Ảnh hưởng của thành phần môi trường tới sự phát triển sinh khối sợi nấm Hương trong môi trường lỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng (Trang 35 - 36)

- Chuẩn bị dịch chiết nấm men

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Ảnh hưởng của thành phần môi trường tới sự phát triển sinh khối sợi nấm Hương trong môi trường lỏng

khối sợi nấm Hương trong môi trường lỏng

Từ các kết quả nghiên cứu ở phần trên, trong thí nghiệm tiếp theo này chúng tôi chỉ sử dụng chủng giống nấm Hương Thái. Để đánh giá ảnh hưởng của thành phần môi trường tới sự phát triển của chủng giống này, chúng tôi đã sử dụng 5 môi trường khác nhau. Cụ thể:

- Môi trường PD (200g khoai tây, 20g Glucose)

- Môi trường PDR (200g khoai tây, 20g Glucose, 25g cám gạo)

- Môi trường YME (2g chất chiết nấm men, 10g chiết malt, 1g CaSO4)

- Môi trường ME (chiết malt 40ml)

- Môi trường YMPG (3g chất chiết nấm men, 3g chiết malt, 5g peptone, 10g glucose).

Điều kiện nuôi cấy được duy trì trong cùng một điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, cung cấp ô xy. Độ pH môi trường nuôi cấy được điều chỉnh như nhau cho cả 5 môi trường là pH=4,5.

Số liệu xác định lượng sinh khối khô sau 20 ngày nuôi cấy được trình bày trong bảng 4.3 và hình 4.3. Từ bảng thấy rằng các giá trị khối lượng sinh khối khô nằm trong khoảng từ 2,6 mg/ml đến 4,1 mg/ml. Môi trường YMPG cho sinh khối sợi khô lớn nhất là 4,1mg/ml, môi trường PD cho sinh khối sợi nhỏ nhất là 2,1mg/ml. Môi trường PDR, YME và ME cho sinh khối sợi khô lần lượt là 2,9mg/ml, 3,3mg/ml và 3,6mg/ml.

Từ kết quả hàm lượng sinh khối sợi khô của nấm Hương trong các môi trường khác nhau ta thấy môi trường YMPG cho kết quả hàm lượng sinh khối khô là lớn nhất. Môi trường YMPG chứa dịch chiết nấm men, dịch chiết malt, pepton và đường đã đáp ứng đầy đủ nhất về nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của hệ sợi nấm. Vậy môi trường YMPG là môi trường đáp ứng được

thành phần dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của hệ sợi nấm Hương cho sinh khối sợi khô lớn nhất.

Môi trường PD cho sinh khối sợi nhỏ nhất có thể do thành phần môi trường PD (khoai tây và đường) thiếu nguồn dinh dưỡng cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho sự phát triển của hệ sợi nấm Hương.

Kết luận: Môi trường YMPG là phù hợp nhất cho sinh khối khô lớn nhất.

Bảng 4.3. Sự khác biệt về sinh khối khô (mg/ml) của chủng nấm Hưng Thái nuôi cấy trong các môi trường khác nhau

Sinh khối sợi khô (mg/ml) Môi trường PD PDR YME ME YMPG 2,6 ± 0,11 2,9 ± 0,13 3,3 ± 0,18 3,6 ± 0,21 4,1 ± 0,26

Hình 4.3. Hàm lượng sinh khối sợi nấm Hương phát triển sau 20 ngày trong các môi trường khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w