- Chuẩn bị dịch chiết nấm men
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. Ảnh hưởng của pH môi trường tới sự phát triển sinh khối của chủng giống nấm Hương Thái trong môi trường lỏng
giống nấm Hương Thái trong môi trường lỏng
Để có kết luận pH phù hợp nhất cho sự phát triển của hệ sợi nấm Hương sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi sử dụng chủng giống
(đã nghiên cứu ở phần 4.3) với khoảng pH 3,0 – 6,0, thông qua 7 điểm pH 3,0; 3,5; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0.
Kết quả hàm lượng sinh khối sợi khô theo pH khi nuôi ở cùng điều kiện nhiệt độ, tốc độ lắc 150 vòng/phút (8giờ/ngày) sau 20 ngày phát triển được thể hiện trên bảng 4.4 và hình 4.4. Từ bảng và hình ta thấy pH trong khoảng 3,5-4,0 cho sinh khối sợi khô lớn nhất. Tại pH 6,0 cho hàm lượng sinh khối sợi nhỏ nhất là 2,1mg/ml. Như vậy khi pH tăng lên (môi trường trở nên trung tính) thì sự phát triển của sinh khối sợi nấm Hương giảm đi. Dải pH phù hợp cho sự phát triển của hệ sợi là 3,5-4,0.
Kết quả về sự phát triển của sinh khối hệ sợi nấm Hương phụ thuộc vào pH, cụ thể là nấm này phù hợp trong vùng axit đã được một số nghiên cứu của nước ngoài khảng định từ trước. Hassegawa cũng chỉ ra rằng dải pH 3,0- 4,5 có tính axit tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sợi nấm Hương.
Bảng 4.4. Sự khác biệt về sinh khối sợi nấm khô (mg/ml) của chủng nấm Hưng Thái nuôi cấy trong các môi trường có pH khác nhau
pH 3,0 3,5 4,0 4.5 5,0 5.5 6,0 Sinh khối (mg/ml) 3,7 ±0,19 4,3 ±0,23 4,1 ±0,27 3,2 ±0,13 2,9 ±0,11 2,6 ±0,24 2,1 ±0,18
Hình 4.4. Sinh khối sợi khô của chủng nấm Hương Lentinula edodes Thái trong môi trường YMPG theo pH
Hình 4.5. Nuôi sinh khối sợi nấm trên máy lắc với tốc độ 150 vòng/phút (lắc 8 giờ/ngày)