sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp có thị phần nhỏ là doanh nghiệp phải chấp nhận giá thị trường một cách thụ động.

Sự phụ thuộc vào đối tác: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp chỉ giao dịch với một hoặc một số ít khách hàng và lượng hàng hoá dịch vụ giao dịch với từng khách hàng rất lớn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ bị phụ thuộc nhiều vào các khách hàng đó. Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi bị mất khách hàng và dễ dàng bị đối tác áp đặt giá, mức độ rủi ro sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp có nhiều khách hàng, tiêu thụ với số lượng nhỏ, do phân tán được rủi ro nên mức độ rủi ro sẽ ít hơn.

Mức độ rủi ro cũng phụ thuộc vào tính đa dạng trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Đa dang hóa hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ro. Những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề sẽ dễ dàng đối phó khi một ngành nào đó gặp phải những điều kiện bất lợi.

Tốc độ thay đổi, ứng dụng công nghệ mới nói lên tính nhạy bén của doanh

nghiệp trước các yếu cầu thay đổi về kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ nhạy bén sẽ ít bị rủi ro hơn.

Khả năng bị ảnh hưởng xấu từ môi trường kinh tế vĩ mô: những doanh

nghiệp càng ít bị tác động xấu bởi sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô như suy thoái kinh tế, thay đổi chính sách tài khóa, biến động tỷ giá, lãi suất … thì mức độ rủi ro càng thấp.

) Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng quản trịđiều hành

Đây cũng là tiêu chí không kém phần quan trọng khi tiến hành, đánh giá xếp hạng doanh nghiệp. Chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để đánh giá chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp, có thể thông qua các tiêu chí như: trình độ chuyên môn của người quản lý, kinh nghiệm quản lý điều hành, những thành tựu đã đạt được của người quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, chiến lược, kế họach kinh doanh của doanh nghiệp

Trình độ chuyên môn của người quản lý: Để quản trị doanh nghiệp tốt điều

đòi hỏi trước tiên là người quản lý phải có trình độ chuyên môn. Người quản lý phải nắm vững về kiến thức về tài chính và chuyên môn, có khả năng nắm bắt vấn đề và đưa ra quuyết định đúng đắn, giúp doanh nghiệp đạt được kết quả tốt nhất.

Kinh nghiệm quản trị điều hành của người quản lý: Quản trị doanh nghiệp

vừa là một khoa học đồng thời là nghệ thuật. Vì vậy, Để quản trị điều hành tốt đòi hỏi người quản lý có phải có kiến thức nhất định đồng thời cũng phải những kỹ năng nhất định, những kỹ năng đó chỉ có được qua thực tế. Vì vây, kinh nghiệm về quản trị điều hành của người quản lý cũng là một tiêu chí cần thiết để đánh giá về chất lượng quản trị điều hành.

Thành tựu đạt được của ban quản lý: Thành tựu đạt được của ban quản lý là

bằng chứng tốt nhất để chứng minh năng lực quản trị điều hành của người quản lý. Những nhà quản lý đã từng giúp doanh nghiệp vượt qua những hoàn cảnh khó khăn hay giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh là những người đã chứng minh được năng lực về quản trị của mình.

Môi trường kiểm soát nội bộ:Môi trường kiểm soát nội bộ tốt là nhân tố quan

trọng đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập và vận hành tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản lý tốt. Thông qua việc đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ, chúng ta cũng có thể đánh giá được chất lượng quản trị điều hành của doanh nghiệp.

Chiến lược và kế hoạch kinh doanh:Một chiến lược kinh doanh rõ ràng, kế

hoạch triển khai thực hiện cụ thể cũng thể hiện được trình độ quản trị điều hành của người quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, Thông qua việc đánh giá chiến lược, kế hoạch kinh doanh chúng ta có thể đánh giá được chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp.

) Các chỉ tiêu đánh giá về quan hệ với ngân hàng

Doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng chứng tỏ họ có uy tín, có thiện chí trong việc trả nợ.

Có rất nhiều chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Trong hệ thống xếp hạng doanh nghiệp của BIDV hiện tài cũng đã rất chú trọng đến nhóm này. Tuy nhiên, để cho việc đánh giá xếp hạng được chính xác và thống nhất hơn đồng thời không làm cho hệ thống xếp hạng trở nên quá phức tạp thì chỉ cần chọn năm tiêu chí thật sự cần thiết cho mục tiêu đánh giá tín nhiệm của một doanh nghiệp đó là: trả nợ vay đúng hạn, số lần cơ cấu lại nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, thực hiện các cam kết với ngân hàng, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời theo yêu cầu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.pdf (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)