1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xâm NHẬP mặn tại BA HUYỆN VEN BIỂN, TỈNH bến TRE

62 236 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Do đó ĐATN được triển khai với mục tiêu nhằm đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn tại ba huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và đánh giá qua các năm 2013-2017, dựa trê

Trang 1

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của ĐATN 3

2 Mục tiêu của ĐATN 4

3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 7

1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 7

1.1.1.Các nghiên cứu ngoài nước 7

1.1.2.Các nghiên cứu trong nước 8

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH 10

1.3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11

1.3.1.Vị trí địa lí 11

1.3.2.Khí hậu – Thủy văn 11

1.3.3.Đặc điểm địa hình, địa mạo 13

1.3.4.Đặc điểm địa chất khu vực 14

1.3.5.Đặc điểm địa chất thủy văn 16

1.3.6.Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội 19

1.3.7.Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 20

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU 22

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 22

2.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY PHIẾU ĐIỀU TRA 23

2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU 24

2.5 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 HIỆN TRẠNG XÂM NHẬP MẶN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 26

Trang 2

3.2.1 Đánh giá chung về diễn biến mặn tại khu vực ba huyện ven biển 31

3.2.2.Xâm nhập mặn tại huyện Bình Đại 40

3.2.3.Xâm nhập mặn tại huyện Ba Tri 41

3.2.4.Xâm nhập mặn tại huyện Thạnh Phú 43

3.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN XÂM NHẬP MẶN VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TRẠNG NÀY 45

3.3.1.Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn tại khu vực ba huyện ven biển 45

3.3.2.Biện pháp hạn chế hiện trạng xâm nhập mặn tại khu vực ba huyện ven biển 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lượng bốc hơi và số giờ nắng tại tỉnh Bến Tre 12 Bảng 1.2 Diện tích tỉnh Bến Tre phân theo cao độ 14 Bảng 3.1 Vị trí quan trắc tại khu vực nghiên cứu 26

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xử lí phiếu khảo sát bằng SPSS 24

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện giá trị độ mặn năm 2017 29

Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến mặn tại ba huyện ven biển (2013-2017) 33

Hình 3.3 Biểu đồ giá trị độ mặn tại các khu vực nội đồng (2013-2017) 34

Hình 3.4 Biểu đồ giá trị độ mặn trên các sông chính (Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên) 36

Hình 3.5.Biểu đồ giá trị độ mặn tại khu vực ven biển 36

Hình 3.6.Biểu đồ thể hiện thiệt hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp 37

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại 38

Hình 3.8 Biểu đồ giá trị độ mặn tại huyện Bình Đại 40

Hình 3.9 Biểu đồ giá trị độ mặn tại huyện Ba Tri 42

Hình 3.10 Biểu đồ giá trị độ mặn tại huyện Thạnh Phú 44

Trang 6

TÓM TẮT

Xâm nhập mặn là vấn đề quan trọng ở tỉnh Bến Tre, là một trong các hiện tượng do biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng đến điều kiện KT- XH và môi trường sinh thái tại khu vực Xâm nhập mặn xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng gần đây diễn biến mặn trở nên gay gắt kéo dài Mặc dù đã xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi để ngăn mặn nhưng độ mặn trong môi trường đất, nước vẫn ảnh hưởng đến tài nguyên, sinh vật và hoạt động sống của con người nơi đây Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn cả về nồng độ lẫn chiều sâu vào nội địa ở tỉnh Bến Tre đang là vấn đề nóng

và cần phải được quan tâm giải quyết cũng như có biện pháp phòng tránh để phục vụ sản xuất và nguồn nước sinh hoạt ở địa phương Do đó ĐATN được triển khai với mục tiêu nhằm đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn tại ba huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri

và Thạnh Phú), tỉnh Bến Tre và đánh giá qua các năm 2013-2017, dựa trên số liệu đo đạc của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre

Với mục tiêu được đặt ra như vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào đánh giá xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu qua các năm (2013-2017) và kết quả cho thấy quá trình xâm nhập mặn thay đổi theo thời gian qua các năm 2013-2017 và mức độ ngày càng xâm nhập sâu hơn với nồng độ mặn trong nước tăng cao, điển hình

là năm 2016 gần 50% diện tích của ba huyện bị bao phủ bởi độ mặn trên 20 ‰ Vào mùa khô các giá trị độ mặn trong nước tăng cao, trong đó năm 2016 có giá trị độ mặn cao nhất (nồng độ mặn trong nước trung bình năm 2016 là 18 ‰, cao nhất lên đến 30

‰, giá trị độ mặn trung bình trong năm 2013 là 8 ‰, 2014 là 9 ‰, 2015 là 12,4 ‰ và

2017 là 9,5 ‰ ) Tại các khu vực nội đồng, mặn có sự diễn biến xâm nhập sâu khác nhau theo từng năm Năm 2013, nồng độ mặn trong nước tại khu vục nội đồng gần 5

‰ Năm 2014, độ mặn trong nước thấp hơn và dưới 4 ‰ Năm 2015, nồng độ mặn trong nước đo được từ 1,6 ‰ đến 9,4 ‰ Năm 2017, độ mặn trong nước thấp hơn dưới

3 ‰ Nổi bật nhất là năm 2016, nước mặn đã bắt đầu xâm nhập với độ mặn trong nước

từ 5 ‰ đến 16 ‰ và năm 2016là năm cho thấy mức độ của xâm nhập mặn sâu nhất (trong năm 2016 nước mặn 4 ‰ xâm nhập vào cách cửa biển 35-40 km và hầu như toàn bộ diện tích ba huyện bị ảnh hưởng), với độ mặn trong nước như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực (qua khảo sát thông tin từ người dân thì hoạt động sản xuất nông

Trang 7

nghiệp trong năm 2016 của gần 90% hộ dân được khảo sát bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, trong đó hoạt động sản xuất lúa bị thiệt hại nghiêm trọng nhất với 49% hộ dân có năng suất lúa bị thiệt hại, 29% hộ dân có hoạt động trồng dừa bị ảnh hưởng và 22% hộ dân có hoạt động nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng)

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của ĐATN

Bến Tre gồm 1 thành phố và 8 huyện (Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm,

Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó điển hình là ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Đây là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xâm nhập mặn gay gắt kéo dài, độ mặn cao đã khiến cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, cũng như thiệt hại lớn về kinh tế

Xâm nhập mặn đã xuất hiện từ rất lâu và cao điểm nhất là năm 2016, tại khu vực ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đã khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân bị thiệt hại nặng nề Trước ảnh hưởng do biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao và hạn hán vào mùa khô trở nên nghiêm trọng hơn thì nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào bên trong qua hệ thống các kênh, rạch

Bên cạnh đó, xâm nhập mặn là hiện tượng thiên nhiên xảy ra thường niên ở ĐBSCL nói chung và khu vực tỉnh Bến Tre nói riêng, phụ thuộc vào các yếu tố như: dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mê Công; khả năng trữ nước cuối mùa lũ; diễn biến mực nước ven biển; tình trạng sử dụng nước , ngoài những tác động của tự nhiên, các tác động của con người cũng là nguyên nhân làm gia tăng mức độ xâm nhập mặn như: việc khai thác nước ngầm quá mức không theo quy hoạch làm suy kiệt nguồn nước ngầm, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn hán; tình trạng xói lở

bờ biển; cùng với đó là tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm rừng để nuôi thủy sản đã tác động xấu đến diện tích rừng ngập mặn ven biển, do đó làm gia tăng mức độ triều cường và gia tăng tác động của xâm nhập mặn

Trước tình hình đó, cần phải có những nhận định, đánh giá được mức độ của xâm nhập mặn, cũng như thiệt hại mà xâm nhập mặn gây ra Đồng thời cần có những

biện pháp để hạn chế được ảnh hưởng của xâm nhập mặn Do đó, đề tài “Đánh giá

hiện trạng xâm nhập mặn tại ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre” là cần thiết, đề tài

này kết hợp nghiên cứu đánh giá xâm nhập mặn theo không gian và thời gian, kết hợp với đề xuất giải pháp hạn chế xâm nhập mặn cho khu vực và qua đó xây dựng bản đồ

về hiện trạng xâm nhập mặn qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017

Trang 9

2 Mục tiêu của ĐATN

Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn và diễn biến xâm nhập mặn (năm 2017) tại ba huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú), tỉnh Bến Tre, dựa trên

2013-số liệu đo độ mặn của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre

3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

3.1 Nội dung nghiên cứu

Hiện trạng xâm nhập mặn diễn biến hầu hết trên toàn tỉnh Bến Tre, tuy nhiên một số nơi mức độ nhiễm mặn còn ít (Theo thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre (2016),

có khoảng 155/164 xã, phường, thị trấn của tỉnh đều bị nước mặn xâm nhập và sự xâm nhập mặn chỉ với độ mặn 1‰, ranh mặn 1‰ này hầu như đã bao trùm trên phạm vi toàn tỉnh, trừ một số xã đầu nguồn huyện Châu Thành, Chợ Lách) Tuy nhiên, tại những khu vực giáp biển mức độ xâm nhập mặn cao nhất, độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2‰, có khi đỉnh điểm lên tới 20‰ Do đó, để đánh giá được hiện trạng này,

đề tài nghiên cứu tại ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) đây là ba huyện ven biển được dự báo chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là ảnh hưởng rõ nhất, khu vực chịu nhiều tác động của xâm nhập mặn và có mức độ nhiễm mặn cao nhất Do đó, nội dung nghiên cứu của đề tài như sau:

- Tìm hiểu tổng quan về khu vực nghiên cứu: Vị trí địa lí, cấu tạo địa chất khu vực, đặc điểm địa chất thủy văn, điều kiện KT-XH, ĐKTN của khu vực,… Dựa vào

đó, xác định nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp hạn chế tác động của hiện trạng này

- Đánh giá về hiện trạng xâm nhập mặn tại ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri

và Thạnh Phú, dựa trên các số liệu quan trắc giá trị độ mặn của Trung tâm quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre và dựa trên thông tin khảo sát về tình hình xâm nhập mặn cũng như tác động của xâm nhập mặn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu

- Xây dựng bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn qua các năm (2013-2017)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến khu vực ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú thông qua internet, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre:

• Bản đồ hành chính

• Bản đồ địa chất thuỷ văn

• Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

• Điều kiện kinh tế - xã hội

• Cấu tạo địa chất khu vực, đặc điểm địa chất thủy văn

Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã được thực hiện nhằm sử dụng các kết quả

có sẵn để bổ sung các thông tin vào nội dung của bài báo cáo

Thu thập các tài liệu về tình hình xâm nhập mặn tại ba huyện thông qua các báo cáo khoa học, các tạp chí,… các số liệu quan trắc độ mặn tại các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Trung tâm quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre, Trung tâm KT-TV tỉnh Bến Tre,.…

4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa nhằm khảo sát sơ bộ về khu vực ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Khảo sát những khu vực diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp, qua đó chuẩn bị cho lấy phiếu khảo sát thông tin từ người dân tại khu vực nghiên cứu

4.3 Phương pháp lấy phiếu điều tra

Khảo sát thông tin tại những khu vực (xã, ấp, khu vực ven biển hay nơi có nhiều hoạt động nông nghiệp) có mức độ nhiễm mặn tương đối cao, chịu tác động nhiều từ xâm nhập mặn thông qua phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Phiếu khảo sát được lấy tại khu vực ba huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú,

và lấy thông tin từ người dân tại những khu vực có nhiều hoạt động nông nghiệp, tại đây xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đó và vấn đề này sẽ được người dân quan tâm, nên việc cung cấp thông tin sẽ cần thiết

Trang 11

4.4 Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi đã thu thập được các số liệu quan trắc độ mặn qua các năm 2013-2017, các số liệu quan trắc từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Trung tâm quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre, Tiến hành xử lí số liệu và trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ thông qua phần mềm Microsoft excel 2013, SPSS

4.5 Phương pháp thành lập bản đồ

Dựa trên các tài liệu đã thu thập được: Bản đồ hành chính, vị trí quan trắc,.…, tiến hành xây dựng các bản đồ bằng cách sử dụng phần mềm MapInfo 11.5, số hóa dựa trên bản đồ hành chính

- Thành lập bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu từ năm

2013 đến năm 2017

- Thành lập sơ đồ vị trí quan trắc tại khu vực ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre

- Thành lập bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Hiện tượng xâm nhập mặn là quy luật tự nhiên ở các khu vực, lãnh thổ có vùng cửa sông giáp biển Do tính chất quan trọng có liên quan đến hoạt động kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia nên vấn đề tính toán và nghiên cứu đã được đặt ra Trên Thế Giới cũng tiến hành các nghiên cứu, nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước bị xâm nhập mặn, cũng như các tác động đến các hoạt động KT-XH

Theo nghiên cứu của Md Mahmuduzzaman (2014), tại Bangladesh, vấn đề xâm nhập mặn thay đổi theo thời gian và giảm thiểu trong mùa mưa hàng năm (tháng

6 đến tháng 10) do nước mưa đẩy lùi nước mặn ra phía ngoài cửa sông và làm giảm nồng độ mặn tại các vùng ngập nước Mức độ nhiễm mặn cao thường xảy ra hàng năm trong mùa khô (tháng 3 đến tháng 4) Sự gia tăng xâm nhập mặn xảy ra do biến đổi khí hậu Trước tình hình này, việc quản lý xâm nhập mặn là vấn đề cần thiết của Bangladesh, cùng với nhiệm vụ kiểm soát nước mặn bằng việc quản lý các dự án bờ

kè, đập, cống tại các vùng ven biển, từ đó thay đổi nguồn sinh kế và môi trường bền vững của Bangladesh

Ngoài ra, còn các nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Paul M Barlow and Eric G Reichard (2010) về vấn đề xâm nhập mặn ở các vùng ven biển của Bắc Mỹ- Nghiên cứu đã chỉ ra để quản lý xâm nhập mặn, trước hết phải hiểu được mức độ của vấn đề và cơ chế cũng như phương thức diễn ra xâm nhập mặn Nghiên cứu trình bày

về mức độ xâm nhập mặn ở Bắc Mỹ và đưa ra nguyên nhân diễn ra sự xâm nhập mặn Nghiên cứu cũng cho thấy nước mặn xâm nhập vào nhiều vùng ven biển của Hoa Kì, Mexico và Canada, nhưng mức độ xâm nhập của nước mặn khác nhau giữa các khu vực tùy thuộc vào đặc điểm thủy văn Các vùng ven biển của Bắc Mỹ được đặc trưng bởi các dạng địa chất thủy văn và có các dạng địa chất ven biển chủ yếu bùn cát, sỏi có nguồn gốc biển và lục địa, các dạng đá: Cacbonat (chủ yếu là đá vôi), đá cát, đá kết tinh granit

Thay đổi khí hậu là thách thức môi trường lớn nhất mà thế giới ngày nay phải đối mặt Bangladesh là một trong hầu hết các quốc gia dễ bị thiên tai trên thế giới,

Trang 13

trong đó bao gồm xâm nhập mặn Xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Bangladesh có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho việc cung cấp nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu thông qua các con sông ở phía tây và cửa sông Meghna Mặn bắt đầu xuất hiện từ tháng 11 và đạt đến đỉnh điểm vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 Độ mặn giảm khi bắt đầu có gió mùa trong tháng 6 Sự xâm nhập mặn ở phía tây (Malancha, hệ thống sông Pussure Sibsa) cao hơn phía đông (hệ thống sông Baleswar, Biskhali, Buriswar và Tetulia) do dòng chảy nước ngọt có sẵn ở phía đông, nước ngọt ở thượng nguồn càng giảm sẽ làm

độ mặn tăng lên Sự kết hợp giữa mực nước biển dâng và lượng nước ngọt ở thượng lưu sẽ làm độ mặn thay đổi theo không gian và biến động theo thời gian, sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp, thủy sản của vùng ven biển Cụ thể sông Halda là một trong những con sông quan trọng nhất của Bangladesh và là con sông duy nhất cho cá chép

tự nhiên sinh sản, hiện tại không có sự xâm nhập mặn, nhưng nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao và làm cho độ mặn ở sông Halda tăng, trong điều kiện tồi tệ nhất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sản tại khu vực (Akhter, 2012)

Từ các nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề xâm nhập mặn đang được nhiều quốc gia quan tâm, cũng giống như những nghiên cứu tại các khu vực trên, khu vực ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre có những nét tương đồng về đặc điểm địa lí, diễn biến mặn thay đổi theo không gian và thời gian và hiện trạng này tại khu vực tỉnh Bến Tre diễn biến khá phức tạp với mức độ xâm nhập mặn cao nhất thường diễn ra vào mùa khô hàng năm Các yếu tố làm gia tăng mức độ của xâm nhập mặn chủ yếu do đặc điểm thủy văn, chế độ thủy triều, hoạt động của sóng biển,…và lượng nước ngọt

từ thượng nguồn cũng ảnh hưởng đến vấn đề này

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong nước cũng có nhiều đề tài được nghiên cứu, đánh giá xâm nhập mặn, cũng như các tác động của nó đến phát triển KT-XH Các đề tài này đã được triển khai với nhiều quan điểm khác nhau, dựa trên các cơ sở số liệu và kết quả tính toán đã dự báo được diễn biến xâm nhập mặn tại các khu vực nghiên cứu Trong đó có các đề tài như:

Trang 14

đất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất phù hợp Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nội suy từ các điểm quan trắc

độ mặn để thành lập nên bản đồ xâm nhập mặn của huyện Vũng Liêm Bên cạnh đó, thực hiện phỏng vấn nông hộ, thống kê phân tích và xử lý bản đồ bằng GIS Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: độ mặn tại các điểm quan trắc của huyện Vũng Liêm, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế của huyện, các chủ trương, chính sách của địa phương; Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp; phỏng vấn đối với các cán bộ khuyến nông các xã, chuyên viên phòng và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; điều tra nông hộ với 80 phiếu theo quy mô sản xuất phân bố dọc theo tuyến kênh từ sông Cổ Chiên vào nội đồng đối với các vùng có nguy cơ nhiễm mặn

Nghiên cứu của Lê Hữu Thuần (2013), dựa trên các kết quả nghiên cứu, các số liệu quan trắc để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công đưa ra xu thế thay đổi của xâm nhập mặn dưới tác động của BĐKH ở ĐBSCL Nghiên cứu cho thấy tại các vùng cửa sông, hiện tượng phân tầng độ mặn rất ít xảy ra Trong mùa kiệt, độ mặn mặt và đáy gần như bằng nhau trong suốt quá trình triều Trên các con sông: Độ mặn ở khu vực sát bờ cao hơn ở khu vực giữa dòng Độ mặn tăng dần theo độ sâu Độ mặn thay đổi dọc sông và giảm dần về phía thượng lưu Và nghiên cứu cũng nhận định rằng chiều dài xâm nhập trên các nhánh sông phụ thuộc vào cường độ thủy triều và lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ

về, ở các nhánh sông phụ thuộc vào tỷ lệ phân nước Trong nội đồng các vùng xâm nhập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt động khai thác sử dụng nước, chế độ vận hành các công trình kiểm soát lũ, triều và các công trình ngăn mặn Dựa trên các kịch bản BĐKH, dòng chảy mùa cạn ở ĐBSCL có khả năng liên tục tăng Về nguyên tắc, điều này sẽ có tác dụng hạn chế sự xâm nhập mặn Trong khi đó, mực nước biển dâng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình gia tăng chiều dài xâm nhập với nồng độ mặn trong nước trên 4‰ Trong 50 năm tới, khoảng 47% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi độ mặn 4‰ và có tới 64% diện tích ảnh hưởng bởi độ mặn 1‰

Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2012), đã phác thảo các dự đoán về sự xâm nhập mặn đến năm 2020 và 2050 và kết quả được thể hiện qua bản đồ dự đoán xâm nhập mặn với các ranh giới mặn 4 ‰, 10 ‰ và 20 ‰ Trong năm 2020, độ mặn 4 ‰ sẽ bao

Trang 15

gồm hầu như tất cả các huyện Thạnh Phú và Ba Tri, trong khi khoảng một nửa của huyện Bình Đại sẽ bị ảnh hưởng Đến năm 2050 dự báo chỉ ra rằng tất cả ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre sẽ bị bao phủ bởi ranh giới mặn 4 ‰, một phần lớn sẽ được bao phủ ở ranh giới mặn 10 ‰ và phần nhiều sẽ được bao phủ bởi ranh giới mặn 20 ‰ Xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động nông nghiệp và các hệ sinh thái ven biển của tỉnh Bến Tre Nghiên cứu cho thấy, ranh giới các khu vực nước mặn, nước lợ và nước ngọt thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào mức lên xuống của thủy triều, mùa và thủy văn ở thượng nguồn Độ mặn trong các cửa sông dao động trong khoảng 3-17‰, đặc biệt là trong mùa khô Đồng thời, do mức độ cao về hoạt động canh tác nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải trên khu vực cửa sông, chất lượng nguồn nước đã giảm và dần thay đổi đáng kể hàng năm

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

Tài nguyên nước: “Bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và

nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Luật tài nguyên nước, 2012)

Nước mặt: “Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo” (Luật tài nguyên

nước, 2012)

Quan trắc môi trường: “Là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi

trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường” (Luật bảo vệ môi trường, 2014)

Xâm nhập mặn: Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt” (Lê Xuân Định, 2016)

Độ mặn: “Sự nhiễm mặn nước dưới đất, nước mặt ở một số vùng ven biển

đang được các nhà địa chất, địa lý, nhà quan trắc môi trường quan tâm Độ mặn là tổng hàm lượng muối tan trong một kg nước, thường được xác định bằng các máy đo độ mặn chuyên dụng” (Nguyễn Thị Nhung, 2015)

Trang 16

1.3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.3.1 Vị trí địa lí

Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm tiếp giáp với biển Đông Tỉnh Bến Tre có đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố (Thành phố Bến Tre – trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh) và 8 huyện (Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) Tỉnh Bến Tre có tọa độ địa lý nằm trong giới hạn từ 9o48' đến 10o20' vĩ độ Bắc và từ 106o48' đến

105o57' kinh độ Đông (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2016)

Khu vực ba huyện ven biển của tỉnh (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) nằm trên

4 nhánh sông chính: Cổ Chiên, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Mỹ Tho Ba huyện này nằm ở phía Đông của tỉnh Bến Tre, có ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh và phía Tây giáp các huyện (Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam)

Tổng diện tích tự nhiên của ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú là 120.390,9 ha, chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên trên toàn tỉnh, đường bờ biển kéo dài trên 65 km Tiềm năng NTTS tại khu vực khá lớn , tổng diện tích NTTS là 36.770,5

ha, thích hợp nuôi các loại như: cá, tôm, cua, nghêu, sò,… (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2016)

1.3.2 Khí hậu – Thủy văn

- Khí hậu: Tỉnh Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích

đạo và chịu ảnh hưởng của biển Do tỉnh Bến Tre có đặc điểm bề mặt địa hình là những vườn dừa, vườn cây rộng lớn và những cánh đồng đan xen, cùng với nền nhiệt đới gió mùa đã tạo nên sự tương đồng về khí hậu, không có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian giữa các huyện, các vùng ven biển và xa biển (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2016)

Nhiệt độ: Tỉnh Bến Tre có nền nhiệt cao và ổn định (trung bình năm 27,3oC) Nhiệt độ trong ngày cao nhất vào lúc trưa (35,8oC) và thấp nhất lúc rạng sáng (17,6oC) Tháng nóng nhất vào tháng 4, tháng 5 (29oC); tháng mát nhất là tháng 1, tháng 3 (25-27 oC)

Độ ẩm: Khu vực có độ ẩm tương đối khá cao, tháng có giá trị độ ẩm thấp nhất

là tháng 12 và tháng 1 (thấp nhất tuyệt đối: 41%, ven biển: 50%)

Trang 17

Nắng: Số giờ nắng trung bình 8,9 giờ

Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 4,4 mm

Bảng 1.1 Lượng bốc hơi và số giờ nắng tại tỉnh Bến Tre

Lượng bốc hơi trung bình

Số giờ nắng trung bình

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng – Thủy văn tỉnh Bến Tre)

Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (giai đoạn có mưa chuyển mùa

thường từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5, đôi khi giai đoạn này không rõ rệt mà chỉ có vài trận mưa rào báo hiệu chính thức bước vào mùa mưa) Lượng mưa trung bình năm

từ 1.307mm đến 2.005mm

Gió: Có hai mùa gió chính: Vào mùa khô, gió Đông và Đông Nam; vào mùa

mưa, gió Tây và Tây Nam (vận tốc gió là 24 m/s) Ngoài ra, còn có gió chướng (hướng Đông – Đông Bắc, bắt đầu tháng 12 đến tháng 4 năm sau) – là nguyên nhân làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa

- Thủy văn: Khu vực có nguồn nước mặt khá dồi dào, có nhiều hệ thống sông

ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000km, phân bố trên 4 nhánh sông chính: Mỹ Tho (83km), Ba Lai (59km), Hàm Luông (71km) và Cổ Chiên (82km) Với đặc điểm này thuận lợi cho giao thông thủy, cũng như tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, tuy nhiên đặc điểm này sẽ gây trở ngại cho giao thông bộ, đồng thời dễ làm cho mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2016)

Sông Mỹ Tho (sông Tiền Giang gồm Cửa Đại và Cửa Tiểu): Hướng chảy từ

Tây sang Đông, có chế độ bán nhật triều, lưu lượng lớn (mùa mưa: 6.480 m3/s, mùa khô: 1.598 m3/s) Về mùa khô thường bị nhiễm mặn với hàm lượng muối có khi lên đến 2,3 g/l, mặn thường xâm nhập sâu theo sông Cửa Đại

Trang 18

Sông Ba Lai: Hướng chảy từ Tây sang Đông qua trung tâm thị xã song song với

sông Mỹ Tho, lưu lượng mùa mưa: 240 m3/s, mùa khô: 59 m3/s Vào mùa khô, sông

Ba Lai cũng bị nhiễm mặn, mặn xâm nhập vào theo kênh Giao Hòa-An Hóa

Sông Hàm Luông: Nằm ở rìa phía Tây Nam tỉnh Bến Tre, lưu lượng mùa mưa:

3.360 m3/s, mùa khô: 829 m3/s Các trạm đo mặn được đặt trên hệ thống sông Hàm Luông (An Thuận, Phú Khánh, Sơn Đốc, Mỹ Hóa, Vàm Mơn)

Sông Cổ Chiên: Có lưu lượng vào mùa mưa: 2.880 m3/s và mùa khô: 710 m3/s Trên hệ thống sông này cũng đặt các trạm đo mặn ở: Bến Trại, Hương Mỹ, Thành Thới

Thủy văn nội đồng: Tại khu vực dòng chảy trên các sông được cung cấp bởi

lượng nước ngọt từ hệ thống sông Mê Công qua nhánh sông Tiền đổ về hàng năm Ngoài ra, dòng chảy còn chịu sự ảnh hưởng của thủy triều biển Đông theo cửa sông xâm nhập sâu vào đất liền làm cho hình thái dòng chảy khá phức tạp

Chế độ triều: Thủy triều biển Bến Tre tương đối lớn Ngoài biển, biên độ triều

có thể trên 4m, khi vào trong sông biên độ triều giảm dần, đến vùng thượng lưu tại Chợ Lách biên độ triều lớn nhất trong năm giảm chỉ còn ở mức trung bình khoảng 2,6m

Triều cường lớn nhất vào tháng 11, 12 và nhỏ nhất tháng 5,6 (dương lịch) Mực nước lớn nhất hàng năm xuất hiện vào tháng 10, 11, 12 và nhỏ nhất tháng 6,7 Chế độ dòng chảy trong các sông còn chịu ảnh hưởng của gió chướng và mưa tại chỗ

Sóng: Sóng chủ yếu theo hướng Đông Bắc, Đông, Đông Nam Sóng giảm từ

ngoài khơi vào bờ với chu kì sóng từ 3 – 6 s (từ 0,3 – 1,5 m)

Hệ thống sông rạch cùng với dòng chảy nhỏ, lưu lượng thấp, địa hình bằng phẳng kết hợp với hướng sóng đánh vuông góc bờ biển làm cho thủy triều dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền

1.3.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Bến Tre có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng ra biển (cao độ bình quân 1 - 2m) Hầu hết bề mặt của tỉnh được bao bọc bởi sông nước, với hệ thống sông ngòi chằng chịt làm cho

bề mặt bị chia cắt mạnh Các nhánh sông lớn chia địa hình thành 3 cù lao lớn: Cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa Trong khu vực còn có các dạng địa hình như: Cồn

Trang 19

cát (phân bố thành tuyến, hình cánh cung) nằm ở ven biển, các giồng cát cao (1 – 5 m), rải rác những cồn cát xen kẽ ruộng vườn

Tỉnh Bến Tre được chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng địa hình thấp (dưới 1m, 6,7% diện tích); Vùng địa hình trung bình (1 – 2m, 87,5%); Vùng có địa hình cao (2 – 3,5m, có nơi cao trên 5m, 5,8%) Đặc điểm địa hình tại khu vực với phần lớn độ cao dưới 2m, đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến quá trình xâm nhập mặn Với những dạng địa hình thấp và tương đối bằng phẳng (bảng 1.2), vào mùa khô mặn sẽ dễ dàng theo dòng triều xâm nhập vào sâu bên trong

Địa hình có khuynh hướng bồi tụ tại các cửa sông Ba Lai và Cổ Chiên theo hướng Đông – Đông Nam, do tác động của dòng hải lưu ven bờ và phù sa từ sông đổ

ra (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2016)

Bảng 1.2 Diện tích tỉnh Bến Tre phân theo cao độ

Thống Miocen, phụ thống trung – thượng Hệ tầng Bến Tre (N 1 2-3 bt)

Các trầm tích trong hệ tầng này có độ sâu 584 – 654,5 m Nguyễn Ngọc Hoa và cộng sự đã xác lập nên hệ tầng này vào năm 1990 trên phạm vi tỉnh Bến Tre Thành phần của trầm tích: Phía trên phủ bởi một lớp bất chỉnh hợp của các trầm tích hệ tầng

Trang 20

bột kết màu xám xanh, xám nâu, lên trên là lớp cát kết hạt vừa tới mịn, màu xám nhạt, xám vàng (ranh giới dưới chưa thấy rõ) Trầm tích này có tuổi địa chất: Miocen giữa muộn (N12-3)

Thống Miocen, phụ thống thượng Hệ tầng Phụng Hiệp (N 1 ph)

Lê Văn Cự đã xác lập hệ tầng Phụng Hiệp lần đầu vào năm 1983 Các trầm tích này được hình thành trong môi trường dòng chảy kiểu châu thổ, cửa sông khá ổn định dựa trên các đặc điểm của trầm tích và đặc điểm cổ sinh Được xếp vào tuổi Miocen muộn

Thống Pliocen, phụ thống hạ Hệ tầng Cần Thơ (N 2 ct)

Lê Đức An và đồng nghiệp xác lập hệ tầng này vào năm 1981 Hệ tầng này có chế độ trầm tích khá ổn định, có kiểu tướng biển nông ven bờ chuyển qua châu thổ cửa sông Có tuổi địa chất giả định trong khoảng Neogen

Thống Pliocen, phụ thống thượng Hệ tầng Năm Căn (N 2 nc)

Nguyễn Ngọc Hoa xác lập hệ tầng này vào năm 1990 Các trầm tích ở đây có sự xen kẽ giữa hạt thô và hạt mịn, do được hình thành trong cảnh quan biển nông ven bờ, cửa sông, nơi dòng chảy có sự thay đổi mang tính chu kì Hệ tầng này có độ tuổi giả định vào khoảng Pliocen muộn – Pleistocen sớm (N2 – Q1)

• Hệ đệ tứ

Thống Pleistocen, phụ thống hạ, đới giữa Hệ tầng Bình Minh (aQ 1 bmh)

Nguyễn Ngọc Hoa và đồng nghiệp đã xác lập hệ tầng này vào năm 1990 Trầm tích ở đây kém ổn định về cấp hạt lẫn độ dày Trầm tích được hình thành trong cảnh quan cửa sông tam giác châu, có sự thiếu ổn định về động thái dòng chảy, thể hiện sự đan xen giữa tướng bãi bồi và tướng lòng Hệ tầng này thuộc pha đầu của chu kì Pleistocen, sau thời kì gián đoạn cuối Neogen – đầu Đệ Tứ

Thống Pleistocen, phụ thống hạ, đới trên Hệ tầng Cà Mau Trầm tích biển (mQ 1 cm)

Nguyễn Ngọc Hoa và đồng nghiệp đã xác lập nên hệ tầng này Thành phần của trầm tích: Cát kết hạt mịn lẫn bột, cuội sỏi, một số nơi có xen kẹp lớp sét bột phân lớp

từ vừa đến mỏng, thường có màu xám tro, xám sẫm chứa nhiều mảnh vụn thực vật với mức độ hóa than khá cao Độ sâu của hệ tầng 135 – 184 m, phía trên được phủ bởi lớp bất chỉnh hợp hệ tầng Long Toàn, được chuyển tiếp từ hệ tầng Bình Minh Trầm tích

Trang 21

đặc trưng cho tướng biển nông ven bờ, nơi ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi động thái dòng chảy

Thống Pleistocen, phụ thống trung – thượng Hệ tầng Long Toàn Trầm tích biển (mQ II-III lt)

Nguyễn Ngọc Hoa xác lập hệ tầng này vào năm 1983 Thành phần trầm tích ở đây khá ổn định, chủ yếu gồm: Cát hạt trung, mịn có lẫn ít sạn sỏi (bề dày trầm tích ít thay đổi, dao động trong khoảng trên dưới 50 m) Trầm tích hình thành trong cảnh quan biển ven bờ, đới ngập mặn cửa sông Không thể xác định được tuổi của hệ tầng này

Thống Pleistocen, phụ thống thượng, đới trên Hệ tầng Long Mỹ Trầm tích biển (mQ III 3 lm)

Nguyễn Ngọc Hoa và cộng sự xác lập hệ tầng này vào năm 1990 Trầm tích ở đây hình thành trong cảnh quan biển, ven biển Có tuổi Pleistocen muộn

1.3.5 Đặc điểm địa chất thủy văn

Tỉnh Bến Tre được phân thành 8 tầng chứa nước dựa trên cấu trúc địa chất, thành phần thạch học, đặc điểm thủy lực, các nguồn hình thành trữ lượng, chất lượng nước, Đặc điểm địa chất thủy văn có dạng chứa nước là nước chứa trong lỗ hỏng, được chia thành các đơn vị ĐCTV (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2016)

• Tầng chứa nước Holocen

Được thành tạo bởi các trầm tích hạt thô của trầm tích Holocen đa nguồn gốc, phân bố khắp tỉnh Bến Tre, phần lớn lộ ra trên mặt (đáy tầng có độ sâu 10 – 40,5m)

Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát mịn, bùn cát, bùn sét, xen các lớp bột sét bão hòa nước Tầng chứa nước có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo

Trang 22

hướng giảm dần đều từ đầu xuống cuối mùa Trong mùa mưa, mực nước dao động khá mạnh và thường đạt giá trị lớn nhất vào cuối mùa mưa

Tầng chứa nước được cung cấp bởi nước sông, nước mưa và hướng thoát nước

ra sông và biển nên có quan hệ thủy lực với nước sông, biển Nước trong tầng có loại hình hóa học chủ yếu là: Clorur, Clorur - Bicarbonat, Bicarbonat - Clorur và Bicarbonat

• Tầng chứa nước Pleistocen trên

Tầng chứa nước Pleistocen trên có diện phân bố khá rộng (phân bố hầu như khắp tỉnh Bến Tre), chiều dày trung bình (trung bình 38,9m), phần diện tích nước nhạt không đáng kể, phần còn lại là nước lợ và mặn Tầng chứa nước có xu thế chìm dần về phía Đông, Đông Nam, nằm dưới các thành tạo rất nghèo nước Pleistocen trên và phủ lên các thành tạo rất nghèo nước Pleistocen giữa - trên

Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến trung lẫn ít sỏi nhỏ Khả năng chứa nước của tầng thay đổi từ giàu đến nghèo Nước trong tầng có loại hình hóa học chủ yếu là Clorur và Clouar – Bicarbonat

• Tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên

Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên có diện phân bố rộng (phân bố rộng khắp tỉnh Bến Tre, không lộ ra trên mặt), bề dày khá lớn (trung bình 47,5m), khả năng chứa nước trung bình; không có diện tích chứa nước nhạt (mặn hoàn toàn)

Tầng chứa nước nằm trên các thành tạo rất nghèo nước Pleistocen dưới và được tạo nên bởi các trầm tích hạt thô của tầng Pleistocen giữa – trên Tầng có độ giàu nước trung bình

Thành phần đất đá gồm: Cát sạn sỏi màu xám tro; cát mịn đến trung lẫn sạn sỏi

và cuội nhỏ màu xám, xám vàng; cát pha sạn sỏi, chứa vỏ sò; cát pha bột sét

• Tầng chứa nước Pleistocen dưới

Tầng chứa nước Pleistocen dưới là tầng giàu nước, có diện phân bố rộng (phân

bố rộng khắp tỉnh Bến Tre, không lộ ra trên mặt), có bề dày khá lớn (trung bình 25,9m), chỉ chứa nước lợ và nước mặn Tầng chứa nước được tạo nên bởi các trầm tích hạt thô của tầng Pleistocen dưới Tầng chứa nước nằm dưới các thành tạo rất nghèo nước trầm tích Pleistocen dưới và nằm trên các thành tạo rất nghèo nước Pliocen giữa

Trang 23

Thành phần đất đá chủ yếu: Cát mịn đến trung thô lẫn ít sạn sỏi màu xám, chứa mùn thực vật, vỏ sò, một vài nơi xen kẹp các lớp bột, cát bột, bột sét

• Tầng chứa nước Pliocen giữa

Tầng chứa nước Pliocen giữa có diện phân bố rộng (phân bố rộng khắp tỉnh Bến Tre, không lộ ra trên mặt), bề dày khá lớn (trung bình 57,7m), khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, nước bị lợ và mặn Tầng chứa nước không có nước nhạt (nước mặn chiếm ưu thế)

Tầng chứa nước được tạo nên bởi các trầm tích hạt thô của tầng Pliocen giữa, nằm trên các thành tạo rất nghèo nước Pliocen dưới và nằm trực tiếp dưới các thành tạo rất nghèo nước Pliocen giữa

Thành phần thạch học: Cát mịn đến trung, thô, chứa sạn sỏi màu xám tro

• Tầng chứa nước Pliocen dưới

Tầng chứa nước Pliocen dưới có diện phân bố rộng (phân bố khắp tỉnh Bến Tre), bề dày lớn (trung bình 46,7m), khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, diện tích nước nhạt chỉ chiếm diện tích nhỏ của tỉnh (phần diện tích còn lại, nước bị lợ đến mặn)

Tầng chứa nước được thành tạo bởi các trầm tích hạt thô của tầng Pliocen dưới, nằm trực tiếp dưới các thành tạo địa chất rất nghèo nước của tầng Pliocen dưới

Thành phần thạch học bao gồm: Cát sạn gắn kết chắc; cát lẫn sạn sỏi, xen bột; cát bột xen kẹp sét màu xám xanh, xi măng

• Tầng chứa nước Miocen trên

Tầng chứa nước Miocen trên có diện phân bố rộng (phân bố rộng khắp, không

lộ ra trên mặt), bề dày lớn (trung bình 57,4m), khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, diện tích nước nhạt chỉ chiếm diện tích nhỏ của tỉnh; phần diện tích còn lại, nước

Trang 24

• Tầng chứa nước Miocen giữa – trên

Tầng chứa nước Miocen giữa – trên có diện phân bố rộng khắp (không lộ ra trên mặt), là tầng nằm sâu nhất được phát hiện ở Bến Tre cho đến nay Chiều dày chứa nước trung bình của tầng đã khống chế được là 71,3m

Tầng chứa nước được thành tạo bởi các trầm tích hạt thô có tuổi Miocen giữa – trên, nằm trực tiếp dưới các thành tạo địa chất rất nghèo nước của tầng Miocen giữa – trên

1.3.6 Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre,

- Kinh tế - xã hội

Kinh tế: Tỉnh Bến Tre với chiều dài bờ biển 65km nên thuận lợi cho việc đánh

bắt và nuôi trồng thủy sản và là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với nguồn tài nguyên biển phong phú (tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể,… ) Bên cạnh đó, còn là vùng đất phù sa trù phú, là vựa lúa lớn của ĐBSCL, nhiều loại nông sản mang hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 57.267 ha Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều cơ sở kinh doanh, sản xuất các sản phẩm từ dừa hình thành, giúp nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân, đồng thời góp phần đáng kể vào ngân sách địa phương Diện tích cây ăn trái toàn tỉnh 29.000 ha, sản lượng 303.206 tấn, với nhiều loại cây ăn quả

có giá trị kinh tế (nhãn, sầu riêng, măng cụt, bưởi, chôm chôm,… )

Trang 25

Tại huyện Bình Đại, diện tích trồng lúa 4.793 ha (20.000 tấn), diện tích trồng dừa 6.007,65 ha (sản lượng 53 triệu trái/năm), các loại cây màu khoảng 1.145 ha và diện tích nuôi trồng thủy sản 18.000 ha; tại huyện Ba Tri, diện tích trồng lúa 3.405 ha, diện tích nuôi trồng thủy hải sản đạt 5.213 ha; tại huyện Thạnh Phú, tổng diện tích gieo trồng lúa 13.480 ha (sản lượng 53.430 tấn), diện tích trồng dừa 4.400 ha (sản lượng 41 triệu trái/năm), diện tích nuôi trồng thủy sản 16.771 ha

Xã hội: Theo niên giám thống kê năm 2016, toàn tỉnh Bến Tre có 64,5% dân số

trong độ tuổi lao động Bên cạnh đó, toàn tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề (hàng năm tỉnh đã đào tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động, với tỷ lệ qua đào tạo chiếm 36%) Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và 3.000 học sinh bước bào các trường Đại học, Cao đẳng

1.3.7 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến

Tre, 2016)

- Tài nguyên nước mặt và nước ngầm: Tỉnh Bến Tre có nguồn tài nguyên

nước mặt và nước ngầm khá phong phú, tuy nhiên nguồn nước ngọt hạn chế (trên 3/4 diện tích toàn tỉnh bị nhiễm mặn từ 2 – 3 tháng đến quanh năm và có khuynh hướng ngày càng sâu và kéo dài hơn) Do tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi và mặn xâm nhập nên các tầng nước ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm

- Tài nguyên đất: Toàn tỉnh Bến Tre có tổng diện tích tự nhiên là 236.019,82

ha Trong đó đất nông nghiệp chiếm 76,86%; đất phi nông nghiệp chiếm 23,10%; còn lại là đất chưa sử dụng chiếm 0,04%

Trong đó, huyện Bình Đại có tổng diện tích tự nhiên là 40.458,05 ha, chiếm 17,14% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; huyện Ba Tri có tổng diện tích tự nhiên là 35.581,75 ha, chiếm 15,08% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; huyện Thạnh Phú có tổng diện tích tự nhiên là 44.351,06 ha, chiếm 18,79% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

- Tài nguyên rừng: Ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre với đặc điểm tự nhiên

là vùng có khí hậu nhiệt đới và tiếp giáp biển nên trên địa bàn thuận lợi phát triển cả 3 loại rừng: Rừng ngập mặn, rừng nước lợ và rừng tự nhiên

Trang 26

Khu vực cửa sông Ba Lai: Là nơi có độ mặn trong đất và nước tương đối cao, gây ảnh hưởng đến sự phân bố và thành phần các loài cây ngập mặn như bần trắng, mắm trắng, cốc vàng, quần xã giá, tra

Khu vực cửa sông Hàm Luông: Có độ mặn cao hơn các nhánh sông khác Bao gồm các loại cây nước lợ điển hình như bần chua, ô rô gai, cóc kèn, cò mui

- Tài nguyên biển ven bờ: Nguồn lợi thủy sản của ba huyện được hình thành

từ hệ sinh thái của sông Mê Công, cùng với hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới nên tính

đa dạng sinh học cao Nguồn lợi cá biển rất phong phú (cá Mối, cá Chỉ Vàng, cá Nục,

cá Liệt, cá Đù, cá Trác,…) Nguồn lợi nhuyễn thể (nghêu, sò huyết,…) xuất hiện tự nhiên tại các vùng bãi triều cửa sông, ven biển với sản lượng thu hoạch hàng năm tương đối lớn

Nguồn lợi thủy sản vùng nước ven bờ tỉnh Bến Tre:

Nguồn lợi nghêu: Trữ lượng từ 48.400 – 96.000 tấn (khả năng khai thác tối ưu 26.700 – 54.000 tấn /năm), tập trung tại các bãi Thới Bình – Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận (huyện Ba Tri), Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú)

Nguồn lợi cá, tôm, mực, cua, ghẹ ven bờ: Trữ lượng tại các cùng nước ven bờ thuộc vùng phụ cận tỉnh Bến Tre có độ sâu từ 30 – 35 m (trữ lượng tôm, mực, cua, ghẹ: 4.476 – 5.595 tấn; trữ lượng cá 14.668 – 18.482 tấn)

Nguồn lợi thủy sản vùng nước xa bờ tỉnh Bến Tre:

Tổng trữ lượng hải sản xa bờ (không kể Trường Sa) là 1.065.000 – 1.195.000 tấn, khả năng khai thác là 543.000 – 631.000 tấn/năm

Trang 27

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU

Để có cơ sở thực hiện đồ án tốt nghiệp, cũng như nhằm mục đích thực hiện nghiên cứu, đề tài đã đã thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan trong và ngoài nước, các số liệu cần thiết để hoàn thành nội dung cũng như mục tiêu đã đề ra

- Thu thập các tài liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre: Báo cáo

về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực tỉnh Bến Tre; báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên tại tỉnh Bến Tre; các tài liệu địa chất khu vực, đặc điểm địa chất thủy văn tại khu vực Từ những tài liệu đã thu thập được, tham khảo, tổng hợp lại để

hoàn thành bài báo cáo

- Thu thập các thông tin của Phòng NN&PTNT huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, về hoạt động nông nghiệp tại ba huyện để nắm bắt tình hình thiệt hại cũng như mức độ ảnh hưởng do xâm nhập mặn gây ra

- Thu thập các báo cáo kết quả quan trắc môi trường, cũng như các số liệu quan trắc về chất lượng nước mặt (giá trị độ mặn) của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre (từ năm 2013 – 2017)

- Thu thập bản đồ hành chính của tỉnh Bến Tre tỷ lệ 1:50.000

- Tham khảo các tạp chí, luận văn, các báo cáo khoa học trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu (tạp chí khoa học của trường Đại học Cần Thơ, tạp chí Khoa học và Công nghệ,…) Ngoài ra, còn tham khảo thêm các tài liệu ngoài nước có liên quan đến đề tài

- Tham khảo thông tin về tình hình xâm nhập mặn của toàn tỉnh Bến Tre nói chung và khu vực ba huyện ven biển nói riêng qua các trang web của Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Bến Tre, Trung tâm Khí thượng – Thủy văn tỉnh Bến Tre

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Khảo sát thực địa là phương pháp cần thiết, nhằm khảo sát sơ bộ đặc điểm của khu vực cần nghiên cứu Đồng thời thông qua khảo sát thực địa, làm cơ sở cho việc xác định số lượng phiếu khảo sát và thiết kế những thông tin cần thiết cho phiếu khảo

Trang 28

Bên cạnh đó, khảo sát các vị trí quan trắc nước mặt và các tuyến đê, đập ngăn mặn trữ nước ngọt tại khu vực nghiên cứu để có những nhận định, đánh giá thực tế về tác động của xâm nhập mặn

2.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu khảo sát được thành lập để thu thập thông tin của người dân về tình hình xâm nhập mặn, cũng như mức độ thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra cho các hoạt động nông nghiệp tại khu vực Khảo sát thông tin tại những khu vực (xã, ấp, khu vực ven biển hay nơi có nhiều hoạt động nông nghiệp) có mức độ nhiễm mặn tương đối cao, chịu tác động nhiều từ xâm nhập mặn thông qua phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Khảo sát được tiến hành trên 80 hộ dân thuộc các xã trên địa bàn ba huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bình Đại 30 phiếu, Ba Tri 25 phiếu và Thạnh Phú 25 phiếu) và chủ yếu tập trung vào hộ dân canh tác nông nghiệp là chủ yếu, bởi khi xâm nhập mặn diễn ra sẽ tác động đến hoạt động canh tác đó, đồng thời xâm nhập mặn diễn

ra hàng năm, các hộ dân này thường xuyên đối mặt với xâm nhập mặn, nên các thông tin về tần suất, thời gian xuất hiện của hạn mặn vừa qua sẽ cần thiết

Cơ sở lựa chọn phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát được xây dựng đựa trên đề tài

nghiên cứu, nhằm đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn, tác động của xâm nhập mặn đến các hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt của người dân Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được đặt ra dựa trên mục tiêu của đề tài, tham khảo thông tin từ cộng đồng Phiếu khảo sát được lấy tại những khu vực có nhiều hoạt động nông nghiệp, tại đây xâm nhập mặn

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đó và vấn đề này sẽ được người dân quan tâm, nên việc cung cấp thông tin sẽ cần thiết

Phiếu khảo sát thăm dò ý kiến của người dân gồm 2 phần:

- Phần 1: Thông tin về người được phỏng vấn, phần này là thông tin cá nhân của người dân, nhằm tìm hiểu các thông tin như: Họ, tên; địa chỉ; nghề nghiệp; trình

độ văn hóa,…

- Phần 2: Thông tin cần khảo sát Các câu hỏi ở phần này bao gồm các nội dung: Thông tin về hiện trạng xâm nhập mặn (chu kì, tần suất, thời gian diễn ra xâm nhập mặn, mức độ về tình hình xâm nhập mặn so với những năm trước, …); thông tin

về thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra đối với các hoạt động nông nghiệp (thiệt hại về

Trang 29

năng suất lúa, sản lượng dừa, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh giá theo % mức

+ Đối với phiếu thăm dò ý kiến của cộng đồng, tổng hợp lại và được xử lí, phân tích bằng phần mềm thống kê mô tả SPSS

Quy trình xử lí phiếu khảo sát:

- Sau khi lấy thông tin khảo sát → Lọc những thông tin cần thiết → Nhập dữ liệu vào SPSS → Mã hóa thông tin (hình -PL.2)

- Sau khi nhập dữ liệu và mã hóa thông tin khảo sát → Từ giao diện SPSS chọn Graphs → Chọn Chart Builder →Xuất kết quả dưới dạng biểu đồ (hình -PL.2)

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xử lí phiếu khảo sát bằng SPSS

2.5 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

Tiến hành số hóa bản đồ dựa trên bản đồ hành chính của tỉnh Bến Tre thông qua phần mềm MapInfo 11.5

Trang 30

+ Dựa trên số liệu về vị trí quan trắc tại khu vực nghiên cứu đã thu thập được, dùng phần mềm Surfer 11 để xử lí và xuất dữ liệu qua phần mềm MapInfo, để xây dựng sơ đồ vị trí quan trắc tại khu vực ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre, tỷ lệ 1:500.000

+ Thành lập các bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu qua các năm từ 2013 – 2017, với tỷ lệ 1:500.000, dựa trên bản đồ nền sau khi đã số hóa từ bản đồ hành chính Từ số liệu tọa độ và độ mặn của 20 vị trí quan trắc được thu thập trong cùng thời điểm: 3 vị trí nằm trên các nhánh sông chính (Mỹ Tho, Hàm Luông và

Cổ Chiên), 4 vị trí nằm giáp biển, 13 vị trí nằm trên các nhánh sông, kênh rạch dẫn vào nội đồng Từ đó tiến hành nội suy không gian thông qua phần mềm Surfer 11 để xác định các đường xâm nhập mặn

Thực hiện nội suy đường xâm nhập mặn bằng phương pháp Kriging (với khoảng cách lưới là X = 500, Y = 500, XMIN = 580000, XMAX = 620000, YMIN

=1085000, YMAX =1140000) Độ tin cậy của kết quả nội suy được so sánh với bản đồ xâm nhập mặn của Trung tâm Khí tượng – Thủy văn tỉnh Bến Tre

Trang 31

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 HIỆN TRẠNG XÂM NHẬP MẶN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Báo cáo dựa trên số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre, các

vị trí quan trắc được chọn từ khu vực nội đồng đến khu vực ven biển (từ Tây Bắc sang Đông Nam), độ mặn do trung tâm quan trắc đo được từ năm 2013 đến năm 2017, với tần suất đo đạc 2 lần/năm: Lần 1 vào tháng 3 (mùa khô) và lần 2 vào tháng 10 (mùa mưa) Các vị trí quan trắc tại ba huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú được trình bày qua bảng 3.1, và được thể hiện qua sơ đồ vị trí quan trắc

Bảng 3.1 Vị trí quan trắc tại khu vực nghiên cứu

TT KHM Địa điểm lấy mẫu Kinh độ Tọa độ Vĩ độ Mô tả vị trí lấy mẫu

1 NM-1 Xã Châu Hưng - H Bình Đại 30’25,8” 106o 14’41,5” 10o

Nằm trên nhánh sông dẫn vào khu vực nội đồng, gần chợ Châu Hưng

2 NM-2 xã Thới Lai- H Vàm Ông Hổ -

Bình Đại

106° 32’

6,48” 10°12’ 30,6”

Nằm trên nhánh sông dẫn vào khu vực nội đồng, khu vực tập trung dân cư

4 NM-4

Sông Bình Thắng- H Bình Đại

5 NM-5

Cửa Đại (cảng

cá Bình Thắng) – H Bình Đại

Ba Lai, xung quanh là ruộng lúa của hộ dân

7 NM-7 (xã Thừa Đức) - Biển Bình Đại

H Bình Đại

106°46’01,7”

10°

10’27,5”

Vị trí giáp biển, thuộc biển Bình Đại, hoạt động chủ yếu nuôi trồng thủy sản

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Anh Tuấn - Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre, Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ (2012) 77-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre
3. Lê Hữu Thuần - Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL, Cục Quản lý Tài nguyên nước (2013) 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL
5. Lê Xuân Định - Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó, Bộ khoa học và công nghệ (2016) 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó
6. Nguyễn Quốc Hậu - Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (2017) 64-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long
7. Nguyễn Thị Nhung - Nghiên Cứu Chế Tạo Bộ Thử Nhanh (Kit) Độ Mặn, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2015) 142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Chế Tạo Bộ Thử Nhanh (Kit) Độ Mặn
8. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Báo cáo đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bến Tre (2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bến Tre
9. Trung tâm quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre, Kết quả quan trắc chất lượng nước (2013 – 2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả quan trắc chất lượng nước
17. Akhter, Hasan S. and Khan Z.H. - Impact of climate change on saltwater intrusion in the coastal area of Bangladesh, Proc. 8th International, (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of climate change on saltwater intrusion in the coastal area of Bangladesh
16. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam: http://www.siwrr.org.vn Tài liệu tiếng Anh Link
2. Luật bảo vệ môi trường, do Quốc hội ban hành, thông qua ngày 17-7-2014 Khác
4. Luật tài nguyên nước, do Quốc hội ban hành, thông qua ngày 21-6-2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w