1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các nguồn xả của các khu hoặc cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh bình thuận

83 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

37 CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC NGUỒN XẢ CỦA CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ..... Chính vì vậy, việc khảo sát hiện trạng môi trường nước tạ

Trang 1

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT

ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

3 PHẠM VI 2

4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 5

1.2 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 8

1.3 CÁC TÁC ĐỘNG DO Ô NHIỄM TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 14

1.3.1 Đặc trưng nước thải thủy hải sản 14

1.3.2 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm 15

1.3.3 Các tác động của ô nhiễm môi trường nước 16

1.4 CÁC QUY ĐỊNH VỀ XẢ THẢI RA MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 18

Trang 2

1.4.1 Các yêu cầu về quy hoạch và công nghệ 18

1.4.2 Quản lý nước thải 18

1.4.3 Quan trắc, thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường 19

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 20

2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN 20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 32

2.2.1 Cảng cá Phan Thiết 32

2.2.2 Cụm công nghiệp Chế biến hải sản Phú Hài 32

2.2.3 Khu chế biến cá cơm Mũi Né 33

2.2.4 Khu chế biến cá cơm Kê Gà 34

2.2.5 Cảng cá Phan Rí Cửa 35

2.2.6 Cảng cá La Gi 35

2.2.7 Khu Nam cảng cá Phan Thiết 36

2.3 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 37

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC NGUỒN XẢ CỦA CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 40

3.1 CÁC ĐIỂM LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH 40

3.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI 7 ĐIỂM TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI 42

3.2.1 pH 42

3.2.2 TSS 43

3.2.3 COD 45

3.2.4 BOD5 47

3.2.5 Amoni 49

Trang 3

3.2.6 Clorua 51

3.2.7 Tổng Coliform 53

3.3 NHẬN XÉT CHUNG 55

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 58

4.1 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 58

4.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN MÀ CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN NÊN QUAN TÂM THỰC HIỆN 62

4.3 HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 63

4.4 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 64

4.4.1 Biện pháp chính sách pháp luật 64

4.4.2 Biện pháp quản lý bằng công cụ kinh tế 65

4.4.3 Biện pháp đào tạo, nâng cao nhận thức 66

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 67

1 KẾT LUẬN 67

2 KIẾN NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 70

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

BTNMT Bộ tài nguyên – Môi trường

BVMT Bảo vệ môi trường

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm hệ thống xử lý nước thải của 7 khu/cụm chế biến thủy hải sản 37Bảng 3.1 Vị trí và kí hiệu các điểm quan trắc 40

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình sản xuất và dòng thải kèm theo của loại hình sản xuất nước mắm

10

Hình 1.2 Quy trình chế biến thủy sản khô và dòng thải 11

Hình 1.3 Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh và dòng thải 13

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bình Thuận 20

Hình 2.2 Khu vực tiếp nhận nước thải cảng cá Phan Thiết 32

Hình 2.3 Khu vực tiếp nhận nước thải cụm chế biến thủy hải sản Phú Hài 33

Hình 2.4 Khu vực tiếp nhận nước thải khu chế biến cá cơm Mũi Né 34

Hình 2.5 Khu vực tiếp nhận nước thải khu chế biến cá cơm Kê Gà 34

Hình 2.6 Khu vực tiếp nhận nước thải Cảng cá Phan Rí Cửa 35

Hình 2.7 Khu vực tiếp nhận nước thải Cảng cá LaGi 36

Hình 2.8 Khu vực tiếp nhận nước thải khu Nam Cảng cá Phan Thiết 37

Hình 2.9 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 38

Hình 3.1 Vị trí các điểm quan trắc trong đề tài 41

Hình 3.2 Diễn biến độ pH tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 42

Hình 3.3 Diễn biến độ pH tại vùng biển ven bờ cách điểm tiếp nhận 200m 42

Hình 3.4 Diễn biến độ pH tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 43

Hình 3.5 Diễn biến nồng độ TSS tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 43

Hình 3.6 Diễn biến nồng độ TSS tại vùng biển ven bờ cách điểm tiếp nhận 200m 44

Hình 3.7 Diễn biến nồng độ TSS tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 45

Hình 3.8 Diễn biến nồng độ COD tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 46

Hình 3.9 Diễn biến nồng độ COD tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 47

Hình 3.10 Diễn biến nồng độ BOD5 tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 47

Hình 3.11 Diễn biến nồng độ BOD5 tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 49

Hình 3.12 Diễn biến nồng độ Amoni tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 50

Hình 3.13 Diễn biến nồng độ Amoni tại vùng biển ven bờ cách điểm tiếp nhận 200m

50 Hình 3.14 Diễn biến nồng độ Amoni tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 51

Trang 7

Hình 3.15 Diễn biến chỉ số Clorua tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 52Hình 3.16 Diễn biến chỉ số Clorua tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 52Hình 3.17 Diễn biến nồng độ Tổng Coliform tại 7 điểm tiếp nhận nước thải 53Hình 3.18 Diễn biến nồng độ Tổng Coliform tại vùng biển ven bờ cách điểm tiếp nhận 200m 54Hình 3.19 Diễn biến nồng độ Tổng Coliform tại vùng nước sông cách điểm tiếp nhận 200m 55Hình 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản đề xuất 60

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, môi trường và ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Tuy nhiên, môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi Nguồn gốc của sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội Các hoạt động này một mặt có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống con người, mặt khác lại gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái các môi trường thành phần

Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường chỉ mới trong giai đoạn đầu, phần lớn các quy trình cũng như thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sản xuất gia tăng nhưng yếu tố môi trường chưa được chú trọng Trước thực trạng môi trường và sức ép của chính quyền, các cộng đồng dân cư thì nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã có những biện pháp và phương hướng để giảm lượng chất thải hoặc xử lý chúng trước khi thải ra môi trường

Ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành giàu tiềm năng của nước

ta Với bờ biển dài, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, khí hậu nhiệt đới, ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản là một lợi thế của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của đất nước

Tuy nhiên, đi kèm với giá trị kinh tế đóng góp được, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh ra trong quá trình nuôi trồng và đặc biệt là chế biến thủy hải sản ở Việt Nam cũng thực sự đáng báo động Do đặc điểm công nghệ là sơ chế từ nguyên liệu thô, ngành chế biến thủy hải sản cần một lượng nước khá lớn, trung bình khoảng 50-70 m3nước/tấn sản phẩm, dẫn đến sự hình thành một số lượng nước thải gần tương đương Bình Thuận được biết đến là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, với chiều dài bờ biển khoảng 192 km, diện tích lãnh hải 52.000 km2

là 1 trong những ngư trường lớn của cả nước, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành đánh bắt và chế biến thủy sản đã

có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ngành Thủy sản tại Bình Thuận phát triển mạnh kéo theo nhu cầu về nơi neo đậu, cập bến, thu mua, chế biến hải sản, tránh trú bão cho các tàu thuyền tại các địa bàn chủ lực như thành phố Phan Thiết, thị trấn Phan Rí Cửa - huyện Tuy Phong, thị xã La Gi Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 250 cơ sở chế biến cá cơm, hải sản, kho đông lạnh tập trung chủ yếu tại 4 cảng cá và khu vực chế biến cá cơm như Mũi Né, Kê Gà và khu chế biến hải sản Phú Hài Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, quy hoạch không

Trang 9

đồng bộ gây ra mặt trái của nó là tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm trầm trọng đến nước biển ven bờ, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh Chính vì vậy, việc khảo sát hiện trạng môi trường nước tại các điểm tiếp nhận nước thải của khu/cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh để hoàn thiện hơn các

kế hoạch và giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nước Đó là lý do em chọn đề tài

“Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các nguồn xả của các khu/cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tình Bình Thuận”

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các nguồn xả của các khu/cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm

 Điểm tiếp nhận nước thải Nam Cảng Cá Phan Thiết

 Điểm tiếp nhận nước thải khu chế biến thủy hải sản Phú Hài

 Điểm tiếp nhận nước thải khu chế biến cá cơm Mũi Né

 Điểm tiếp nhận nước thải khu chế biến cá cơm Kê Gà

 Điểm tiếp nhận nước thải Cảng cá La Gi

 Điểm tiếp nhận nước thải Cảng cá Phan Rí Cửa

4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

 Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản

 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận

 Tổng quan về các Khu/cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

 Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các nguồn xả của các khu/cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

Trang 10

5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

a Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu

Phương pháp lấy mẫu: tiến hành lấy mẫu nước thải tại các điểm tiếp nhận nước thải của Cảng cá Phan Thiết, Khu Nam cảng cá Phan Thiết, Cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản Phú Hài vào tháng 8, 9, 10, 11

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: phương pháp phân tích theo các tiêu chuẩn Việt Nam được tiến hành tại Phòng phân tích môi trường của Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Thuận (địa chỉ: A41 Đại lộ Hùng Vương – TP Phan Thiết – Bình Thuận) Tiến hành phân tích các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, tổng coliform

TSS: TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh

COD: TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD)

BOD5: TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea

Tổng coliform: TCVN 6187-1:2009 Chất lượng nước – Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform

b Phương pháp nghiên cứu, thu thập, tổng hợp tài liệu

Thu thập các thông tin về: Điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên, kinh tế xã hội

Các số liệu về hiện trạng môi trường, công nghệ sản xuất, biện pháp bảo vệ môi trường của các khu/cụm chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Các số liệu quan trắc nước thải tại các điểm tiếp nhận nước thải của Cảng cá La

Gi, Cảng cá Phan Rí Cửa, Khu chế biến cá cơm Mũi Né, Khu chế biến cá cơm Kê Gà tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11; Cảng cá Phan Thiết, Khu Nam cảng cá Phan Thiết, Cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản Phú Hài vào tháng 5, 6, 7 của các chỉ tiêu pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, tổng coliform Cảng cá Phan Thiết, Khu Nam cảng cá Phan Thiết, Cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản Phú Hài vào tháng 8, 9, 10, 11 của các chỉ tiêu pH, NH4+, Cl-

c Phương pháp xử lý số liệu

Trang 11

Số liệu được thu thập và lập bảng, vẽ biểu đồ để làm cho việc so sánh đánh giá số liệu môi trường giữa các khu/cụm chế biến thủy hải sản và quy chuẩn môi trường rõ ràng hơn và từ đó minh họa cho hiện trạng môi trường nước tại các nguồn xả dưới dạng hình vẽ

d Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực tế tại 7 khu/cụm chế biến thủy hải sản lớn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhằm thu thập số liệu về tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường

e Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Trong suốt quá trình thực hiện, đề tài được góp ý và bổ sung chỉnh sửa nhiều lần thông qua giáo viên hướng dẫn

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt cũng như chịu sự chi phối của các yếu tố như gió, mưa, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật nên tạo điều kiện hình thành dòng chảy với hệ thống sông ngòi dày đặc Không kể đến các sông suối thì tổng chiều dài của các con sông là 141.000 km Theo thống kê của Bộ Thủy sản thì hiện nay Việt Nam có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi có thể dùng cho nuôi trồng thủy sản Ngoài ra còn có khoảng 544.500.000 ha ruộng trũng và khoảng 56.200.000 ha hồ dùng để nuôi cá Tính đến nay cả nước xây dựng được 650 hồ, đập vừa và lớn, 5.300

hồ và đập nhỏ với dung tích xấp xỉ 12 tỉ m3, đặc biệt chúng ta có nhiều hồ thiên nhiên

và nhân tạo rất lớn như hồ Tây (10-14 triệu m3), hồ thác Bà (3000 triệu m3), hồ Cầm Sơn (350 triệu m3)

Mục tiêu cụ thể của ngành thủy sản là duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 6%/năm trong đó, giá trị khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân trên 3%/năm; giá trị nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân trên 8%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 6%/năm

Ngoài ra, cũng hướng tới việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trước mắt

và lâu dài, giảm tỷ lệ đói nghèo, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 lần so với năm 2010 Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Cụ thể, ngành phấn đấu đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản ở mức 2,4-2,6 triệu tấn/năm (bao gồm sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn, sản lượng khai thác hải sản 2,2-2,4 triệu tấn); thực hiện giảm tỷ trọng sản lượng khai thác ven bờ từ 52% (1,2 triệu tấn) hiện nay xuống còn khoảng 36,4% (0,8-0,87 triệu tấn) vào năm 2020

Về tàu thuyền khai thác, ngành tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, ngư lưới cụ, ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất cho ngư dân, kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an ninh quốc phòng trên biển; thực hiện cơ cấu tàu thuyền khai thác theo hướng giảm dần tàu cá khai thác ở

Trang 13

biển ven bờ có công suất nhỏ dưới 20 CV và tăng dần loại tầu có công suất trên 90 CV; phát triển đội tàu khai thác xa bờ tham gia khai thác ở vùng biển xa và khai thác hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực với số lượng khoảng 4.500 tàu chủ yếu đến từ các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ Những hoạt động chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, nó đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản

Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ Bình Thuận trở vào; trong đó mạnh hơn cả là các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, với giá trị hàng năm trên 20 tỷ đồng Những vùng đánh cá biển mạnh nhất là Kiên Giang (trên 100 nghìn tấn/năm), sau

đó là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận (50 – 60 nghìn tấn/năm)

Nghề nuôi trồng và đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu, Sóc Trăng thành phố Hồ Chí Minh (từ 10 – 20 nghìn tấn/năm) Riêng tôm thì tập trung cao nhất

ở Cà Mau với sản lượng hàng năm trên 25 nghìn tấn, chiếm 70% sản lượng tôm cả nước

Các vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau

1.1.1 Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa

Mặc dù thói quen của người Việt Nam chủ yếu sử dụng sản phẩm thủy sản tươi sống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng từ năm 2001 đến nay, sản phẩm thủy sản qua chế biến tiêu thụ nội địa không ngừng tăng lên, từ 277 ngàn tấn năm 2001 đến 680 ngàn tấn năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10.5%/năm, giá trị tăng 20,1%/năm

Trang 14

Sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một nâng cao, giá bán ngày càng cao hơn

Số lượng các doanh nghiệp chế biên thủy sản nội địa tăng nhanh và cơ cấu giữa chế biến truyền thống và chế biến thủy sản đông lạnh cũng thay đổi để thích nghi với

sự thay đội nhu cầu thị trường nội địa

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đều vừa tập trung chế biến xuất khẩu vừa kết hợp dây chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng tiêu thụ nội địa

Cơ cấu sản phẩm chế biến thay đổi mạnh Năm 2001, nước mắm chiếm 50% sản lượng và 31% giá trị, thủy sản đông lạnh chiếm tương ứng 12,9% và 17,6%, còn lại là

cá khô, bột cá, mực khô, tôm khô… Đến năm 2010 thủy sản đông lạnh đã tăng trưởng mạnh và chiếm 28,4% về sản lượng và 35% về giá trị Sản lượng và giá trị nước mắm vẫn tăng, nhưng chỉ còn chiếm 34,7% sản lượng và 21,3% về giá trị Bên cạnh đó, nhờ

có phụ phẩm từ chế biến cá tra nên sản lượng và giá trị bột cá tăng mạnh, chiếm 24,6% về sản lượng và 12,9% về giá trị

1.1.2 Chế biến thủy sản xuất khẩu

Trong giai đoạn 2001 – 2015, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng nhanh về cả giá trị và khối lượng Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt 6,57 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ trọng

Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2013

Trong giai đoạn này, có sự phân khúc rõ rệt về phân bố và quy mô các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu theo vùng Có trên 80% sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu từ các tỉnh thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng chưa đến 1,5%

Quy mô công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị của các dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh chỉ đạt 50 – 70%: đây là hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư, trình độ quy hoạch còn xa thực tế

Về sản phẩm chế biến xuất khẩu: trước đây chỉ xuất khẩu các sản phẩm dạng đông block, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng tăng, đến nay ước đạt

Trang 15

khoảng 35% Các sản phẩm sushi, sashimi, surimi đã có mặt ở hầu hết các nhà máy CBTS XK

Các nhà máy sáng tạp nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp dẫn, có giá trị, đồng thời khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến

Một xu hướng mới là chế biến phụ phẩm đạt hiểu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn và giảm thiểu tác động đến môi trường: nhiều nhà máy nghiên cứu nhập day chuyện công nghệ đồng bộ chế biến phụ phẩm cá để sản xuất dầu cá và bột cá chất lượng cao

1.1.3 Sản xuất nguyên liệu

Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng tôm nuôi không ngừng tăng, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt trên 692.000 ha với sản lượng trên

596.000 tấn

Đến năm 2015, cả nước có khoảng 160 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu tôm, tập trung chủ yếu ở Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang), với tổng công suất chế biến đạt gần 1 triệu tấn sản phẩm/năm

Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 95 thị trường, với tổng giá trị đạt gần 3

tỷ USD, một số thị trường chủ lực của tôm Việt Nam là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico

Trong những năm qua, ngành hàng cá tra có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp lớn cho phát triển ngành thuỷ sản nói chung cũng như vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Chỉ trong thời gian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần, sản lượng đạt trên 1,4 triệu tấn Đây là ngành kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,56 tỷ USD vào năm 2015

Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 1.150.500 tấn trong năm 2013, tăng hơn 50 lần Sản lượng cá tra năm 2015 đạt 1,22 triệu tấn với diện tích khoảng 5.000 ha

1.2 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

Do đặc thù của nghề chế biến thủy hải sản nên nguyên liệu sản xuất nước mắm, ruốc là cá cơm, tôm, tép và nguyên liệu sản xuất hải sản đông lạnh là cá, tôm, cua, mực…

Trang 16

Các nguyên liệu để chế biến thủy hải sản được thu mua từ các thuyền đánh bắt, nguyên liệu mua về được đưa thẳng về cơ sở sản xuất

Chất thải từ ngành chế biến nước mắm, ruốc:

 Nước thải từ quá trình chế biến sản xuất nước mắm, ruốc chứa thành phần ô nhiễm bao gồm protein, lipit, TSS, N, P… Nước thải xuất phát từ quá trình rửa nguyên liệu rửa bán thành phẩm quá trình rửa dụng cụ, nhà xưởng và hóa chất dùng trong quá trình tẩy rửa

 Mùi, khí thải chứa NH3, CO, H2S, SO2, NO2… Các chất khí này đến từ quá trình nấu phá bã dùng than đốt Khí thải từ quá trình phân hủy các chất rắn hữu

cơ thải từ quá trình chế biến

 Chất thải rắn: Bã chượp, than đốt… từ quá trình sơ chế nguyên liệu và nấu phá

Chất thải từ ngành chế biến thủy sản khô:

 Nước thải từ quá trình rửa nguyên liệu và nhà xưởng, dụng cụ Nước thải chứa các thành phần ô nhiễm là protein, lipit, TSS, N, P… Sau khi xả thải ra môi trường thì protein, lipit trong nước thải có thể bị phân hủy tạo ra sự ô nhiễm amoni, photpho và dầu mỡ động vật Hàm lượng COD và BOD5 rất cao trong nước thải là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu khi thải nước thải thủy sản ra môi trường

 Chất thải rắn: Các loại bao bì, nguyên liệu, mùi gia vị ướp tẩm, khí thải của các loại chất đốt…

 Mùi đặc trưng của nguyên liệu, mùi gia vị ướp tẩm, khí thải của các loại chất đốt…

 Chất thải từ ngành chế biến thủy sản đông lạnh có sơ chế:

 Nước thải chứa chất ô nhiễm protein, lipit, TSS, N, P,… tạo ra từ quá trình rửa nguyên liệu và nhà xưởng, dụng cụ chế biến

 Phế thải bao gồm đầu, vây, nội tạng, ruột,… từ quá trình sơ chế

 Khí thải bao gồm các loại khí đông lạnh và mùi của sản phẩm sơ chế

Sau đây là quy trình sản xuất và dòng thải của một số hoạt động sản xuất chế biến thủy hải sản tại địa bàn nghiên cứu:

Quy trình sản xuất và dòng thải kèm theo của loại hình sản xuất nước mắm:

Trang 17

Hình 1.1 Quy trình sản xuất và dòng thải kèm theo của loại hình sản xuất nước

mắm

Quy trình chế biến nước mắm tại các khu/cụm chế biến thủy, hải sản như sau:

Hải sản tươi (chủ yếu là cá) sau khi được thu mua về sẽ tập trung, rửa sạch và phân loại, thải bỏ những con bị hỏng, ươn… tiếp đó cá nguyên liệu sẽ được sơ chế: bỏ ruột, vây, mang… Cá sau khi sơ chế sẽ được tẩm ướp muối Chất rắn phát sinh từ công đoạn này gồm có: cá nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn bị thải bỏ, vây, mang, ruột cá…

Cá nguyên liệu sau khi được tẩm ướp muối sẽ được bổ sung muối và nước vào, khuấy trộn đều để các nguyên liệu ngấm đều muối và nước Toàn bộ hỗn hợp này được chuyển tới các dụng cụ để tiến hành chượp muối Thời gian ủ kéo dài từ 7-8 tháng tùy vào thời tiết và độ lớn của các nguyên liệu

Trang 18

Sau thời gian chượp muối, nguyên liệu lúc này đã phân hủy mềm nhuyễn sẽ đến giai đoạn kéo rút Nghĩa là tách bã thải và nước mắm đã thành phẩm Nước mắm thành phẩm được đóng gói vào các chai lọ có dung tích khác nhau Chất thải rắn từ công đoạn này là bã thải

Sau đây là quy trình chế biến thủy sản khô và dòng thải:

Hình 1.2 Quy trình chế biến thủy sản khô và dòng thải

Quy trình chế biến thủy sản khô tại các khu/cụm chế biến thủy, hải sản như sau: Nguyên liệu tươi (tôm, cá, mực ) sau khi được thu mua sẽ được tập trung tuyển lựa để loại bỏ nguyên liệu thiu, ươn Nguyên liệu lớn (cá to, mực, tôm) sau khi được tuyển lựa sẽ rửa sạch và đem đi sơ chế loại bỏ đầu, vây, mang, ruột Các loại cá nhỏ:

cá cơm, các trích sẽ để nguyên cả con Chất thải rắn sinh ra trong quá trình này gồm: đầu, vây, mang, ruột hải sản Hải sản sau khi được sơ chế, sẽ qua công đoạn định hình

để tạo hình nguyên liệu khi thành phẩm Chất thải rắn sinh ra trong quá trình này là

Trang 19

nguyên liệu rơi vãi, mảnh vỡ nguyên liệu Tiếp đó nguyên liệu sẽ được ngâm, tẩm ướp các gia vị (muối, ớt, tương, đường ) để ngấm gia vị

Nếu sản phẩm là hải sản khô đơn thuần thì sẽ bỏ qua công đoạn này và được đưa đến khu vực sấy, phơi khô

Nguyên liệu sau khi được phơi hoặc sấy khô sẽ được đem bao gói và đưa đi tiêu thụ Sử dụng ánh sáng mặt trời để làm khô tôm trong vòng từ 2-3 ngày Nếu không đủ ánh sáng mặt trời thì sử dụng lò nướng hoặc lò sấy, nhiệt tăng dần dần từ thấp đến cao

Từ sơ đồ quy trình sản xuất, dòng thải kèm cho thấy các nguồn thải có những đặc điểm sau:

Đối với nước thải: có hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng rất lớn Nước thải ở đây chủ yếu là từ quá trình xử lý nước thải

Đối với khí thải và mùi: loại hình này chủ yếu là mùi hôi phát tán từ quá trình phơi, sấy

Đối với chất thải rắn: chất thải rắn phát sinh từ quá trình xử lý nguyên liệu và định hình, chủ yếu là vây, ruột hải sản,…

Trang 20

Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh:

Hình 1.3 Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh và dòng thải

Các sản phẩm đông lạnh dạng tươi bao gồm: Tôm, cá, mực, bạch tuộc, ghẹ, nghêu…Các sản phẩm này đucợ cấp đông dạng khối (block) hoặc dạng nguyên con (IQF) bằng tủ đông tiếp xúc, hầm đông gió hoặc băng chuyền Sau đó bảo quản sản phẩm trong kho đông lạnh ở nhiệt độ dưới -180C

Phân loại, rửa sạch (phân hạng, phân cỡ, cân đo)

Xếp khuôn, cấp đông (dạng block, IQF)

Bảo quản sản phẩm (t0 <-200C, tôm cá mực,…block,TQF)

Tách khuôn, bao gói (vào túi PE, đóng hộp cacton)

Trang 21

Đặc điểm của công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh là nguyên liệu sử dụng phải đảm bảo độ tươi, không có dấu hiệu ươn, tương đối đồng đều về mặt kích thước và nguyên vẹn không dập nát Nhu cầu sử dụng nguyên liệu thường dao động từ 1,4 đến

3 tân/tấn sản phẩm đối với các loại cá, tôm, mực, bạch tuộc Lượng nước sử dụng khoảng 30 – 80 m3/tấn sản phẩm với chế độ dụng nước gần như liên tục trong suốt quá trình chế biến

1.3 CÁC TÁC ĐỘNG DO Ô NHIỄM TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

1.3.1 Đặc trưng nước thải thủy hải sản

Nước thải chế biến thủy hải sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc

từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo Ngoài ra, nước thải chế biến thủy hải sản còn chứa các thành phần như: chất rắn không hòa tan, chất rắn

lơ lửng, các vi sinh vật; có mùi hôi, hàm lượng BOD5, COD, Amoni rất cao,

 TSS: Trong nước thải từ các cơ sở chế biến thủy sản có chứa các chất rắn không hòa tan, các mãnh vụn thủy sản do quá trình chế biến tạo ra như: xương

cá, vẫy, đầu tôm… Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước

và tàu bè…

 Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản là dễ

bị phân hủy Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo…Khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước

do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy chất hữu cơ Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm,

cá Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp

 Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ Tất cả các hiện tượng trên

Trang 22

gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước

 Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước

là nguồn ô nhiễm đặc biệt Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh

lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính

 BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước BOD5 có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật

 COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật

 Cl- là anion chính trong nước thiên nhiên, nó biểu thị độ mặn của nước Clorua cao không gây độc hại cho sức khỏe nhưng độ mặn hiện diện làm cho nước khó

sử dụng trong sinh hoạt

 Các hợp chất chứa Nitơ: sự hiện diện các hợp chất chứa Nitơ dạng này hay dạng khác trong nước là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước Khi chỉ có mặt NH4+ mà không có NO2- chứng tỏ nguồn nước vừa mới bị ô nhiễm; Khi có sự hiện diện đồng thời NH4+ và NO2-, thời gian ô nhiễm

ở giai đoạn đầu đã chấm dứt và đang chuyển qua giai đoạn trung gian; khi không còn NH4+ mà có mặt nitrit và nitrat nghĩa là sự ô nhiễm đã diễn ra từ lâu

và trong thời gian đó đồng thời diễn ra quá trình tự làm sạch của nước

1.3.2 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm

Nước thải là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất trong công nghiệp chế biến thủy hải sản, bao gồm: nước thải trong quá trình sản xuất, nước thải vệ sinh nhà xưởng, nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt: gồm nước thải từ nhà vệ sinh công cộng, nước rửa tay công nhân, nhà ăn…Nước thải này chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, dầu mỡ, vi trùng…tỉ trọng chiếm từ 10% - 15% tổng lượng nước thải của cơ sở Tuy nước thải

Trang 23

sinh hoạt có mức độ ô nhiễm không cao nhưng cũng cần được xử lý để đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

Nước thải vệ sinh nhà xưởng: đây là lượng nước thải sau khi sử dụng cho việc về sinh nhà xưởng, các trang thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, vệ sinh kho lạnh, thiết

bị cấp đông…Thành phần của loại nước thải này bên cạnh việc có chứa các chất hữu

cơ giàu đạm, lipit…của nguyên liệu thủy sản còn chứa cáca thành phần của các hóa chất tẩy rửa, khử trùng đã được sử dụng trong quá trình vệ sinh Lượng nước thải này trong thực tế thường được thải cùng với nước thải sản xuất

Nước thải trong quá trình sản xuất: lượng nước thải này chiếm tỷ trọng lớn nhất

và có mức độ ô nhiễm cao nhất trong các loại nước thải của cơ sở chế biến thủy sản (80 – 90%) Nước thải sản xuất bao gồm:

Nước thải trong quá trình sản xuất: Rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm…Nước thải này chứa máu, nhớt, thịt vụn, tạp chất có hàm lượng chất hữu cơ giàu đạm của nguyên liệu thủy sản và các loại hóa chất tẩy rửa được sử dụng

Nước làm mát thiết bị, nước kỹ thuật, tách khuôn…chứa dầu mỡ bôi trơn

Ngoài ra nước thải sản xuất còn được pha Clorine (Canxi hypoclorat) để khử trùng và bảo quản sản phẩm

Mức độ ô nhiễm nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô sản xuất, đối tượng sản phẩm, công nghệ sản xuất, các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

1.3.3 Các tác động của ô nhiễm môi trường nước

a Sức khỏe con người

Chất lượng môi trường nước có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người Chất lượng nước biển ven bờ tại Cảng cá La Gi, Nam Cảng cá, Khu chế biến Cá cơm Mũi né, Cá cơm Kê Gà đã có dấu hiệu ô nhiễm, một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn cho phép rất nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe ngư dân và người dân sống lân cận Ô nhiễm không khí tại các khu/cụm chế biến thủy hải sản có nguồn gốc chủ yếu là mùi hôi tanh từ quá trình thu mua nguyên liệu, chế biến thủy hải sản và sản xuất nước mắm, mắm ruốc; ô nhiễm nguồn nước do lượng nước thải của các khu/cụm hầu hết còn chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra biển ven bờ hoặc sông

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại các khu/cụm chế biến thủy hải sản Tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng tăng, tập trung vào một số bệnh như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt

Trang 24

Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các khu/cụm tác động đến môi trường đất, nước ngầm, nước mặt, không khí; con người tiếp xúc qua đường ăn uống, tiếp xúc qua da làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe con người

Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ở đây là vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, nước thải

và chất rắn Khi trời nắng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc Đặc biệt, lượng lớn nước thải của các khu chế biến thủy hải sản chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ và mật độ coliform cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, môi trường đất Vì vậy, các bệnh phổ biến của các khu/cụm chế biến thủy hải sản là bệnh ngoài da, hô hấp và đường ruột

Mặt khác, chế biến thủy hải sản không tách rời khu dân cư nên môi trường bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến những người tham gia sản xuất mà cả những người sống xung quanh Mức độ ảnh hưởng của từng người phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Sự ô nhiễm môi trường đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hằng ngày và tới sức khỏe cộng đồng Vì vậy, những giải pháp kết hợp đồng bộ, kịp thời để cải thiện, bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển là rất cần thiết Điều này cần được nhận thức sâu sắc ngay từ nơi sản xuất và toàn thể cộng đồng thì mới duy trì lâu bền giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống

b Phát triển kinh tế - xã hội

Nước biển bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và chất lượng sống của người dân Đặc biệt là dân cư sống trong hai khu vực chế biến Cá cơm Mũi Né và Kê Gà vào mùa sản xuất phải sống chung với mùi hôi thối từ nước thải xả ra của các cơ sở chế biến

Nguồn nước bị ô nhiễm sản lượng đánh bắt ven bờ, nuôi trồng hải sản giảm, do đó dẫn tới giảm thu nhập của ngư dân Như vậy, tác động trực tiếp đến cuộc sống và nhu cầu sống của họ

Ngoài ra, tại các cụm chế biến thủy hải sản ô nhiễm còn làm mất vẻ mỹ quan của địa phương, bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến khách du lịch, chất lượng nước biển ven bờ tại các khu du lịch xung quanh bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch của địa phương

c Hệ sinh thái, các thành phần và yếu tố môi trường khác

Chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái ven

bờ Chất lượng nước biển thấp ảnh hưởng đến cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ

Trang 25

sinh thái, tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên, sự cân bằng sinh thái của khu vực

Ô nhiễm nước là mối đe dọa nghiêm trọng tới đa dạng sinh học và các hệ sinh thái Tác động của ô nhiễm nước đến hệ sinh thái ven bờ rõ rệt nhất Nước biển ven bờ

bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy và làm suy giảm da dạng sinh học biển và phá hủy môi trường sống của các sinh vật đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển

1.4 CÁC QUY ĐỊNH VỀ XẢ THẢI RA MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

1.4.1 Các yêu cầu về quy hoạch và công nghệ

Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở chế biến thủy sản (dưới đây gọi tắt là chủ cơ sở) khi tiến hành xây dựng mới hoặc mở rộng cơ sở chế biến thủy sản của mình cần phải:

Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển thủy sản đã được Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt

Thực hiện thiết kế, bố trí mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, bao gồm cả hệ thống xử

lý chất thải nhằm bảo đảm hoạt động của cơ sở đạt được các chỉ tiêu quy định về môi trường

Lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường của cơ sở và khu vực xung quanh

Chủ các cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện một hay một số các biện pháp cần thiết có thể là: di dời đến địa điểm mới theo quy hoạch, tiến hành nâng cấp nhà xưởng, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn,

xử lý nước thải… bảo đảm đạt các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường liên quan đến cơ sở chế biến thủy sản

1.4.2 Quản lý nước thải

Chủ cơ sở phải có biện pháp thu gom nước thải và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở hoặc của các khu công nghiệp, khu chế biến thủy sản tập trung, bảo đảm nước thải trước khi thải ra môi trường tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu quy định theo tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của cơ sở phải bảo đảm không làm ô nhiễm đất, nước ngầm, nước ao hồ và sông ngòi xung quanh

Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Trang 26

 Sử dụng quy trình công nghệ phù hợp với loại nước thải cần xử lý

 Đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải ra từ cơ sở

 Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép

 Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí dễ kiểm tra, giám sát

và theo đúng quy định về xả nước thải

 Vận hành được ngay khi cơ sở hoạt động

 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn

 Chủ quản hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

 Phải có giấy phép xả thải ra môi trường

1.4.3 Quan trắc, thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường

Chủ cơ sở hay chủ quản khu chế biến thủy sản tập trung có trách nhiệm thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường và các tác động môi trường do hoạt động của cơ

sở, khu chế biến thủy sản tập trung gây ra Thực hiện quan trắc môi trường tại cơ sở, hoặc khu chế biến thủy sản tập trung bao gồm:

Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý, không khí tại các khu vực sản xuất xác định trước

Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn chất thải rắn, nước thải, khí thải của cơ sở, khu chế biến thủy sản tập trung

Chủ cơ sở, chủ quản khu chế biến thủy sản tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về chất thải rắn, nước thải, khí thải của cơ sở, khu chế biến thủy sản tập trung

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bình Thuận

(Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận, 2016)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận

Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng

Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông

Trang 28

Tọa độ địa lý từ: 10o33’42” đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc

107o23’41’’ đến 108o52’18’’ kinh độ Đông

Với tổng diện tích tự nhiên 7.828,46 km2, dân số 1,3 triệu người (mật độ 137 người/km2

) Bình thuận có 9 huyện, thành phố (111 xã, phường, thị trấn) Trong đó có

5 huyện miền núi và 1 huyện đảo Phú Quý (cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam và là một vị trí có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển trong đề án chiến lược Biển Đông – Trường Sa của đất nước)

Tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý

b Địa hình

Tỉnh Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam khoảng 160 km đường chim bay, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km Phía Bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam có các dải đồi cát (động cát) chạy dài Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển Nhìn chung địa hình phân chia phức tạp, sông suối thường ngắn và dốc Toàn tỉnh chia ra làm 4 loại địa hình chính sau đây:

 Vùng núi trung bình và cao (độ cao trên 500m): Chủ yếu tập trung ở phía Bắc

và Tây Bắc của tỉnh, chiếm 31,65% diện tích tự nhiên (248.599 ha), có độ dốc cao, địa hình phức tạp, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu

 Vùng đồi cát ven biển (có độ cao 100 đến dưới 200m): Gồm các đồi cát đỏ, trắng, vàng phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân Địa hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22 % điện tích tự nhiên (143.11 ha)

c Thủy văn

Tỉnh Bình Thuận có lượng mưa trung bình phổ biến từ: 920 ÷ 2715mm, riêng Liên Hương – huyện Tuy Phong và Bàu Trắng – huyện Bắc Bình có lượng mưa trung bình thấp hơn, đạt: 680 ÷ 770mm Song lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trung

Trang 29

bình nhiều năm cũng tương đối cao, đạt: 1350 ÷ 1415mm Do vậy, dòng chảy nước mặt được sản sinh từ mưa ở một số nơi trong tỉnh thấp hơn lượng bốc thoát hơi gây tình trạng thiếu hụt nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch môi trường nước

Bình Thuận có 7 con sông chính chảy qua là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái (sông Quao), sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà Tổng diện tích lưu vực các sông là 9.880km2, tổng chiều dài các sông suối là 663 km

Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn Tỉnh có bốn sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty

Sông Lòng Sông phát nguyên từ dãy núi ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc - Nam dọc theo ranh giới hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm Sông này dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra đến cửa biển)

Sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Tuyên Đức Từ nguồn đến ranh giới quận Hòa Đa, sông chảy theo hướng Bắc-Nam, dài 40 cây số; rồi rẽ ra đến biển, sông chảy theo hướng Tây - Đông và dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, vào mùa mưa thường gây lụt lội

Sông Cái phát nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua địa phận Thiện Giáo, rồi chảy theo hướng Bắc - Nam và dài khoảng 40 cây số

Sông Cà Ty phát nguồn từ cao nguyên phía Tây và chảy theo hướng Đông-Nam, dài 27 cây số

Tỉnh Bình Thuận đã và sẽ đưa vào sử dụng một số hồ chứa nước thủy lợi như: Hồ Sông Quao, Suối Đá, Cẩm Hang, Cà Giây, Núi Đất, Trà Tân, Ba Bàu, Tân Lập, Đu

Đủ, Suối Thị, Tà Mon, Đá Bạc, Sông Lòng Sông, DaGuiry, Sông Khán, Datrian, SaLoun, Sông Móng, Sông Dinh 3, Biển Lạc và các Đập dâng như: Sông Lũy, Tà Pao,

… điều này làm cho dòng chảy môi trường trên các sông suối bị hạ thấp, giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước Ngoài ra, phía thượng lưu lòng hồ độ phì dưỡng tăng cao đột ngột, tạo điều kiện cho các loại tảo sinh trưởng nhanh, tác động không tốt, trực tiếp gây ô nhiễm tới môi trường nước Trong thời gian thi công xây dựng các

hồ, đập hàm lượng phù sa của nước sông, suối cũng tăng lên đáng kể do ô nhiễm chất thải rắn

d Tài nguyên

Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa

Trang 30

thuần loại Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp

Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu của tỉnh là:

Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10

- Bão – áp thấp nhiệt đới:

Theo số liệu quan trắc trong 84 năm (1910-1994) chỉ có khoảng 20% số năm có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 – 12 trong năm Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai

Trang 31

- Khí hậu:

Nhóm thứ nhất: là vùng khí hậu núi cao trung bình phía Tây Nam tỉnh, là vùng nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm thuận lợi cho quá trình tích lũy sắt, nhôm trong lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng

Nhóm thứ hai: là vùng khô hạn miền Trung và miền Bắc của tỉnh, lượng mua thấp, rất thiếu ẩm nhưng dồi dào năng lượng bức xạ, chứa đựng tiềm năng lớn về một vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi có năng suất cao khi giải quyết được nguồn nước tưới

Nhóm thứ ba: là vùng khí hậu đồng bằng gò đồi và đồng bằng ven biển phía Nam, thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày ít ưa ẩm và cây lúa

Nhóm thứ tư: là vùng khí hậu hải dương đảo Phú Quý, khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển nhưng diện tích không nhiều Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn, thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp Tuy nhiên do lượng mưa thấp phân bố theo mùa, thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, nhiều nắng, nhiều gió cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình mới, trồng rừng phủ xanh bảo vệ môi trường và chắn gió có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh hiện tại cũng như tương lai

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng cuả Địa Bàn Kinh tế trọng điểm phía Nam Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km Có quốc lộ IA, đường sắt Bắc nam chạy qua; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu

a Tình hình kinh tế

Trong những năm vừa qua, cùng với sự gia tăng dân số là sự phát triển nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội Trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu của người dân trong xã hội về vật chất cũng như tinh thần ngày càng tăng, cùng với việc mở cửa khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, khai thác các nguồn tiềm năng của đất nước thì nền kinh tế thực sự có những bước

Trang 32

nhảy vọt mạnh mẽ Điều đó thể hiện bằng sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu các ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, mọi nguồn lực của đất nước đã và đang được tập trung khai thác triệt để Hàng hóa phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng cao, năng suất cây trồng vật nuôi ngày càng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước rõ rệt Bên cạnh những mặt đạt được, còn có những mặt chưa được khiến các nhà quản lý phải suy nghĩ, đó là việc đầu tư sản xuất tràn lan, cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo ra những cơn sốt giả tạo trong lĩnh vực đất đai, việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên của đất nước, làn sóng người tự do di cư tăng cao, kèm theo là nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy, bao chiếm, mua bán đất trái phép, khai thác đất đai theo hướng tiêu cực bóc lột đất đai, dẫn đến đất đai bị hủy hoại thái hóa nhanh chóng

- Nông nghiệp

Đến tháng 7/2016 gieo trồng vụ hè thu đạt 92.406 ha đạt 101,7% so với kế hoạch

và bằng 97,7% so với cùng kỳ năm trước Riêng cây lúa đạt 40.565 ha đạt 104% kế hoạch vụ, tương đương với cùng kỳ năm trước Một số cây trồng khác là: bắp 9.205

ha (giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước); cây lang 125 ha (giảm 60,8% so với cùng kỳ); mỳ 27.246 ha (tăng 3,6% so với cùng kỳ), cây rau các loại 2.095 ha(giảm 32,8%

so với cùng kỳ); đậu rau các loại 2.793 ha (giảm 42,5% so với cùng kỳ); đậu phụng

1.967 ha (tăng 2,5% so với cùng kỳ); mè 5.613 ha (giảm 18,1% so với cùng kỳ)

Đến nay đã tưới vụ Hè thu 2016 thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi đạt 28.518 ha (đạt 86,4% kế hoạch) Riêng diện tích cây thanh long và các loại cây trồng khác là 15.232,3 ha (đạt 103,2% kế hoạch)

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, giá bán vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi, xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô gia trại, trang trại

Đàn trâu hiện có 8.952 con (giảm 0,64% so với cùng kỳ năm trước); đàn bò có 162.598 con (giảm 1,06% so với cùng kỳ); đàn lợn có 263.612 con (tăng 3,73%); đàn gia cầm có 2.596 con (giảm 1,19%) Chăn nuôi lợn phát triển tương đối tốt do dịch bệnh không xảy ra và giá thịt hơi giữ ổn định; chăn nuôi gia cầm với xu hướng quy

mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng được các địa phương trong tỉnh chú trọng

- Lâm nghiệp

Đã trồng mới 615 ha rừng sản xuất và 986 ngàn cây phân tán Đã thực hiện gieo ươm 3.225 nghìn cây giống, đạt 68,6% kế hoạch, chủng loại cây giống gieo tạo bao gồm: Phi lao 230 ngàn cây; Keo lá tràm 350 ngàn cây; Bạch đàn 900 ngàn cây; Keo lá liềm 195 ngàn cây, Keo lai hom 1.550 ngàn cây Đã thực hiện giao khoán (rừng tự

Trang 33

nhiên và rừng trồng)134.812 ha, đạt 114% KH, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; phần lớn diện tích rừng đang được các hộ dân bảo vệ tốt, không có tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy xảy ra trong khu vực nhận khoán Đã thực hiện chuyển tiếp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên diện tích 4.200 ha (đạt 73% kế hoạch năm)

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 10 trường hợp cháy rừng với diện tích là 10,9 ha Các vụ cháy chủ yếu là cháy thực bì, lá khô, cây bụi và được huy động chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại gì về tài nguyên rừng

- Thủy sản

Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2 có trữ lượng hải sản lớn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản như cua, tôm, cá, trai ngọc, rong biển,… Lực lượng tàu thuyền đánh bắt có 6.200 chiếc, tổng công suất 290.000CV, sản lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 160.000 tấn Sản lượng tôm giống (sú) đạt 5,7-6 tỷ post/năm Đảo Phú Quý (32 km2) là Trung tâm đánh bắt và dịch vụ hỗ trợ đánh bắt xa bờ, đang được đầu tư để trở thành khu kinh tế mở với các chức năng khai thác, chế biến hải sản và cung cấp các dịch vụ biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí

Toàn tỉnh có hơn 100 cơ sở chế biến thuỷ sản Thủy sản của Bình Thuận đã xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia, Có 3 cảng cá Phan Thiết, Tuy Phong và Lagi với quy mô tàu công suất 400 CV Khu công nghiệp chế biến thuỷ sản Nam Phan Thiết đang được đầu tư, hoàn thiện để thu hút các dự án công nghiệp chế biến thuỷ sản

Ngư trường trong tháng không được thuận lợi do mưa và ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới; song do là thời kỳ chính của vụ cá nên có nhiều loại cá xuất hiện; sản lượng đánh bắt tương đối khá Các tàu đánh bắt xa bờ hoạt động liên tục; nhiều đợt cá nổi xuất hiện gần bờ Các nghề hoạt động có hiệu quả là: lưới rê, câu khơi, câu mực, vay rút chì và một số nghề hoạt động ven bờ

Sản lượng khai thác trong tháng 7 ước đạt 22.245 tấn; luỹ kế 7 tháng đạt 105.978 tấn (tăng 0,48% so cùng kỳ)

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có 1.112,4 ha (giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: diện tích nước lợ, mặn là 380,7 ha (giảm 36%), diện tích nước ngọt

là 731,4 ha (tăng 6,6%)

Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch trong tháng ước đạt 886 tấn; luỹ kế 7 tháng đạt 5.407 tấn (giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó tôm thẻ chân trắng 493 tấn; luỹ kế 7 tháng đạt 2.877,3 tấn (giảm 39,8% so cùng kỳ);

Trang 34

Sản xuất giống thuỷ sản: Do ảnh hưởng nuôi trồng thuỷ sản một số tỉnh bạn bị giảm nên sản xuất giống thuỷ sản bị giảm so cùng kỳ năm trước Dự ước trong tháng 7 các cơ sở kiểm dịch và xuất bán ra thị trường đạt 1.401 triệu post (bằng 88,6% so tháng cùng kỳ năm trước); luỹ kế 7 tháng đạt 12.408 triệu post (giảm 8,2% so cùng kỳ năm trước)

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên được tăng cường Các ngành chức năng đã phối hợp kiểm tra các tàu thuyền hành nghề khai thác các loài hải đặc sản (nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc) trên toàn vùng biển Bình Thuận Trong tháng phát hiện 36 vụ hành nghề lặn trái phép (trong đó có 14 vụ khai thác hải sản nhỏ hơn quy định; 11 vụ giã cào sai vùng quy định; 5 vụ vi phạm về an toàn trong khai thác); các vụ còn lại vi phạm với những hình thức như sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đăng ký bị quá hạn, không bằng thuyền trưởng

- Công nghiệp

Đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 15%; Công nghiệp chế biến xuất khẩu

sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh Một số sản phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu được khôi phục lại như sản xuất hàng mây tre, lá buông, dừa…

Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn I (68 ha), đã thu hút 28 dự án đầu tư, trong

đó có 17 dự án đã đi vào hoạt động và đang mở rộng giai đoạn II với quy mô 56 ha; đang xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hàm Kiệm (579 ha), đầu tư phát triển một số khu công nghiệp mới: Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ dầu khí Sơn Mỹ (4.000 ha), Khu công nghiệp Tân Đức (900 ha)

Tính theo giá so sánh 2010, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7/2016 đạt 2.179 tỷ đồng; luỹ kế 7 tháng đạt 14.409 tỷ đồng (tăng 7,84% so với 7 tháng năm trước); trong đó công nghiệp khai khoáng 525,9 tỷ đồng (giảm 22,8%); công nghiệp chế biến chế tạo 7.468,1 tỷ đồng (tăng 3,64%); sản xuất và phân phối điện đạt 6.343,5

tỷ đồng (tăng 17,34%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 71,7 tỷ đồng (tăng 4,06%)

Các sản phẩm tăng (giảm) so với 7 tháng năm trước là: thủy sản đông lạnh(tăng 0,1% so với 7 tháng năm trước), nước mắm (tăng 2,8%), thức ăn gia súc (tăng 24,4%), nước khoáng (tăng 20%), sản phẩm may mặc (tăng 6,8%), nước máy sản xuất(tăng 8,7%), sơ chế mủ cao su (tăng 7,5%), cát sỏi các loại (giảm 7,4%), đá xây dựng các loại (giảm 16,5%), điện sản xuất (tăng 18,1%), muối hạt (giảm 11,6%), thủy sản khô

Trang 35

(giảm 11,1%), hạt điều nhân (giảm 10,8%), gạch các loại (giảm 4,7%), gỗ và các sản phẩm gỗ (giảm 1,5%)

Nhìn chung sản xuất công nghiệp trong tháng tiếp tục ổn định Các sản phẩm nước mắm, hàng may mặc, thức ăn gia súc, nước khoáng, thuỷ sản đông tăng thêm so với cùng kỳ năm trước do thị trường xuất khẩu tiếp tục giữ ổn định, các sản phẩm chế biến từ lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do thị trường tiêu thụ trong tỉnh được giữ vững

Hoạt động của các khu công nghiệp: Đến nay đã thu hút được 54 dự án thứ cấp (37 dự án đầu tư trong nước và 17 dự án đầu tư nước ngoài), với tổng số vốn đầu tư là 3.602 tỷ đồng và 146,68 triệu USD, diện tích thuê đất trên 179 ha

- Thương mại, giá cả

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 7/2016 ước đạt 2.170 tỷ đồng; luỹ kế 7 tháng đạt 15.468,8 tỷ đồng (tăng 10,25% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ tháng 7/2016 ước đạt 989,8 tỷ đồng; luỹ kế 7 tháng đạt 7.221,6 tỷ đồng (tăng 12,56% so với cùng kỳ năm trước)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2016 so với tháng trước là 100,33% (tăng 0,33% so với tháng trước) Nếu so với tháng 12/2015 (sau 7 tháng) là 102,42% (tăng 2,42%); trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,19%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,68%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 7,46%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,79%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 21%; giáo dục tăng 1,73%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 1,69%; giao thông giảm 2,72%; bưu chính viễn thông giảm 0,92% Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 1 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 102,53% (tăng 2,53%) và tính bình quân 7 tháng đầu năm

2016 thì chỉ số giá tiêu dùng là 102,17% (bình quân 7 tháng đầu năm 2016 tăng 2,17%

so với bình quân 7 tháng đầu năm 2015)

- Du lịch

Chiều dài bờ biển 192 km, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Mũi Né, Mũi Kê

gà, Núi Tà Cú, Bàu Trắng, Gành son Nhiều điểm di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng như: Tháp Chăm Poshanư, Chùa núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Di tích Dục Thanh Đã và đang hình thành các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi

- du thuyền - câu cá - sân golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh, khu vui chơi giải trí

Toàn tỉnh hiện có 112 resort đang hoạt động, 125 cơ sở lưu trú với trên 4.240 phòng nghỉ, trong đó có 57 cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng và vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư Hàng năm thu hút trên 1,5 triệu khách du lịch

Trang 36

Bình Thuận đã tiến hành lập qui hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm du lịch như: Phan Thiết - Mũi Né, Hòm Rơm - Suối Nước, Tiến Thành - Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận - Ðami, Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình…

Hoạt động du lịch ổn định Ước tháng 7/2016 tổng số lượt khách đến nghỉ dưỡng, lưu trú tại Bình Thuận đạt 340,1 ngàn lượt khách với 502,8 ngàn ngày khách Luỹ kế

7 tháng đạt 2.440 ngàn lượt khách (tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước) với 3.677,3 ngàn ngày khách (tăng 8,98%); riêng khách quốc tế đạt 290,6 ngàn lượt khách (tăng 11,42%) với 764,2 ngàn ngày khách(tăng 14,31%) Doanh thu du lịch 7 tháng ước đạt 5.094,9 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước Khách quốc tế đến Bình Thuận hàng tháng có 87 nước Khoảng 10 nước chiếm tỷ lệ khá trong tổng số lượt khách quốc tế Du khách một số nước chiếm tỷ trọng khá cao, trong đó: Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm đa số So với tháng trước lượng khách Nga và Đức giảm mạnh

- Xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 7/2016 đạt 36,3 triệu USD; luỹ kế 7 tháng đạt 188,15 triệu USD (tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 71,46 triệu USD (tăng 14,61%), hàng nông sản đạt 5,81 triệu USD (giảm 6,1%), hàng hoá khác 110,85 triệu USD (tăng 1,71%), trong đó hàng may mặc 78,68 triệu USD (tăng 2,3%); với một số mặt hàng: cao su 1.051tấn; quả thanh long 4.405 tấn; thuỷ sản 10.493 tấn

Trong 7 tháng đầu năm 2016 hàng hóa xuất khẩu trực tiếp dự ước đạt 174,27 triệu USD, tăng 3,04% so với cùng kỳ năm trước Hàng hoá xuất sang thị trường châu Á giảm; xuất sang thị trường Châu Âu tăng khá

 Kim ngạch xuất khẩu thị trường Châu Á ước đạt 106,89 triệu USD (giảm 6,35% so với cùng kỳ năm trước) Trong đó:

o Thị trường Đông Á đạt 100,86 triệu USD (giảm 5,43% so với cùng kỳ năm trước) Trong đó thị trường Nhật Bản đạt 69,03 triệu USD, tăng 1,31% so với cùng kỳ (tăng ở các mặt hàng tôm thẻ, mực tươi, áo sơ mi, các sản phẩm giấy, hàng may mặc); thị trường Đài Loan đạt 17,28 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ (giảm chủ yếu ở mặt hàng may mặc); thị trường Hàn Quốc đạt 11,46 triệu USD, giảm 24,49% so với cùng kỳ (giảm chủ yếu ở mặt hàng mực tươi, mực khô…)

o Thị trường Đông Nam Á đạt 2,57 triệu USD (giảm 47,37% so với cùng

kỳ năm trước); trong đó thị trường Singapore ước đạt 1,32 triệu USD, giảm 43,94% so với cùng kỳ (giảm chủ yếu ở mặt hàng tôm thẻ, đồ dùng bằng gỗ); thị trường Malaysia ước đạt 0,47 triệu USD, giảm

Trang 37

39,79% so với cùng kỳ (giảm chủ yếu ở mặt hàng cá khô khác, cá tươi khác); thị trường Thái Lan ước đạt 0,41 triệu USD, giảm 46,38% so với cùng kỳ (giảm chủ yếu ở mặt hàng mực tươi đông lạnh)

o Thị trường Tây Á đạt 2,6 triệu USD (tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước)

 Kim ngạch xuất khẩu thị trường Châu Âu ước đạt 35,56 triệu USD, tăng 49,52% so với cùng kỳ năm trước Trong đó:

o Thị trường Tây Âu đạt 15,83 triệu USD (tăng 55,69% so cùng kỳ) Trong đó, thị trường Đức ước đạt 5,66 triệu USD, tăng 35,45% so với cùng kỳ (tăng chủ yếu ở mặt hàng tôm thẻ, sắt thép…), thị trường Pháp đạt 4,49 triệu USD, tăng 50,45% so với cùng kỳ (tăng chủ yếu ở mặt hàng cá khác đông lạnh, tôm thẻ, đồ nội thất), thị trường Hà Lan ước đạt 3,15 triệu USD, tăng gấp 3 so với cùng kỳ (tăng ở mặt hàng thanh long,

đồ gỗ…)

o Thị trường Bắc Âu đạt 10,46 triệu USD (tăng 49,88% so với cùng kỳ năm trước); trong đó thị trường Anh đạt 8,86 triệu USD, tăng 50,04% so với cùng kỳ (tăng ở mặt hàng tôm tươi đông lạnh)

o Thị trường Nam Âu đạt 9,05 triệu USD (tăng 40,83% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu ở thị trường Italia (chủ yếu tăng ở mặt hàng mực tươi đông lạnh)

o Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ đạt 30,49 triệu USD (tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước); trong đó thị trường Bắc Mỹ đạt 29,75 triệu USD, tăng 3,15% so với cùng kỳ (chủ yếu tăng các mặt hàng các sản phẩm bằng giấy, giầy dép, tôm thẻ, cá hộp…)

 Ủy thác xuất khẩu đạt 13,88 triệu USD, tăng 64,64% so với cùng kỳ năm trước; tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc và gạo

 Xuất khẩu dịch vụ du lịch 7 tháng đầu năm 2016 ước đạt 98,52 triệu USD; tăng 18,77% so với cùng kỳ năm trước

 Nhập khẩu 7 tháng ước đạt 89,8 triệu USD, tăng 1,40% so với cùng kỳ năm trước

- Giao thông

Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam Bình Thuận có Quốc

lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác

Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất

là ga Bình Thuận Ga Phan Thiết đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2012

Trang 38

Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn

Đường hàng không: Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết tại

xã Thiện Nghiệp

Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Bình Thuận

b Xã hội

Tính đến 2015 dân số của tỉnh đạt 1.266.228 người Tỉ lệ đô thị hoá 40.2% Dân

cư tỉnh phân bô không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phú Quý, Thị xã La Gi Thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân

Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường

- Văn hóa

Hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các địa phương diễn ra sôi nổi Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức nhiều chương trình văn nghệ kỷ niệm các ngày

lễ, kỷ niệm đất nước thu hút hàng chục ngàn lượt người xem

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận trong tháng đón và phục vụ 256 đoàn, với 22.317 lượt người, trong đó có 05 lượt khách nước ngoài Tổ chức 22 lễ viếng báo công cho các đoàn khách đến tham quan, sinh hoạt chính trị, đặc biệt là giáo viên, học sinh trong dịp hè

Toàn tỉnh có 180 trường mầm non, 280 trường tiểu học, 128 trường trung học cơ

sở, 26 trường trung học phổ thông

Trang 39

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU/CỤM CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 250 cơ sở chế biến cá cơm, hải sản, kho đông lạnh tập trung chủ yếu tại 4 cảng cá là Cảng cá Phan Thiết, Cảng cá La Gi, Nam Cảng cá Phan Thiết, Cảng cá Phan Rí Cửa và khu vực chế biến cá cơm như Mũi Né,

Kê Gà và cụm công nghiệp chế biến hải sản Phú Hài

2.2.1 Cảng cá Phan Thiết

Cảng cá Phan Thiết hiện hữu có tổng diện tích 37 ha, trong đó diện tích đất 10 ha, diện tích vùng nước 27 ha Vị trí cảng cá Phan Thiết đặt tại cửa sông Cà Ty, phường Đức Thắng, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Cảng cá Phan Thiết là một cảng dân dụng, nơi cập bến các tàu đánh bắt hải sản, tàu vận chuyển hàng hóa và người giữa đảo Phú Quý với đất liền Đây còn là khu vực tập trung nhiều cơ sở chế biến hải sản Hoạt động sản xuất gây ra các vấn đề môi trường đáng quan tâm như: mùi hôi, nước thải, chất thải sản xuất… Trong đó, việc xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản

là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu Hiện nay, Cảng cá Phan thiết đã xây dựng và đi vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải với công suất 1.250 m3/ngày.đêm; hầu hết nước thải sản xuất từ các cơ sở kinh doanh sản xuất ở đây đã được thu gom và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của của Cảng cá

Khu chế biến cảng cá Phan Thiết có các sản phẩm chính là: cá basa fillet, hải sản đông lạnh

Hình 2.2 Khu vực tiếp nhận nước thải cảng cá Phan Thiết

2.2.2 Cụm công nghiệp Chế biến hải sản Phú Hài

Cụm Công nghiệp Chế biến hải sản Phú Hài với tổng diện tích 14,81 ha, tọa lạc tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết Hiện nay, cụm công nghiệp hiện có 74 tổ

Trang 40

chức, cá nhân đăng ký đầu tư, trong đó đã đưa vào hoạt động 64 cơ sở, còn lại 10 cơ

sở chưa xây dựng hoặc ngưng hoạt động Trong số các cơ sở hoạt động có: 45 cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm; 05 nhà máy sản xuất bột cá; 04 cơ sở chế biến cá cơm,

cá khô, mực; 01 cơ sở phơi vỏ tôm, ghẹ; 01 cơ sở sản xuất phân vi sinh; 02 cơ sở chế biến muối; 06 kho lạnh Cụm công nghiệp đã xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 500 m3/ngày.đêm và đưa vào vận hành ổn định từ tháng 11/2014, lưu lượng nước thải hàng ngày về nhà máy xử lý khoảng 80 – 150 m3/ngày.đêm (tùy thời điểm sản xuất) Đối với việc đấu nối nước thải, hầu hết các cơ sở đã đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom về Nhà máy xử lý nước thải tập trung; có 22/64 cơ sở đã tách riêng nước thải, nước mưa và đấu nối đúng vị trí quy định; số còn lại chưa tách riêng nước thải, nước mưa mà đấu nối chung vào hệ thống thu gom nước thải của cụm Điểm tiếp nhận nước thải của cụm chế biến thủy sản Phú Hài là cửa sông Phú Hài cách bờ biển 1,5 km Sông Phú Hài bắt nguồn từ sông Cái huyện Hàm Thuận Bắc đoạn cuối chảy qua thành phố Phan Thiết, sau đó đổ ra cửa biển Phú Hài

Hình 2.3 Khu vực tiếp nhận nước thải cụm chế biến thủy hải sản Phú Hài 2.2.3 Khu chế biến cá cơm Mũi Né

Chế biến hải sản (đặc biệt là chế biến cá cơm) trên địa bàn phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết; là ngành nghề truyền thống của địa phương, mùa vụ hoạt động chế biến cao điểm trong năm từ tháng 06 đến tháng 11 hàng năm Sản phẩm cá cơm chế biến được tiêu thụ khá mạnh, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân địa phương vùng biển Hiện nay, trên địa bàn phường có khoảng 118 cơ sở thu mua, chế biến hải sản trong đó có 96 cơ sở chế biến cá cơm, chủ yếu tập trung hoạt động tại khu phố 13, hầu hết các cơ sở chế biến cá cơm trên địa bàn phường Mũi Né là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát và nằm xen kẽ trong khu dân cư

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận, 2015. Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 2011 – 2015 Khác
2. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương, Xử lý nước thải công nghiệp. Nhà xuất bản xây dựng, 2009 Khác
3. Nguyễn Tiến Lực, Công nghệ chế biến thịt và thủy sản. Nhà xuất bản đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2016 Khác
4. Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2016. Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2015 Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2015. QCVN 08:2015 BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2015. QCVN 10:2015 BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển Khác
7. Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2015. QCVN 11:2015 BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản Khác
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2014. Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND - Quy định phân công quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Khác
9. Bộ Nông nghiệp, 2009. Thông tư 14/2009/TT-BNN – Thông tư hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w