Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị

Trong quản lý đất đô thị thì bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý đất đô thị, thực hiện tiết kiệm trong sử dụng đất là mục tiêu quan trọng nhất. Như vậy, đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất đô thị thực chất ta phải đánh giá kết quả trong bảo vệ quyền sở hữu đất đai và kết quả, hiệu quả trong việc sử dụng đất đô thị.

+ Kết quả

Theo lý luận của Mác thì kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau và bao giờ cũng có một hoặc nhiều nguyên nhân nào đó. Như vậy, kết quả là sản phẩm đã hoàn thành sau một thời gian hoạt động của một sự vật hoặc một hiện tượng nào đó. Trong quản lý đất đô thị kết quả có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ thực hiện luật đất đai và các văn bản của Nhà nước về quản lý đất đô thị như thế nào? Đây là một chỉ tiêu xã hội, rất khó lượng hoá nhưng ta có thể xác định được thông qua các phương pháp điều tra xã hội học và phân bổ thống kê.

- Mức độ sử dụng các loại đất như thế nào? Đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng (có thể lượng hoá được). Các loại đất này

khi đánh giá kết quả ta cần phải xác định số lượng đất còn bao nhiêu, hiện trạng sử dụng nó như thế nào và xu hướng sử dụng trong tương lai.

+ Hiệu quả quản lý đất đô thị

Đối với công tác quản lý Nhà nước về đất Đô thị thì hiệu quả quản lý đất đô thị là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng đất đô thị, các điều kiện thuận lợi của đất Đô thị, những ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đất đô thị… để tạo được kết quả sử dụng đất đô thị cao nhất trong giới hạn đất cố định trong đô thị, nó thể hiện trên một số chỉ tiêu sau:

- Hiệu qủa về mặt xã hội (định tính): với mục tiêu sử dụng tối đa các nguồn lực trong đất đô thị, khai thác các lợi thế thuận lợi trong đô thị từ đó thu hút đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống dân cư đô thị. Nhà nước ta thực hiện quản lý thống nhất toàn bộ đất đô thị, giao quyền sử dụng cho các đối tượng sử dụng ổn định, lâu dài và Nhà nước thu thuế đất đô thị theo các hạn mức đã quy định theo pháp luật hiện hành. Chỉ tiêu này thống kê các chương trình, các mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của Nhà nước, ước tính chi phí thực hiện kế hoạch quản lý đất đô thị trong một thời kỳ, từ đó ước tính kết quả và xác định được hiệu quả quản lý đất đô thị trong thời kỳ đó.

- Hiệu quả về mặt kinh tế (định lượng): đây là hiệu quả được xác định trên cơ sở tính toán giá trị sản phẩm tạo ra/đơn vị đất đô thị, số lượng đất đô thị đưa vào sử dụng, cường độ sử dụng đất, vốn đầu tư trên đất so với đầu tư khác và sức lao động được đưa vào trong quá trình sử dụng đất đô thị từ đó tính ra kết quả quản lý đất đô thị trong một đô thị nào đó tại thời điểm xác định.

Với mục tiêu quản lý đất đô thị là để bảo vệ chế độ sở hữu về đất đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị, tiết kiệm đất đô thị… cho nên để đánh giá hiệu quả quản lý đất đô thị thì chủ yếu ta dựa vào các mục tiêu này và từ đó xác định được hiệu quả quản lý đất đô thị. Dựa trên nhứng kết quả đạt được trong cách quản lý mà ta ước lượng và tính toán hiệu quả quản lý đất đô thị.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 35)