Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vùng ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 của huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 67)

a. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng

Cơ cấu và hệ thống cây trồng, vật nuôi cần được tổ chức, sắp xếp lại. Với ảnh hưởng của BĐKH, mùa sinh trưởng của cây trồng sẽ kéo dài. Ngoài ra, mùa khô hạn sẽ kéo dài và xuất hiện sớm hơn. Do đó, thời vụ gieo trồng cũng phải được nghiên cứu, sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện khí hậu ấm lên.

b. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

+ Hiện nay, ngoài cây lúa thì các giống cây hoa màu được trồng trên các diện tích đất giồng cát và đất phù sa, phá thế độc canh cây lúa trước đây. Các mô hình sản xuất kết hợp hiệu quả, nhân rộng trong sản xuất như: mô hình đa canh tổng hợp lúa -cá - màu ở vùng ngọt, mô hình sản xuất đa canh lúa - tôm trong vùng nhiễm mặn, bồi dục vườn cây ăn quả chất lượng, nghiên cứu ứng dụng mô hình hệ thống lúa cải tiến, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn,…

68

+ Đối với khu vực bị nhiễm mặn nặng, có thể chuyển diện tích lúa, hoa màu sang quy hoạch thành các vùng nuôi tôm chuyên canh, đặc biệt là các khu vực ven biển.

Ở các tỉnh vùng ĐBSCL hiện nay, việc hỗ trợ người dân thực hiện những giải pháp chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng với BĐKH đang được thực hiện tích cực. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng ở các địa phương đang thiếu trầm trọng bởi hầu hết các dự án đều có số vốn lớn. Hiện các tỉnh đang phải lồng ghép nhiều chương trình và sử dụng nguồn vốn tự cân đối được để thực hiện từng bước các dự án, công trình chống BĐKH ở địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vùng ngập nước và xâm nhập mặn bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 của huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 67)