- Chuẩn bị dịch chiết nấm men
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đánh giá sự phát triển của các chủng giống nấm Hương trong môi trường lỏng
môi trường lỏng
Để có kết luận liệu có nên chọn chủng giống Lentinula edodes Thái sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi cần nghiên cứu sự phát triển của cả 3 chủng giống trong môi trường nuôi cấy lỏng.
Kết quả xác định sinh khối sợi nấm khô của 3 chủng nấm Hương nuôi cấy trong thời gian 30 ngày trong môi trường lỏng PDR ở cùng điều kiện nhiệt độ, pH môi trường là 4,5, tốc độ lắc 150 vòng/phút (8giờ/ngày) được trình bày trên bảng 4.2 và hình 4.2. Từ bảng và hình thấy rằng cả ba chủng
giống nghiên cứu đều đạt mức độ cực đại về sự phát triển khối lượng sinh khối sợi nấm sau 20 ngày nuôi cấy. Tuy nhiên, các chủng giống khác nhau thì giá trị sinh khối là khác nhau. Chủng giống Lentinula edodes Thái và Sa Pa có sinh khối khô đạt giá trị tương đương nhau, lần lượt là 3,04 và 2,98 mg/ml. Chủng giống L170 đạt được lượng sinh khối sợi khô thấp nhất là 0,83mg/ml.
Đối với cả 3 chủng giống, trong cùng một điều kiện nuôi cấy đều cho kết quả lượng sinh khối lớn nhất tại thời điểm ngày thứ 20. Trong khoảng 15 ngày đầu, mặc dù tốc độ tăng sinh khối nhanh, nhưng tổng lượng sinh khối khá nhỏ. Trong giai đoạn này các chủng nấm Hương cần thích nghi với môi trường sống. Khi đã bắt đầu thích nghi với môi trường thì tốc độ phát triển của hệ sợi mới bắt đầu tăng dần và đạt cực đại sau khoảng 20 ngày. Vì khoảng lấy mẫu là 5 ngày cách nhau, nên con số 20 ngày chỉ mang tính chất tương đối, có thể dịch chuyển xung quang giá trị 20 ngày.
Bảng 4.2. Sự biến đổi khối lượng sinh khối sợi nấm khô của các chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường PDR
Sinh khối sợi khô (mg/ml)
Chủng nấm Hương Thái Chủng nấm Hương Sa Pa Chủng nấm Hương L170 10 0,33 ± 0,13 0,29 ± 0,12 0,09 ± 0,11 15 2,87 ± 0,19 2,76 ± 0,21 0,82 ± 0,13 20 3,04 ± 0,21 2,98 ± 0,23 1,23 ± 0,21 25 2,86 ± 0,24 2,85 ± 0,23 1,17 ± 0,27 30 2,71 ± 0,21 2,72 ± 0,25 0,83 ± 0,24
Khi lượng sinh khối lớn sẽ dẫn tới dinh dưỡng môi trường giảm dần. Điều này làm cho lượng sinh khối ghi được ở cuối kỳ (ngày thứ 30) đều nhỏ hơn ngày 20 và 25. Tuy nhiên, sau thời điểm 20 ngày thì tốc độ giảm sinh khối của 3 chủng là khác nhau. Ở chủng Thái và Sa Pa có tốc độ giảm nhanh
hơn so với chủng L170. Lý do là ở chủng L170 có lượng sinh khối thấp, dinh dưỡng vẫn đủ cho sự phát triển. Như vậy, sự giảm dần sinh khối ngoài lý do dinh dưỡng còn liên quan đến độ già của hệ sợi nấm tức là khả năng hấp thu và khả năng phát triển.
Kết quả ở phần nghiên cứu này cho chúng ta kết luận cả hai giống nấm Hương Thái và Sa Pa đều có khả năng phát triển tốt trong môi trường nuôi cấy lỏng. Khi kết hợp kết quả phát triển trên môi trường thạch đĩa PDA vả trong môi trường lỏng PDR chúng ta chọn được chủng giống nấm Hương Thái để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo vì chủng này có thể phát triển tốt trong cả hai loại môi trường.
Hình 4.2. Sự biến đổi khối lượng sinh khối sợi nấm khô của các chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường PDR
Hình 4.3. Sự phát triển sinh khối sợi nấm Hương sau 28 ngày nuôi cấy trong môi trường PDR của các chủng nấm Thái (hình trên cùng), Sa Pa