TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

20 577 1
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC  BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC Giảng viên : TS. Nguyễn Hồng Quân Học viên : Đặng Hoài Phú Võ Thị Hồng Phong Lớp : Quản lý môi trường – K2010 TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011 Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 2 MỤC LỤC Chương 1 3 MỞ ĐẦU 3 Chương 2 6 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC 6 2.1. Tình Hình Thế Giới 6 2.2. Tình Hình Ở Việt Nam 8 Chương 3 10 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN 10 CÁC NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC HỆ LỤY CỦA NÓ 10 3.1. Nước bề mặt 10 3.2. Nước ngầm 13 3.3. Lũ lụt và hạn hán 13 Chương 4 18 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 18 Chương 5 19 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 3 Chương 1 MỞ ĐẦU Nước ngọt rất cần cho sự sống của con người và tất cả các sinh vật khác. Liên Hiệp Quốc xem việc tiếp cận các nguồn nước ngọt là một quyền cơ bản của con người. Sự tranh chấp các nguồn nước ngọt đang ngày càng nóng bỏng, nhất là ở những vùng khô hạn như Trung Đông. Theo báo cáo lần thứ 3 của nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các nguồn nước sẽ bị tác động như sau: - Các dòng chảy sẽ có lưu lượng không đều, có khi lên cao, có khi xuống thấp tùy theo từng khu vực. - Lượng mưa cũng thay đổi theo từng khu vực, do đó cũng làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và trữ lượng nước ngầm. - Do băng tan trên các miền núi cao nên mực nước các dòng chảy lên cao vào mùa đông thay vì mùa xuân như trước kia. - Nhiều sông băng nhỏ sẽ biến mất. - Nhiệt độ nước tăng lên sẽ làm chất lượng nước giảm đi. - Các cơn lũ ở nhiều nơi sẽ gia tăng về cường độ và tần suất. - Do sự bùng nổ dân số nhiều nơi nên nhu cầu nước ngọt tăng cao. - Các cách quản lý nước như hiện nay sẽ trở nên ít hiệu quả vì biến đổi khí hậu đặt ra nhiều vấn đề mới. - Khả năng ứng phó sẽ không đồng đều trên khắp thế giới. Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và phân bố lượng mưa không đều tại các vùng. Lượng mưa thay đổi sẽ làm thay đổi dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, lụt cũng nhiều hơn. Biến đối khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô, thiếu nước tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. Do lượng bốc hơi cao nên độ mặn của các sông tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp hơn. Vào mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền làm tăng khả năng thiếu nước sạch, kiệt nước trong mùa khô diễn ra ngày càng trầm trọng. Xâm nhập mặn gây tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt và nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước cấp. Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 4 Một khi nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực), gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, bắt buộc phải có các giải pháp ứng phó như: Quy hoạch nguồn cấp nước mới an toàn hơn và /hoặc áp dụng các công nghệ xử lý nước tiên tiến hơn và đòi hỏi chi phí cao hơn. Vì vậy, suy thoái tài nguyên nước sẽ tác động đến cuộc sống người dân và phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, sự suy giảm trữ lượng tài nguyên nước có khả năng nảy sinh những mâu thuẫn giữa các địa phương trong nước nói riêng và toàn thế giới nói chung. Hình 1: Phạm vi ngập ở TP.Hồ Chí Minh theo kịch bản nước biển dâng 75 cm Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 5 Hình 2: Phạm vi ngập ở ĐBSCL theo kịch bản nước biển dâng 65 cm Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 6 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC 2.1. Tình Hình Thế Giới Sự ấm lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng. Biến đổi khí hậu làm cho đại dương thế giới ấm hơn và bị axít hóa. Nó làm tăng nhiệt độ bề mặt của Trái Đất, cũng như tổng lượng mưa, thời điểm và cường độ của những trận mưa, kể cả bão và hạn hán. Trên đất liền, những tác động đó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và chất lượng nước ngọt và sự lan truyền các mầm bệnh phát sinh trong môi trường nước. Ở Bắc cựu nhiệt độ tăng gấp 2.5 lần trung bình toàn cầu làm cho một lượng lớn băng ở biển và băng ở lục địa tan ra cũng như tầng đất bị đóng băng vĩnh cữu. Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng áp lực, trực tiếp hoặc gián tiến lên tất cả các hệ thống sinh thái dưới nước. Hình 3: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm 1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ) Có thể tóm tắt các ảnh hưởng trượng tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu đến môi trường nước theo bảng sau: Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 7 Bảng 1: Các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của hiện tượng nóng lên toàn cầu Ảnh hưởng trực tiếp Ảnh hưởng gián tiếp 1. Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng  Thay đổi cấu trúc dinh dưỡng và lưới thức ăn  Làm trắng và có thể gây chết san hô  Tăng mực nước biển  Tăng tầng suất và cường độ bão nhiệt đới 2. Thay đổi lượng mưa  Lũ lụt  Hạn hán 3. Giảm băng ở biển và đất liền  Thay đổi dòng hải lưu đại dương  Mất dần các dòng sông băng trên núi  Tăng mực nước biển 4. Tan tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ( ở vùng cực)  Thay đổi hệ thống sinh thái ở hai cực 5. Axít hóa đại dương  Sinh vật chịu kiềm kể cả những rạn san hô ngầm Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt. Hình 5: So sánh lượng băng tan ở Greenland năm 1992 và 2002 Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 8 Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin. Hình 5: Ngập lụt ở Thái Lan trong tháng 10/2011 2.2. Tình Hình Ở Việt Nam Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đối với nước ta, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất rộng lớn,các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ở các khía cạnh sau: Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nước phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước ở các thủy vực (hồ, Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 9 ao , sông suối, ) cũng tăng. Hậu quả là dẫn đến sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trầm trọng hơn. Thay đổi về lượng mưa, dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới đất. Theo dự đoán, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm đáng kể lượng nước trong các con sông ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi băng tuyết ở các đỉnh núi tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông và cường độ các trận lũ và tần suất lũ. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó các dòng chảy cũng giảm đi, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nước thượng nguồn. Tần suất bão và cường độ bão ngày càng nhiều và mạnh hơn do nhiệt lượng cung cấp cho nó ở các vùng biển tăng lên. Đối với vùng ven biển, nước biển dâng sẽ gây ra hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích đất sản xuất, gây nhiễu loạn các hệ sinh thái truyền thống. Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập mặn sẽ suy giảm nhanh chóng. Nếu nhiệt độ tăng 2 0 C, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất 12,2% diện tích nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất ở khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn cực độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực nước biển dâng 1 m, mà không có các hoạt động ứng phó, phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian trong năm, và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD. Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 10 Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC HỆ LỤY CỦA NÓ 3.1. Nước bề mặt Việt Nam có tổng lượng dòng chảy năm vào khoảng 847 km 3 , lượng nước chảy từ ngoài lãnh thổ vào là 507 km 3 (chiếm đến 60%), phân bố chủ yếu trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện phân bố không đồng đều, đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu, lượng mưa ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn hán, lũ lụt, kèm theo sự bùng nổ dân số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên gay gắt. Đặc biệt, tuy lượng mưa toàn năm có tăng nhưng lượng nước tổn thất do bốc thoát hơi trên lưu vực tăng nhiều do nhiệt độ tăng, dẫn đến lượng dòng chảy không tăng mạnh, thậm chí khu vực miền Trung dòng chảy năm giảm. Lưu lượng nước của các sông ngòi cũng như mực nước trong các ao, hồ, đầm nước có thể thay đổi phục thuộc vào cường độ, thời gian, lượng nước của các trận mưa, điều kiện xuất hiện tuyết tan,… Sự thay đổi nhiệt độ, cường độ bức xạ, độ ẩm của không khí, tốc độ gió,… sẽ làm cho hiện tượng bốc hơi và thoát hơi nước từ các thực vật bị xáo trộn và có thể làm giảm lượng mưa trung bình. Nồng độ CO 2 tăng lên cũng làm thay đổi các cơ chế sinh lý thực vật và ảnh hưởng đến lượng hơi nước thoát ra từ cây cối. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam. Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường cũng vừa đưa ra cảnh báo tình hình hạn hán gay gắt, nước từ thượng nguồn về ít khiến tình trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng mạnh, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nước Trên hệ thống sông Nhà Bè - Đồng Nai, độ mặn 4 phần nghìn (trên mức cho phép sản xuất nông nghiệp là 3 phần nghìn) đã vượt qua khu vực Cát Lái. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi có quá nửa số tỉnh sống trong vùng ngập mặn, thường xuyên bị đe dọa hạn hán, mặn, hiện có trên 400.000 giếng nước các loại để phục vụ [...]... khoảng 3% vào năm 2050 và 6% vào năm 2100 Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng trong các thông số của môi trường nước từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nước Tác động đó đến từ những biến đổi phức tạp của dòng chảy ở các thủy vực và thay đổi về thuộc tính lý hóa sinh của chúng Thay đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến lượng mưa mà còn làm thay đổi nhiều nhân... Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 18 Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS Nguyễn Hồng Quân Chương 5 KẾT LUẬN Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên nước thể hiện ở hai vấn đề Thứ nhất, nước biển dâng dẫn đến nước mặn ăn sâu vào các cửa sông, các tầng chứa nước dưới đất bị mặn hóa dẫn đến nguy cơ khan hiếm các nguồn nước ngọt phục vụ cho ăn uống sinh hoạt, cho sản xuất công... chịu tác động mạnh do biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì nguy cơ suy thoái lại càng tăng Do đó, chúng ta cần phải xây dựng các mục tiêu để bảo vệ nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng, biến mục tiêu thành hành động để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 19 Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước. .. nước TS Nguyễn Hồng Quân Chương 4 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG - Nghiên cứu sử dụng nguồn nước lợ, nước mặn cho mục đích cấp nước và tăng cường tái sử dụng nước thải đô thị sau xử lý; - Nước mặn xâm nhiễm trên mặt và cả tầng nước dưới đấy Do vậy, cần phải quy hoạch tìm kiếm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngọt bề mặt và nước dưới đất có tính chất sống còn cho... khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, san ruộng cất nhà, làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không... tan (DO) trong môi trường nước sẽ giảm đi đặc biệt vào mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên cao hơn và sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật dưới nước Do biến đổi khí hậu đặc biệt là nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho nhiệt độ nước tăng lên và những thay đổi về chu kỳ mùa trong một năm làm cho sự phân tầng theo nhiệt độ và sự xáo trộn nước trong các hồ cũng thay đổi và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàm lượng các chất... tài nguyên nước TS Nguyễn Hồng Quân Hạn hán Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng lớn hơn Những vụ hán hán nghiêm trọng xảy ra làm cạn kiệt các sông suối nhỏ và các hồ chứa nước, dẫn đến tình trạng biển lấn sâu vào đất liền, thiếu nước chạy vào các nhà máy điện… Hình 8: Hạn hán Tuy nhiên, không phải tất cả các vấn đề ô nhiễm nguồn nước kể trên đều do biến đổi khí hậu. .. không khí cao hơn dẫn đến nhiệt độ nước cao hơn Trong suốt nhiều thập kỉ qua nhiệt độ của nước của các dòng sông và hồ ở châu Âu tăng từ 1- 30 C: HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 11 Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS Nguyễn Hồng Quân Hình 6: Xu hướng tăng nhiệt độ của nước trong các hồ Rhine, Lobith; Danube, Vienna; Lake Saimaa, Finland Nhiệt độ tăng lên do khí hậu thay đổi. .. do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra, mà hoạt động của con người mới là yếu tố quan trọng gây ô nhiễn nguồn nước Ngày nay nhu cầu phát triển kinhh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày... học Quản lý tài nguyên nước TS Nguyễn Hồng Quân dân sinh được người dân sử dụng, khai thác tràn lan dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và nhiễm mặn rất cao Đối với đồng bằng sông Hồng – Thái Bình đến năm 2100 mặn xâm nhập sâu thêm vào đất liền từ 3 - 9 km Lũ thượng nguồn gia tăng, lưu lượng đỉnh lũ tăng từ 11 25% vào năm 2100 kết hợp với nước biển dâng sẽ dẫn đến mực nước dọc sông dâng cao hơn, uy hiếp đến an toàn . tăng 2 0 C, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất 12, 2% diện tích nơi cư trú của 23 % dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như dự báo vào năm 20 30. LỤC Chương 1 3 MỞ ĐẦU 3 Chương 2 6 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC 6 2. 1. Tình Hình Thế Giới 6 2. 2. Tình Hình Ở Việt Nam 8 Chương. – Võ Thị Hồng Phong Trang 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Khoa (chủ biên) (20 01), Khoa Học Môi Trường, Nxb Giáo Dục; 2. GS.TSKH lê Huy Bá (chủ biên ) (20 09), Môi trường khí hậu

Ngày đăng: 06/07/2015, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan