Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đât đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

1.2.4. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đât đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu

đổi khí hậu

Đánh giá công tác quản lý sử dụng đất là đánh giá kết quả và hiệu quả việc thực hiện các nội dụng quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị đã nêu ở trên, tuy nhiên trong phạm vi luận văn này học viên thực hiện việc đánh giá công tác quản lý sử dụng đất đô thị trong bối cảnh BĐKH, vì vậy học viên chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH đó là quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị.

Để đánh giá công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị, học viên sẽ thực hiện nghiên cứu những tác động của BĐKH lên Thành phố, lên các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, mức độ ảnh hưởng, đánh giá dựa trên các yếu tố cơ bản để xem xét là: tình trạng dễ bị ảnh hưởng, độ nhạy cảm cũng như quy mô, mức độ nghiêm trọng của các tác động đồng thời tìm ra được các điểm nóng về tác động BĐKH trên địa bàn. Lồng ghép những ảnh hưởng đã nhận định từ BĐKH với thực trạng quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đô thị để đánh giá hiệu quả của quy hoạch và kế hoạch SDĐ này trong thích ứng và giảm nhẹ các tác động theo tiêu chí đánh giá sau:

Bng 1.1. : Tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch xây dựng đô thị trong thích

ứng biến đổi khí hậu.

Tác động Lĩnh vực Tiêu chí đánh giá

Lũ lụt

Nhà ở và các công trình xây dựng

- Quy hoạch code nền

- Giải pháp kỹ thuật công trình (đắp nền, bờ bao, nhà trên cọc, …)

- Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật xây dựng (hệ kết cấu, mái, vách bao che..)

- Đảm bảo các yếu tố mật độ và tầm cao xây dựng - Tránh quy hoạch khu dân cư và các công trình phát triển đô thị ở vị trí có nguy cơ bị ngập lụt

Giao thông

- Hệ thống thoát nước - Code nền giao thông - Hệ thống bơm dự phòng

- Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật về vật liệu và kết cấu công trình giao thông

Cấp thoát nước

-Chế độ bảo trì đường ống

- Các hành lang đảm bảo thoát lũ an toàn - Hệ thống thoát nước riêng

- Nguồn cung cấp nước linh hoạt (nước ngồn và nước mặt) Xâm nhập mặn Nhà ở và các công trình xây dựng

- Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật xây dựng chống ăn mòn hóa học

- Tránh quy hoạch các công trình đô thị ở vị trí đất bị nhiễm mặn

Cấp thoát nước - Quy hoạch vị trí các nhà máy cấp nước -Linh hoạt chuyển đổi nguồn cấp nước

Xói lở bờ biển, bờ biển

Các công trình và đất đai ven sông, ven biển

- Tránh quy hoạch các công trình đô thị ở vị trí đất có nguy cơ sạt lở

- Quy hoạch hệ thống đê, kè

- Duy trì hệ sinh thái ven biển, hệ thống rừng ngập mặn - Kiểm soát vấn đề khai thác cát ven biển

- Quy hoạch tái định cư cho người dân Bồi lắng Giao thông

đường thủy, thoát lũ

- Phương án nạo vét, kiểm soát bồi lắng

bão Nhà ở và các công trình xây dựng

- Kết cấu nhà và các công trình xây dựng - Duy trì hệ thống rừng chắn gió ven biển

*. Tiu kết chương 1

Các kịch bản BĐKH tại Việt Nam được xây dựng với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định:

Nếu mực nước biển dâng 1m: Sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng [17].

BĐKH gây ảnh hưởng xấu lên các nguồn tài nguyên, kinh tế và sức khỏe con người

Các đô thị ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của BĐKH và nước biển dâng thể hiện qua sự làm trầm trọng thêm các tai biến như ngập lụt, sạt lở bờ biển, xói lở bờ sông, nhiễm mặn, bão, lốc tố… làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, tác động đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống giao thông, cấp thoát nước, phá hủy kiến trúc cảnh quan sinh thái ven biển và môi trường đô thị, ảnh hưởng đến sinh kế và tăng tình trạng bệnh tật, đói nghèo đô thị…Thành phố Hội An – một đô thị cổ, thành phố du lịch của tỉnh Quảng Nam có đặc trưng sinh thái đất thấp vùng ven biển miền trung nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề và ngày một nghiêm trọng từ BĐKH

Quản lý nhà nước về đất đô thị tại nước ta hiện nay đang gặp phải những khó khăn, hạn chế trong thực hiện những hoạt động quản lý, kinh nghiệm từ các quốc gia đông dân, dễ bị tốn thương do BĐKH cho thấy cần chú trọng quản lý và kiểm soát ”điểm nóng” theo cơ chế thích ứng và giảm thiểu các tác động từ BĐKH, nước biển dâng.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THC TRNG QUN LÝ VÀ S DNG ĐẤT ĐÔ TH HI AN TRONG BI CNH BIN ĐỔI KHÍ HU 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Sơ đồ thành phố Hội An (Nguồn : UNHABITAT năm 2011)

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

Toạ độ địa lý: nằm ở 15015’26’’ đến 15055’15’’ vĩ Bắc và từ 108017’08” đến 108023’10’’ kinh Đông

- Phía bắc, phía tây giáp huyện Điện Bàn - Phía đông bắc giáp biển Đông

- Phía nam giáp huyện Duy Xuyên

- Hội An cách thành phố Đà Nẵng 30 km theo đường TL 607 về phía bắc, cách Tam Kỳ 55 km, cách Thủ đô Hà Nội 835 km về phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 925 km về phía bắc và cách Cố đô Huế gần 80 km.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên +Điều kiện địa hình +Điều kiện địa hình

Thành phố Hội An có 2 dạng địa hình:

- Địa hình dạng đồng bằng: Đây là địa hình chủ yếu, có nhiều sông suối, phần

lớn là dạng địa hình cồn cát và địa hình thấp trũng. Các cồn cát này thường xuyên thay đổi qua các trận lũ lớn.

* Địa hình cồn cát gồm các khu vực có cao độ như sau:

- Dọc đường 607, đoạn từ ngã tư Điện Dương đến nghĩa trang Liệt sĩ: 6 - 7,8 m - Xã Cẩm Hà: trung bình 5,3 m.

- Phường Cẩm An: trung bình 5 m.

* Địa hình thấp trũng gồm các khu vực sau:

- Phường Cẩm Phô, khu vực phố cổ: trung bình 1,5 m

- Dọc bờ sông Hội An, phường Cẩm Châu: trung bình 1,7 m. - Phường Cẩm Nam: trung bình 1,8 m.

- Đồng ruộng thuộc phường Cẩm Châu trung bình 0,5 m. * Địa hình khu vực còn lại trung bình 3 m.

- Địa hình hải đảo: Đặc điểm địa hình của xã Tân Hiệp chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo nhỏ có đỉnh hình chóp cụt, cao độ lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 - 517 m. Đảo lớn nhất của xã là Hòn Lao có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao dao động từ +167 m (Tục Cả) đến +517 m (đỉnh Hòn Điền) chia Hòn Lao thành 2 sườn có địa thế khác nhau[16].

- Sườn đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi hiểm trở không có bãi bồi ven biển.

- Sườn tây dốc thoải ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển thuận lợi cho việc định cư, phát triển dịch vụ du lịch, đây là nơi tàu thuyền có thể cập bến, trao đổi hàng hoá và trú ẩn khi có bão.

+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

*. Khí hậu:

Thành phố Hội An có chế độ khí hậu mang những tính chất và đặc điểm của khí hậu Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên ngoài những đặc trưng chung, Hội An là một khu vực ven biển Trung Bộ nên có những tính chất riêng, mang tính địa phương do điều kiện địa lý, địa hình đem lại.

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6 0 C (22,8-39,8 0 C.) - Độ ẩm không khí trung bình năm: 82% (75-90%)

Hội An có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa khô kéo dài trong 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

- Lượng mưa trung bình năm là : 2066 mm. - Số ngày có mưa trung bình năm: 147 ngày. - Lượng mưa lớn nhất năm : 3307 mm (1974). - Lượng mưa ngày lớn nhất: 332 mm.

- Tháng có ngày mưa trung bình nhiều nhất: tháng 10. - Số giờ chiếu nắng trung bình hàng năm: 2158 giờ. - Số giờ chiếu nắng tháng lớn nhất: 248 giờ (tháng 5). - Số giờ chiếu nắng tháng ít nhất: 12 giờ (tháng 12) [16].

Hội An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ gió có hai mùa khá rõ, mùa mưa trùng với gió mùa Đông Bắc, mùa khô trùng với gió mùa Tây Nam. Ngoài ra, trong năm còn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam khá mát, dễ chịu xen giữa các đợt gió Đông Bắc cũng như gió Tây Nam.

Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt cho toàn khu vực, theo thống kê nhiều năm thì số cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng, Hội An chiếm 24,4% tổng số các cơn bão đổ bộ vào đất liền từ vĩ tuyến 17 trở vào.

*.Đặc điểm thuỷ văn:

Thành phố Hội An chịu ảnh hưởng chính của chế độ thuỷ văn của các con sông lớn.

- Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.590 km2 với tổng lưu lượng 19,9 tỷ m3/năm.

Đoạn sông Thu Bồn chảy ra biển Đông ở Cửa Đại, có các đặc trưng sau đây: • Chiều dài đoạn chảy qua thành phố Hội An: 8,5 km.

• Chiều rộng: 120 - 640m, đoạn qua thành phố rộng 200 m. • Diện tích lưu vực: 3.510 km2.

• Lưu lượng nước bình quân: 232 m3/giây. • Lưu lượng lũ bình quân: 5.430 m3/giây. • Lưu lượng kiệt: 40 - 60 m3/giây.

• Mực nước ứng với lưu lượng bình quân: +0,76 m. • Mực nước bình quân mùa lũ: 2,48 m.

• Mực nước ứng với lưu lượng kiệt: 0,19 m

- Sông Đế Võng: từ xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, chạy dọc từ Tây sang Đông ở phía Bắc thành phố Hội An.

• Chiều dài đoạn chảy qua thành phố trên 7 km. • Chiều rộng: 80 - 100 m.

•Chế độ mực nước sông Đế Võng phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều từ Cửa Đại và cửa sông Hàn. Tại khu vực Cửa Đại, biên độ nhật triều không đều, từ 1,00 m - 1,50 m, giữa kỳ nước cường và nước kém, biên độ triều chênh lệch không đáng kể. Trong kỳ nước kém, biên độ triều khoảng 0,50 m.

•Chế độ dòng chảy: khi triều lên từ Cửa Đại, mực nước trong sông dâng lên, khi triều xuống, dòng nước trong sông lại đổ ra biển. Nói chung dòng chảy tương đối điều hoà nhưng do lưu tốc nhỏ là nguyên nhân gây bồi cạn trong sông. Về mùa khô có những đoạn sông bị cạn, nước bị nhiễm mặn.

- Thuỷ triều: biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều của vùng biển Trung Trung Bộ, mỗi ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần (bán nhật triều). Biên độ dao động của triều trung bình là 0,6 m. Triều cường = +1,4 m; triều kiệt = 0,00 m. Trong các cơn bão có những đợt sóng có biên độ rất lớn, cao độ lớn nhất của sóng lên đến 3,40 m ở khoảng cách 50 m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho vùng ven biển. Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh hưởng lớn cho vấn đề dân sinh kinh tế[16].

+ Tài nguyên nước

- Nước mặt: có các sông Thu Bồn, sông Cổ Cò, Sông Đế Võng trong đó sông

Thu Bồn là một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng với lưu lượng tới hàng tỷ m3 nước mỗi năm.

- Nước ngầm: Vùng ven sông có nước ngầm mạch nông và thường bị nhiễm

mặn. Các vùng cách xa biển thường có nước ngầm mạch sâu, không bị nhiễm mặn và không ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng đến độ sâu ≤ 10 m.

+ Địa cht/ th nhưỡng/ rng và h sinh thái

*. Địa chất, thổ nhưỡng:

Theo kết quả điều tra địa chất thực hiện năm 1990 - 1995, thành phần địa chất gồm nhiều kiểu như sau:

- Các trầm tích tạo thành có nguồn gốc biển, tuổi cuối pleistocen. - Các trầm tích tạo thành có nguồn gốc biển, tuổi Haloxen, sớm, giữa. - Các trầm tích hỗn hợp sông biển Haloxen giữa, muộn.

Tuổi của các trầm tích tạo thành từ 2.750 đến 10.000 năm, các tạo thành tại khu vực Cẩm Kim, khu vực mới bồi tại Cửa Đại, Cẩm An, khu vực sông Đế Võng có tuổi nhỏ hơn 300 năm. Do đó, việc xây dựng công trình hoặc mở rộng không gian phát triển tuỳ thuộc vào dòng chảy, bồi tụ và việc khai thông sông Đế Võng nối liền tuyến đường sông với Đà Nẵng, có tác dụng phát triển du lịch và về lâu dài tránh được sự biến dạng của Hội An, nhất là khu vực Cửa Đại là khu vực được đánh giá có nguy cơ bị biến dạng nhiều nhất.

*. Rừng và hệ sinh thái:

- Được thiên nhiên ban tặng cho Hội An một quần đảo Cù Lao Chàm với hệ sinh thái rừng ( có gần 600 ha rừng đặc dụng nguyên sinh ) và biển ( cỏ biển, san hô và các loài thủy sinh ) đa dạng sinh học; ngược lại, trong đất liền, ngoài rừng trong vùng đất ngập nước trên địa phận thành phố Hội An thuộc vùng châu thổ sông Thu Bồn có nhiều tiềm năng đa dạng sinh học, còn lại rừng chủ yếu là cây trồng chắn

gió bão ven biển, các khu vực khác chủ yếu trồng các loại cây lấy gỗ, tre vườn, dừa nước, đào và một số cây lâm nghiệp khai thác để lấy củi.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Hội An

+ V kinh tế

*. Tăng trưởng kinh tế:

- Nền kinh tế của Hội An tăng trưởng ở mức cao và khá toàn diện. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn thành phố tăng bình quân hàng năm 10,21%: ngành dịch vụ du lịch - thương mại chiếm tỷ trọng 65,23%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 20,83%; ngành ngư, nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 13,94%.

- Tổng GDP của thành phố năm 2007 (theo giá trị thực) đạt: 1.249.708 triệu đồng - Thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người): 14,74 triệu đồng

*. Về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp:

Nông nghiệp Hội An cơ bản là sản xuất lúa bắp, rau quả và tôm mực, cá, khai thác tổ yến. Hàng năm Hội An sản xuất 5.386 tấn lương thực tiêu dùng tại chỗ. Xuất khẩu 13.000 tấn thuỷ sản trong đó 4.290 tấn hải sản. Mặt hàng xuất khẩu thô sơ dạng bán nguyên liệu. Nghề nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt có thể phục vụ phát triển du lịch. Riêng ngành thuỷ sản đạt 277.550 triệu đồng năm 2007. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên ven bờ có thể dẫn đến phá vỡ sinh thái dưới biển, ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, thể thao và thám hiểm biển. Trong sản xuất công nghiệp, trước đây, mặt hàng nổi tiếng là dệt vải, chiếu cói, mành trúc, mộc (Kim Bồng), thảm len đã một thời được khách hàng thị trường Đông Âu ưa chuộng;

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37)