Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vùng ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 của huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 65)

Trong vòng 10 năm trở lại đây, hệ thống thủy lợi của tỉnh Bến Tre, nhất là hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông cũng đã được đầu tư xây dựng, góp phần phòng

Vùng trồng lúa nằm trong ranh mặn 4‰

Ranh mặn4‰ KB30 Ranh mặn4‰ KB22

66

chống nước biển dâng và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, việc xây dựng chưa được tiến hành đồng bộ, hướng quy hoạch chưa thống nhất trên toàn vùng. Vì vậy, để tăng khả năng phòng chống nước biển dâng, xâm nhập mặn cần phải tiến hành cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi này trên cơ sở hiện trạng đã có:

- Đê dọc bờ tả sông Ba Lai từ sông Chẹt Sậy đến đê Đông dài 34 km. Trong đó có 10 km thuộc khu vực trạm bơm An Hoá gần như hoàn chỉnh. Đoạn còn lại từ rạch Ông Hổ đến đê sông khoảng 15 km đã hình thành tuyến đê, đã đắp một số đập dọc đê như đập số 2, Láng Sen, đập và cống Ao Vuông để làm nhiệm vụ phục vụ ổn định sản xuất 1 hoặc 2 vụ lúa.

- Đê dọc sông Cửa Đại dài khoảng 25 km, trừ đoạn 10 km đầu thuộc trạm bơm An Hoá là khép kín với các cống =100cm đến =80cm và cống Dinh Điền. Đoạn còn lại dài 15 km chưa liền tuyến vì các cửa rạch vẫn còn để ngỏ để tận dụng lấy nước ngọt từ sông Cửa Đại phục vụ cho việc canh tác các loại cây trồng và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Tuyến đê Đông làm nhiệm vụ ngăn mặn từ phía Cửa Đại với chiều dài 15km. - Tuyến đê dọc bờ hữu sông Ba Lai từ sông Chẹt Sậy đến Hương lộ 14 với tổng chiều dài 28 km, đã được khép kín với các đập Châu Bình và cống Bà Bồi, K20, cống Nhà Thờ, cống Vàm Hồ, cống Ba Lai ( Mười Cửa ), Tân Xuân – Rạch Nò. Khi triển khai nhóm giải pháp này, có thể gặp những thuận lợi và khó khăn chính như sau:

Thuận lợi:

- Tỉnh Bến Tre đã được chọn là tỉnh thí điểm để triển khai dự án thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2010 – 2015,từ nguồn tài trợ về kinh phí, hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật của chính phủ Đan Mạch. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, dự án đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.

-Dự án có thể nằm trong danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm giảm thiểu những tác động trước mắt, đặc biệt là tác động gia tăng do thiên tai.

Khó khăn:

- Kinh phí thực hiện dự án lớn, thời gian triển khai dự án có thể kéo dài nhiều

67

Giải pháp "Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông" khi được thực hiện có thể kiểm soát những nguy cơ thiệt hại của các biểu hiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho diện tích đất canh tác và tạo cơ sở hạ tầng cho các giải pháp khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vùng ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 của huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 65)