Những quy định về giao đất, cho thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp * Theo Luật đất đai năm 2003 3 Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàn
Trang 1NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015
Trang 2- -
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Các số liệu sử dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu Các kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ, những ý kiến đóng góp của nhiều cá nhân
và tập thể
Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Cao Việt Hà – Khoa quản lý đất đai, đã trực tiếp hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận văn Chân thành cảm ơn Ban quản lý Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tập thể thầy, cô giáo, cán bộ trong Khoa đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn
Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các doanh nghiệp tại các KCN Song Khê-Nội Hoàng và CCN Dĩnh Kế mà tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, điều tra khảo sát và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đã cộng tác, đóng góp những thông tin quý báu, cùng những ý kiến xác đáng để tác giả có thể hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hường
Trang 51.1 Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp,
1.1.1 Khu công nghiệp và đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp 4 1.1.2 CCN và đặc trưng cơ bản của cụm công nghiệp 6 1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất ở các khu công
1.2 Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất KCN, CCN của các nước trong khu vực 14
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 18 1.3 Thực trạng quản lý sử dụng đất ở các KCN, CCN Việt Nam 19 1.4 Thực trạng phát triển KCN, CCN tỉnh Bắc Giang 24 1.4.1 Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước 24 1.4.2 Tình hình phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 29 1.4.3 Tình hình phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 31
Trang 62.1 Đối tượng nghiên cứu 33
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Bắc Giang
2.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình phát triển các KCN,
CCN tại thành phố Bắc Giang trong giai đoạn 2010-2014 33 2.3.3 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất tại KCN Song Khê – Nội
2.3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp 33
2.4.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất KCN, CCN 34 2.4.6 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 35
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Bắc Giang 36
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 41 3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại thành phố Bắc Giang trong giai đoạn
Trang 73.3 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Song
3.3.1 Khái quát chung về khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, cụm
3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Song Khê –
3.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại KCN Song Khê – Nội Hoàng,
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của KCN Song Khê – Nội Hoàng, CCN Dĩnh Kế 76
3.4.2 Giải pháp về xúc tiến đầu tư vào KCN, CCN 78
Trang 8FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa GPMB Giải phóng mặt bằng
ICD Inland Container Depot
Cảng nội địa IEAT Industrial Estates Authority of Thailand
Cục quản lý KCN Thái Lan
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 93.7 Các ngành nghề sản xuất chính trong CCN năm 2014 68 3.8 Bảng giá thuê đất các CCN tại thành phố Bắc Giang năm 2014 69 3.9 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất tại KCN, CCN 71
Trang 103.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang 56 3.10 Sơ đồ mặt bằng KCN Song Khê-Nội Hoàng phía Bắc 59 3.11 Sơ đồ mặt bằng KCN Song Khê-Nội Hoàng phía Nam 59 3.12 Cơ cấu tỷ lệ lấp đầy trong KCN Song Khê- Nội Hoàng 62
3.15 Cơ cấu sử dụng đất đúng mục đích tại KCN, CCN 75
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, canh tác, sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Trong những năm qua tình hình công nghiệp của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng đã và đang phát triển với tốc độ nhanh về số lượng, quy mô và loại hình công nghiệp Hướng phát triển công nghiệp trong thời gian tới là cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ nền kinh tế Theo chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và sự chỉ đạo, lãnh đạo của Nhà nước, tỉnh Bắc Giang cũng như các khu vực khác trong cả nước đã hình thành và tập trung phát triển mô hình kinh tế mới khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN)
và bước đầu đã thu được nhiều thành tựu to lớn
Trong thời gian qua, nhiều KCN, CCN đã được hình thành và đi vào hoạt động tỉnh Bắc Giang đã được chính phủ cho phép quy hoạch và đầu tư xây dựng
5 khu công nghiệp tập trung, với diện tích quy hoạch 1.405 ha, trong đó diện tích công nghiệp có thể cho thuê là 800ha Bên cạnh đó tỉnh Bắc Giang đã hình thành
47 cụm công nghiệp đang xây dựng hạ tầng và hoạt động với diện tích 1.861,24
ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là 1.533,5 ha
Việc phát triển và bố trí hợp lý các KCN, CCN đã góp phần tăng trưởng GDP, thúc đẩy đầu tư và sản xuất công nghiệp để xuất khẩu, phục vụ các ngành kinh tế và tiêu dùng trong nước Các KCN, CCN thực hiện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ
Trang 12sản xuất, cạnh tranh thị trường, phân bố lại địa bàn sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tiến tới phát triển bền vững các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và cả nước
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng nhìn chung còn những hạn chế, bất cập trong việc sử dụng đất của từng KCN, CCN như: quản lý và sử dụng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, xảy ra nhiều tiêu cực, như là sử dụng không đúng diện tích, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn trái phép, nợ đọng thuế sử dụng đất, tỷ lệ lấp đầy trong KCN,CCN chưa cao, nhiều nơi còn để đất hoang hóa, hiệu quả sử dụng đất thấp; thủ tục hành chính còn rườm rà; gây ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, việc xử lý nước thải, rác thải tại các KCN, CCN chưa triệt để; việc bố trí về
vị trí và quy mô diện tích các CCN nhiều nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của các địa phương
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn khách quan, việc đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các khu, cụm công nghiệp là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng là đất đai nói chung và đối với diện tích mà các khu, cụm công nghiệp đang quản lý và sử dụng nói riêng Vì vậy việc đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các khu, cụm công nghiệp để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng đất, tránh việc để lãng phí là việc làm bức thiết
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Cao Việt Hà - Giảng viên khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của một số KCN, CCN nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Trang 13- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của một số KCN, CCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương
3 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình công tác quản lý và sử dụng đất của một số KCN, CCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
- Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất phải phù hợp thực tế, đảm bảo tôn trọng và đúng pháp luật hiện hành
Trang 14Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp
1.1.1 Khu công nghiệp và đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
KCN là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo một
kế hoạch tổng thể, cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phù hợp với sự phát triển của một liên hiệp các ngành công nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh Không gian lãnh thổ của KCN luôn gắn liền với sự hình thành, phát triển của mạng lưới đô thị và phân
bố dân cư (Ngô Thắng Lợi và cs, 2007)
Ở Việt Nam, Điều 2, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế có quy định: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này (Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, 2008)
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định: Đất KCN là đất chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp được thành lập theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2014)
1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp
a Về mặt pháp lý:
- KCN có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong khu để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin phép và thuê đất (giảm hoặc miễn thuế)
Trang 15- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông chủ yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước
- Sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN dành phần lớn cho thị trường thế giới, đối tượng chủ yếu là phục vụ xuất khẩu
- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường
và diễn biến của thị trường quốc tế
- KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn bó hẹp mà có mối quan hệ mật thiết với các chế độ quản lý hành chính, quy định liên quan đến ra, vào KCN và quan hệ với doanh nghiệp bên ngoài Đối tượng hoạt động trong KCN là các tổ chức pháp nhân, các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng
- Về chức năng hoạt động: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
- Về không gian: KCN là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống
- Về thủ tục thành lập: KCN không phải là khu vực được thành lập tự phát
mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt Theo đó, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, thẩm định kĩ trước khi thành lập và triển khai xây dựng Trên cơ sở quy hoạch đã phê duyệt, dự án đầu tư đã thẩm định, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập khu công nghiệp tại những địa bàn cụ thể
- Về đầu tư cho xuất khẩu: Trong KCN có thể có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu ( khu chế xuất); doanh nghệip chế xuất
và khu chế xuất có ranh giới địa lí phân biệt với các khu vực còn lại của KCN và
áp dụng quy chế pháp lí riêng (Ngô Thắng Lợi và cs, 2007)
b Về mặt kinh tế:
Trang 16KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư BêN cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng CCN là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường (Ngô Thắng Lợi và cs, 2007)
1.1.2 CCN và đặc trưng cơ bản của cụm công nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm cụm công nghiệp
- Nghị định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quyết định quy chế quản lý cụm công nghiệp: CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch
vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập CCN hoạt động theo Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan CCN có quy mô diện tích không quá 50 ha Trường hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha (Chính phủ, 2009)
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định: Đất CCN là đất để xây dựng tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2014)
Trang 171.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của cụm công nghiệp
- CCN là mô hình KCN quy mô nhỏ, được bố trí tại các huyện, thị xã, được hưởng các ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh theo quy định riêng của tỉnh
- Tại các CCN này còn có thể bố trí một số khu vực cho kinh doanh thương mại, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và không ảnh hưởng tới tính chất hoạt động sản xuất công nghiệp của cụm công nghiệp
- CCN có quy mô diện tích không quá 50 ha trường hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha (Chính phủ, 2009)
1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Việt Nam
1.1.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản QPPL về quản lý KCN, CCN từ khi có luật đất đai 2013 bao gồm:
- Nghị định 29/2008/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
- Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/8/2009 quyết định ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp;
- Nghị định 164 /2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Luật Đất đai ngày 29/11/ 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường số BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
30/2014/TT Thông tư 35/2015/TT30/2014/TT BTNMT ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
Trang 181.1.3.2 Những quy định về giao đất, cho thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp
* Theo Luật đất đai năm 2003
3) Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN
Đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp thì nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
4) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất của Nhà nước; nhận chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong KCN được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức
Trang 19kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN
5) Người sử dụng đất trong KCN phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này
Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định
6) Người thuê lại đất trong KCN trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
mà đã trả tiền thuê lại đất cho cả thời gian thuê lại hoặc trả trước tiền thuê lại đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê lại đất đã trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì:
a Tổ chức kinh tế
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền
sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có các quyền
và nghĩa vụ sau đây: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất; Cho thuê quyền sử dụng đất
và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; Thế chấp,
Trang 20bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật; Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền
sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có các quyền và nghĩa
vụ sau đây: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không
có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử udnjg đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước được quyền bán tài sản thuộc swor hữu của mình gắn liền với đất Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục giao đất không thu tiền sử dụng đất theo mục đích đã được xác định
b Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền
và nghĩa vụ sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải đất thuê có quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có
điều kiện theo quy định của Chính phủ;
- Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất; Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
Trang 21nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
- Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
121 của Luật này;
- Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh (Quốc hội nước CHXH Việt Nam, 2003)
* Theo Luật Đất đai 2013
So với Luật đất đai 2003 có một số điều sửa đổi so với Luật đất đai
2013 cụ thể như sau:
Điều 149 Đất KCN, KCX, CCN, làng nghề
1) Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN, khu chế xuất Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm
2) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong KCN, CCN, khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và có các quyền
và nghĩa vụ sau đây:
Trang 22a) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây: Chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập
tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 173 của Luật này
- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà
Trang 23được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng; Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng
b) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 175 của Luật này như sau:
- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:Thế chấp tài sản thuộc
sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu
hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất KCN, CCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ngoài KCN, CCN, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự ( Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, 2013)
Trang 241.2 Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất KCN, CCN của các nước trong khu vực
1.2.1 Thành tựu của các nước trong khu vực
(1) Kinh nghiệm của Đài Loan: Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo, đất
chật người đông Trong hơn ba thập kỷ qua, ngay từ đầu Đài Loan đã xác định được vai trò quan trọng của KCN, CCN trong quá trình phát triển và việc tập trung các xí nghiệp công nghiệp vào các KCN, CCN đã mang lại nhiều lợi ích, nhất là ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động
Trong khu đất dành cho xây dựng KCN, CCN có thể chủ động xây dựng
hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài Bên cạnh đó, nhờ bố trí tập trung nên việc tổ chức sản xuất (như cung cấp điện nước, vận tải nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và sản phẩm, xử lý nước thải ) cũng thuận lợi hơn, tạo điều kiện trực tiếp cho việc giảm tối đa chi phí của các xí nghiệp Sau cùng nhờ có KCN, CCN nên đã giảm dần và tiến tới chấm dứt xây dựng nhà máy riêng lẻ, phân tán trong nội thành, nội thị hoặc chiếm dụng quỹ đất nông nghiệp, ngư nghiệp vốn rất khan hiếm của Đài Loan Các KCN, CCN thường được bố trí tại những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển còn góp phần giảm thiểu được các chi phí về bồi thường, giải phóng mặt bằng Hoạt động của các KCN, CCN đã đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Đài Loan Mỗi KCN, CCN là hạt nhân thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng Trong định hướng phát triển, các KCN, CCN tập trung dần được đổi mới theo hướng chuyển thành các KCN, CCN có dịch vụ kỹ thuật, công nghệ cao, đáp ứng được nhiệm vụ là nơi tập trung sản xuất và chế biến các sản phẩm cao cấp phục
vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước
Nhìn chung công tác xây dựng quy hoạch phát triển các KCN, CCN ở Đài Loan được tổ chức khoa học và chặt chẽ Trước hết, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, kết hợp với việc dự báo, đánh giá về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng thị trường đầu tư, để xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế quốc dân, định hướng phát triển ngành nghề theo không gian lãnh
Trang 25thổ Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN, CCN với quy mô thích hợp và lập quy hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN, CCN Với cách làm này, việc xây dựng các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước, vừa phù hợp với thực
tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư nên tính khả thi của dự án cao hơn Ngoài ra quy hoạch xây dựng và phát triển KCN, CCN của Đài Loan không phải
cố định mà thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại về tính phù hợp với thực tiễn (3 năm/1 lần), nhất là những vấn đề có liên quan đến môi trường để kịp thời điều chỉnh, bổ sung
Để đảm bảo cho các KCN, CCN hoạt động có hiệu quả, sự phát triển của các KCN, CCN ở Đài Loan luôn gắn liền với việc xây dựng một hệ thống kết cấu
hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bên trong và bên ngoài KCN, CCN như hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử
lý chất thải tập trung Xây dựng các khu đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích công nghiệp và đời sống, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường (Khánh Linh, 2015)
(2) Kinh nghiệm của Thái Lan: Ý tưởng xây dựng các KCN, CCN ở Thái
Lan được hình thành từ 40 năm trước Đến nay ở Thái Lan đã có khoảng gần 500 KCN, CCN đang hoạt động, tất cả các KCN, CCN này đều được phân chia theo các vùng khác nhau nhưng tựu chung đều nằm dưới sự quản lý của Cục quản lý KCN, CCN Thái Lan (gọi tắt là IEAT)
Năm 1972, IEAT được thành lập vừa mang tính chất của một cơ quan quản lý nhà nước, vừa mang tính chất của một đơn vị kinh doanh IEAT cung cấp dịch vụ "một cửa" nhằm giúp các nhà đầu tư đi đúng hướng Họ sẽ giới thiệu mạng lưới KCN, CCN ngành nghề khuyến khích đầu tư, vị trí các KCN, CCN các vốn ưu đãi, các thủ tục cần thiết Sau khi được hướng dẫn chu đáo và làm xong thủ tục, một tuần sau doanh nghiệp có thể nhận được giấy phép và có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà xưởng
Trang 26Chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, Nhà nước không ưu đãi cho vay vốn, tuy nhiên Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các công ty Nhà nước vay mà không phải thế chấp Mọi ưu tiên như được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất, các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế phụ thu,… đều có thể dành cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN
Một trong năm mục tiêu xây dựng KCN, CCN Thái Lan là đảm bảo môi trường trong sạch Thái Lan đưa ra nguyên tắc cân bằng: người gây ô nhiễm môi phải đền bù thiệt hại Do vậy khi thành lập KCN, CCN phải có dự án thiết kế hệ thống xử lý nước thải và được cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt Vì vậy KCN, CCN Thái Lan luôn được đánh giá là KCN, CCN xanh và sạch đẹp
Theo các chuyên gia Thái Lan, chìa khóa cho sự thành công của các KCN, CCN là vị trí, dịch vụ kết cấu hạ tầng và năng lực quản lý Giá cho thuê đất rẻ không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư Xây dựng KCN, CCN trong khu vực nghèo sẽ ít tốn kém hơn so với trong khu vực phát triển, có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn Nhưng ngược lại, chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển lại cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến các khu vực phát triển hơn (Kenich Ohno.K, 2006)
(3) Kinh nghiệm của Malaixia: Năm 1971, liên bang Malaixia đã ban hành
Luật về khu thương mại tự do kêu gọi các các nhà đầu tư Tuy nhiên, trong 15 năm đầu tiên (từ 1972 - 1987), Malaixia tách riêng các KCN, CCN khỏi phần còn lại của nền kinh tế và bỏ qua các mối liên hệ giữa KCN, CCN và kinh tế trong nước, nhà nước tăng cường chính sách bảo hộ bằng chính sách thuế quan
Năm 1987, Malaixia bắt đầu một chiến lược công nghiệp mới, lấy kinh nghiệm của các KCN, CCN đã thành công và những đòi hỏi của chúng được thoả mãn như là nguyên tắc chỉ đạo để tăng trưởng Kinh nghiệm chính là xây dựng
mô hình KCN, CCN rất linh hoạt, không dập khuôn máy móc Quản lý hoạt động các xí nghiệp trong KCN, CCN do chính quyền cấp bang quản lý Mỗi bang có chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu tư: miễn giảm thuế, điều kiện ưu đãi thuận lợi hơn, so với doanh nghiệp ngoài KCN, CCN
Trang 27Các KCN, CCN được liên kết ngày càng chặt chẽ với phần còn lại của nền kinh tế, sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm đầu vào để cung cấp cho KCN, CCN Các trở ngại nhân tạo được tháo gỡ và một hệ thống cấp vốn cho xuất khẩu được hình thành Các mục tiêu trọng tâm là đẩy mạnh đầu tư nước ngoài và phát triển một nền công nghiệp địa phương có sức cạnh tranh quốc tế Các ngành chế xuất, bao gồm cả các cơ sở ở KCN, CCN đã đạt được mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên trong cơ cấu chính sách mới (Kenich Ohno.K, 2006)
(4) Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trong hai thập kỷ qua, điểm đáng chú ý
nhất trong toàn bộ bức tranh kinh tế của Trung Quốc là việc phát triển kinh tế và công nghệ, trong đó có các khu khai thác phát triển kinh tế và công nghệ Khu phát triển kinh tế và công nghệ Quảng Châu là một trong những khu khai thác cấp nhà nước đầu tiên được phê chuẩn Được khởi công xây dựng ngày 28/12/1984, đây là khu kinh tế có mô hình "hướng ngoại” theo phương châm "lấy công nghiệp hiện đại thu hút vốn nước ngoài và thu hút ngoại tệ là chính, tất cả nhằm phát triển công nghệ mới và công nghệ cao”
Hiện nay Trung quốc có "5 đặc khu kinh tế", nhiều vùng "kinh tế mở cửa"
và nhiều khu "khai thác kinh tế kỹ thuật" Tính chất các đặc khu kinh tế của Trung Quốc gần giống như "khu chế xuất" của một số nước đã làm Sản xuất có đặc trưng, gắn bó hữu cơ với thị trường bên ngoài Sự phát triển xuất khẩu đã làm mở rộng sự tham gia tư bản nước ngoài vào công nghệ chế biến và thu hút nguồn vốn bằng các biện pháp ưu đãi về thuế, lãi suất Ngoài những ý đồ chiến lược còn kèm theo cả mục tiêu phấn đấu biến đặc khu kinh tế thành thị trường tài chính quốc tế
Trong phát triển KCN, CCN Trung Quốc giữ chủ quyền lãnh thổ, thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài được tự do kinh doanh Khuyến khích sử dụng công nghệ cao thực hiện chức năng: chuyển giao công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm hàng hoá bằng công nghệ cao
Trang 28Bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư vào các KCN, CCN của Trung Quốc là: “trước tiên cung cấp mọi điều kiện thuận lợi, rồi mới mong gặt hái được nhiều thành quả” Ngoài ra, tại Trung Quốc sự phát triển và phân bố các KCN, CCN được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN, CCN đã có, chỉ khi mức độ lấp đầy đạt 60 - 70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN, CCN tiếp theo Thời gian gần đây, Trung Quốc đã cắt giảm tới
500 KCN, CCN nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh tác Các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các KCN, CCN cũng bị chững lại và nhiều nơi đã rút hồ sơ lập KCN mới khỏi danh sách được duyệt (Khánh Linh, 2015)
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của KCN, CCN ở các
nước: Tình hình chính trị xã hội của nước sở tại, nhất là ở những khu vực gần kề
KCN, CCN ở trạng thái ổn định; chế độ thuế đặc biệt ưu đãi và thủ tục đơn giản; địa điểm xây dựng thuận lợi; phương tiện liên lạc thuận lợi, giá rẻ; nguồn điện cung cấp đầy đủ, ổn định; nguồn nước công nghiệp theo tiêu chuẩn; các ngành công nghiệp được hỗ trợ đầy đủ (nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng); các quy định về thủ tục đơn giản và dễ hiểu; điều kiện làm việc và các tiện nghi sinh hoạt thuận lợi (ăn, ở, giải trí, giáo dục, y tế ) Cụ thể như sau:
(1) Về công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển KCN, CCN: Các nước
đều coi đây là một vấn đề chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng công tác dự báo, đánh giá xu hướng phát triển, quy hoạch KCN gắn với quy hoạch kinh tế
xã hội của mỗi vùng lãnh thổ Định kỳ tiến hành kiểm tra đánh giá lại tính phù hợp của quy hoạch KCN so với thực tế để điều chỉnh, bổ sung
(2) Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN, CCN: Hầu hết các
nước đều có cơ quan chuyên trách về quản lý KCN, CCN Chính quyền Trung ương thống nhất quản lý nhà nước đối với các KCN, CCN Khi mọi hoạt động của KCN, CCN đi vào nề nếp mới tiến hành phân cấp quản lý cho các địa phương Nhà nước
đã có các hoạt động can thiệp nhằm định hướng, hỗ trợ, đối với hàng loạt các hoạt động đầu tư nhằm: xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng sẵn nhà xưởng cho thuê, cung cấp nhà ở cho chuyên gia, xây dựng khu giải trí đồng thời thực hiện
Trang 29các hoạt động: lập kế hoạch và đầu tư, quản lý đất đai và nhân lực, dịch vụ thông tin, thương mại và công cộng
(3) Về các mục tiêu chủ yếu đã xác định: Thực hiện chiến lược công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; khắc phục ô nhiễm môi trường, sự phân bố doanh nghiệp rời rạc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật bất hợp lý; thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động
(4) Về vị trí xây dựng các KCN, CCN: Phần lớn KCN, CCN ở các nước
đều được bố trí ở các địa điểm thuận lợi như: gần cảng biển, cảng hàng không, gần đường quốc lộ, thuận lợi về giao lưu hàng hoá và liên hệ với nước ngoài Các KCN, CCN có ranh giới xác định, được bố trí trên diện tích khá lớn, vị trí chọn
bố trí KCN, CCN có thể là các vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển và các KCN, CCN được bố trí rộng khắp
(5) Về lựa chọn đối tác và thu hút vốn đầu tư vào KCN, CCN: Hầu hết
các nước đều sử dụng cả hai cách huy động lực lượng là vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cho xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong KCN, CCN Hình thức đầu tư có thể là nhà nước, tư nhân, hợp doanh giữa nhà nước và tư nhân, hoặc liên doanh giữa trong nước và ngoài nước Các nước đều có các quyết định ưu đãi đối với các doanh nghiệp thông qua Luật về KCN, CCN (Kennich Ohno K Và Nguyễn Văn Thường, 2005), (Mori
và Nguyễn Xuân Thúy, 2008)
1.3 Thực trạng quản lý sử dụng đất ở các KCN, CCN Việt Nam
Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT; Nghị định 164 /2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX Nghị định đã thống nhất các quy định liên quan tới KCN nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản Nghị định đã cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN thực hiện đầu mối quản
lý nhà nước KCN trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, môi trường,
Trang 30thương mại thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ”
Quá trình xây dựng và phát triển KCN 20 năm qua gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KCX tương đối đặc thù, mang tính đột phá, đặc biệt là: cơ chế xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN, cho thuê, thuê lại đất KCN, vai trò của công ty phát triển hạ tầng KCN; sự hình thành, từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban Quản lý các KCN, thể hiện vai trò đầu mối quản lý nhà nước KCN ở địa phương; trình tự thủ tục thành lập, hoạt động, đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, KCX Trên thực tế, thành công của các KCN, KCX mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KCX
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế tại Điều 22 Nội dung quản lý nhà nước đối với KCN, KCX, KKT (Chính phủ, 2008)
1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển KCN, KKT
2 Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN, KKT; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về KCN, KKT; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT
3 Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong KCN, KKT
4 Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KKT
5 Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn
Trang 31đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN, KKT
Công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, một cửa, một đầu mối trong thu hút đầu tư phát triển CCN chưa được quan tâm triển khai đúng mức Đầu mối quản lý nhà nước về CCN ở các địa phương được quy định tại Điều 19, Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn gồm:
a) Lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn; quyết định sử dụng vốn ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN;
b) Ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển CCN phù hợp với điều kiện của địa phương;
c) Chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc tỉnh kịp thời hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, nhà ở công nhân;
d) Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với CCN; đ) Xây dựng các chương trình phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan để thu hút đầu tư phát triển các CCN phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ;
e) Thống kê, đánh giá định kỳ về tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn, báo cáo Bộ Công Thương; khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xây dựng, phát triển CCN
2) Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các CCN trên địa bàn; chủ trì xây dựng và bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng CCN; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong CCN theo thẩm quyền; đề xuất và
Trang 32thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển CCN; tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn; quản lý hoạt động của các Doanh nghiệp trong CCN theo thẩm quyền
3) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với các CCN trên địa bàn gồm:
a) Chỉ đạo Phòng Công Thương (hoặc Phòng Kinh tế) trong việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về CCN;
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã
hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư…
để nhanh chóng triển khai xây dựng CCN trên địa bàn;
c) Chỉ đạo lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch CCN trên địa bàn; chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và tổ chức triển khai đầu
tư xây dựng các CCN trên địa bàn sau khi được duyệt;
d) Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn
Trong đó, việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về CCN cho các
cơ quan từ UBND cấp tỉnh, Sở Công Thương đến UBND cấp huyện đã khá cụ thể Quy chế cũng quy định rõ Sở Công Thương được giao là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các CCN trên địa bàn.Thực hiện Quy chế quản lý CCN của Thủ tướng Chính phủ, ở cấp tỉnh các địa phương phân công Sở Công Thương làm đầu mối quản lý phát triển CCN trên địa bàn (trong đó, đa số Sở Công Thương giao cho phòng quản lý công nghiệp tham mưu, thực hiện); ở cấp huyện, giao cho Phòng Công Thương/Phòng Kinh tế hạ tầng thực hiện; trên cơ sở đó làm căn cứ bố trí lượng biên chế phù hợp để triển khai nhiệm vụ
Như vậy, để công tác quản lý CCN đạt kết quả tốt cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành ở địa phương Đến nay, đã có 45/63 địa phương trên cả nước ban hành Quy chế phối hợp quản lý CCN để phối hợp giữa các cấp, ngành ở địa phương trong việc quản lý CCN trên địa bàn; còn 18 địa phương đang trong quá trình xây dựng, hoặc do số lượng CCN ít nên việc ban hành quy chế phối hợp quản lý CCN chưa được quan tâm chú trọng (Chính phủ, 2008, 2009)
Trang 33*) Tình hình quản lý sử dụng đất tại KCN, CCN tại tỉnh Bắc Giang
Trong thời gian qua, các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý doanh nghiệp, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức… đã được ban hành theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương nên đã tác động đến công tác quản lý nhà nước về KCN như các vấn đề liên quan đến đầu tư, kinh doanh, xây dựng, đất đai
UBND tỉnh đã ban hành những Quyết định về quản lý KCN, CCN tỉnh Bắc Giang như sau :
- Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- Quyết định 68/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 30/7/2008 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Quyết định 141/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày 15/4/ 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Quyết định 858/2014/QĐ- UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang quy định trình tự, thủ tục khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang kiểm tra, quản lý tình hình sử dụng đất trong các KCN trên địa bàn tỉnh và 02 CCN đó là CCN Song Khê-Nội Hoàng và CCN Dĩnh Kế Đề xuất biện pháp xử
lý đối với doanh nghiệp vi phạm về quy định của Luật đất đai Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất của các Nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng KCN trình Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định; sau khi có Quyết định cho thuê đất của Chủ tịch UBND tỉnh và thực hiện xong phương án bồi
Trang 34thường, giải phóng mặt bằng, Sở chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện phối hợp với cơ quan chức năng, UBND cấp xã nơi có đất và nhà đầu
tư giao đất trên thực địa; ký hợp đồng thuê đất và trình Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư Và tiếp nhận, thẩm tra
hồ sơ, trình Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp thuê lại đất trong KCN (UBND tỉnh Bắc Giang, 2008)
Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý trực tiếp đối với CCN trên địa bàn huyện, thành phố (trừ 02 CCN Song Khê-Nội Hoàng và CCN Dĩnh Kế); việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp trong CCN phải thông qua Uỷ ban nhân dân cấp huyện UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và
ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư…; thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng đất, môi trường, xây dựng và các hoạt động khác trong CCN theo thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giá đất; hướng dẫn
và thẩm định việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất cho nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN, doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư trong CCN thuộc thẩm quyền (UBND tỉnh Bắc Giang, 2010)
1.4 Thực trạng phát triển KCN, CCN tỉnh Bắc Giang
1.4.1 Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước (theo NQ trung ương khóa VII) Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần thực hiện sự chuyển đồi cơ cấu kinh tế toàn diện phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước
và cơ cấu kinh tế quốc dân trên tất cả lĩnh vực Kinh nghiệm của các nước cho thấy, khai thác thành công mô hình KCN, CCN sẽ là nhịp cầu nối liền nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường (Tổng cục Thống kê, 2006)
Trong thời kỳ CNH-HĐH việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung là cần thiết và được nhà nước khuyến khích Từ năm 1994 các KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư
Trang 35nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các DN nhỏ và vừa gia nhập các khu vực công nghiệp Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các khu cụm công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản
lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các dịch vụ thuận lợi hơn Vì vậy phát triển khu, cụm công nghiệp có vai trò vô cùng to lớn trong cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp nâng cao GDP: đây là những tụ điểm tập trung các
xí nghiệp sản xuất, chế biến công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đưa nhanh
kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản; phân bố lại các khu vực sản xuất và sinh hoạt, tạo tiền đề cho
đô thị hoá nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đồng thời tạo nhiều việc làm cho dân cư thành thị và nông thôn Mặt khác, quá trình phát triển các KCN còn trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi, là cầu nối thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ( Tổng cục Quản lý đất đai, 2010)
Trong quá trình xây dựng và phát triển, các khu và cụm công nghiệp ở Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương theo hướng công nghiệp hoá, đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế -xã hội của đất nước và bước đầu đã đạt được những kết quả thắng lợi
Tại một số tỉnh thành phố các khu, cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là tại các vùng có điều kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn Tại một số nơi, việc phát triển KCN, CCN đã thu hút, tạo ra các khu vực dân
cư lân cận cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, đời sống của KCN, CCN tạo tiền đề để hình thành các cụm đô thị - sản xuất - dịch vụ với các mối liên kết, tương hỗ cao tại khu vực phát triển KCN, CCN Với những đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, các KCN, CCN đã
Trang 36và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước Nghị quyết Đại hội
IX của Đảng đã chỉ đạo: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước Phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất” Ngày 14/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, tạo cơ
sở pháp lý chung để quy hoạch, phát triển các KCN trên cả nước, xây dựng cơ chế hành chính một cửa, thống nhất về một đầu mối đối với quản lý nhà nước về KCN Trước đó, về quy hoạch phát triển các KCN, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN, việc quản lý quy hoạch phát triển CCN của các địa phương đã từng bước đi vào nền nếp, quá trình lập quy hoạch phát triển CCN
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển các KCN, CCN, Việt Nam đã và đang hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn với chính sách pháp luật ngày càng minh bạch rõ ràng Sự ra đời của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai là những dấu mốc quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN và của các doanh nghiệp trong KCN Đồng thời, các văn bản này cũng là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc phát triển KCN nói riêng và các hoạt động đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nói chung Trên cơ sở tiếp tục phát huy các kết quả đạt đã được đồng thời khắc phục những tồn tại trong phát triển các KCN, CCN thời gian qua, để đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các KCN, CCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, trong thời gian tới, việc phát triển khu, cụm công nghiệp cần có định hướng,
kế hoạch triển khai cụ thể (Bộ Công thương, 2008)
a Tình hình phát triển khu công nghiệp trên địa bàn cả nước
Danh mục các KCN ưu tiên đầu tư, thành lập mới và mở rộng qua các thời
kỳ đến năm 2000, 2010, 2015 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại các Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày 30/8/1997, số 194/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998 và số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số 171 KCN thành lập mới và 27 KCN mở rộng Tính
Trang 37đến thời điểm hiện tại, trên phạm vi cả nước hiện có 461 KCN trong quy hoạch tổng thể phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 142,1 nghìn ha Trong đó khoảng 82,8 nghìn ha của các KCN đã được thành lập/cấp Giấy chứng nhận đầu tư và 59,4 nghìn ha của các KCN chưa được thành lập
Tính đến 2014, cả nước hiện có 295 KCN được thành lập trên tổng số 461 KCN có trong quy hoạch với tổng diện tích đất tự nhiên 82,8 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 55,7 nghìn ha (chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất
tự nhiên) Các KCN được thành lập trên 60 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của từng vùng Ngoài ra, để tạo điều kiện phát triển công nghiệp địa phương một số KCN được thành lập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như khu vực trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên… Đông Nam Bộ là vùng có số lượng KCN được thành lập nhiều nhất với 100 KCN chiếm 33,9% số KCN của cả nước; tiếp đó là Đồng bằng sông Hồng với 76 KCN và Tây Nam Bộ với 51 KCN Điển hình về xây dựng và phát triển các KCN là các tỉnh, thành phố Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bắc Ninh
Bảng 1.1 Số lượng và diện tích KCN phân bố theo vùng năm 2014
Số lượng KCN
Tỷ lệ %
so với
cả nước
Diện tích (ha)
Trang 38Tổng hợp kết quả rà soát các KCN có trong quy hoạch phát triển KCN đã được phê duyệt trên phạm vi cả nước đến năm 2020, cho thấy có 58 KCN có trong quy hoạch nhưng mới thành lập một phần diện tích; 9 KCN đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư để xem xét chuyển nhượng cho chủ đầu tư khác có năng lực hơn và 157 KCN có trong quy hoạch nhưng toàn bộ diện tích chưa thành lập, và
sẽ tiếp tục được thành lập trong giai đoạn đến 2020 khi đáp ứng đủ điều kiện (Vũ Quốc Huy, 2015)
b Tình hình phát triển CCN trên địa bàn cả nước
Hiện nay các CCN trong cả nước đã thu hút được trên 7300 dự án đầu tư, với lượng vốn đăng ký đầu tư trên 112.000 tỷ đồng; tạo ra trên 460 nghìn việc làm Việc tổ chức, quản lý CCN hoạt động hiệu quả, bền vững góp phần quan trọng vào định hướng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thúc đẩy công nghiệp của các địa phương phát triển
Theo quy hoạch phát triển CCN ở các địa phương, đến năm 2020 cả nước
dự kiến có 1.752 CCN với tổng diện tích khoảng 81.800 ha Trong đó, các vùng quy hoạch nhiều CCN như: Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ có 553 CCN, tổng diện tích 19.318,1ha; Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 316 CCN với hơn 30.080 ha
Tuy nhiên, đa số các CCN chưa hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung của CCN chưa được quan tâm đúng mức Tính đến hết năm 2014, cả nước có 660 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; có 369 CCN với diện tích 11.951,48 ha được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng, đang thực hiện các thủ tục đầu tư, tổ chức thi công xây dựng với nhu cầu vốn đầu tư 79.035,94 tỷ đồng Các CCN đã và đang được đầu tư hiện nay chủ yếu dưới hình thức cuốn chiếu (vừa đầu tư hạ tầng vừa cho thuê đất); tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về mặt bằng sản xuất và khả năng nguồn vốn của doanh nghiệp Đến nay, trong số các CCN đã có quy hoạch chi tiết được đầu tư xây dựng, mới có 118 CCN đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng (chiếm 17%), 337 CCN đang xây dựng đầu tư dở dang (chiếm 51%) và còn lại chưa triển khai xây dựng hạ tầng CCN Đối với chủ đầu tư xây
Trang 39dựng hạ tầng, có 197 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, 139 CCN do Trung tâm phát triển CCN làm chủ đầu tư, 338 CCN do UBND cấp huyện (ban quản lý
dự án của huyện) hoặc đơn vị sự nghiệp khác làm chủ đầu tư
Hiện nay, các địa phương thực hiện theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN, việc quản lý quy hoạch phát triển CCN của các địa phương đã từng bước đi vào nền nếp, quá trình lập quy hoạch phát triển CCN; bổ sung quy hoạch, thành lập và
mở rộng CCN đã được các địa phương thực hiện theo đúng quy định Tuy nhiên,
ở nhiều địa phương, do quy hoạch phát triển CCN được lập trước khi Quyết định 105/2009/QĐ-TTg có hiệu lực, vì vậy chất lượng quy hoạch nhìn chung chưa cao, chưa bám sát nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn; chưa có tính liên kết trong phát triển CCN nhằm phát huy lợi thế của địa phương Hiện nay, Bộ Công Thương đang chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch, xử lý các CCN theo Chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT của Bộ Công Thương và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để loại ra khỏi quy hoạch những CCN chậm triển khai, kém hiệu quả hoặc không khả thi, hạn chế tình trạng quy hoạch treo
Thủ tục đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng để phát triển CCN ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc, mất nhiều công sức, thời gian giải quyết Việc huy động các nguồn vốn để xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các CCN rất hạn chế nên tiến độ đầu tư kéo dài, đa số các CCN chưa hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư xây dựng Công tác quản lý trước, trong
và sau quá trình đầu tư còn một số bất cập (nhiều CCN đã hoạt động không có quy hoạch chi tiết, không có đơn vị quản lý và kinh doanh hạ tầng, đầu tư dở dang, vấn
đề môi trường chưa được cải thiện đáng kể) Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích chưa đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư kết cầu hạ tầng cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN (Ngô Quang Chung, 2015)
1.4.2 Tình hình phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Đến năm 2014, tỉnh Bắc Giang đã được chính phủ cho phép quy hoạch và đầu tư xây dựng 5 KCN tập trung, với diện tích quy hoạch 1.405,0 ha, trong đó diện tích công nghiệp có thể cho thuê là 800 ha, bao gồm:
Trang 40(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, 2015)
- KCN Đình Trám: các ngành nghề ưu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá, lắp ráp ôtô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa…Đã có 53 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích đất
cho thuê là 68,6 ha lấp đầy 100% diện tích
- KCN Song Khê - Nội Hoàng: Định hướng phát triển sản xuất vật liệu
xây dựng; may mặc; giầy da xuất khẩu; cơ khí điện dân dụng, điện tử lắp ráp; các ngành công nghiệp công nghệ cao; kho tàng, bến cảng; đóng tàu - thuyền
vừa và nhỏ
- KCN Quang Châu: Định hướng phát triển là KCN sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến gỗ, điện tử công nghệ cao… Hiện đang triển khai san lấp mặt
bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- KCN Vân Trung: Định hướng phát triển thành KCN lắp ráp điện tử, xe máy, công nghệ cao và chế biến nông sản thực phẩm
- KCN Việt Hàn: Định hướng phát triển là KCN sản xuất vật liệu xây dựng;
may mặc; giầy da xuất khẩu; cơ khí điện dân dụng, điện tử lắp ráp; các ngành
công nghiệp công nghệ cao, :
Các KCN của tỉnh đều tập trung tại 2 huyện Việt Yên và Yên Dũng Địa điểm xây dựng các KCN chủ yếu là đất nông nghiệp, gần đường quốc lộ 1A, nên việc thu hút đầu tư tương đối thuận lợi (Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, 2015)