1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP MAY

69 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

1. Đặt vấn đề:Trong những năm gần đây, khi gia nhập vào WTO, đất nước ta đã có những bước phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ... Đối thủ cạnh tranh cũng tăng theo từng ngày, không chỉ có những đối thủ trong nước mà cả các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Để tồn tại được, mỗi doanh nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc đua giành lấy sự tin dùng của khách hàng. Trong cuộc đua này, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng, đây là động lực thúc đẩy phát triển cho những doanh nghiệp có năng lực thực sự. Cuộc thi nào cũng sẽ chấm dứt nhưng cuộc đua này không chỉ về đích mà phải tiếp tục chạy để bảo vệ thành tích, đó mới là chiến thắng thực sự. Ngành may Việt Nam cũng vậy, là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi công ty đều có chiến lược riêng để tồn tại, để khẳng định vị trí của mình. Nhưng bất kể dùng cách thức gì thì nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng luôn là vấn đề hàng đầu mà các công ty lựa chọn. Đến với công ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ có quy trình sản xuất hiện đại, là một trong những đơn vị có đóng góp rất lớn, đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong ngành may đứng thứ 2 sau dầu thô, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. Để khẳng định mình, công ty luôn tập trung mọi thế mạnh và tiềm năng sẵn có, kích thích khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân có kiến thức, tay nghề và kỷ luật lao động. Đóng góp vào sự thành công là công sức của toàn thể tập thể, cán bộ công nhân viên, các phòng ban của công ty. Trong đó, bộ phận kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm, là một trong những bộ phận quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt chuẩn, đạt yêu cầu mà khách hàng đề ra từ đó tạo nên được mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa doanh nghiệp với khách hàng và đảm bảo được uy tính của công ty.Lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu là phương châm sản xuất của công ty ngay từ ngày đầu thành lập. 2. Lý do chọn đề tài:Trong quá trình học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh, nhà trường các thầy cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành may vào trong thực tế. Với đồ án công nghệ may là điều kiện tốt để em hiểu thêm về hoạt động thực tiễn sản xuất. Từ đó giúp em làm quen với thực tế nhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn.Như đã biết, quá trình sản xuất sản phẩm may, từ khâu ban đầu đến khâu hoàn tất có rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chất lượng của công đoạn đó. Ở mỗi công đoạn đều quan trọng, công đoạn trước quyết định chất lượng công đoạn sau, không thể xem nhẹ bất kỳ một công đoạn nào. Nhận thấy kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm là một công đoạn vô cùng quan trọng , có nhiệm vụ quyết định hàng được xuất hay phải ở lại tái chế và biện pháp xử lí các phát sinh để doanh thu và năng suất làm việc của doanh nghiệp không bị giảm sút . Vì muốn hiểu rõ hơn về kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các phát sinh để sau khi rời ghế nhà trường, bước vào môi trường làm việc thực tế được tốt hơn nên em đã chọn đề tài này với mong muốn là sẽ có kiến thức chuyên ngành sâu hơn để làm việc thật tốt. Đây sẽ là những bước đi căn bản đầu tiên trong việc nhìn nhận và đánh giá một công việc trong ngành may: khâu kiểm hàng. Để từ đó khi bước ra ngoài thực tế, em có những sáng kiến phát huy trong công việc một cách hiệu quả nhằm tạo ra được sự tin cậy của công ty đối với bản thân.3. Mục tiêu của đề tài:Hiểu được tổng quan quy trình làm việc ở bộ phận kiểm hàng nhằm: sau khi ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn trong công việc, đồng thời tìm ra các vấn đề phát sinh và các biện pháp giải quyết trong việc kiểm tra để đảm bảo tính liên tục, thuận lợi cho quá trình sản xuất.4. Cơ sở lý luận của đề tài.4.1.Sản phẩm : theo quan điểm của nền kinh tế thị trường là bất cứ cái gì có thể cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng, nhằm thỏa mãn một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận(kinh tế, xã hội)Một sản phẩm hoặc một dịch vụ có chất lượng phải nghĩa là phải đá ứng tốt các nhu cầu trong những điều kiện cho phép với chi phí xã hội thấp nhất. Nói cách khác, một sản phẩm là lời giải đáp của doanh nghiệp cho một nhu cầu tìm thấy được trên thị trường, là của cải, dịch vụ mà khách hàng mua để thỏa mãn một nhu cầu, một sự thích thú hoặc một sự hi vọng, hứa hẹn nào đó.4.2.Chất lượng sản phẩm :hiểu theo một cách khái quát nhất là toàn bộ những tính năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó, được đặc trưng bằng những thông số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm.Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và được khẳng định, đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng. Vì vậy khi nghiên cứu chất lượng sản phẩm cần phân biệt tính năng sản xuất, tính năng sử dụng của sản phẩm và mối quan hệ biện chứng giưa chúng với nhau.

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TPHCM, Ngày tháng năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, quý cô trườngĐại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trongkhoa Công Nghệ May và Thời Trang đã trang bị, truyền đạt cho em một nền tảngkiến thức bổ ích và quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Nhờ sự giảngdạy đầy nhiệt huyết cũng như sự giúp đỡ tận của tất cả các thầy cô trong khoa màchúng em đã được trang bị một hành trang kiến thức để có thể tự tin bước vàochặng đường mới

Kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt mọi côngviệc của mình Bên cạnh những công ơn to lớn của quý thầy cô, đặc biệt là thầy

Nguyễn Thành Hậu – giáo viên hướng dẫn – đã truyền đạt những kiến thức sâu

rộng và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án công nghệ Bêncạnh đó em cũng không quên gởi lời cảm ơn đến XÍ NGHIỆP MAY KHU A- Công

ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ đã giúp em có được những kinh nghiệmthực tế đầu đời khi em bước chân vào môi trường mới và đã giúp em hoàn thiện đồ

án công nghệ một cách tốt nhất

Qua thời gian thực tập tại công ty em đã tiếp nhận được nhiều kiến thức rất

bổ ích từ thực tế, đó là nhờ sự cố gắng của bản thân đồng thời cũng được sự giúp đỡtận tình của Ban giám đốc công ty cũng như các anh chị nhân viên phòng kế hoạch,phòng chuẩn bị sản xuất, các anh chị công nhân trong chuyền may của công ty đãgiúp em làm quen với môi trường thực tế sản xuất, tiếp xúc với công nghệ của công

ty để em có thể tự tin bước vào ngành nghề của mình sau khi tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập, với kiến thức còn hạn hẹp của mình chắc chắn emkhông thể không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong Ban lãnh đạo cùng toànthể các anh chị công nhân viên trong công ty bỏ qua Em xin chúc quý công ty luôngặt hái được nhiều thành công tốt đẹp và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, nổi tiếng ở thịtrường trong nước và quốc tế!

Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đồ án của emđược hoàn thiện hơn Một lần nữa em xin cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MAY 6

1. Đặt vấn đề 6

2. Lý do chọn đề tài 7

3. Mục tiêu của đề tài 7

4. Cơ sở lý luận của đề tài 8

4.1 Sản phẩm

.8 4.2 Chất lượng sản phẩm 8

4.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 9

5. Các phượng pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng thông dụng 9

5.1 Theo giai đoạn của quá trình sản xuất 9

5.2 Theo địa điểm kiểm tra 9

5.3 Theo thời gian kiểm tra 10

6. Các biện pháp cải tiến chất lượng 10

Trang 4

7. Các chính sách nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng 13

8. Giới thiệu về công

9. Tầm quan trọng của việc kiểm tra chất lượng thành phẩm và xử lí các phát

sinh xảy ra 27

PHẦN II: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 28

1. Hiện trạng sản xuất tại công ty 28

1.1 Công tác kiểm tra sản phẩm trên

chuyền 28

1.2 Quá trình quản lí các thao tác nghiệp vụ khi kiểm tra và

Trang 5

thống kê về tình hình chất lượng tại xưởng may 35

1.3 Quy trình kiểm tra hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các

phát sinh 36

1.4 Quá trình kiểm tra các thủ tục cần thiết để nhận và xuất hàng

tại xưởng may 41

2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

3. Các vấn đề nảy sinh và các biện pháp giải quyết trong công tác kiểm tra

chất lượng sản phẩm tại công ty 60

3.1 Tổ chức, quản lí tại xưởng hoàn

tất 60

3.2 Công tác kiểm tra kỹ thuật ( trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật )

tại xưởng hoàn

Trang 6

3.3 Nguồn nhân lực 64

4. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành giải pháp kiểm tra chất lượng

sản phẩm 65

PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 66

1. Kết luận 66

2. Đề nghị 66

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHẦN VI: PHỤ ĐÍNH 67

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT

LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1

Đặt vấn đề :

Trong những năm gần đây, khi gia nhập vào WTO, đất nước ta đã có nhữngbước phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ Đối thủ cạnh tranh cũngtăng theo từng ngày, không chỉ có những đối thủ trong nước mà cả các công ty nướcngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều Để tồn tại được, mỗi doanhnghiệp buộc phải tham gia vào cuộc đua giành lấy sự tin dùng của khách hàng.Trong cuộc đua này, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng,đây là động lực thúc đẩy phát triển cho những doanh nghiệp có năng lực thực sự.Cuộc thi nào cũng sẽ chấm dứt nhưng cuộc đua này không chỉ về đích mà phải tiếptục chạy để bảo vệ thành tích, đó mới là chiến thắng thực sự Ngành may Việt Namcũng vậy, là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, sự cạnh tranhngày càng gay gắt, mỗi công ty đều có chiến lược riêng để tồn tại, để khẳng định vịtrí của mình Nhưng bất kể dùng cách thức gì thì nâng cao năng suất, cải tiến chấtlượng luôn là vấn đề hàng đầu mà các công ty lựa chọn

Đến với công ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ có quy trình sản xuấthiện đại, là một trong những đơn vị có đóng góp rất lớn, đưa kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam trong ngành may đứng thứ 2 sau dầu thô, đồng thời giải quyết việclàm cho người lao động Để khẳng định mình, công ty luôn tập trung mọi thế mạnh

và tiềm năng sẵn có, kích thích khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân

có kiến thức, tay nghề và kỷ luật lao động Đóng góp vào sự thành công là công sứccủa toàn thể tập thể, cán bộ công nhân viên, các phòng ban của công ty Trong đó,

bộ phận kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm, là một trong những bộ phận quantrọng để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt chuẩn, đạt yêu cầu mà khách hàng đề

ra từ đó tạo nên được mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa doanh nghiệp vớikhách hàng và đảm bảo được uy tính của công ty.Lấy chất lượng sản phẩm đặt lênhàng đầu là phương châm sản xuất của công ty ngay từ ngày đầu thành lập

Trang 8

2

Lý do chọn đề tài :

Trong quá trình học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh,nhà trường các thầy cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về

chuyên ngành may vào trong thực tế Với đồ án công nghệ may là điều kiện tốt để

em hiểu thêm về hoạt động thực tiễn sản xuất Từ đó giúp em làm quen với thực tếnhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn

Như đã biết, quá trình sản xuất sản phẩm may, từ khâu ban đầu đến khâuhoàn tất có rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chất lượngcủa công đoạn đó Ở mỗi công đoạn đều quan trọng, công đoạn trước quyết địnhchất lượng công đoạn sau, không thể xem nhẹ bất kỳ một công đoạn nào Nhận thấy

kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm là một công đoạn vô cùng quan trọng , có

nhiệm vụ quyết định hàng được xuất hay phải ở lại tái chế và biện pháp xử lí cácphát sinh để doanh thu và năng suất làm việc của doanh nghiệp không bị giảm sút

Vì muốn hiểu rõ hơn về kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử

lí các phát sinh để sau khi rời ghế nhà trường, bước vào môi trường làm việc thực

tế được tốt hơn nên em đã chọn đề tài này với mong muốn là sẽ có kiến thức chuyênngành sâu hơn để làm việc thật tốt Đây sẽ là những bước đi căn bản đầu tiên trong

việc nhìn nhận và đánh giá một công việc trong ngành may: khâu kiểm hàng Để

từ đó khi bước ra ngoài thực tế, em có những sáng kiến phát huy trong công việcmột cách hiệu quả nhằm tạo ra được sự tin cậy của công ty đối với bản thân

3

Mục tiêu của đề tài :

Hiểu được tổng quan quy trình làm việc ở bộ phận kiểm hàng nhằm: sau khi

ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn trong công việc, đồng thời tìm ra các vấn đềphát sinh và các biện pháp giải quyết trong việc kiểm tra để đảm bảo tính liên tục,thuận lợi cho quá trình sản xuất

Trang 9

4 Cơ sở lý luận của đề tài.

4.1.Sản phẩm : theo quan điểm của nền kinh tế thị trường là bất cứ cái gì có thể

cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng, nhằm thỏa mãnmột nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận(kinh tế, xã hội)

Một sản phẩm hoặc một dịch vụ có chất lượng phải nghĩa là phải đá ứng tốtcác nhu cầu trong những điều kiện cho phép với chi phí xã hội thấp nhất Nóicách khác, một sản phẩm là lời giải đáp của doanh nghiệp cho một nhu cầutìm thấy được trên thị trường, là của cải, dịch vụ mà khách hàng mua để thỏamãn một nhu cầu, một sự thích thú hoặc một sự hi vọng, hứa hẹn nào đó

4.2.Chất lượng sản phẩm :hiểu theo một cách khái quát nhất là toàn bộ những tính

năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó, được đặc trưng bằng những thông

số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏamãn nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm

Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và được khẳng định,đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng Vì vậy khi nghiên cứu chất lượng sảnphẩm cần phân biệt tính năng sản xuất, tính năng sử dụng của sản phẩm và mốiquan hệ biện chứng giưa chúng với nhau Tính năng sản xuất của sản phẩm là baogồm toàn bộ những tính năng của sản phẩm hình thành trong quá trình thiết kế vàđược đảm bảo trong quá trình sản xuất Tính năng sử dụng chỉ thể hiện ở những tínhnăng của sản phẩm có liên quan đến người sử dụng nhất định

Gần đây chất lượng của sản phẩm được bao trùm hơn, chất lượng sản phẩm là mức

độ lô hàng đáp ứng với thị trường Chất lượng sản phẩm được được hiểu khái quáthơn và nhiều khía cạnh hơn

Trang 10

Đó là:

- Mức độ thỏa mãn nhu cầu đến đâu

- Gía cả là bao nhiêu

- Tiến độ giao hàng như thế nào

4.3

Kiểm tra chất lượng sản phẩm : là một trong những nội dung chủ yếu của

công tác quản lý chất lượng sản phẩm Nó được tiến hành thường xuyên trong suốtquá trình tạo nên sản phẩm kể từ khi bắt đầu thiết kế, chế tạo ở người sản xuất chođén khi đưa vào sử dụng ở người tiêu dùng

5.Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng thông dụng.

5.1.Theo giai đoạn của quá trình sản xuất.

Các hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm được chia thành 2 loại: kiểm tra theocông đoạn và kiểm tra theo bước công việc

- Kiểm tra theo công đoạn là hình thức kiểm tra các bán thành phẩm sau khikết thúc một công đoạn sản xuất

- Kiểm tra theo bước công việc là hình thức kiểm tra tại chế phẩm trên từngnên làm việc Đối với những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như sản phẩmcủa các ngành cơ khí với yêu cầu trình độ chính xác cao trong gia công thìngười ta thường sử dụng hình thức kiểm tra theo bước công việc

5.2.Theo địa điểm kiểm tra.

Các hình thức kiểm tra chất lượng được chia thành 2 loại: kiểm tra cố định vàkiểm tra lưu động

Trang 11

- Ở hình thức kiểm tra cố định, mọi đối tượng kiểm tra được vận chuyển đếntrạm kiểm tra để xác định chất lượng Hình thức này chỉ thích hợp với nhữngsản phẩm nhỏ, nhẹ, dễ vận chuyển.

- Hình thức kiểm tra lưu động được tiến hành ngay trên từng nơi làm việc.Kiểm tra lưu động thường sử dụng đối với những sản pphaamr có trọnglượng lớn, cồng kềnh khó vận chuyển

5.3.Theo thời gian kiểm tra.

Các hình thức kiểm tra được phân thành 2 loại: kiểm tra đột xuất và kiểm trathường xuyên

- Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra được tiến hành không theo một lịchtrình định trước Hình thức này có thể thực hiện ngay trên nơi làm việc, trongmỗi công đoạn sản xuất hoặc tại kho thành phẩm nhằm đánh giá tính ổn địnhcủa chất lượng sản phẩm trong một quá trình

- Kiểm tra thường xuyên là hình thức kiểm tra liên tục trong xuốt quá trình sảnxuất và chế biến sản phẩm Bằng hình thức này sẽ cho phép phát hiện nhữngnguyên nhân gây nên phế phẩm và kịp thời đề xuất biện pháp khắc phục

6 Các biện pháp cải tiến chất lượng

6.1.Nhóm biện pháp kỹ thuật:

Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp bằng những biện pháp kỹ thuậtđược tiền hành trong quá trình hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật – sảnxuất của xí nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra

kỹ thuật, tiếp tục phát triển và cải tiến công tác tiêu chuẩn hóa và qui cáchhóa sản phẩm

Hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật- sản xuất, đặc biệt đối với những xínghiệp sản xuất sản phẩm có trình độ kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải tiến hành

Trang 12

đồng loạt những biện pháp chuẩn bị trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt nhưkhảo sát khoa học, tổ chức thiết kế và kết cấu sản phẩm tiến hành sản xuấthàng loạt như soạn thảo tài liệu kỹ thuật, xây dựng quy chế xuất xưởng, xácđịnh yêu cầu chất lượng đối với nguyên vật liệu trước khi đưa vào chếbiến.v.v

Tăng cường kiểm tra kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu được trong quátrình nâng cao chất lượng sản phẩm Những biện pháp tăng cường kiểm tra

kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm trước tiên cần phải hướng vào việc xácđịnh đúng đắn mạng lưới kiểm tra kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống dâychuyền sản xuất, bổ sung những giám định viên chất lượng có trình độ vững,trang bị thêm những phương tiện thiết bị kiểm tra chính xác, sử dụng rộng rãinhững phương pháp kiểm chất lượng liên tiếp

6.2.Nhóm biện pháp kinh tế.

Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những biện pháp này về thực chất làtăng cường sử dụng những đòn bẩy kinh tế nhằm kết hợp giữa kích thích lợiích vật chất và trách nhiệm vật chất đối với người sản xuất trong lĩnh vực sảnxuất sản phẩm có chất lượng cao

Một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm là việc sử dụng đòn bẩy tiền lương và tiền thưởng Một thời gian khádài, tiền lượng và tiền thưởng trong sản xuất công nghiệp nước ta còn phụthuộc khá nhiều vào số lượng sản phẩm làm ra Trong một số ngành tỉ lệ phếphẩm còn khá cao, tỉ trọng chính phẩm có xu hướng ngày càng giảm, tráchnhiệm vật chất đối với người sản xuất chưa tương xứng với sự thiệt hại dogiảm chất lượng do giảm chất lượng sản phẩm mà họ gây nên Vì vậy, côngtác tiền lương và tiền thưởng ở sản xuất công nghiệp nhất thiết phải gắn liềnvới việc sản xuất sản phẩm có chất lượng cao bằng các biện pháp kích thíchlợi ích vật chất đối với người sản xuất trong lĩnh vực nâng cao chất lượngsản phẩm, đồng thời phải ràng buộc trách nhiệm của họ về mặt vật chất đối

Trang 13

với sản phẩm kém chất lượng.

Nhằm kích thích sản xuất sản phẩm có chất lượng cao thì việc xây dựng hệthống giá cả hợp lí giữ vị trí rất tích cực Để đảm bảo quyền lợi cho người sảnxuất và nâng cao sự quan tâm ở người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm

có chất lượng cao, đồng thời hạn chế sản xuất và sử dụng sản phẩm có chấtlượng thấp, cần thiết hải tăng cường sự tác động của hệ thống cả bằng nhữngbiện pháp trợ giá và phạt giá

Ngoài việc sử dụng chế độ phân phối lợi nhuận, chế độ tín dụng ngân hàngnhằm khai thác những biện pháp hướng vào đổi mới nhanh chóng chất lượngsản phẩm và sản xuất sản phẩm có chất lượng cao trong thực tế đã mang lạinhững hiệu quả to lớn

6.3.Nhóm biện pháp tổ chức.

Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc không nhỏ vào việc sử dụnghợp lí những biện pháp tổ chức Xây dựng hệ thống những biện pháp tổ chứchướng vào cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm phải được tiến hành từkhâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khâu hình thành sản phẩmxuất xưởng Vì vậy, kết hợp đúng đắn những biện pháp kỹ thuật và kinh tế là

cơ sở của sự hình thành hệ thống những biện pháp tổ chức

Để xây dựng những biện pháp tổ chức hợp lí trên cơ sở kết hợp đúng đắnnhững biện pháp kỹ thuật và kinh tế, nhất thiết phải căn cứ vào đặc điểm củatừng loại hình sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp

Trong phạm vi xí nghiệp, những biện pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm công nghiệp thường được tiến hành một cách đồng bộ theo nhữnghướng chính sau đây:

- Tổ chức nâng cao chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào chế biến

- Tổ chức nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ công nhân tin thông nghề nghiệp , sử

Trang 14

dụng thành thạo thiết bị máy móc, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh quytrình công nghệ, quy tắc kỷ thuật và những kỷ luật sản xuất đã ban hành.

- Củng cố tăng cường tổ chức kiểm tra kỹ thuật, ây dựng mạng lưới kiểm tra

kỹ thuật một cách khoa học trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, bổ sung cán bộkiểm tra kỹ thuật có trình độ nghiệp vụ và trang bị thêm những thiết bị kiểmtra chính xác

- Tổ chức xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh qui chế xuất xưởng cho từngloại sản phẩm cụ thể của xí nghiệp

Tóm lại, với một cơ chế tổ chức quản lý chất lượng sản xuất hợp lý, bằng sựtác động đồng thời và đồng bộ, những nhóm biện pháp nói trên sẽ là nhân tốquyết định tạo nên bầu không khí thuận lợi trong quá trình sản xuất sản phẩm

có chất lượng cao

7.Các chính sách nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất chất lượng.

- Tổ chức mạng lưới kiểm tra chất lượng sản phẩm trên phạm vi toàn xínghiệp

- Tích cực đấu tranh giảm tỉ lệ phế phẩm nâng cao tỉ lệ chính phẩm trên toàn

bộ dây chuyền sản xuất

- Theo dõi sự biến động chất lượng sản phẩm, phát hiện những nguyên nhângây nên biến động và đề xuất những biện pháp tổ chức – kỹ thuật nhằmkhông ngừng nâng cao chất lượng phẩm

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên kiểm tra kỹ thuật đồng thời ứngdụng rộng rãi những biện pháp tiên tiến trong công tác kiểm tra chất lượngsản phẩm

Trang 15

8.Giới thiệu về công ty.

8.1.Lịch sử hình thành của công ty

Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thànhviên của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từnăm 2007 – Một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May ViệtNam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẻ tạiViệt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế Công ty CP Quốc Tế đã khôngngừng lớn mạnh cả về lượng và chất trong hệ thống ngành dệt may

Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi độnghàng loạt các dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của khách hàng Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới củaCông ty khi tiếp tục duy trì và phát triển lên tầm cao mới các Chi nhánh/Nhàmáy đã được xây dựng và đưa vào hoạt động như:

Chi nhánh Tp HCM

Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An

Nhà máy May XK Phong Phú Nha Trang

Nhà máy May XK Phong Phú Đà Nẵng

Nhà Máy Thời Trang Phong Phú

Nhà máy May Thời Trang Phong Phú - Thủ Đức

Nhà may May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B)

Trang 16

Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các Nhà máy:

Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú Sài Gòn

Nhà máy Phong Phú - Phú Yên

Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú v.v

Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc, đứng trước tình thế muôn vànkhó khăn của kinh tế thế giới và trong nước Tập thể Công ty Cổ phần Quốc Tế

Phong Phú với phương châm: “Hiệp lực cùng phát triển” trên dưới một lòng đoàn

kết để gặt hái thêm được nhiều thành công tốt đẹp

Cùng với sự chuyển mình của các ngành công nghiệp nói chung và ngành maymặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệsản xuất Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và từ đó thu nhập cho cán bộ -công nhân viên dần được cải thiện

Với những kết quả đó, Công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong

và ngoài nước Uy tín được nâng cao, có nhiều Lãnh đạo và các vị khách quý ghéthăm, tham quan và làm việc

Ngoài ra, Công ty cũng đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa phục vụ tiêu

dùng trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước "Người Việt Nam

dùng hàng Việt Nam” Công ty đã mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần Thời

Trang Quốc Tế Phong Phú để đẩy mạnh thị trường nội địa Hiện nay sản phẩmmang thương hiệu của PHONG PHÚ như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie Mai-son…đã xuất hiện ở hầu hết ở các vùng miền trong cả nước và được người tiêudùng ưa chuộng do tính thời trang, giá cả phù hợp, chất lượng vượt trội Từ nhữngkết quả đạt được, Công ty đã mở nhiều đại lý cửa hàng không những trên địa bàn

Tp HCM mà còn ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…và các Trungtâm thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc

8.2.Cơ cấu nhân sự, tổ chức.

Trang 17

Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú

A MÔ TẢ:

I CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH (CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC):

Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú có cơ cấu tổ chức như sau:

- Tham gia chỉ đạo sản xuất, theo dõi tiến trình sản xuất đối với các Nhà máy;

- Ký kết các hợp đồng và giải quyết các công việc khác theo sự ủy quyền củaTổng Giám đốc;

- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Kế hoạch sản xuất, Phòng kỹ thuật,Phòng xuất nhập khẩu, Bộ phận kho và Nhà máy may Jean xuất khẩu

4 Giám đốc điều hành thứ hai:

Trực tiếp phụ trách và điều hành các hoạt động sản xuất tại Xưởng may

Trang 18

Phong Phú Guston Molinel

Kế toán kho; Kế toán tiền lương; Thủ quỹ, …

2 Phòng Hành chính – Nhân sự:

Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về hành chính, nhân sự; kiểmsoát và điều phối hoạt động liên quan đến: Chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo,chế độ chính sánh, bảo hiểm, tiền lương, … của toàn Công ty

3 Phòng kinh doanh nội địa:

Có chức năng phát triển thị trường kinh doanh nội địa

4 Phòng kế hoạch sản xuất:

Có chức năng hoạch định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty

5 Phòng kỹ thuật:

Trang 19

Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm

6 Phòng xuất nhập khẩu:

Có chức năng thực hiện các chứng từ giao, nhận xuất nhập khẩu, đảm bảonguyên phụ liệu và hàng hóa xuất nhập theo đúng kế hoạch của Công ty

7 Phòng đầu tư và phát triển:

Có chức năng hoạch định về chiến lược và địa bàn đầu tư sản xuất kinh doanhcủa Công ty

III TRUNG TÂM MAY MẶC:

- Trung tâm may mặc bao gồm nhiều nhóm kinh doanh tùy thuộc vào điềukiện sản xuất và tình hình của Công ty tại mỗi thời điểm;

- Thực hiện các chức năng: kinh doanh, tiếp thị, quản lý đơn hàng, tìm kiếmthị trường và duy trỉ, mở rộng khách hàng

IV KHỐI SẢN XUẤT:

Khối sản xuất bao gồm nhiều đơn vị trực tiếp sản xuất gồm:

- Xưởng may Phong Phú Guston Molinel;

- Nhà máy may Jean xuất khẩu;

- Nhà máy Wash;

- Các nhà máy khác nếu được thành lập

Trang 20

B SƠ ĐỒ

Trang 21

8.3.Thế mạnh của công ty.

Từ năm 1986 đến năm 2002 thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà

nước, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa công ty từng bước phát triển đi lên vững chắc, luôn là đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, Phong Phúđã có những bước phát triển vượt bậc

về mọi mặt (doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lođời sống vật chất tinh thần CB.CNV…) Trên cơ sở đó, Phong Phú từng bước đadạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với cácđơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước

Phong Phú với nhiều hình thức sở hữu về nguồn vốn, đa dạng về ngành nghề sảnxuất kinh doanh, liên doanh với nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế Đầunăm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và BộCông nghiệp (nay là Bộ Công thương), Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề ánchuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty

mẹ - Công ty con Việc chuyển đổi này đã tạo nên những đột phá mới, tăng khảnăng hợp tác khai thác ngoại lực và phát triển vai trò của các đơn vị thành viên

Để phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô và tình hình thực tế hoạt động củaPhong Phú, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và cho triển khai thực hiện đề ánchuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty Ngày 11/01/2007 Bộ trưởng BộCông nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng công ty

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG HCNS

PHÒNG TCKT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÒNG XNK

PHÒNG ĐT&PT PHÒNG QA

PHÒNG KHSX

NHÓM I NHÓM II NHÓM III NHÓM IV NHÓM V SOURCING

PHÒNG

KT

NHÀ MÁY JXK XƯỞNG MAY PPGM

KHO

PHÒNG KDNĐ

NHÀ MÁY WASH

BP KỶ THUẬT: VẢI + MAY

CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 22

Phong Phú Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty hoạtđộng theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tạo nên sự liên kết bền chặt, xácđịnh rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ PhongPhú với các công ty con Qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cungứng, nghiên cứu, đào tạo… tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vịkinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thếgiới.

Trong năm 2007 đến 2008 Tổng công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các

hệ thống sản xuất Các đơn vị thành viên gồm có công ty TNHH một thành viên,công ty cổ phần: Công ty CP Dệt Vải Phong Phú, Công ty CP Dệt Gia dụngPhong Phú, Công ty CP Hưng Phú, Công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà,Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú

Là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, PhongPhú luôn đặt mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng những dòngsản phẩm đa dạng Cùng với việc phát triển nghành nghề truyền thống, PhongPhú cũng đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các ngành nghề và thị trườngtiềm năng mới như: Bất động sản, đầu tư tài chính, thương mại và du lịch

Tất cả loại vải và phụ liệu phải tuân thủ Tiêu chuẩn khách hàng theo nội dung Kiểmtra & Thực hiện ở tài liệu này Các ứng dụng nhuộm, hóa chất, mẫu thêu hoặc vật liệu trang trí phải tương ứng với thành phần và trọng lượng vải Nguyên liệu thô được duyệt có thể bị loại bỏ vì ngoại quan và thực hiện không đúng yêu cầu.

VẢI

VẢI CHÍNH – KAKI HOẶC THUN:

 Đảm bảo đúng Tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, cảm nhận, trọng lượng và màu

 Vải chính và vải lót không có sự khác biệt khi thành phẩm

 Tất cả các loại vải sọc có khoảng cách sọc hơn ¼” thì phải trùng khớp ở các

vị trí sọc gặp nhau trừ khi có yêu cầu khác Dung sai cho phép lệch sọc là 1/16”

 Túi, cổ áo, bản cửa tay phải vuông góc theo qui định tùy mã hàng

VẢI LÓT:

Trang 23

 Chất lượng sản phẩm, ngoại quan, cấu trúc, cảm nhận, ánh màu và trọng lượng phải tuân thủ theo qui định của Chico’s.

 Trọng lượng, chi số sợi, và độ co của vải lót phải phù hợp với vải chính

 Lót túi phải ẩn vảo phần nền của mặt trái sản phẩm hoặc bề trái vải chính

DA – NỔI RÕ SỚ, ĐƯỜNG RÃNH, DA LỘN, DA MỀM, CHẠM NỔI:

 Phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, độ dày, cảm nhận, thành phẩm, màu và trọng lượng kể cả phù hợp các làn da người

 Phải được cho phép của nước nhập khẩu

 Nguyên liệu thô phải được thuộc trừ phi có yêu cầu khác

 Bề mặt phải được làm sạch các dấu sẹo, hư hỏng hoặc lỗi khác

 Mảng da phải phù hợp ánh màu và ngoại quan theo yêu cầu về ánh màu của tài liệu này

PHỤ LIỆU

THUN:

 Phải tuân thủ tiêu chuẩn của Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, mật

độ, cảm nhận, màu, trọng lượng và lực căng

 Phải đạt yêu cầu về chất lượng được duyệt và qui định Kiểm tra và Thực hiệntheo tài liệu này

 Phải phù hợp với vải ở vị trí thiết lập

 Phải đảm bảo đạt chức năng co giãn

 Nếu co giãn kém, thành phẩm không đúng, bị xướt, đứt sợi / bị cháy hoặc lỗi ngoại quan thì có thể bị loại bỏ

 Vòng thun phải được phân bổ đều nhau

 Đảm bảo cảm giác mặc thoải mái

 Thun phải có nẹp giữ hoặc được may chốt chặn

KEO DỰNG – DỆT, ĐAN HOẶC KHÔNG DỆT (KHÔNG ÉP NHIỆT):

KEO DỰNG – DỆT, ĐAN HOẶC KHÔNG DỆT (ÉP NHIỆT):

 Phải tuân thủ tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngoại quan, cấu trúc, cảm nhận, màu và trọng lượng

 Trọng lượng, chủng loại, và màu phải tương thích với vải gắn kết và cách gắn kết

 Đảm bảo bề mặt keo không bị lệch, nổi bóng khí, cháy xém, bám không chặt,hoặc các lỗi ngoại quan khác

 Phải đảm bảo qui trình thực hiện theo hướng dẫn Kiểm tra và Thực hiện ở tàiliệu này

Trang 24

 Lớp bọc độn vai phải được vắt sổ bờ ½” và chốt đầu.

 Độn vai đính 3 điểm

 Độn vai phải sử dụng nguyên liệu không ngả màu

MẪU THÊU /VẢI HOA VĂN /HẠT KẾT / REN /HÌNH DÁN /VIỀN /PHỤ LIỆU NHẸ KHÁC:

 Phải tuân thủ tiêu chuẩn Chico’s về chất lượng, ngọai quan, cấu trúc, thành phẩm, cảm nhận, độ dày, mật độ, kiểu dáng và trọng lượng

 Phải phù hợp với vải gắn kết và cách gắn kết

 Phải phù hợp với quá trình hoàn tất sản phẩm may

 Lót mẫu thêu phải nhẹ, trọng lượng phù hợp và phải được gỡ bỏ hết khi thành phẩm

 Không bị nhăn sau khi giặt

 Mẫu thêu, hoa văn, hạt cườm và ren phải được gắn kết chắc chắn vào sản phẩm, vệ sinh chỉ thừa ở mặt trái sản phẩm được thực hiện đúng yêu cầu của tài liệu này

 Màu chỉ thêu phải chính xác theo bảng màu nguyên liệu

 Mặt trái sản phẩm sáng hơn dễ dàng kiểm soát mật độ mũi chỉ

 Hạt cườm và vòng trang trí được gắn kết theo yêu cầu của khách hàng về chiều dài

 Hạt cườm phải được gắn với màu chỉ phù hợp, khoảng chi số tex 40 là chấp nhận Một số trường hợp có thể được yêu cầu chỉ khác và sẽ được lưu ý theo tài liệu kỹ thuật

 Hạt cườm và vòng trang trí kết tay phải được chốt cách mỗi khoảng 1” hoặc sau mỗi vòng lớn hơn ½” chiều dài Máy đính vòng trang trí với tốc độ 301 mũi

 Bất kỳ sản phẩm có hạt cườm, vòng trang trí hoặc vật trang trí mỏng manh nào dễ gãy hoặc rơi rớt trong quá trình sử dụng phải được dự phòng trong bao nylon nhỏ hoặc đính cạnh nhãn giá Nội dung hướng dẫn cụ thể ở tài liệu

 Phải phù hợp với qui trình hoàn tất sản phẩm

 Phải tuân theo Qui ước US FTC(Federal Trade Commission – hiệp hội Tráchnhiệm thương mại Mỹ)

 Tất cả những thông tin cần thiết phải thể hiện trên nhãn hướng dẫn sử dụng:

Trang 25

DÂY KÉO:

 Dây kéo phải tuân thủ yêu cầu kiểm tra

 Dây kéo của nhà cung cấp được chỉ định không cần kiểm tra độc lập Dây kéo sẽ được kiểm tra tại phòng thí nghiệm của nhà cung cấp trước khi xuất hàng Chico’s không chấp nhận loại dây kéo ngoài những nơi chỉ định

 Dây kéo kim loại được mạ hoặc làm bằng hợp kim theo yêu cầu của tiêu chuẩn

 Dây kéo thành phẩm phải phù hợp với qui trình hoàn tất sản phẩm

NÚT:

Nút phải được đính với tốc độ 300 vòng mũi –khóa mũi

 Phần chân nút và phần cài phải được quấn 5 vòng chỉ hoặc lót đệm nút

 Nút phải được đính chỉ chặt

 Nút phải theo yêu cầu khách hàng kể cả qui cách đính nút

 Nút dự trữ phải bỏ bao nylon theo hướng dẫn đóng gói Sản phẩm có nút bọc vải chính phải dự trữ 2 nút/ cỡ trong bao nylon

 Độ dày tối thiểu của nút bọc là 1.5mm

 Nút và khuy phải tương ứng

CÁC PHỤ LIỆU KIM LOẠI KHÁC

 Phần chân đinh và đệm nút phải đảm bảo độ an toàn cao theo tiêu chuẩn đóngnút Phần này được mô tả trong mục kiểm tra liên quan

 Nút bấm, móc cài, mắt cáo, đinh tán và khóa cài phải được đính an toàn theo hướng dẫn và lực chịu theo hướng dẫn Kiểm tra và Thực hiện ở tài liệu này

 Bất kỳ sản phẩm nào sử dụng móc cài, mắt cáo hoặc nút kết tay có thể roi trong quá trình sử dụng, phải được dự trữ trong bao nylon nhỏ hoặc đính trên sản phẩm cạnh nhãn giá Hướng dẫn cụ thể theo tài liệu kỹ thuật

 Tất cả phụ liệu kim loại phải theo hướng dẫn thực hiện của khách hàng

- Chỉ đảm bảo độ chắc – tối đa 80 denier

- Phụ liệu trang trí đính bằng máy chương trình, máy tự động (vd: máy thêu)

- Đầu và cuối đường may phải lại mũi hoặc làm cách khác để đường may không tuột

- Chỉ sợi được sử dụng phải là chỉ đánh lõi

- Khi thiết kế yêu cầu, mặt trái sản phẩm phải dằn đường may hoặc ép keo để mặt phải không đùn lệch

- Trong tất cả trường hợp yêu cầu bổ sung sẽ được bộ phận Thiết kế kỹ thuật hoặc nhóm Quản lý nguồn Cung ứng của Chico’s đưa ra

 Sản phẩm nhuộm phải được may với màu chỉ cùng màu sản phẩm nhuộm

Trang 26

 Tất cả đường diểu ở sản phẩm wash phải là chỉ sợi.

 Chỉ may phải là chỉ sợi

 Chỉ may nhãn da là loại chỉ đặc biệt theo tài liệu kỹ thuật

 Nút được đính bằng chỉ sợi

 Kích cỡ chỉ tương ứng với trọng lượng vải

 Chỉ diểu được sử dụng may xung quanh nhãn phải tiệp màu nhãn, chỉ may tiệp màu sản phẩm

LẮP RÁP

ĐƯỜNG DIỂU TỔNG QUAN

 Không chấp nhận đường may xấu Sản phẩm theo hướng dẫn may

 Tất cả đường may phải đạt 10-12 SPI trừ phi có yêu cầu khác

 Tất cả đường diểu phải đạt mức 8-10 SPI trừ phi có yêu cầu khác

 Tất cả khuy phải có mật độ mũi phù hợp với vải và đạt 300 vòng mũi – khóa mũi để không bị tuột chỉ

 Tất cả đường giao nhau phải thẳng hàng

 Mật độ chỉ phải tương ứng và phù hợp với cấu trúc vải

 Đường may không được quá nhăn hoặc bị giãn

 Tất cả các đường may phải được đính bọ chắc chắn

 Tất cả đầu chỉ thừa phải được cắt còn khoảng 1/16” (1.5mm)

 Tất cả đường diểu phải thẳng và cách đều mí 1/16” (1.5mm)

 Dấu sửa hàng thấy rõ thì không được chấp nhận

 Các đường may không bị xoắn và ủi hướng về than sau hoặc theo yêu cầu của tài liệu

CÁC TÚI

 Không được có dấu đục trên sản phẩm

 Góc túi phải được gia cố (diểu góc, diểu tam giác, lại mũi hoặc đóng bọ)

 Túi xéo không lượt quá căng khi khép lại, độ mở khoảng 1”

 Lót túi phải gọt sạch trước khi lộn hoặc vắt sổ đều

CÁC NẾP GẤP

 Tất cả nếp gấp phải được đính bằng máy 1 kim theo 10-12 SPI

 Phần đầu và cuối nếp gấp được lại mũi tối thiểu 4 mũi

 Gần cuối ½” nếp gấp sẽ may dằn một đường trên cạnh gấp để giữ nếp

ĐƯỜNG DIỂU – HÀNG THUN

ÁO

 Bản thun được gọt sạch và may chặn ¼” ở đường diểu vai cho tất cả loại áo thun Sử dụng máy vắt sổ 4 chỉ vắt bờ 3/8” cho bản này và gấp về thân sau

 Sử dụng máy vắt sổ 3-4 chỉ cho hàng áo thun

 Đối với sản phẩm áo pull, độ mở vòng cổ luôn là 24” Đối với áo xẻ trụ, thông số này chưa cài nút

 Đóng bọ đầu đường xẻ, đầu góc túi, cuối đường may và túi xéo trừ phi có lưu ý khác theo tài liệu

 Vòng nách viền tròn

QUẦN

Trang 27

 Sử dụng máy vắt sổ 3-4 chỉ cho hàng quần thun.

 Đóng bọ đầu đường xẻ, đầu góc túi, cuối đường may và túi xéo trừ phi có lưu ý khác theo tài liệu

 Bản lai viền tròn

 Dây rút đính ở giữa thân sau hoặc vị trí xác định khác

 Đường diểu đáy liên tục, từ dàng quần đến đáy

ĐƯỜNG DIỂU – HÀNG KAKI

 Tối thiểu diểu 5 chỉ nhằm đảm bảo an toàn ở các vị trí đầu đường may

 Đóng bọ đầu đường xẻ, đầu góc túi, cuối đường may và túi xéo trừ phi có lưu ý khác theo tài liệu

 Đường diểu đáy liên tục, từ dàng quần đến đáy

ĐƯỜNG DIỂU – HÀNG DA

TẤT CẢ SẢN PHẨM DA

 Tất cả đường may được ép keo và không để keo chảy lan ra ngoài

và được đính vào thân

 Đường ráp cổ sau khi lộn sẽ được giữ co định bằng đoạn dây đính vào vai trái áo khi mặc, trừ phi có hướng dẫn khác Cổ lộn phải chốt giữ khoảng 2” đường may

 Móc cài / mắt cáo phải có đệm giữ trừ phi có hướng dẫn khác

ỦI THÀNH PHẨM

 Tất cả góc nhọn phải được gọt, lộn và ủi

 Tất cả đường may phải được ủi hướng về thân sau

 Vải tránh bị bóng nên ủi mặt trái

 Không ủi quá nhiều thành phẩm trừ phi có yêu cầu

 Giày phủ nhựa (ủi phun) nên sử dụng tay để kiểm tra lực ép

Trang 28

9.Tầm quan trọng của việc kiểm tra chất lượng thành phẩm và xử lí các phát sinh xảy ra.

Mục tiêu chính của việc đánh giá hoặc kiểm tra final nhằm xác định chấp nhận hoặc hủy bỏ việc nhà máy xuất hàng Sẽ không kiểm nếu khách hàng chưa chấpnhận, kiểm tra đạt sẽ chấp nhận cho xuất theo tiến độ, kiểm không đạt phải tái chế

Quá trình đánh giá hoặc kiểm tra tại nhà máy sẽ căn cứ theo Tiêu chất Chất lượng Chico’s, việc thực hiện đánh giá hay kiểm tra không giải quyết cho các trường hợp miễn giảm bất kỳ sai sót hoặc không tuân thủ nào Chico’s có thể xem xét hủy bỏ đơn hàng trong một thời gian hợp lý sau khi phát hiện ra vấn đề không tuân thủ qui định, yêu cầu sửa chữa kể cả trường hợp đã giao cho khách hàng

PHẦN II: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY.

1 Hiện trạng sản xuất tại công ty.

1.1 Công tác kiểm tra sản phẩm trên chuyền.

Kiểm tra trên chuyền – Hệ thống đèn báo

Việc kiểm soát trên chuyền giúp kiểm tra được chất lượng tại từng công đoạn và dễdàng sửa chữa lỗi phát sinh Hệ thống đèn báo và qui trình kiểm tra nhằm đảm bảotất cả các công đoạn đều được kiểm soát và tiêu chuẩn chất lượng được duy trì Nếu

Trang 29

1.1.1 Mục đích của kiểm hàng trên chuyền (Inline)

Mục đích của kiểm hàng trên chuyền là để thiết lập và củng cố tiêu chí “làm đúngngay từ đầu” và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Chico’s và nhà máy

1.1.2 Khái niệm

Hệ thống kiểm hàng là để xác định chất lượng của đơn hàng bằng cách kiểm trachất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trên chuyền, đảm bảo rằng nhà máy đápứng các tiêu chuẩn chất lượng

Không có việc gì có thể thay thế kiểm hàng trên chuyền, phải thực hiện kiểm hàngtrên chuyền sớm nhất có thể

Kiểm hàng trên chuyền giúp nhà máy có thể sớm phát hiện ra những vấn đề, có cơhội để sửa chữa, khắc phục trước khi hoàn thành và đóng gói sản phẩm, kiểm hàngtrên chuyền giúp ngăn chặn việc xuất hàng chậm, xuất thiếu

1.1.3 Mức độ thường xuyên của kiểm hàng trên chuyền

- Thực hiện kiểm hàng thường xuyên

Hàng ngày tiếp tục kiểm, theo dõi

- Làm báo cáo

Hàng ngày làm báo cáo, có đầy đủ tài liệu liên quan, có tổng kết hàng tuần, hàngtháng

1.1.4 Quy trình kiểm hàng trên chuyền

Không có việc gì có thể thay thế kiểm hàng trên chuyền Kiểm hàng phải thực hiện

ở những khâu quan trọng Một khâu được coi là quan trọng khi mà nếu làm sai thìviệc sửa chữa rất tốn kém, khó khăn hoặc không thể sửa chữa được Kiểm hàng trênchuyền giúp nhà máy sớm phát hiện ra vấn đề và tìm ra cách sửa chữa, cải thiệnchất lượng trước khi đóng gói hoặc trước khi chuyển sang các công đoạn tiếp theo

4 Nguồn điện xoay chiều

Trang thiết bị để kiểm hàng

6 Báo cáo kiểm hàng trên chuyền

7 Tài liệu sản xuất

Trang 30

8 Mẫu đã duyệt và tiêu chuẩn

Chuẩn bị kiểm hàng trên chuyền

1 Phải có tiêu chuẩn đã được duyệt, tài liệu sản xuất của mã hàng, tài liệuđánh giá mẫu trước sản xuất và tất cả các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật đãđược duyệt

2 Xem lại tài liệu sản xuất, mẫu PP, những tiêu chuẩn đã duyệt và các nhậnxét

3 Theo dõi và đảm bảo phải có báo cáo kiểm vải, kiểm sản phẩm

4 Xem lại danh sách những công đoạn quan trọng được liệt kê trong báo cáohọp trước sản xuất

5 Người kiểm hàng phải xuống khu vực sản xuất, kiểm tra các công đoạntrong chuỗi các công đoạn, không chỉ kiểm 1 công đoạn, không chỉ ởphòng kiểm hàng

6 Xem lại những nhận xét sau khi sản xuất thử nghiệm và lưu ý trong báocáo họp trước sản xuất

7 Nếu kiểm hàng trên chuyền là kiểm hàng sản xuất đại trà thì xem lại nhậnxét trước sản xuất, nhận xét sản xuất thử nghiệm bao gồm tất cả các nhậnxét về thông số, về chất lượng và ngoại quan sản phẩm

8 Phải có một bản phân chia các công đoạn do bộ phận kỹ thuật nhà máy lập

9 Xem lại cùng với ban quản lý nhà máy nếu cần thiết

Quy trình kiểm hàng trên chuyền cơ bản

1 Bắt đầu hoàn thành báo cáo kiểm hàng trên chuyền

- Điền vào báo cáo các thông tin về nhà máy, ngày kiểm hàng…

- Ghi lại tình hình sản xuất, số lượng sản phẩm và tỷ lệ phần trăm ở mỗicông đoạn

- Xem lại mẫu về độ mềm vải và đối chiếu với tiêu chuẩn

- Xem lại màu của hàng sản xuất, so sánh với tiêu chuẩn đã được duyệt vàbảng màu

- Xem lại các báo cáo kiểm vải, nguyên phụ liệu, kiểm sản phẩm, đảm bảocác báo cáo này đều đạt

- Kiểm tra, đối chiếu nguyên phụ liệu so với tài liệu kỹ thuật và bảngnguyên phụ liệu, đảm bảo giống về màu sắc, kiểu dáng

2 Xuống khu vực sản xuất Đi xuống các chuyền may, kiểm tra các côngđoạn theo đúng thứ tự Xem lại tất cả các điểm sau đây, đối với những mãcần giặt và xem có thay đổi, sai khác hay không

- Mẫu trước sản xuất và những lưu ý họp trước sản xuất

- Kiểm tra thông số với thông số đã duyệt, đảm bảo sử dụng thông số cậpnhật nhất

- Các tiêu chuẩn công đoạn, tiêu chuẩn lỹ thuật, cách làm và chỉnh máyphù hợp

- Kiểm tra màu sắc, độ mềm vải trước và sau khi giặt

- So sánh chất lượng nguyên phụ liệu với mẫu và tài liệu kỹ thuật

- Ít nhất một ngày 1 lần kiểm tra lại mẫu trên chuyền đảm bảo người kiểmhàng có mẫu đúng, giống với các tiêu chuẩn chất lượng

Trang 31

- Phải đặc biệt chú ý đến các công đoạn quan trọng, những công đoạn đãnhấn mạnh trong khi họp trước sản xuất

- Quy trình làm khô phải đúng với tiêu chuẩn

- Phải có sản phẩm sau giặt để so sánh với tiêu chuẩn về màu sắc, thông

số, độ mềm vải, ngoại quan

3 Hoàn thành báo cáo kiểm hàng và thảo luận các về những phát hiện vớiquản lý của nhà máy Phải xem lại các điểm sau:

- Những vấn đề được tìm thấy

- Số lượng bán thành phẩm và thành phẩm không đạt

- Số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đạt

- Biện pháp sửa chữa, khắc phục

- Nhấn mạnh những điểm cần lưu ý và cần khắc phục ngay trước khi kiểmcác lần tiếp theo, trước khi kiểm lần trước lần kiểm cuối cùng

- Những cải thiện về chất lượng trong nhà máy và báo cáo

- Báo cáo kiểm hàng phải được người kiểm hàng và quản lý nhà máy ký

4 Chỉ ra những điểm cần lưu ý trong các lần kiểm hàng tiếp theo, viết 1 cách

rõ ràng những điểm cần lưu ý này ở mục nhận xét kiểm hàng trên chuyền ởbáo cáo đánh giá mẫu trước sản xuất.Cách ghi lại những nhận xét kiểmhàng ở các báo cáo kiểm hàng trên chuyền và báo cáo kiểm hàng lần cuốicùng phải thống nhất, đảm bảo quản lý nhà máy hiểu rõ những phần đượckiểm tra khi kiểm hàng

5 Sau khi hoàn thành báo cáo kiểm hàng trên chuyền, lưu các báo cáo nàyvào tập tài liệu báo cáo kiểm hàng trên chuyền

Quy trình kiểm hàng trên chuyền bổ sung

1 Đối với những sản phẩm có lót – phải lộn mặt trong của sản phẩm ra, kiểmtra chất lượng của lót và vải chính

2 Kiểm tra độ vừa vặn – phải mặc thử tối thiểu 3 sản phẩm đã hoàn thiện vàghi nhận xét vào mục phù hợp trong báo cáo

3 Kiểm phai màu – kiểm phai màu đối với các sản phẩm đã qua công đoạncuối cùng (ví dụ: giặt) để kiểm phai màu giặt/ sấy khô Phải sử dụng dụng

cụ kiểm đảm bảo, áp dụng phương pháp kiểm AATCC8, và đối chiếu kếtquả với kết quả kiểm sản phẩm Mẫu phải được đánh giá theo quy trìnhAATCC 2

- Sản phẩm nào không đạt mức 4.0 sẽ bị loại và phải thông báo choChico’s để xác định cần kiểm thêm trước khi xuất hàng hay không

- Người kiểm hàng phải được đào tạo về quy trình kiểm AATCC

Đối với hàng giặt

Người kiểm hàng phải thảo luận với trưởng bộ phận giặt và quản lý kỹ thuật đểđảm bảo xác định rõ ràng về tiêu chuẩn, thế nào là đạt/ không đạt Tất cả các tiêuchuẩn này phải được ký xác nhận, ghi rõ nhận xét và những chú ý của Chico’s

1 Kiểm tra xem đã có hay chưa sản phẩm tiêu chuẩn được làm từ cùngnguyên phụ liệu và quy trình giống như các sản phẩm trên chuyền

Trang 32

2 Có hay không những sản phẩm được lấy từ ít nhất 5 đợt sản xuất

3 Có tiêu chuẩn đã được Chico’s ký duyệt hay không

4 Có hay không những tiêu chuẩn khắt khe

5 Đánh giá hàng giặt

6 Sản phẩm có mùi gì hay không

7 Kiểm tra màu

8 Kiểm tra bề mặt vải (ví dụ: độ trơn, long trên bề mặt vải)

9 Kiểm tra có xước vải hay không

10.Có vệt sọc, vết bẩn hay không

11.Kiểm tra độ mềm vải

1.1.5 Tiêu chuẩn kiểm hàng trên chuyền và phân loại lỗi

Việc kiểm hàng trên chuyền trước hết quan tâm đến các lỗi kỹ thuật và lỗithông số mặc dù người kiểm hàng sẽ đánh giá chất lượng chung và đảm bảo đápứng các tiêu chuẩn Nhờ việc tìm ra những điểm cần cải thiện, sẽ có những biệnpháp sửa chữa trước khi sản phẩm được hoàn thành, khi đã sản phẩm đã hoàn thànhviệc sửa chữa rất khó thực hiện

Tất cả các sản phẩm đều phải qua kiểm trên chuyền trước khi chuyển sang côngđoạn tiếp theo Những sản phẩm không đạt phải được sửa chữa Sau khi sửa chữa,phải kiểm lại để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Tiêu chuẩn kiểm hàng trên chuyền

Chọn mẫu ngẫu nhiên từ các sản phẩm đã hoàn thành những công đoạn chính vàviệc kiểm hàng được thực hiện theo các yếu tố dưới đây:

- MIL-STD-105E, ANSI/ASQZ1.4-2003

- Phương pháp kiểm hàng đặc thù

- Mẫu đơn mức 1 (single, level 1)

- Mức 1 kiểm thông thường (Normal, level 1)

- Các mức chất lượng chấp nhận được như sau:

+ Lỗi nghiêm trọng – AQL 0

+ Lỗi lớn AQL 1.5

+ Lỗi nhỏ bằng ½ lỗi lớn

Tất cả các lỗi kỹ thuật và lỗi thông số được tính vào tổng lỗi theo như AQL

Phân loại lỗi kỹ thuật

- Lỗi nghiêm trọng là lỗi gây nguy hiểm, không an toàn cho người sửdụng hoặc trái với quy định thông thường của pháp luật Ví dụ: kim gãytrong sản phẩm, nhãn xuất xứ không đúng, nhãn giặt/ nhãn thành phầnkhông đúng

- Lỗi lớn – là lỗi làm mất hoặc làm giảm khả năng sử dụng của sản phẩm,

có thể làm cho sản phẩm không bán được Ví dụ: thủng rách, đứt chỉ

- Lỗi nhỏ là lỗi không làm giảm khả năng sử dụng của sản phẩm, hoặc cósai khác so với tiêu chuẩn nhưng làm ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng

Ví dụ: chỉ thừa chưa cắt Một lỗi nhỏ được tính bằng ½ lỗi lớn và làmtròn lên ( 3 lỗi nhỏ bằng 1 ½ lỗi lớn, làm tròn thành 2 lỗi lớn)

 Phân lọai lỗi thông số

Những thông số chính được đánh dấu trong tài liệu kỹ thuật Phải đo thông số

Trang 33

chính của tât cả các sản phẩm kiểm Đo tất cả các thông số (chính và phụ) của 1sản phẩm Những thông số không phải thông số chính sẽ được coi là thông sốphụ.

- Lỗi nghiêm trọng: Không có lỗi thông số nghiêm trọng

- Lỗi lớn là lỗi thông số ngoài dung sai làm ảnh hưởng đến độ vừa vặn củasản phẩm Ví dụ thông số chính ngoài dung sai là lỗi lớn

- Lỗi nhỏ là lỗi thông số ngoài dung sai nhưng không làm ảnh hưởng đến

độ vừa vặn của sản phẩm Ví dụ thông số phụ ngoài dung sai là lỗi nhỏ.Một lỗi nhỏ được tính bằng ½ lỗi lớn và làm tròn lên ( 3 lỗi nhỏ bằng 1

½ lỗi lớn, làm tròn thành 2 lỗi lớn)

Phải đối chiếu thông số của ống quần, ống tay áo trong cùng 1 sản phẩm Nếuthông số chiều dài ngoài dung sai thì coi là lỗi lớn Mỗi sản phẩm chỉ có thể khôngđạt 1 lần do lỗi thông số

Phân loại lỗi và khu vực lỗi

Vị trí của lỗi rất quan trọng cho việc phân loại lỗi (lỗi lớn hay lỗi nhỏ) Đối vớitất cả các sản phẩm đều chia ra 2 khu vực lỗi (khu vự A và khu vực B)

- Khu vực A – là khu vực quan trọng ảnh hưởng đến ngoại quan của sảnphẩm

- Khu vực B – là khu vực ảnh hưởng đến ngoại quan của sản phẩm nhưngkhông phải là trọng yếu

1.1.6 Mục đích của kiểm hàng trong khi sản xuất

Mục đích của kiểm hàng trong khi sản xuất là để thiết lập và củng cố tiêu chí

“làm đúng ngay từ lần đầu tiên” và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Chico’s và nhàmáy

KHÁI NIỆM

Kiểm hàng trong khi sản xuất là để đảm bảo sản xuất đúng ngay từ những sảnphẩm đầu tiên và các công đoạn được thực hiện một cách hiệu quả Không có gì cóthể thay thế kiểm hàng trên chuyền cũng như kiểm hàng trên chuyền không thể thaythế kiểm hàng lần cuối cùng Kiểm hàng trên chuyền được thực hiện để củng thêmsau những hoạt động chuẩn bị sản xuất và sản xuất thử nghiệm

Quy trình tổng thể

- Tất cả các đơn hàng đều phải có kiểm hàng lần 1 (IPI)

- Những đơn hàng kiểm lần 1 đạt, không yêu cầu kiểm lần tiếp theo mà cóthể tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần cuối (FIR)

- Những đơn hàng kiểm lần 1 không đạt, phải kiểm lần 2 (DPI)

- Những đơn hàng kiểm lần 2 đạt, được tiến hành kiểm ngẫu nhiên lầncuối cùng theo tiêu chuẩn của Chico’s

- Những đơn hàng kiểm lần 2 không đạt sẽ tiến hành kiểm ngẫu nhiên lầncuối với tiêu chuẩn thắt chặt

- Vẫn tiếp tục sản xuất trong khi kiểm hàng trên chuyền

1 Kiểm hàng trên chuyền lần 1 (IPI)

Trang 34

- Tất cả các đơn hàng phải được kiểm lần 1 sau khi may được 5-10% vàchưa qua giặt Những sản phẩm sweater sẽ được kiểm sau khi giặt, kiểmphai màu và là Kiểm sau khi là ít nhất 4 giờ

- Đối với những sản phẩm phải hoàn thiện sau khi giặt/ sấy khô thì sửdụng những yếu tố sau để xác định khi nào kiểm lần 1 IPI

+ Nếu sản phẩm được may một phần, có giặt/ sấy khô trước khi trang trí(ví dụ áo có qua giặt và được trang trí bằng chuỗi hạt), tiến hành kiểmIPI sau khi trang trí xong và trước lần giặt cuối cùng

+ Những sản phẩm được trang trí sau khi may, và giặt sau khi trang tríthì tiến hành kiểm IPI sau khi trang trí xong và trước khi giặt

+ Những sản phẩm trang trí sau khi may, không giặt thì tiến hành kiểmIPI trước khi trang trí

- Tiếp tục sản xuất khi kiểm IPI

- Kiểm IPI theo AQL 1.5 và mức 2 kiểm thông thường bao gồm kiểmthông số và kỹ thuật

IPI đạt và không đạt

1 IPI đạt – Những đơn hàng kiểm IPI đạt sẽ tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần cuốitheo tiêu chuẩn của Chico’s (kiểm thông thường, mức 2, AQL2.5)

2 IPI không đạt – những đơn hàng IPI không đạt phải tiến hành kiểm DPI

- Phải lập kế hoạch kiểm DPI khi IPI không đạt

- Báo cáo kiểm IPI không đạt phải có cách khắc phục

+ Phải có nguyên nhân gây ra lỗi trên sản phẩm và phương pháp ngănchặn lỗi

+ Sửa chữa hoặc thay thế các sản phẩm lỗi được phát hiện khi kiểm IPI

2.Kiểm hàng trên chuyền lần 2 (DPI)

Kiểm DPI được tiến hành để xác định các biện pháp khắc phục đưa ra ở kiểm IPI

có hiệu quả hay không, chất lượng hàng có đảm bảo hay không Tiến hành kiểmDPI khi hoàn thành 30-60% số lượng của đơn hàng

- Kiểm DPI được lên kế hoạch khi kiểm IPI không đạt

- Nhà máy phải thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc loại bỏnhững sản phẩm lỗi phát hiện được khi kiểm IPI

- Khi chọn mẫu kiểm DPI, lưu ý chọn những sản phẩm đã hoàn thiện ởnhững công đoạn sau (giặt, hoàn thành)

+ Chọn mẫu từ những công đoạn sau và những công đoạn giống như khikiểm IPI Ví dụ 1 đơn hàng đã may xong 40% và đã giặt 10% thì sẽchọn mẫu kiểm DPI 25% từ sản phẩm đã giặt (10% : 40% = 25%) và75% từ sản phẩm đã may xong (giống khi kiểm IPI)

+ Sản phẩm ở mỗi công đoạn sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn của côngđoạn đó (ví dụ chưa cắt chỉ không phải là lỗi khi sản phẩm chưa đếncông đoạn hoàn thành)

- Tiếp tục sản xuất khi kiểm DPI

- Kiểm DPI sử dụng AQL 1.5, kiểm thông thường mức 2, kiểm cả kỹthuật và thông số

+ Số lỗi chấp nhận được không khác so với bảng AQL khi mẫu chọn từ

Ngày đăng: 03/07/2015, 18:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w