Nghiên cứu đánh giá vùng ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 của huyện bình đại, tỉnh bến tre
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
4,51 MB
Nội dung
1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ môi trường toàn cầu IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu MTNN Môi trường nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SRES Kịch bản về phát thải khí nhà kính TN&MT Tài nguyên và Môi trường TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTKTTVTW Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) 17 Bảng 1.2: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) 18 Bảng 1.3: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm) 18 Bảng 1.4: Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính . 20 Bảng 2.1: Đặc điểm địa hình của tỉnh Bến Tre 28 Bảng 2.2: Phân bố diện tích theo từng loại đất trong tỉnh Bến Tre 29 Bảng 2.3: Đặc trưng nhiệt độ ( o C) bình quân tháng tại trạm quan trắc Ba Tri 30 Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình (mm) các tháng trong giai đoạn từ năm 2005-2012 32 Bảng 2.5: Độ ẩm (%) trung bình các tháng trong giai đoạn từ năm 2005-2012 33 Bảng 2.6: Thời điểm xuất hiện biên độ triều lớn nhất tại các trạm trong vùng 35 Bảng 2.7: Biên độ triều (cm) tại các trạm thủy văn trong vùng nghiên cứu 35 Bảng 2.8: Đặc trưng mực nước tại các trạm thủy văn giai đoạn từ năm 1984-2006 36 Bảng 2.9: Đặc trưng mực nước tại các trạm thủy văn vùng phụ cận 36 Bảng 2.10: Lưu lượng nước (m 3 /s) trung bình tại các sông nhánh 37 Bảng 2.11: Phân phối dòng chảy (m 3 /s) mùa lũ và mùa cạn 37 Bảng 2.12: Thống kê độ mặn (g/l) lớn nhất tháng 38 Bảng 2.13: Thống kê độ mặn lớn nhất của các năm xâm nhập sâu 39 Bảng 2.14: Thời gian duy trì độ mặn tại các trục sông kênh chính 39 Bảng 2.15: Dân số, diện tích và số đơn vị hành chính của khu vực nghiên cứu 39 Bảng 2.16: Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre 41 Bảng 2.17: Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất huyện Bình Đại 43 Bảng 2.18: Tổng hợp kịch bản tính toán cho luận văn 46 Bảng 2.19: Các trạm thủy văn dùng để tính toán mô hình thủy lực 48 Bảng 2.20: Phân tích kết quả và sai số hiệu chỉnh mô hình thủy lực 50 Bảng 2.21: So sánh kết quả tính mực nước và sai số kiểm định mô hình thủy lực 52 Bảng 3.1: Thống kê và so sánh diện tích đất ngập nước theo các kịch bản 59 Bảng 3.2: Thống kê và so sánh diện tích ngập theo các kịch bản KB_22 và KB_30 với kịch bản KB_00 của các xã trong huyên Bình Đại 60 3 Bảng 3.3:Thống kê và so sánh các loại đất nông nghiệp trong vùng ngập theo các kịch bản KB_22 và KB_30 với kịch bản KB_00 61 4 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu 15 Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu 27 Hình 2.2: Phân bố lượng mưa trung bình năm 31 Hình 2.3: Đường quá trình mực nước thủy triều tại các trạm Mỹ Thuận, Vàm Kênh, Bến Trại từ ngày 2-12/4/2004 36 Hình 2.4: Sơ đồ tính toán thủy lực 47 Hình 2.5: So sánh kết quả hiệu chỉnh H tính toán với thực đo trạm Chợ Lách 49 Hình 2.6:So sánh kết quả hiệu chỉnh H tính toán với thực đo trạm Mỹ Tho 49 Hình 2.7: So sánh kết quả hiệu chỉnh H tính toán với thực đo trạm Hòa Bình 49 Hình 2.8: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Hòa Bình 50 Hình 2.9: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Lộc Thuận . 51 Hình 2.10: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Mỹ Tho 51 Hình 2.11: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn (g/l) tính toán với thực đo trạm Sơn Đốc 51 Hình 2.12: Kết quả kiểm định mực nước tính toán với số liệu thực đo trạm Chợ Lách tháng 4/2005 51 Hình 2.13: Kết quả kiểm định mực nước tính toán với số liệu thực đo trạm Mỹ Tho tháng 4/2005 52 Hình 2.14: Kết quả kiểm định mực nước tính toán với số liệu thực đo trạm Hòa Bình tháng 4/2005 52 Hình 2.15: Kết quả kiểm định độ mặn tính toán với số liệu thực đo trạm Hòa Bình Ngày 20-22/ 4/2005 53 Hình 2.16: Kết quả kiểm định độ mặn tính toán với số liệu thực đo trạm Lộc Thuận ngày 20-22/ 4/2005 53 Hình 2.17: Kết quả kiểm định độ mặn tính toán với số liệu thực đo trạm Sơn Đốc ngày 20-22/ 4/2005 53 Hình 3.1: Minh họa vùng ngập nước 53 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xác định vùng ngập, xâm nhập mặn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 56 5 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh diện tích ngập của các xã trong huyện Bình Đại với các kịch bản KB_00, KB_22, KB_30 60 Hình 3.4: Biểu đồ so sánh diện tích ngập của các loại đất huyện Bình Đại với các kịch bản KB_00, KB_22, KB_30 62 Hình 3.5: Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc theo sông Ba Lai theo các kịch bản . 63 Hình 3.6: Diễn biến độ mặn lớn nhấtdọc theo sông Cửa Đại theo các kịch bản 63 Hình 3.7: Sơ đồ xâm nhập mặn huyện Bình Đại theo các kịch bản 64 Hình 3.8: Vùng đất trồng lúa nằm trong ranh mặn 4% o theo các kịch bản 65 Hình 3.9: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với xu thế xâm nhập mặn và nước biển dâng theo các kịch bản 72 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 11 1.1. Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng 11 1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 11 1.1.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 15 1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 20 1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến cây trồng 20 1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến vật nuôi 20 1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản 21 1.2.4. Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong sản xuất nông nghiệp 21 1.2.5. T ổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre 23 1.3. Các mô hình đánh giá ngập lụt và xâm nhập mặn 24 1.3.1. Mô hình MIKE 24 1.3.2. Các mô hình khác 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NGẬP NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2050 27 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 2.1.3. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất 40 2.1.4. Hiện trạng hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông 43 2.1.5. Các dữ liệu thu thập được 45 2.2. Phân tích các tham số và điều kiện biên 46 2.2.1. Lựa chọn các kịch bản tính toán cho luận văn 46 2.2.2. Mô hình hóa hệ thống thủy lực 46 2.2.3. Hiệu chỉnh mô hình 48 7 2.2.4. Kiểm định mô hình 51 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC VÙNG NGẬP NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2050 55 3.1. Xây dựng bản đồ dự báo vùng ngập nước và xâm nhập măn huyện Bình Đại do nước biển dâng 55 3.1.1. Khái niệm về vùng ngập nước 55 3.1.2. Thành lập mô hình số độ cao mặt đất (DEM mặt đất) 57 3.1.3. Tạo mô hình số độ cao mặt nước 57 3.1.4. Tạo bản đồ vùng ngập 57 3.1.5. Tạo bản đồ dự báo vùng xâm nhập mặn 58 3.2. Đánh giá diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng của huyện Bình Đại 58 3.2.1. Đánh giá về nguy cơ ngập 59 3.2.2. Đánh giá về nguy cơ xâm nhập mặn 62 3.3. Đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nước biển dâng, xâm nhập mặn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050 65 3.3.1. Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông 65 3.3.2. Bảo đảm quy hoạch sử dụng sử dụng đất đáp ứng đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và thích ứng với BĐKH 67 3.3.3. C huyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu 67 3.3.4. Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng phòng hộ 68 3.3.5. Phát triển ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu 69 3.3.6. Một số định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 77 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lãnh thổ Việt Nam với tổng số 329.242 km 2 đất tự nhiên trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 28,49%, tương đương với 9,382 triệu hécta và được phân thành 8 vùng sinh thái đặc thù (Tổng cục Thống kê, 2008). Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3% năm và đóng góp 22,99% tổng thu nhập quốc nội GDP trong giai đoạn 2000-2008. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 43,26 triệu tấn, trong đó lúa gạo đạt 35,53 triệu tấn. Với thành tựu đó, Việt Nam không những chỉ đủ lương thực, mà trong những năm vừa qua còn là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo với hơn 5 triệu tấn vào năm 2008, trên 6 triệu tấn năm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2009). Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang đứng trước một thách thức và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của BĐKH. Kịch bản quốc gia về BĐKH do Bộ Tài nguyên & Môi trường xây dựng cảnh báo rằng, đến năm 2100, nhiệt độ nước ta sẽ tiếp tục tăng 2,9 o C vào mùa mưa và 2,1 o C vào mùa khô, lượng mưa hàng năm sẽ giảm 6,8% vào mùa khô và tăng 15,1% vào mùa mưa. Nước biển dâng sẽ tăng thêm 12cm vào năm 2020 và 100cm vào năm 2100. Như vậy, nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế của Việt Nam là rõ rệt và nghiêm trọng. Vì là một nước nông nghiệp với phần lớn dân số tham gia và chủ yếu sống ở vùng nông thôn, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm với các vấn đề về môi trường, do đó ngành nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nghiên cứu về biến đổi khí hậu là một nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi nghiên cứu trong thời gian dài. Do vậy mà hầu hết các nước đang tiến hành tìm kiếm các giải pháp và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, đánh giá, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việt Nam có một bờ biển dài (trên 3000 km) và hầu hết đất lúa đều nằm ở các vùng hạ lưu các con sông ven biển như 9 châu thổ đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do đó được cảnh báo là có nguy cơ cao về các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH như ngập lụt, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, hạn hán và thiên tai. Ngoài ra, các biến đổi bất thường khó dự báo trước về thời tiết, phân bố lượng mưa cũng có thể gây ra hạn hán, ngập úng cục bộ,… Tất cả những hiện tượng cực đoan này đều ẩn chứa những mối đe dọa to lớn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống, nơi mà đa số nông dân nghèo và nguồn sống chính là dựa vào nông nghiệp,… Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, việc nghiên cứu đánh giá vùng bị ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho các địa phương ven biển là một nhiệm vụ có tính cấp thiết cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng GIS và các mô hình thuỷ động lực đánh giá qui mô, diện tích bị ngập nước và xâm nhập mặn làm cơ sở định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp. - Nghiên cứu về các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. - Nghiên cứu đánh giá phạm vi ngập nước của huyện Bình Đại khi nước biển dâng bằng GIS. - Xác định phạm vi xâm nhập mặn do nước biển dâng trên địa bàn huyện Bình Đại bằng công nghệ GIS và mô hình thủy động lực. - Đề xuất một số định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Bình Đại đến năm 2050 phù hợp với các dự báo về nước biển dâng. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là địa bàn huyện Bình Đại, tập trung chủ yếu vào khu vực ven biển. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc 10 các nghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long để tìm ra những kết quả ưu việt cũng như các tồn tại, hạn chế mà các nghiên cứu này chưa đề cập đến. - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS: Dựa vào các công cụ trong GIS tiến hành tích hợp các lớp dữ liệu địa hình, khí tượng thuỷ văn, bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để đánh giá và xác định vùng bị ngập nước của huyện Bình Đại khi nước biển dâng. - Phương pháp mô hình hoá: Trên cơ sở dữ liệu không gian là bản đồ địa hình, số liệu thống kê theo thời gian của mực nước, lưu lượng nước trên hệ thống thuỷ văn, các điều kiện ban đầu và điều kiện biên của mô hình để giải hệ phương trình vi phân Saint-Venant, tính toán truyền tải khuếch tán và lan truyền chất và mô phỏng sự xâm nhập mặn vào hệ thống sông, kênh, trên địa bàn huyện Bình Đại. - Phương pháp thống kê: dùng để tổng hợp số liệu, tìm ra quy luật của các hiện tượng để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài cần phải tiến hành thu thập các tài liệu sau phục vụ cho công tác nghiên cứu: - Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5.000 của khu vực nghiên cứu. - Số liệu khí tượng, thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Số liệu đo độ mặn tại các trạm thuỷ văn trong vùng. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Đại. - Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012. - Các tài liệu chuyên ngành. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp. Chương 2: Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ngập nước và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre đến năm 2050. Chương 3: Đánh giá các vùng ngập nước và xâm nhập mặn phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050. [...]... TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng 1.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng a Khái niệm về biến đổi khí hậu Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển đặc trưng cho mỗi địa phương và phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh địa lí của địa phương Hoàn cảnh địa lí không những chỉ vị trí (vĩ độ, kinh độ và độ... nghiêm trọng đến ngành sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dânvùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre nói riêng, trong thời gian qua, đã có những nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nước biển dâng và xâm nhập mặn - Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre trong khuôn... trên đồng ruộng của mình bằng cách dùng lưới quây xung quanh ruộng Cá có thể được thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi nước rút xuống và đất lại được sử dụng cho việc trồng lúa Vụ cá này có thể có thu nhập cao hơn so với vụ lúa 3 [20] 1.2.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre Trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể... mm mỗi năm và ở Vũng Tàu tăng khoảng 6,2 mm mỗi năm Đây là một nhân tố gây ngập lụt ở những vùng thấp trũng ở ĐBSCL Hình 1: Biến trình mực nước trung bình 5 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu Hình 1.1: Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu (Nguồn: Nguyễn Đức Khâm, 2009 [7]) 1.1.2 Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho... điện và trong quá trình sản xuất magiê Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm. .. hình MIKE 11 để tính toán, mô phỏng và kết hợp với công cụ GIS để tạo cơ sở dữ liệu và biểu diễn kết quả 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NGẬP NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2050 Chương này sẽ giới thiệu về các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre có ảnh hưởng đến khả năng ngập nước và xâm nhập mặn, trên cơ sở đó đưa ra các thông... nghiên cứu chỉ giới hạn ở một huyện của tỉnh Bến Tre là huyện Bình Đại nhưng do biến đổi khí hậu là một vấn đề có quy mô lớn, nếu chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính của huyện Bình Đại thì sẽ không thể đưa ra những nhận định đúng về vấn đề này Vì vậy, phần lớn nội dung của chương này sẽ đề cập đến toàn bộ tỉnh Bến Tre, trong khi đó chương 3 sẽ tập trung vào địa bàn nghiên cứu trực tiếp là huyện Bình. .. gia của PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng Trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến hầu hết các lĩnh vực, các khu vực, các ngành, dễ bị tổn thương trong đó có ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đồng thời đề xuất các kế hoạch hành động ứng phó cụ thể cho tỉnh Bến Tre - Tác động của khí hậu lên nguồn nước và ảnh hưởng của nó đến sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của. .. đổi hình dạng lục địa và các đặc trưng của bề mặt - Yếu tố con người: (4) Thay đổi thành phần khí quyển Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): "Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu là những biến. .. 1,44 IV Đất mặn 96.739,0 43,11 10 Đất mặn 46.638 20,78 11 Đất mặn dưới rừng ngập mặn> 50 cm 50.101 22,33 (Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Bến Tre ) d Đặc điểm khí hậu Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới Đặc trưng nổi bật nhất của khí hậu vùng là nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới . 3: Đánh giá các vùng ngập nước và xâm nhập mặn phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050. 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ. vào nông nghiệp, … Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, việc nghiên cứu đánh giá vùng bị ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông. ngập nước và xâm nhập mặn làm cơ sở định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan