1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu

102 803 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết đề tài 6 2. Mục tiêu nghiên cứu 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 9 7. Kết cấu luận văn 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 10 1.1. Biến đổi khí h ậu và những tác động từ biến đổi khí hậu 10 1.1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 10 1.1.2. Những tác động từ biến đổi khí hậu 15 1.1.3. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên các đô thị ven biển trên thế giới và bài học kinh nghiệm 19 1.2. Lý luận về quản lý và sử dụng đất đô thị 22 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm đất đô thị 22 1.2.2. Quản lý và sử dụng đất đô thị: 25 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị 35 1.2.4. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đât đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu 37 *. Tiểu kết chương 1 39 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ HỘI AN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 40 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 40 2.1.1. Vị trí địa lý 40 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 41 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Hội An 45 2 2.2. Tác động của BĐKH đến Thành phố Hội An 46 2.2.1. Tác động của lũ lụt 47 2.2.2. Tác động của xâm nhập mặn 51 2.2.3. Tác động xói lở bờ sông, bờ biển và bồi lắng 51 2.2.4. Tác động của bão 57 2.3. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị Hội An 59 2.4. Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử d ụng đất đô thị Hội An trong bối cảnh BĐKH 69 *. Tiểu kết chương 2 75 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ HỘI AN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 78 3.1. Giải pháp về hướng phát triển không gian đô thị 78 3.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng 81 3.3. Giải pháp xây d ựng hạ tầng kỹ thuật đô thị 83 KẾT LUẬN 88 KIẾN NGHỊ 91 PHỤ LỤC 95 3 DANH MỤC VIẾT TẮT BĐ Báo động BĐKH Biến đổi khí hậu BTCT Bê tông cốt thép CN-ĐT-DV Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ CRZ Giấy phép/ điều lệ tiêu chuẩn cho sự điều chỉnh vùng ven biển CTR Chất thải rắn GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân HSDĐ Hệ số sử dụng đất IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên KT - XH Kinh tế - xã hội LECZ Vùng ven biển có độ cao thấp PTCS Phổ thông cơ sở SDĐ Sử dụng đất TDTT Thế dục thể thao UBND Ủy ban nhân dân UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu XD Xây dựng XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch xây dựng đô thị trong thích ứng biến đổi khí hậu 38 Biểu 2.1. Phân bố các trận lũ theo thời gian 48 Bảng 2.1. Thống kê bão từ 2005- 2009 57 Bảng 2.2. Thống kê hiện trạng sử dụng đất 2011 và kế hoạch sử dụng đất đến 2020( Thành lập dựa trên báo cáo điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung Tp. Hội An năm 2011) 60 Bảng 2.3. Thống kê nhà ở theo loại nhà ở năm 2011 62 5 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1. Sơ đồ thành phố Hội An 40 Hình 2.2. Xói lở tại bờ biển Cửa Đại 54 Hình 2.3. Vị trí của các điểm nóng với các loại hình thiên tai 56 Hình 3.6. Đường chân trời phố cổ Hội An 87 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Như chúng ta đã biết đất đai là yếu tố tự nhiên quan trọng, là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất của con người, là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng các cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là địa bàn phân bố các khu dân cư. Đất đai có một vi trí cố định, với một lượng có hạn trên phạm vi toàn c ầu và phạm vi từng quốc gia.Vì vậy việc quản lý sử dụng đất đai là một vấn đề cấp thiết, nhất là trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ mà tốc độ phát triển đô thị, tốc độ đô thị hoá đang tăng nhanh. Trong phát triển đô thị và đô thị hoá đã nảy sinh rất nhiều vấn đề trong sử dụng đất đô thị, m ột trong số là những tác động từ BĐKH Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, nó không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và các chính khách trên thế giới. Kofi Annan đã ví biến đổi khí hậu như một mối đe doạ đối v ới hoà bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói. Biểu hiện rõ nét nhất là hiện tượng thời tiết bất thường, trái đất đang nóng lên; hậu quả làm băng tan, mực nước biển dâng cao, mưa lũ, bão lốc, giông tố gia tăng. Con người đã và đang phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu nh ư dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, sự suy giảm đa dạng sinh học Biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này, trong đó có Việt Nam mà biểu hiện rõ rệt nhất ở các đô thị ven biển Miền Trung trong đó có thành phố Hội An Hội An là thành phố thu ộc tỉnh Quảng Nam mang những nét đặc biệt về tự nhiên, văn hóa và lịch sử, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, Cù Lao Chàm của Hội An được công nhận là Khu bảo tồn sinh quyển của UNESCO năm 2009. Hiện nay Hội An đã trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung. Hội An đang đặt mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái, phát triên bền vững. Tuy nhiên do v ị trí địa lý nằm ở vùng cửa sông ven biển nên Hội An đang phải chịu tác 7 động mạnh mẽ của các tai biến tự nhiên đang ngày thêm trầm trọng và phức tạp bởi biến đổi khí hậu toàn cầu (mực nước biển dâng, lượng mưa bất thường, nhiệt độ tăng, hạn hán kéo dài ) Cho đến nay, việc nghiên cứu về quản lý đất đai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và các đô thị ven biển miền Trung Việt Nam nói riêng chưa nhiề u. Do đó, những kết quả nghiên cứu chính của Nhiệm vụ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về tình hình phân bố sử dụng đất cũng như sự thay đổi khí hậu kịp thời và chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa phương, giúp các nhà quản lý và quy hoạch xây dựng được chiến lược phát triển bền vững cho giai đoạn tiếp theo của thành phố Hội An nói riêng và khu vực ven bi ển miền trung Việt Nam nói chung. Chính vì vậy học viên chọn đề tài nghiên cứu: ”Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu ’’ 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở điều tra và khảo sát thực địa cùng với tổng hợp tài liệu về các tác động của BĐKH đến thành phố Hội An để đánh giá về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị Thành phố trong bối cảnh BĐKH. Từ các đánh giá trên đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác này và khắc ph ục những mặt tồn tại 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của đô thị Hội An - Nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị Thành phố - Tổng hợp tài liệu để phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đến thành phố Hội An - Tập trung đánh giá việc thực hiệ n quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị trong thích ứng và giảm nhẹ tác động từ BĐKH - Đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đô thị Thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu. 8 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Phạm vi khoa học: - Thực trạng quy hoạch xây dựng và kế hoạch SDĐ đô thị thành phố Hội An - Tác động của BĐKH lên thành phố Hội An - Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đô thị thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Đề xu ất giải pháp cho công tác lập quy hoạch xây dựng và kế hoạch SDĐ đô thị thành phố Hội An thích ứng BĐKH 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - xã hội các đô thị nghiên cứu ( bao gồm cả các tài liệu nghiên cứu về BĐ KH và tai biến), các tài liệu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, các phương pháp nghiên cứu liên quan. - Các phương pháp khảo sát và điều tra thực địa : thu thập và bổ sung, cập nhật các số liệu tại các khu vực , tuyến, điểm nghiên cứu được lựa chọn để xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, chất l ượng môi trường và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội… phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp: Thống kê và phân tích là thống kê tất cả các thông tin có liên quan sau đó chia các tổng thể hay các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để thuận lợi cho nghiên cứu và giải quyết. Thống kê và phân tích tổng hợp là liên kết, thống nhất các bộ phận, yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong nhận thức tổng thể. Trong luận văn tôi sử dụng phương pháp này để thống kê các yếu tố có liên quan đến đề tài, ví dụ: số liệu về thời tiết, khí hậu, các công trình từ đó phân tích, tổng hợp lại và rút ra những thông tin có cơ sở và tin tưởng được để hoàn thành luận văn 9 - Phân tích chính sách: Đây là phương pháp thường được ứng dụng trong các nghiên cứu khoa học quản lý, trong quy hoạch Phương pháp này ứng dụng trong nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện và đánh giá các tác động tích cực cũng như tiêu cực, hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tới xã hội. Các kết quả phân tích chính sách là cơ sở khoa học cho việc đề xuất hướng điều chỉ nh chính sách, đề xuất các giải pháp thực thi chính sách sao cho hiệu quả hơn, phù hợp hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa lý luận: - Đóng góp thêm cơ sở lý luận mới trong nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến quản lý và sử dụng đất đô thị. - Góp phần cung cấp tư liệu trong hoạt động quản lý và SDĐ đô thị tại địa phương nghiên c ứu - Đóng góp thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đô thị thích ứng BĐKH b) Ý nghĩa thực tiễn: - Qua thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá thực trạng tác giả chỉ ra một số tồn taị và đề xuất cho chính quyền thành phố những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch xây dựng, kế hoạch SDĐ đô thị trong bối cả nh BĐKH - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo lập quy hoạch xây dựng, kế hoạch SDĐ đô thị nhằm phát triển KT-XH thành phố Hội An thích ứng với BĐKH 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận v ăn được bố cục làm 3 chương như sau: Chương 1:Cơ sở khoa học quản lý, sử dụng đất đô thị và biến đổi khí hậu Chương 2: Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đô thị thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu Chương 3: Đề xuất giải pháp quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đô thị Hội An thích ứng với biến đổi khí hậu 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Biến đổi khí hậu và những tác động từ biến đổi khí hậu 1.1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu Quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí hậu. Các nhân tố hình thành khí hậu: nhân tố bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân bằng bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ hệ mặt đất-khí quyển, cân bằng nhiệt Trái Đất. Thời tiết trung bình của một vùng riêng biệt nào đó, tồn tại trong khoảng thời gian dài, thông thường 30 năm (theo WMO) bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu. Các yếu tố khí tượng: bức xạ mặt trời, lượng mây, khí áp (áp suất khí quyển), tốc độ và hướng gió, nhiệt độ không khí, lượng nước rơi (lượng giáng thủy), bốc hơi và độ ẩm không khí, hiện tượng thời tiết. a) Khái niệm biến đổi khí hậu Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng cường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đượ c quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên [...]... hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị Trong quản lý đất đô thị thì bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý đất đô thị, thực hiện tiết kiệm trong sử dụng đất là mục tiêu quan trọng nhất Như vậy, đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất đô thị thực chất ta phải đánh giá kết quả trong bảo vệ quyền sở hữu đất đai và kết quả, hiệu quả trong việc sử dụng đất đô thị + Kết quả Theo lý luận... nước về đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng Mục đích của quản lý sử dụng đất đô thị bao gồm : - Bảo đảm sử dụng đất đô thị theo định hướng phát triển bền vững của đô thị - Sử dụng đất đô thị phải đảm bảo sử dụng lâu dài, ổn định và đúng chức năng của từng khu đất đô thị - Sử dụng đất đô thị phải đảm bảo mục tiêu định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước - Sử dụng đất đô thị phải đảm bảo sử dụng. .. nhiêu, hiện trạng sử dụng nó như thế nào và xu hướng sử dụng trong tương lai + Hiệu quả quản lý đất đô thị Đối với công tác quản lý Nhà nước về đất Đô thị thì hiệu quả quản lý đất đô thị là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng đất đô thị, các điều kiện thuận lợi của đất Đô thị, những ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đất đô thị để tạo được kết quả sử dụng đất đô thị cao nhất trong. .. giá trị sản phẩm tạo ra/đơn vị đất đô thị, số lượng đất đô thị đưa vào sử dụng, cường độ sử dụng đất, vốn đầu tư trên đất so với đầu tư khác và sức lao động được đưa vào trong quá trình sử dụng đất đô thị từ đó tính ra kết quả quản lý đất đô thị trong một đô thị nào đó tại thời điểm xác định Với mục tiêu quản lý đất đô thị là để bảo vệ chế độ sở hữu về đất đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị, ... khuyến khích đầu tư vào xây dựng đất đô thị Thư tư, quản lý đất đô thị phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các công tác của quản lý nhà nước về đất đô thị b) Nội dung quản lý, sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay Quản lý nhà nước về đất đô thị bao gồm những nội dung chính sau đây: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đô thị - Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng. .. luật đất đai Thứ hai, quản lý nhà nước về đất đô thị phải tổ chức, phân bổ hợp lý cán bộ, cơ quan chức năng ở từng đơn vị quản lý đô thị, tránh hiện tượng vừa thiếu vừa thừa ở từng cấp, từng đơn vị quản lý đô thị, tránh hiện tượng quản lý chồng chéo giữa các cơ quan quản lý chức năng trong việc quản lý đô thị Thứ ba, quản lý nhà nước về đất đô thị phải tạo ra các chính sách sử dụng đất đô thị hợp lý và. .. thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị 26 - Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất đô thị - Ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đô thị - Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị - Làm thủ tục sử dụng đất đô thị - Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm sử dụng đất đô thị + Điều tra, khảo sát,... Ban hành những giải pháp rõ ràng không khả thi 1.2 Lý luận về quản lý và sử dụng đất đô thị 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm đất đô thị a) Định nghĩa đất đô thị Theo luật đất đai 2013 đất đai được phân thành 3 loại là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trong đó đất phi nông nghiệp được chia làm các loại đất sau: đất ở tại nông thôn, đất ở đại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất. .. đai đô thị Trong thực tế thực hiện quyền sử dụng đất luôn luôn xuất hiện những mâu thuẫn và làm phát sinh các tranh chấp Những hình thức tranh chấp đất đai thường xảy ra trong quản lý đất đô thị là: - Tranh chấp về diện tích đất đai sử dụng - Tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất) - Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất - Tranh... dựng các đô thị mới tại các vùng chưa phát triển, đồng thời tiến hanh đô thị hoá các khu dân cư nông thôn Đảm bảo sử dụng ổn định lâu dài, đúng chức năng của đất đô thị đó là sự quản lý nhà nước về đất đô thị bảo đảm quyền lợi nghĩa vụ, quyền sử dụng đất đô thị cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đô thị ổn định lâu dài, đúng chức năng theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt 25 Sử dụng đất đô thị phải . khoa học quản lý, sử dụng đất đô thị và biến đổi khí hậu Chương 2: Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đô thị thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu Chương. và sử dụng đất đô thị 35 1.2.4. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đât đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu 37 *. Tiểu kết chương 1 39 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT. sử dụng đất đô thị Hội An thích ứng với biến đổi khí hậu 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Biến đổi khí hậu và những tác động từ biến đổi

Ngày đăng: 03/07/2015, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá, Nguyễn Thi Phú, Nguyễn Đức An(2010), Môi trường khí hậu biến đổi - mối hiểm họa toàn cầu. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường khí hậu biến đổi - mối hiểm họa toàn cầu
Tác giả: Lê Huy Bá, Nguyễn Thi Phú, Nguyễn Đức An
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội tháng 6 - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Dự án: “Việt Nam: Chuẩn bị thông báo quốc gia lần thứ hai cho UNFCCC”. Báo cáo Đánh giá chiến lược và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước ở Việt Nam. Hà Nội, tháng 1 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việt Nam: Chuẩn bị thông báo quốc gia lần thứ hai cho UNFCCC”
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2008), Chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
8. Đỗ Thái Hà (2009), BĐKH và thích ứng BĐKH ở Việt Nam. Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, p. 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐKH và thích ứng BĐKH ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thái Hà
Năm: 2009
10. Trần Thanh Lâm (2009), Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế: Dự báo và giải pháp. http://archive.tecos.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế: Dự báo và giải pháp
Tác giả: Trần Thanh Lâm
Năm: 2009
11. Lê Vũ Việt Phong (2006),‘’Nghiên cứu áp dụng mô hình toán MIKE 11 tính toán chất lượng nước sông Nhuệ và sông Đáy”. Viện Khí tượng Thủy văn và trường Đại học Thủy Lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘’Nghiên cứu áp dụng mô hình toán MIKE 11 tính toán chất lượng nước sông Nhuệ và sông Đáy”
Tác giả: Lê Vũ Việt Phong
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng (2010), “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam”. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng
Năm: 2010
14. Hồ Đắc Thoàn(2011), Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và sức khỏe. http://www.impe-qn.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và sức khỏe
Tác giả: Hồ Đắc Thoàn
Năm: 2011
15. Hoàng Văn Thức (2009), “Nghiên cứu xây dựng quy trình lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên nguyên tắc phát triển bền vững”. Bộ Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy trình lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên nguyên tắc phát triển bền vững”
Tác giả: Hoàng Văn Thức
Năm: 2009
18. Phòng TNMT TP Hội An (2005), Chuyên đề lũ lụt Hội An: “ lũ lụt và tác động của nó đến hoạt động du lịch thị xã Hội An – Cù Lao Chàm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: lũ lụt và tác động của nó đến hoạt động du lịch thị xã Hội An – Cù Lao Chàm
Tác giả: Phòng TNMT TP Hội An
Năm: 2005
20. Arief Anshory Yusuf & Herminia Francisco (2009), Climate change vulnerability mapping for South East Asia. IDRC, EFPSEA, SIDA Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Climate change vulnerability mapping for South East Asia
Tác giả: Arief Anshory Yusuf & Herminia Francisco
Năm: 2009
21. Hay S.I et al (2002), Climate change and the resurgence of malaria in the East African highlands. Nature Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Climate change and the resurgence of malaria in the East African highlands
Tác giả: Hay S.I et al
Năm: 2002
22. Intergovernmental Panel on Climate Change (2001), Climate Change 2001 – The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the Third Assessment Report of the IPCC, Cambridge University Press, Cambridge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate Change 2001 – The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the Third Assessment Report of the IPCC
Tác giả: Intergovernmental Panel on Climate Change
Năm: 2001
12. Phòng quản lý đô thị thành phố Hội An (2011), Thuyết minh tổng hợp: điều chính quy hoạch chung thành phố Hội An - tỉnh Quảng Nam Khác
16. UBND thành phố Hội An (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hội An Khác
17. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường(2012), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w