a. Vị trí địa lý
Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh. Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông, có tọa độ địa lý từ 9o57’41’’ đến 10o20’23’’ vĩ độ Bắc,106o08’27’’đến 106o47’38’’ kinh độ Đông và được giới hạn bởi các sông như sau:
28
+ Phía Đông Bắc là sông Mỹ Tho (cửa Đại) giáp tỉnh Tiền Giang. + Phía Tây Nam là sông Hàm Luông.
+ Phía Đông Nam là vùng ven Biển Đông của hai huyện Bình Đại và Ba Tri. Phạm vi hành chính của khu vực nghiên cứu được xác định là huyện Bình Đại của tỉnh Bến Tre.
b. Đặc điểm địa hình
Tỉnh Bến Tre bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch thuận lợi cho việc vận chuyển nước và giao thông thủy. Địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao phổ biến từ 0,50-1,50m (chiếm 75% diện tích tự nhiên). Vùng trũng nằm ở trung tâm huyện Ba Tri, Bình Đại với độ cao trung bình từ 0,50 đến 0,75m. Địa hình cao nhất thuộc huyện Châu Thành, thị xã Bến Tre, phía Tây Bắc Giồng Trôm và Bình Đại có độ cao trung bình từ 1,25-1,50m. Địa hình thấp nhất thuộc xã Đại Hòa Lộc, Bình Thắng của huyện Bình Đại và khu Đìa Lạc thuộc huyện Ba Tri có độ cao từ 0,30-0,50m, thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Đặc điểm địa hình tỉnh Bến Tre
STT Độ cao Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 0,0m->1,0m 0,03 0,00% 2 1,0m->2,0m 367669,67 69,43% 3 2,0m->3,0m 158827,40 29,99% 4 3,0m->4,0m 2843,05 0,54% 5 4,0m->5,0m 171,17 0,03% 6 >5.0m 77,49 0,01%
(Nguồn: Thống kê từ bản đồ địa hình) c. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
- Địa chất:
Đặc điểm địa chất của tỉnh nằm trong vùng trầm tích Holoxen (Q4) có nguồn gốc sông đầm lầy hỗn hợp, lớp trên là trầm tích sông, đầm lầy có thành phần sét lẫn bụi, màu xám đen chứa nhiều xác thực vật phân hủy và bán phân hủy. Lớp dưới là trầm tích sông có thành phần sét pha, ít cát. Hạt mịn, màu xám đen, cát có màu nâu vàng trắng, chủ yếu là thạch anh. Bề dày của trầm tích chưa xác định chính xác.
29
Tỉnh Bến Tre nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được hình thành do bồi lấp phù sa của sông Cửu Long. Đất ở đây có thể phân làm 4 nhóm đất chính: Đất giồng cát, đất phù sa, đất mặn và đất phèn. Tổng diện tích các loại đất khoảng 84,8% diện tích tự nhiên, còn 15,2% là diện tích sông ngòi, kênh, rạch (bảng 2.2).
Bảng 2.2:Phân bố diện tích theo từng loại đất trong tỉnh Bến Tre
STT Nhóm và loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất cát 12.179 5,43 1 Đất giồng cát 12.179 5,43 II Nhóm đất phù sa 108.048 48,15 2 Đất phù sa được bồi 48.075 21,42
3 Đất phù sa không được bồi 20.332 9,06
4 Đất phù sa mặn ít 2.205 0,98 5 Đất phù sa mặn trung bình 20.417 9,1 6 Đất phù sa mặn nhiều 17.018,59 7,58 III Nhóm đất phèn 7.434,13 3,31 7 Đất phèn tiềm tàng 3.783 1,69 8 Đất phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn 0-50 cm 423 0,19 9 Đất phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn 50-80 cm 3.228,83 1,44 IV Đất mặn 96.739,0 43,11 10 Đất mặn 46.638 20,78 11 Đất mặn dưới rừng ngập mặn>50 cm 50.101 22,33
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Bến Tre ) d. Đặc điểm khí hậu
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới. Đặc trưng nổi bật nhất của khí hậu vùng là nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20,0oC. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16/4 và 27/7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2. Đặc biệt là có sự phân bố khá rõ rệt giữa hai mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6. Ngoài ra, vùng ven biển còn
30
chịu tác động mạnh của gió chướng. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15obắc trở lên).
Mạng lưới quan trắc khí tượng trong vùng gồm có trạm Ba Tri. Ngoài ra còn có các trạm ở các vùng phụ cận như trạm Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang và một số trạm địa phương. Một số đặc trưng khí hậu của vùng như sau:
+Nhiệt độ:
Bảng 2.3: Đặc trưng nhiệt độ (oC) bình quân tháng tại trạm quan trắc Ba Tri
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân năm 27.0 27.2 27.1 26.9 27.0 27.7 27.3 27.5 Tháng 1 24.7 25.8 25.7 25.7 24.1 26.1 25.5 26.1 Tháng 2 26.1 27.0 25.5 25.7 26.2 26.8 26.0 26.8 Tháng 3 27.0 27.4 27.6 26.8 28.2 28.1 27.3 28.1 Tháng 4 28.8 28.7 29.1 28.6 29.0 29.6 28.1 28.6 Tháng 5 29.0 28.4 28.0 27.6 27.0 30.3 28.6 28.3 Tháng 6 28.1 27.5 28.0 27.7 28.3 28.5 27.7 28.1 Tháng 7 26.6 27.2 27.4 27.6 27.2 27.5 27.6 27.4 Tháng 8 27.4 26.9 27.1 26.9 27.8 27.2 27.8 27.9 Tháng 9 27.1 26.9 27.1 26.5 27.2 27.7 27.2 26.3 Tháng 10 27.2 27.2 27.0 27.3 26.9 26.9 27.8 27.3 Tháng 11 26.8 27.8 26.2 26.5 26.3 27.0 27.4 28.0 Tháng 12 25.4 26.0 26.2 25.7 26.3 26.2 26.1 27.3
(Nguồn:Cục Thống kê tỉnh Bến Tre,2012 [5])
Nhiệt độ trung bình năm giữa các khu vực trong vùng ít biến đổi theo không gian và khá ổn định theo năm và nhiều năm.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng mùa khô lớn và mùa mưa không nhiều, nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất của các trạm đều xuất hiện vào tháng 4, hoặc tháng 5 và nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 1.
+Lượng mưa và phân bố mưa:
Chế độ mưa được phân làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
31
Hình 2.2: Phân bố lượng mưa trung bình năm
(Nguồn: Hội đồng Tài nguyên nước Quốc gia) - Lượng mưa trung bình năm (2005-2012) trong khu vực từ các trạm đo thực
tế trong vùng biến động vào khoảng 1300 -2000 mm (bảng 2.4 và hình 2.2). Lượng mưa trong mùa mưa rất lớn, chiếm khoảng 95-96% lượng mưa năm, trong đó lượng mưa tháng 9, 10 lại chiếm khoảng 40% lượng mưa của mùa mưa.Lượng mưa mùa khô rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 4-5% lượng mưa năm. Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào những tháng chuyển tiếp (tháng 4, 7), còn lại trong các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa gây nên tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
- Diễn biến mưa ngày:
Trung bình hàng năm trong vùng có từ 100-110 ngày mưa, trong đó chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ 95-100 ngày chiếm 95% tổng số ngày mưa trong năm. Mùa khô thường chỉ có từ 5-6 ngày mưa chiếm 5%. Số ngày mưa trong các tháng chính mùa mưa tương đối đều nhau (tháng 6-10 tương đối đều nhau, còn các tháng khác như tháng 5, 6 có số ngày mưa ít hơn). Các tháng mùa khô, nhất là giữa mùa khô không có ngày mưa nào (tháng 2). Số ngày mưa tăng dần từ phía biển vào.
- Hạn trong mùa mưa:
Vào các tháng mùa mưa (tháng 5-6) có các đợt không mưa kéo dài nhiều ngày, nắng gay gắt. Những đợt không mưa trong mùa mưa thường kéo dài từ 7-10 ngày, ít khi xảy ra những đợt không mưa kéo dài tới 15 ngày nhưng đôi khi kéo dài cả tháng
32
không mưa. Hạn Bà Chằng thường xảy ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nhất và nước sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Hạn nhiều khi cũng xảy ra vào tháng 6, 9, 10 nhưng không nghiêm trọng. Do hạn trong mùa mưa ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nên việc dự trữ nước ngọt những vùng xa sông, hiếm nước là rất cần thiết.
Bảng 2.4:Lượng mưa trung bình (mm) các tháng trong giai đoạn từ năm 2005-2012
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng lượng mưa trong năm 1,695 1,683 1,393 1,747 1,317 2,005 1,488 1,486 Tháng 1 - 1 7 2 - 54 7 - Tháng 2 - - - 5 5 - - 7 Tháng 3 - 21 - - 21 1 62 41 Tháng 4 4 106 14 161 53 9 28 77 Tháng 5 85 191 380 172 236 228 231 205 Tháng 6 95 275 193 135 99 184 311 171 Tháng 7 299 160 155 180 203 334 119 250 Tháng 8 216 249 208 273 176 302 101 103 Tháng 9 209 457 231 339 250 224 218 417 Tháng 10 366 151 144 284 215 389 178 172 Tháng 11 265 2 61 171 58 247 231 33 Tháng 12 156 70 - 25 1 33 2 10
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre,2012[5])
+ Độ ẩm và gió, bão: - Độ ẩm:
Khu vực có hệ thống kênh rạch, sông ngòi dày đặc, do đó độ ẩm không khí trung bình năm khá cao, khoảng 81-84%. Ở vùng ven biển, độ ẩm trung bình tháng trên 81%, vào các tháng 8 và 9 độ ẩm từ 84-90%. Mùa khô từ tháng 2-4 có độ ẩm dưới 80%.
- Gió, bão:
Trong mùa mưa (từ tháng 5 - 6) gió hình thành theo hướng Tây - Tây Nam, tốc độ trung bình 2,0 - 3,9m/s, tối đa 12,0 - 20,0m/s. Trong mùa khô, hướng gió
33
thịnh hành là Bắc - Đông Bắc và Đông - Đông Nam trung bình 2,0 - 4,7m/s, tối đa 10,0 - 15,0m/s. Tháng 5 là thời kỳ gió chuyển hướng Tây - Tây Nam với tần suất lặng gió khá cao (40%).
Bảng 2.5: Độ ẩm (%) trung bình các tháng trong giai đoạn từ năm 2005-2012
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân năm 84 84 83 84 83 82 81 82 Tháng 1 81 83 80 80 82 80 81 79 Tháng 2 81 77 80 81 82 80 77 78 Tháng 3 79 81 79 80 79 77 76 78 Tháng 4 78 81 77 79 81 76 76 79 Tháng 5 83 83 87 86 85 78 82 84 Tháng 6 86 88 86 85 83 84 85 84 Tháng 7 88 87 85 84 86 86 83 86 Tháng 8 87 87 87 86 85 86 84 84 Tháng 9 88 89 88 88 86 85 86 90 Tháng 10 88 86 86 87 87 86 83 84 Tháng 11 87 82 83 85 79 85 83 81 Tháng 12 86 82 82 84 81 82 79 80
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2012 [5])
Bến Tre nằm ngoài khu vực chịu ảnh hưởng chính của bão, song đôi khi cũng bị ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới vào cuối mùa như: bão và áp thấp nhiệt đới tháng 5, 6. Đặc biệt cơn bão số 9 (tháng 12/2006) đã tàn phá rất mạnh vùng ven biển Nam Bộ, trong đó Bến Tre là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất với hàng chục người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới hàng trăm tỷ đồng.
e. Đặc điểm thủy văn, thủy triều + Hệ thống thủy văn:
Tỉnh Bến Tre có 3 sông lớn phía hạ lưu sông Cửu Long chảy ra biển Đông là: - Sông Mỹ Tho- Cửa Đại: là phân giới phía bắc của tỉnh có chiều dài 90km, lòng sông rộng trung bình 500-2300m, cao trình đáy sông từ (-7) đến (-9)m. Lưu lượng mùa khô khoảng 1.598m3/s, lưu lượng vào mùa lũ khoảng 6.580m3/s.
34
- Sông Ba Lai: theo hướng Tây Đông có chiều dài 70km, lòng sông này bị thoái hoá nhiều sau khi bị kênh đào Giao Hòa-Chẹt Sậy cắt ngang qua, từ ngã tư An Hoà đến thượng nguồn lòng sông hẹp và nông, độ rộng trung bình B=18-20m, phần hạ lưu sông Ba Lai, phía đông sông Bến Tre lòng sông mở rộng trung bình vào khoảng 300-700m, độ cao đáy sông từ (-5,0) đến (-8,0)m. Lưu lượng vào mùa khô vào khoảng 59m3/s, lưu lượng vào mùa lũ khoảng 240m3/s.
Sông Hàm Luông: là giới hạn phía Nam của tỉnh có chiều dài 72km, lòng sông rộng và sâu, trung bình từ 1200-1500m,độ cao đáy sông (-10m) đến (-11m). Lưu lượng vào mùa khô khoảng 829m3/s, lưu lượng vào mùa lũ khoảng 3.360m3/s.
Các kênh nội đồng chính như sau:
Sông Giao Hòa-Chẹt Sậy: là sông đào nối với Hàm Luông và sông Mỹ Tho, cắt ngang sông Ba Lai theo hướng Bắc Nam thành trục giao thông Quốc gia, lòng sông rộng trung bình 200-300m, độ cao đáy sông từ (-5,0) đến (-6,0m), chỗ sâu nhất tới (-11) đến (-12,0m).
Sông Bến Tre: dài khoảng 30 km, chảy từ trung tâm Cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thị xã, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh.
Kênh Chẹt Sậy-An Hóa: dài 6 km nối liền sông Bến Tre với sông Ba Lai, đoạn kênh An Hóa dài 3,5 km nối sông Ba Lai với sông Mỹ Tho tạo nên con đường thủy quan trọng từ sông Hàm Luông qua thị xã Bến Tre đến sông Mỹ Tho và đi các tỉnh lân cận.
Ngoài các sông, kênh chính còn có khá nhiều kênh, rạch. Hệ thống kênh rạch cấp I trung bình 2km có một cửa rạch, bề rộng trung bình 30-60m, độ sâu nước trong kênh là 2,5-3,0m. Ven các sông Cửa Đại và Hàm Luông, trung bình cứ 1km có một cửa rạch, trong đó nhiều cửa rạch có chiều rộng khá lớn từ 40- 60m và hẹp và nông dần vào phía trong nội đồng.
+ Đặc điểm thủy triều, dòng chảy:
Bến Tre được bao bọc bởi sông Mỹ Tho (Cửa Đại), sông Hàm Luông và Biển Đông, chế độ thủy triều trong vùng hàng năm bị chi phối mạnh bởi chế độ thủy triều Biển Đông và dòng chảy thượng nguồn sông Mêkông qua sông Mỹ Tho và sông Hàm Luông.
35
Về chế độ thủy triều, thủy triều Biển Đông có dạng bán nhật triều không đều, tác động mạnh quanh năm trên phạm vi toàn vùng nghiên cứu, ngay cả trong mùa lũ, tháng 9 và 10 (thời kỳ đỉnh lũ sông Mêkông) chịu ảnh hưởng mạnh nhất của lũ sông Mêkông, biên độ thủy triều đạt trị số lớn nhất có khác nhau về không gian và thời gian (bảng 2.5, 2.6)
Biên độ triều là sự chênh lệch giữa đỉnh triều cao và chân triều thấp trong ngày. Càng vào sâu trong sông, kênh rạch đỉnh triều thấp dần và chân triều cao dần dẫn đến hiện tượng nước bị dồn ứ. Do vậy biên độ triều giảm nhanh từ cửa sông lên thượng lưu và từ mùa kiệt sang mùa lũ (bảng 2.7).
Bảng 2.6: Thời điểm xuất hiện biên độ triều lớn nhất tại các trạm trong vùng
Tên trạm Mỹ Thuận Mỹ Tho Chợ Lách Mỹ Hóa Bình Đại Vàm Kênh Bến Trại Tháng xuất hiện biên độ triều lớn nhất 9, 10 9, 10 9, 10 9, 10 12,1 12,1 12,1
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng, Thủy văn tỉnh Bến Tre)
Bảng 2.7: Biên độ triều (cm) tại các trạm thủy văn trong vùng nghiên cứu
Vị trí Tên sông Biên độ triều (cm) Ghi chú
Mùa kiệt Mùa lũ Bình Đại Mỹ Tho Chợ Lách Mỹ Thuận S. Cửa Đại S. Tiền S.Hàm Luông S. Tiền 241 222 199 241 229 214 182 229 Cửa sông 56km 105km 120km
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng, Thủy văn tỉnh Bến Tre)
Tốc độ truyền triều từ biển vào trong sông phụ thuộc chủ yếu vào độ sâu lòng sông và độ dốc lòng dẫn.
+ Đặc điểm mực nước trên các sông chính:
Mực nước trên các sông chính vừa chịu ảnh hưởng lượng nước thượng nguồn vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông (hình 2.3).
36
Hình 2.3: Đường quá trình mực nước thủy triều tại các trạm Mỹ Thuận, Vàm Kênh, Bến Trại từ ngày 2-12/4/2004
Trên sông Tiền - sông Mỹ Tho - sông cửa Tiểu, tại các trạm Vàm Kênh, Hòa Bình và Mỹ Tho, mực nước cao trong năm là tháng 11, khi lên đến Mỹ Thuận mực nước cao nhất năm là tháng 10. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy biên độ dao động mực nước trung bình (theo tháng) trong một năm của các trạmgiảm dần từ thượng lưu (trạm Mỹ Thuận) ra đến biển (trạm Vàm Kênh). Mực nước chân triều thay đổi rất lớn dọc theo sông.
Bảng 2.8: Đặc trưng mực nước tại các trạm thủy văn giai đoạn từ năm 1984-2006