1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TIẾN THAO TÁC ĐỐI VỚI MÃ HÀNG SƠ MI NỮ VR6547R TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI

93 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Cải tiến thao tác may đối với sản phẩm áo sơ mi nữ của mã hàng VR6547R: Cải tiến thao tác theo hƣớng tiết kiệm thao tác: Thao tác cùng lúc: hai tay nên đồng thời bắt đầu và kết thúc di chuyển. Thao tác tối thiểu: Số lần di chuyển của công nhân nên đƣợc giảm tối thiểu nhất có thể. Thao tác ngắn: Khoảng cách thao tác nên đƣợc rút ngắn tối đa. Thao tác đơn giản: Trình tự di chuyển của thao tác nên theo nhịp tự nhiên của cơ thể. PHẦN MỞ ĐẦU: LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, trong môi trƣờng cạnh tranh, hòa nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, năng suất là một yếu tố góp phần quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một ngành và trong từng doanh nghiệp (Steenhuis Bruijn, 2006). Ngành may mặc có đặc điểm rất riêng biệt, đó là quá trình lao động tạo ra sản phẩm chủ yếu xuất phát từ các thao tác thủ công của công nhân. Các sản phẩm chủ yếu đƣợc tạo ra trực tiếp từ bàn tay con ngƣời, vì vậy năng suất làm việc chịu sự ảnh hƣởng rất lớn bởi trình độ tay nghề, kinh nghiệm và kỹ năng thao tác của ngƣời công nhân. Do đó, việc nghiên cứu và cải tiến thao tác với mục đích tiêu chuẩn hóa thao tác, giảm thiểu thời gian lãng phí, tăng tốc độ làm việc, nhất quán về chất lƣợng sản phẩm và hoạch định công việc, là mục tiêu hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Dƣới đây là những phần nội dung đi sâu hơn vào việc nghiên cứu và cải tiến thao tác để góp phần làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm may. Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần: PHẦN 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG NGÀNH MAY. Nội dung phần một chủ yếu đề cập đến những khái niệm cơ bản nhƣ: Năng suất, chất lƣợng, thao tác lao động, thao tác chuẩn, thao tác thừa… PHẦN 2: NỘI DUNG CẢI TIẾN THAO TÁC, VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM MAY. Nội dung phần hai là nội dung chính của bài báo cáo, trong đó tập trung nghiên cứu và đƣa ra những nguyên nhân gây ra tổn thất thao tác, các công cụ đƣợc dùng để cải tiến thao tác, đặc điểm cải tiến, nguyên tắc cải tiến thao tác… PHẦN 3: NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TIẾN THAO TÁC ĐỐI VỚI MÃ HÀNG VR6547R TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI. Nội dung phần này sẽ triển khai nghiên cứu và cải tiến thao tác theo phƣơ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Phân loại vận động theo từng nhóm cơ ........................................................... 24 Bảng 2: Lịch sử phát triển hệ thống đo lƣờng thời gian ................................................ 37 Bảng 3: Bảng thời gian của động tác với ...................................................................... 38 Bảng 4: Bảng thời gian của động tác xoay ................................................................... 39 Bảng 5: Bảng thời gian của động tác di chuyển ............................................................ 39 Bảng 6: Bảng thời gian của động tác nén ..................................................................... 40 Bảng 7: Bảng thời gian của động tác nắm .................................................................... 40 Bảng 8: Bảng thời gian của động tác định vị ................................................................ 41 Bảng 9: Bảng thời gian của động tác thả ...................................................................... 41 Bảng 10: Bảng thời gian của động tác tháo ................................................................. 42 Bảng 11: Bảng thời gian của các động tác ................................................................... 43 Bảng 12: Bảng thời gian của động tác lấy và đặt .......................................................... 45 Bảng 13: Bảng thời gian của các động tác còn lại ........................................................ 46 Bảng 14: Bảng thời gian tƣơng ứng với các cử động trong MTM2 ............................. 47 Bảng 15: Bảng phân loại độ khó đƣờng may ................................................................ 52 Bẳng 16: Bảng kí hiệu phạm vi đƣờng may.................................................................. 52 Bảng 17: Bảng kí hiệu độ khó đƣờng may (% thêm vào) ............................................. 53 Bảng 18: Bảng thời gian TMU thêm vào tƣơng ứng ..................................................... 54 Bảng 19: Bảng phân loại mức độ thực hiện cử động .................................................... 58 Bảng 20: Bảng các kí tự của hệ thống Therbling .......................................................... 59 Bảng 21: Nhân sự tại công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai ......................... 74 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MTV: Một thành viên SB: Sumikin Bussan CV: Chân vịt BTP: Bán thành phẩm MTM (MethodTimeMeasurements): Phƣơng pháp đo lƣờng thời gian GSD (General Sewing Data): Hệ thống dữ liệu ngành may TGTH: Thời gian thực hiện. QLCL: Quản lý chất lƣợng. ISO ( International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. ILO (International Labour Office): Tổ chức lao động quốc tế. TMU (Time Measurement Unit): Đơn vị đo lƣờng thời gian.

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI

TP.HCM, Ngày Tháng Năm 2012 Chức vụ:

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TP.HCM, Ngày Tháng Năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thúy

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT

TP.HCM, Ngày Tháng Năm 2012

Giáo viên phản biện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn:

TOÀN THỂ QUÍ THẦY CÔ KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ

THỜI TRANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP

HỒ CHÍ MINH

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ THÚY

GIÁM ĐỐC VÀ TOÀN THỂ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI.

Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành luận án tốt nghiệp!

Trang 5

MỤC LỤC

Danh mục hình ảnh 7

Danh mục từ viết tắt 8

Danh mục các bảng biểu 9

PHẦN MỞ ĐẦU: LỜI GIỚI THIỆU 11

PHẦN 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG NGÀNH MAY 12

I Các khái niệm cơ bản 13

1 Sản phẩm? 13

2 Chất lượng sản phẩm? 13

3 Năng suất, năng suất la động 14

4 Khái niệm “Thao tác” 15

5 Thao tác chuẩn? Thao tác thừa? 16

6 Cải tiến thao tác? 16

7 Thời gian chuẩn? 17

II Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm may 17

PHẦN 2: NỘI DUNG CẢI TIẾN THAO TÁC, VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY 21

I Nguyên nhân gây ra tổn thất thao tác 21

II Nguyên tắc tối ưu hóa động tác 22

III Các phương pháp phân tích thao tác 33

IV Các công cụ cải 35

V Nguyên tắc cải tiến thao tác 60

VI Các đặc điểm cải tiến 60

VII Tiến trình cải tiến thao tác 70

VIII Ý nghĩa của việc nghiên cứu và cải tiến thao tác đối với năng suất và chất lượng sản phẩm may 75

PHẦN 3: NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TIẾN THAO TÁC ĐỐI VỚI MÃ HÀNG VR-6547R TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI 76

I Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai 76

1 Lịch sử hình thành 76

Trang 6

2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Xí nghiệp 77

3 Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của công ty 79

4 Hiện trạng về nghiên cứu và cải tiến thao tác tại công ty TNHH MTV Thời

Trang SB Ngọc Trai trong thời gian qua 80

II Ứng dụng cải tiến thao tác trên sản phẩm áo sơ mi nữ của mã hàng VR-6547R 82

1 Phân tích thao tác may ở các công đoạn may 82

2 Cải tiến thao tác may đối với sản phẩm áo sơ mi nữ của mã hàng VR-6547R 83

3 Một số thao tác chuẩn ở các công đoạn may chi tiết 84

PHẦN 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT

LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI 87

PHẦN 5: KẾT LUẬN 92

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Khu vực làm việc bình thường của ngón tay, cổ tay, cẳng tay 27

Hình 2: Khu vực làm việc cực đại của cánh tay 28

Hình 3: Phạm vi vùng làm việc bình thường của công nhân ở tư thế đứng và ngồi 28

Hình 4: Độ tương thích chiều cao ghế ngồi bàn làm việc và đèn chiếu sáng 30

Hình 5: Một số dạng hệ thống thông gió trong nhà xưởng 30

Hình 6: Các phương pháp cải tiến phương pháp tuôn BTP 32

Hình 7: Các kí hiệu sử dụng trong biểu đồ dòng chảy quá trình làm việc bằng tay 54

Hình 8: Biểu đồ cân bằng chuyền bằng phương pháp cân đối dựa trên TGTB 69

HÌnh 9: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai 78

Trang 8

MTM (Method-Time-Measurements): Phương pháp đo lường thời gian

GSD (General Sewing Data): Hệ thống dữ liệu ngành may

TGTH: Thời gian thực hiện

QLCL: Quản lý chất lượng

ISO ( International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.

ILO (International Labour Office): Tổ chức lao động quốc tế

TMU (Time Measurement Unit): Đơn vị đo lường thời gian

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Phân loại vận động theo từng nhóm cơ 24

Bảng 2: Lịch sử phát triển hệ thống đo lường thời gian 37

Bảng 3: Bảng thời gian của động tác với 38

Bảng 4: Bảng thời gian của động tác xoay 39

Bảng 5: Bảng thời gian của động tác di chuyển 39

Bảng 6: Bảng thời gian của động tác nén 40

Bảng 7: Bảng thời gian của động tác nắm 40

Bảng 8: Bảng thời gian của động tác định vị 41

Bảng 9: Bảng thời gian của động tác thả 41

Bảng 10: Bảng thời gian của động tác tháo 42

Bảng 11: Bảng thời gian của các động tác 43

Bảng 12: Bảng thời gian của động tác lấy và đặt 45

Bảng 13: Bảng thời gian của các động tác còn lại 46

Bảng 14: Bảng thời gian tương ứng với các cử động trong MTM-2 47

Bảng 15: Bảng phân loại độ khó đường may 52

Bẳng 16: Bảng kí hiệu phạm vi đường may 52

Bảng 17: Bảng kí hiệu độ khó đường may (% thêm vào) 53

Bảng 18: Bảng thời gian TMU thêm vào tương ứng 54

Bảng 19: Bảng phân loại mức độ thực hiện cử động 58

Bảng 20: Bảng các kí tự của hệ thống Therbling 59

Bảng 21: Nhân sự tại công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai 74

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU: LỜI GIỚI THIỆU

Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh, hòa nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế,

năng suất là một yếu tố góp phần quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của một quốc

gia, một ngành và trong từng doanh nghiệp (Steenhuis & Bruijn, 2006)

Ngành may mặc có đặc điểm rất riêng biệt, đó là quá trình lao động tạo ra sản

phẩm chủ yếu xuất phát từ các thao tác thủ công của công nhân Các sản phẩm chủ yếu

được tạo ra trực tiếp từ bàn tay con người, vì vậy năng suất làm việc chịu sự ảnh

hưởng rất lớn bởi trình độ tay nghề, kinh nghiệm và kỹ năng thao tác của người công

nhân

Do đó, việc nghiên cứu và cải tiến thao tác với mục đích tiêu chuẩn hóa thao tác,

giảm thiểu thời gian lãng phí, tăng tốc độ làm việc, nhất quán về chất lượng sản phẩm

và hoạch định công việc, là mục tiêu hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh

nghiệp

Dưới đây là những phần nội dung đi sâu hơn vào việc nghiên cứu và cải tiến thao

tác để góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm may

Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần:

PHẦN 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG NGÀNH MAY

Nội dung phần một chủ yếu đề cập đến những khái niệm cơ bản như: Năng suất,

chất lượng, thao tác lao động, thao tác chuẩn, thao tác thừa…

PHẦN 2: NỘI DUNG CẢI TIẾN THAO TÁC, VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC

TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY

Nội dung phần hai là nội dung chính của bài báo cáo, trong đó tập trung nghiên

cứu và đưa ra những nguyên nhân gây ra tổn thất thao tác, các công cụ được dùng để

cải tiến thao tác, đặc điểm cải tiến, nguyên tắc cải tiến thao tác…

PHẦN 3: NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TIẾN THAO TÁC ĐỐI VỚI MÃ HÀNG

VR-6547R TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI

Nội dung phần này sẽ triển khai nghiên cứu và cải tiến thao tác theo phương

pháp Biểu đồ dòng chảy quá trình làm việc trong một công đoạn

Trang 11

Phần hai là nội dung chính của đề tài nhằm giải quyết cụ thể và chi tiết các vấn

đề về chuẩn hóa thao tác qua việc nghiên cứu và loại bỏ thao tác thừa rút ngắn thời

gian sản xuất Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp

Trang 12

PHẦN1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY

Trang 13

PHẦN1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM MAY

I Các khái niệm cơ bản:

1 Sản phẩm:

Theo TCVN ISO 8402: “sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình

(Tập hợp các nguồn lực và các hoạt động có liên qua đến nhau để biến đầu vào thành

đầu ra) Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật liệu, thông tin và

phương pháp”

Sản phẩm trong quản trị chất lượng được quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm:

sản phẩm vật chất cụ thể (Phần cứng) và cả dịch vụ (Phần mềm) như: Tài chính, du

lịch, phát triển, đào tạo, công nghệ, thông tin, các quá trình…

Sản phẩm còn được hiểu theo quan điểm kinh tế thị trường là bất cứ cái gì có thể

cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng nhằm thỏa mãn một nhu

cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận (Kinh tế, xã hội)

2 Chất lượng:

“Chất lượng” là một khái niệm khó định danh chính xác bởi ý tưởng về chất

lượng rất rộng, tùy theo mỗi góc độ tiếp cận Triết học duy vật biện chứng quan niệm

chất là tổng hợp những thuộc tính của sự vật quy định nó là nó và để so sánh với sự vật

khác

Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tiễn, nội hàm ý nghĩa khái niệm trên được phát

triển đầy đủ hơn Chẳng hạn, Oxford Forket Dictionary giải nghĩa: chất lượng là mức

độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ

kiện, thông số cơ bản

Johr.S.Oakland quan niệm chất lượng là sự đáp ứng các yêu cầu

Crosby cho rằng chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu

Theo Bộ Tiêu chuẩn QLCL quốc tế ISO 9000 thì: "Chất lượng là tập hợp các đặc

tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã được

công bố hoặc còn tiềm ẩn"

Trang 14

Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là tập hợp các thuộc tính bản chất của

nó mà còn là mức độ phù hợp của các thuộc tính ấy với những yêu cầu, những mục

tiêu của chuẩn mực chất lượng đã được xác định và công bố rộng rãi, đồng thời còn là

sự thoả mãn với các nhu cầu của người sử dụng trong những điều kiện cụ thể (những

nhu cầu này có thể vẫn còn "tiềm ẩn" ở khách hàng ) Nói cách khác, chất lượng của

sản phẩm vừa có đặc tính chủ quan, vừa có đặc tính khách quan

3 Năng suất:

Theo quan niệm truyền thống, năng suất lao động là lượng sản phẩm sản xuất ra

trong một đơn vị thời gian

Theo cách tiếp cận mới: năng suất theo đúng bản chất được hiểu một cách hết

sức đơn giản Nó là mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào Về mặt toán học, năng suất

được phản ánh bằng công thức sau:

P = Tổng đầu ra/Tổng đầu vào

Đầu ra thường được gọi bằng cụm từ tập hợp các kết quả: Chất lượng, giá thành,

thời hạn giao hàng, lợi nhuận

Đối với doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất-kinh doanh, giá

trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hóa tính bằng đơn vị hiện vật

Đầu vào trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất như:

Nhân lực, nguyên vật liệu, vốn, máy móc thiết bị, kỹ năng chuyên môn, công nghệ, hệ

thống sản xuất…

Theo Hội đồng năng suất Châu Á đưa ra năm 1959: “Tổng quát mà nói, năng

suất chất lượng là một trạng thái tư duy Nó là thái độ tìm kiếm để cải tiến hững gì

đang tồn tại Có một sự chắc chắn rằng con người ngày hôm nay có thể làm việc tốt

hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay Hơn nữa, nó luôn đòi hỏi

những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều

kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới Đó là một sự

tin trưởng chắc chắn trong quá trình tin tưởng của loài người”

Năng suất lao động: Là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Năng suất lao động là

hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu

hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản

xuất ra một đơn vị sản phẩm

Trang 15

Công thức tính: W = Q/T hoặc t = T/Q

Trong đó :

W : Năng suất lao động

Q: Sản lượng sản xuất ra trong một đơn vị thời gian T (có thể biểu hiện bằng số

lượng sản phẩm hoặc giá trị, doanh thu, lợi nhuận…)

T: Lực lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng Q (Đơn vị: Người, ngày,

giờ…)

t: Lực lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

4 Khái niệm “thao tác”:

Thao tác: là hành động của con người nói chung Nó bao gồm các cử động của

con người tác động lên đối tượng nhằm làm thay đổi cấu trúc ban đầu của nó với mục

đích tạo ra giá trị cho đối tượng

Trong hoạt động sản xuất thì thao tác được định nghĩa là tác động của người

công nhân vào đối tượng để tạo thành một sản phẩm có giá trị sử dụng được

Nghiên cứu động tác : là phân tích đô ̣ng tác tay v à mắt của người thợ trong m ột

công tác riêng lẽ hay nằm trong m ột chu kỳ thao tác để có thể loa ̣i bỏ các đô ̣ng tác vô

ích hoặc cải tiến các động tác và điều chỉnh lại (theo Hiê ̣p hô ̣i cơ khí Mỹ)

 Mục đích nghiên cứu động tác:

Xác định phương pháp làm việc tối ưu: Thông qua quá trình nghiên cứu chi tiết,

cụ thể, rõ ràng từng cử động của công nhân ở các công đoạn làm việc, người nghiên

cứu sẽ nắm được thao tác kỹ thuật may ở các công đoạn, quan sát được cách sắp xếp

không gian khu vực làm việc và các điều kiện thực hiện công việc từ đó đề xuất các

phương án cải tiến, nghiên cứu kiểm nghiệm và so sánh kết quả giữa các phương án để

rút ra phương pháp thực hiện công việc nhanh nhất, tiết kiệm thao tác và ít mệt mỏi

nhất

Tiêu chuẩn hóa công việc: Các thông tin về thứ tự các cử động trong quá trình

làm việc, các điều kiện để thực hiện công việc (máy móc, dụng cụ, rập, cử gá hỗ trợ…)

sau khi được nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tế và đưa ra phương pháp làm việc tối ưu,

các dữ liệu này sẽ được chuẩn hóa đưa về các chuỗi thao tác chuẩn và thời gian chuẩn

tương ứng và lưu trữ lại để làm dữ liệu tham khảo sau này Đây là cơ sở để giúp tăng

Trang 16

năng suất chuyền may, làm cơ sở cho việc huấn luyện, đào tạo công nhân, nâng cao

tay nghề cho công nhân

Đào tạo nhân viên: Các thao tác đã chuẩn hóa sẽ được diễn giải cụ thể, dễ hiểu

theo trình tự cử động để thực hiện công việc tại công đoạn, giúp cho người nghiên cứu

dễ dàng truyền đạt kiến thức, các thao tác kỹ thuật cho công nhân Giúp công nhân có

cái nhìn thực tế hơn, hiểu rõ hơn về thao tác chuẩn và hiệu quả của nó trong quá trình

làm việc Từ đó, giúp việc đào tạo công nhân thuận tiện hơn, dễ dàng hơn

Quản lý công việc: Thông qua nghiên cứu thao tác, ta sẽ đưa ra thời gian chuẩn

tương ứng, từ đó làm dữ liệu cần thiết để cung cấp thông tin cho việc cân bằng chuyền,

xác định bậc thợ của từng công nhân, xác định chi phí sản xuất và biết được năng lực

sản xuất của từng công nhân, từng chuyền trong xí nghiệp, từ đó lập kế hoạch sản xuất

phù hợp, phân công nhân sự, phân chia công việc hợp lí và xây dựng hệ thống kiểm

soát sản xuất hiệu quả

5 Thao tác chuẩn:

Thao tác chuẩn: Là thao tác trực tiếp hay gián tiếp tác động lên đối tượng, tạo ra giá trị

cho đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn nhất nhưng mang lại giá trị cao nhất

Thao tác trực tiếp: là thao tác trong thời gian người công nhân làm việc trực tiếp

với các máy móc, thiết bị chuyên dùng

Ví dụ: Thao tác diễn ra lúc đang may, đang ủi, đang ép

Thao tác gián tiếp như: Nhặt BTP lên, đặt BTP xuống, so mí, cắt chỉ, quăng BTP

sau khi may

Thao tác thừa: Là thao tác được công nhân sử dụng trong quá trình sản xuất

nhưng bản thân nó không mang lại giá trị cho sản phẩm, khi bỏ thao tác ấy đi vẫn

không ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm

Thời điểm bắt đầu thao tác: là thời điểm đầu tiên của cử động khi ta thực hiện

thao tác

Thời điểm kết thúc thao tác: là thời điểm khi ta vừa đạt mục đích

6 Cải tiến: Cải tiến có ý nghĩa là các vấn đề tồn tại hiện nay (tình hình chưa thỏa

mãn hiện nay) được giải quyết để cải thiện tình hình hoặc các hoạt động kinh

doanh mới được phát triển dựa trên chính sách quản lý

Trang 17

Mục tiêu cải tiến được phân thành các loại “dễ dàng, chính xác, tốc độ và giá

thành rẻ” hoặc CQDSM

Cải tiến thao tác: Là các tác động cải tiến những thao tác bản năng của người

công nhân lên đối tượng sản xuất để cải thiện tình trạng hiện tại và đạt đến mục tiêu kì

vọng của tổ chức

Cải tiến thao tác gồm 2 phương thức cải tiến: Cải tiến thao tác và cải tiến không

gian nơi làm việc

7 Thời gian chuẩn: Là một đơn vị thời gian tượng trưng cho một nhiệm vụ công

việc được xác định bằng cách ứng dụng phù hợp các kỹ thuật đo lường công việc

một cách chính xác với năng lực của cá nhân thực hiện nhiệm vụ

II Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm may:

Năng suất và chất lượng bị tác động bởi nhiều yếu tố: Môi trường kinh tế - chính

trị - xã hội, cơ chế chính sách vĩ mô của Chính phủ, tình hình thị trường, trình độ công

nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, mối quan hệ lao

động - quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn lực… Các yếu tố tác động được chia

làm 2 nhóm: Nhóm yếu tố bên ngoài ( Môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị

trường, chính sách kinh tế Nhà nước), nhóm yếu tố bên trong ( Lao động, vốn, công

nghệ, khả năng tổ chức quản lý sản xuất)

Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là :

 Material (Nguyên vật liệu): Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành

sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng chính là nguyên vật liệu Đặc

điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản

phẩm Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất

lượng khác nhau Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở

quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm Để thực hiện các mục tiêu chất

Trang 18

lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệu cho quá

trình sản xuất Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng

chủng loại, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt

thời gian Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp chặt chẽ, đồng

bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất

 Machine (Máy móc thiết bị): Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có

của doanh nghiệp:

 Sản phẩm có chất lượng tốt được tạo ra bởi 3 yếu tố:

 Phần cứng: Máy móc thiết bị

 Phần mềm: Kỹ năng, kỹ xảo

Trình độ hiện đại, máy móc thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng

rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hóa cao, có dây

chuyền sản xuất hàng loạt Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả máy móc, thiết bị hiện có,

kết hợp với công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm là một

trong những hướng quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Men (Con người): Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Lao động là yếu tố

giữ vị trí then chốt, quan trọng đối với doanh nghiệp Đây là một trong những yếu tố

cơ bản để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt cho xã hội Cùng với

công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt năng suất, chất lượng cao trên cơ sở giảm

chi phí sản xuất Chất lượng sản phẩm không chỉ thỏa mãn khách hàng bên ngoài mà

còn cả nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp Do vậy, hình thành và phát triển

nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu đạt năng suất, chất

lượng là nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Methods (Phương pháp quản trị, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của

doanh nghiệp): Quản lý chất lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống Một doanh

nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận

chức năng Mức chất lượng đạt trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình độ

tổ chức quản lý của doanh nghiệp Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất

lượng hoạt động của doanh nghiệp Theo W.E.Deming thì có tới 85% những vấn đề

về năng suất-chất lượng do hoạt động quản lý gây ra

Trang 19

Trình độ quản lý: Tác động tới năng suất của doanh nghiệp, năng suất chỉ có thể

đat được tối ưu khi có sự phối hợp thống nhất và đầy đủ giữa các yếu tố quản lý lao

động và công nghệ Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người lao động , người quản lý sẽ

hình thành phong cách quản lý mới, khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của lực lượng

lao động, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp để phát huy hiệu quả yếu tố sản xuất, đặc biệt là

yếu tố con người

Trình độ tổ chức sản xuất: Yếu tố này tác động mạnh mẽ tới năng suất, thông qua

việc xây dựng phương hướng phát triển, đầu tư, lựa chọn cách thức tổ chức, bố trí dây

chuyền công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất, chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng

hóa cùng với việc lựa chọn quy mô hợp lý sẽ cho phép khai thác tối đa những lợi thế,

từ đó giảm chi phí, nâng cao năng suất sản xuất

Mối quan hệ giữa năng suất và chất lượng: Sản lượng là số đo đầu ra và thường

được dùng để chỉ năng suất Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa năng suất và chất lượng:

 Nếu tăng chất lượng sản phẩm và các hoạt động trong doanh nghiệp thì tăng

năng suất của doanh nghiệp

 Nếu tăng chất lượng thì không hẳn là tăng chất lượng sản phẩm và các hoạt

động khác

Trang 20

PHẦN 2: NỘI DUNG CẢI TIẾN THAO TÁC,

VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG

SẢN PHẨM MAY

Trang 21

PHẦN 2: NỘI DUNG CẢI TIẾN THAO TÁC, VAI TRÒ

CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO

NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY

Trong các hoạt động sản xuất, giảm các thao tác thừa và loại bỏ thời gian lãng

phí sẽ giúp năng suất tăng cao, cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe cho

người lao động Cho nên, hợp lý hóa quá trình sản xuất là nhiệm vụ thường xuyên của

những Tổ chức quan tâm đến công tác cải thiện điều kiện, môi trường làm việc để tăng

hiệu quả hoạt động Cải tiến thường xuyên sẽ giúp Tổ chức tiết kiệm được những tiêu

hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh

tranh cho mình

Nghiên cứu công việc giúp nhận diện được các thao tác thừa, các bất hợp lý trong

việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hành cải tiến các quá trình, các

thao tác, cải thiện các điều kiện làm việc, nâng cao hiệu suất quá trình làm việc

I Nguyên nhân gây ra tổn thất thao tác : Có 2 nguyên nhân chính gây ra tổn thất

Lối đi, lối di chuyển hàng hóa quá chật hoặc quá rộng, chưa được phân tuyến rõ

ràng, có vật không cần thiết trên lối đi gây cản trở trong quá trình di chuyển và vận

chuyển hàng hóa

Hàng hóa để lộn xộn, không quy định rõ ràng nơi để bán thành phẩm làm phát

sinh những chỗ để tạm, gây vướng víu khi vận chuyển

Thiếu các thiết bị xe đẩy, xe nâng để vận chuyển hàng hóa để vận chuyển hàng

hóa, bán thành phẩm dễ dàng, nhanh chóng

b Tổn thất do tìm kiếm:

Do tài liệu, giấy tờ không đầy đủ, chưa rõ ràng, không tập trung hoặc chưa được

sắp xếp vào vị trí cố định

Trang 22

Dụng cụ, đồ gá lắp…không được bảo quản tại vị trí cố định, gây mất mát, thiếu

thốn sau khi sử dụng

Hàng hóa đang may dở dang không để đúng nơi quy định gây lộn lẫn giữa hàng

thành phẩm và hàng đang may dở dang

2 Tổn thất thao tác: Gồm 5 tổn thất lớn:

Tổn thất xảy ra do sự chênh lệch giữa thời gian chuẩn và thời gian thực tế sản

xuất, thời gian chuẩn đặt ra không đúng, thấp hơn thời gian thực tế sản xuất

Tổn thất trong quá trình thay sản phẩm, phát sinh khi chuyển sang sản xuất sản

phẩm khác

Tổn thất nội tại trong chính bản thân động tác, lãng phí trong thao tác được chia

nhỏ thành lãng phí do vươn tay, chuyển tay, tìm kiếm, lựa chọn, nắm giữ, nâng tay,

buông tay, đi lại, cúi người, xoay người,… phát sinh các động tác thừa không cần thiết

Tổn thất cân bằng do sắp xếp cân bằng công đoạn trong chuyền kém, gây bất hợp

lí cho quãng đường đi của sản phẩm, hoặc do bố trí vị trí công nhân có trình độ tay

nghề không phù hợp ở các công đoạn (Nếu công nhân may với tốc độ nhanh ngồi sau

công nhân may với tốc độ bình thường, thì sẽ tốn thời gian để người sau phải chờ đợi

các chi tiết bàn thành phẩm từ công đoạn trước đó), các yếu tố trên gây tắc nghẽn hàng

trên chuyền và ảnh hưởng đến hiệu quả bố trí các công đoạn trong chuyền Cách bố trí

vật dụng, nguyên vật liệu ngoài phạm vi làm việc cực đại của tay, chân và mắt gây khó

khăn trong quá trình thao tác của cơ thể

Tổn thất do lơ đễnh, không tập trung làm việc, trò chuyện trong giờ làm việc, có

hàng mà không may, nhìn sang hướng khác, bỏ ra ngoài nhiều…

II Nguyên tắc tối ưu hóa động tác :

Vào thế kỉ XVII khi nền công nghiệp phát triển, các nghiên cứu về lao động bắt

đầu đặt nền móng và những nghiên cứu đầu tiên đã ra đời Egonomics - “Kỹ thuật học

con người” đã được khai sinh trong thời gian này Có rất nhiều định nghĩa về

Egonomics:

Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO: “Egonomics là sự áp dụng khoa học sinh

học kết hợp với khoa học công nghệ vào người lao động đồng thời tăng năng suất lao

động”

Trang 23

Vì thế, ngoài sức khỏe Egonomics còn quan tâm đến năng suất lao động, tiết

kiệm giá thành sản phẩm và các mối quan tâm khác Hơn thế nữa, trong thực hành các

hướng của Egonimics còn tập trung vào thiết kế sắp đặt vị trí lao động, sự đáp ứng các

yếu tố lý học trong môi trường lao động hơn là các yếu tố hóa học và vi sinh vật

Egonomics (Lao động học) còn được định nghĩa là khoa học nghiên cứu về lao

động và sự phù hợp với sức khỏe người lao động Như vậy, mỗi loại hình lao động cần

có một sự phù hợp tương ứng về sức khỏe con người (cả về thể chất lẫn tinh thần)

Những lao động đơn giản yêu cầu đáp ứng của cơ thể không phức tạp, song khoa học

kĩ thuật phát triển, lao động càng phức tạp càng cần có những nghiên cứu về sức khỏe

tốt hơn, tiến bộ hơn để có thể theo kịp với lao động mới Lao động càng có kết quả khi

nó đáp ứng tốt cho con người Lao động không làm tổn hại đến sức khỏe mà làm cho

sức khỏe con người tốt hơn

Egonomics - Công trình nghiên cứu của Martinpan cũng đã ra đời vào thời gian

này, ông cho rằng tâm sinh lí, giải phẩu…phải thích hợp với lao động thì lao động mới

có năng suất, an toàn và thoải mái

Năm 1949 Murrel đã dùng từ Egonomics để chỉ môn khoa học này vì nó có

nguồn gốc từ chữ Hy Lạp là Ergon (Lao động) và Nomos (Quy luật, quy tắc)

Đối tượng của “Lao động học” là người lao động, do đó khi nghiên cứu “Lao

động học” người ta cần nghiên cứu cả một hệ thống các vấn đề: Công cụ lao động, môi

trường lao động, đối tượng lao động…

Trong thực hành “Lao động học”, người ta cần nghiên cứu tam giác cơ bản gồm

3 nhân tố, đó là: Hiệu quả, thoải mái và sức khỏe

Các nhà khoa học cho rằng “Lao động học” đạt hiệu quả cao khi mà các ngành

khoa học tham gia cung cấp những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vấn đề lao động và

con người Trong những điều kiện tiết kiệm nhất về sức khỏe lao động mà năng suất

lao động vẫn tăng không ngừng

Mục tiêu của “Lao động học” là nhằm nâng cao năng suất lao động phòng chống

mệt mỏi Từ đó, Ginbrest đưa ra các nguyên tắc sau:

Sự vận động của bàn tay và cánh tay cần được tiến hành cân xứng và đều đặn

Các vận động cần được tiến hành theo cách dễ dàng nhất, tiết kiệm nhất trong

mức độ cho phép

Trang 24

Tránh động tác thừa và cần thiết phải tránh hết sức động tác nằm trong phạm vi

có thể chịu những thay đổi đột ngột, mạnh và những khởi động lặp đi lặp lại một

chiều (theo bảng dưới đây người ta dựa vào vận động của từng nhóm cơ)

Bảng 1: Bảng phân loại vận động theo từng nhóm cơ

Lao động loại 1 tốt nhất vì nó giảm lực ma sát, lực nén lên bán thành phẩm, bán

thành phẩm được chuyển vào chân vịt và may dễ dàng hơn, tiết kiệm được các sức các

cơ nhất

Khi làm việc với vật, cùng một trọng lượng 1 kg nhưng làm với 1 góc 300

thì tiêu thụ O2 ít nhất Như vậy, trong một mặt phẳng ngang với góc độ vận động càng giảm

thì tiêu thụ O2 càng ít

1 Sự vận động liên tục và hợp lí:

 Chỗ đặt dụng cụ, phương tiện, đối tượng lao động cần phải được cố định và

thích hợp, trật tự khoa học trong sản xuất

 Sử dụng trọng lực phù hợp sẽ bớt tiêu hao năng lượng

 Chống nâng lên hạ xuống một cách thái quá

 An toàn lao động là điểm cơ bản của tiêu chuẩn hóa lao động, đơn giản hóa

lao động

2 Giảm nhẹ các gánh nặng thể lực bằng biện pháp lao động học:

a Sự phù hợp với vị trí lao động:

 Các vị trí lao động của một cá thể hay một tập thể người lao động cần đạt

được sự thuận lợi cho công việc, đồng thời phải phù hợp với tâm sinh lý,

giải phẫu của nhóm người lao động đó

Ví dụ: thoáng đãng, không quá cao hoặc quá thấp đối với công nhân

 Các máy móc, dụng cụ phải phù hợp với con người cả về mặt sinh học lẫn

về mặt xã hôi

b Sự hợp lý hóa các thao tác lao động:

Trang 25

 Sự hợp lý hóa là không có động tác thừa, các hoạt động thoải mái theo hoạt

động thường nhật, tự nhiên của cơ thể

c Sự hợp lí hóa công cụ lao động:

 Các công cụ lao động dễ cầm, nắm và dễ sử dụng Công cụ vừa tốt lại vừa

sức với người lao động

d Quy định gánh nặng cho phép:

 Điều này rất cần thiết vì nó sẽ giới hạn phù hợp với tiêu hao năng lượng có

thể chịu đựng được của người lao động Nếu tiêu hao năng lượng nhiều thì

phải chọn đối tượng đủ sức khỏe để đáp ứng còn lại đa số mọi người chỉ

chịu được lâu dài khi lao động tiêu hao khoảng dưới 3000kcal

e Có chế độ nghỉ ngơi thích hợp:

Trong quá trình làm việc liên tục, cơ thể và trí óc cần được nghỉ ngơi hợp lí

để ngăn ngừa thương tật, cho cơ bắp nghỉ ngơi trong thời gian giải lao

Ví dụ: Nếu công nhân đứng suốt ngày để làm việc thì nên bố trí thời gian

nghỉ ngơi để được ngồi (để đôi chân và bàn chân được thư giãn)

Nếu làm việc ở tư thế ngồi suốt ngày thì nên đứng và đi bộ xung quanh

trong giờ giải lao để cho lưng được nghỉ ngơi và tăng sự lưu thông bên trong đôi

chân

Ngày nay trong công nghiệp may mặc , các doanh nghiệp đã quan tâm ngày

càng nhiều đến yếu tố Ergonomics trong các hoạt động sản xuất Ngoài yêu cầu

của luật pháp , cải thiện điều kiê ̣n làm viê ̣c cho người lao đô ̣ng, Ergonomics còn

giúp các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao đô ̣ng, tiết kiê ̣m chi phí y

tế, giảm thiểu tối đa bê ̣nh nghề nghiê ̣p , giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của

người lao đô ̣ng, góp phần nâng cao lợi ích xã hội

 Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thông qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp và

phân tích đã đưa ra các nguyên tắc sau:

1 Nguyên tắc di chuyển của cơ thể :

 Hai bàn tay nên chuyển động đồng thời khi bắt đầu và khi kết thúc động

tác

 Một trong 2 tay không nên để yên Không nên để 2 bàn tay nhàn rỗi cùng

thời điểm trừ lúc nghỉ

Trang 26

 Chuyển động 2 cánh tay nên là chuyển động đồng thời và đối xứng tâm với

nhau

 Di chuyển 2 tay nên được giới hạn theo thứ tự chuyển động thấp nhất cho

phép (Từ ngón tay lên bàn tay, đến cổ tay, cẳng tay…)

 Các động tác nên được thiết kế sao cho có thể tạo ra được quán tính trong di

chuyển

 Giảm số lượng động tác, sử dụng đồng thời cả hai tay nếu có thể, rút ngắn

cự ly di chuyển, làm cho các động tác dễ dàng hơn Tiếp tục chi tiết hơn,

làm cho động tác lại được chia nhỏ thành: Vận dụng tối đa quán tính, trọng

lực, các lực tự nhiên, chuyển các động tác dích dắc, gấp khúc trở thành

chuyển động thẳng

 Cử động thực hiện theo quỹ đạo cong và liên tục thì càng dễ thực hiện hơn

là thực hiện thao tác theo đường thẳng vì nó có thể gây ra sự gián đoạn và

đổi hướng đột ngột về hướng di chuyển (Ví dụ: 2 tay cùng vẽ hình tròn dễ

hơn mỗi tay vẽ một hình khác nhau)

 Di chuyển theo vòng cung sẽ nhanh hơn, dễ hơn và chính xác hơn di

chuyển vượt quá phạm vi cho phép Quỹ đạo lao động càng đơn giản thì

làm việc càng nhanh và tiết kiệm sức

 Mô ̣t vâ ̣n đô ̣ng theo đường cong kiểu đa ̣n đa ̣o thì nhanh, dễ và chính xác hơn

so với mô ̣t vâ ̣n đô ̣ng quá gò bó

 Phải sắp xếp thứ tự các vận động sao cho tạo ra được nhịp điệu tự nhiên và

tự đô ̣ng

 Cần phải giảm bớt số lần nhìn chăm chú vào công viê ̣c

 Trong trường hợp mà cần phải phối hợp mắt và tay để có thể dùng 2 tay

đồng thời và đối xứng nhau cho mô ̣t công viê ̣c nào đó , phải bố trí sao cho

điểm mà công viê ̣c phải làm càng gần mắt và tay càng tốt

 Bất kì việc nào có thể thực hiện bằng chân hoặc các bộ phận khác của cơ

thể thì không nên sử dụng tay (Ví dụ: Gạt chân vịt hoặc cắt chỉ tự động…

được thực hiện bằng chân)

Trang 27

 Vị trí đặt bán thành phẩm, dụng cụ,…nên được quy định trước để chuyển

động mắt trong phạm vi thuận tiện, không phải thường xuyên thay đổi sự

tập trung của mắt gây tốn thời gian quan sát nhiều

 Các nguyên vật liệu, dụng cụ nên bồ trí càng gần tay, gần mắt càng tốt (Bố

trí sao cho tay có thể di chuyển đồng thời theo chiều đối xứng tâm, mắt có

thể cùng lúc quan sát mọi vật rõ ràng)

 Hạn chế công việc làm bằng tay và bất kì công việc nào yêu cầu kỹ năng

của công nhân Hãy tự động hóa và cơ giới hóa công việc (Bằng cách trang

bị thêm máy móc tự động, các thiết bị gá lắp chuyên dụng…)

Hình 1: Khu vực làm việc bình thường của ngón tay, cổ tay, cẳng tay

Trang 28

Hình 2: Khu vực làm việc cực đại của cánh tay

Hình 3: Phạm vi vùng làm việc của công nhân ở tƣ thế đứng và ngồi

Trang 29

2 Nguyên tắc bố trí khu vực làm việc :

 Khu vực làm việc nên được trang bị đầy đủ dụng cụ, nguyên phụ liệu cần

thiết vào vị trí quy định trước

 Dụng cụ và nguyên vật liệu nên được bố trí trong vùng làm việc bình

thường và trước mặt của công nhân sao cho hạn chế tối đa việc phải quan

sát tìm kiếm Thông thường đối với người công nhân khi ngồi may trên máy

thì yếu tố cầm BTP đưa vào sử dụng tay trái thuận hơn tay phải (Không

vướng bởi đầu máy) cho nên ta cần dựa vào yếu tố này bố trí nơi để BTP

sao cho thao tác của người công nhân cử động là ngắn nhất

 Cần bố trí mô ̣t cầu trượt để chuyển giao vâ ̣t liê ̣u Hơn nữa phải bố trí sao

cho vâ ̣t liê ̣u phải rơi đúng chỗ công nhân không phải đi nhă ̣t hoă ̣c xoay đổi

chiều của vâ ̣t liê ̣u rơi xuống

 Cần phải sử du ̣ng 1 thiết bi ̣ để chuyển giao theo lối thả rơi từ trên xuống

Nên sử dụng và bố trí bàn trượt để chuyển các chi tiết may sao cho đảm bảo

được sự liên tục các công đoạn, người công nhân ở công đoạn kế tiếp không

phải di chuyển và dời đổi vị trí hàng trước khi may

 Nên sử dụng thiết bị tuôn bán thành phẩm sau khi may xong

 Nguyên vật liệu và dụng cụ nên dược bố trí theo thứ tự hợp lý để tương

thích với các chuyển động của cơ thể

 Khu vực làm việc phải được trang bị đầy đủ ánh sáng với hướng sáng và

cường độ thích hợp

 Loại ghế ngồi và chiều cao ghế phải phù hợp để thuận tiện làm việc Nên

điều chỉnh độ cao băng ghế hoặc ghế đơn vừa thấp hơn khủy tay và đầu gối

của công nhân để tạo tư thế thoải mái khi làm việc

 Ghế nên được thiết kế dạng đơn lẻ để mỗi công nhân có thể thao tác được

dễ dàng theo các cử động của họ (Tránh dùng băng ghế quá dài gây vướng

víu cho công nhân)

Đèn được treo ở độ cao vừa phải, nếu cao quá thì độ sáng ít, thấp quá tuy

sáng nhưng có thể gây vướng khi thao tác vươn lên hoặc giật, quật sản

phẩm Với chiều cao trung bình của công nhân (thường là nữ) từ 1.5 đến

1.57m thì đèn cao khoảng 2m là thích hợp

Trang 30

Hình 4: Độ tương thích chiều cao ghế ngồi, bàn làm việc và đèn chiếu sáng

 Màu sắc tại xưởng phải có được lựa chọn sao cho có độ tương phản hợp lý

để người công nhân có thể quan sát mọi vật dễ dàng, giảm thiểu gây mỏi

mắt và mỏi mệt

 Luôn luôn duy trì nhiệt độ, độ ẩm và sự thông gió ở một mức độ phù hợp

nhất để tạo tâm lí thoải mái cho công nhân Kỹ thuật thông gió được xem là

việc tạo ra môi trường không khí trong sạch có đầy đủ các yếu tố: nhiệt độ,

độ ẩm, tốc độ lan truyền không khí phù hợp với yêu cầu của con người và

đáp ứng yêu cầu công nghệ của xí nghiệp, giúp họ thích nghi tốt với môi

trường làm việc

Nên dùng biện pháp thông gió có tổ chức: xác định diện tích, vận tốc, lưu

lượng và hướng gió từ ngoài vào nên có ý nghĩa thực tế cao, ít tốn kém và

tiết kiệm năng lượng

Hình 5: Hệ thống thông gió tại nhà xưởng

Trang 31

3 Nguyên tắc bố trí dụng cụ và thiết bị :

 Thao tác thủ công nên được hạn chế tối đa và thiết kế sử dụng cử gá lắp

hoặc thiết bị điều khiển bằng chân thực hiện (Ví dụ : gạt chân vịt, cắt chỉ tự

động…)

 Hai hay nhiều dụng cụ nên được kết hợp thành một

 Các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, nguyên vật liệu nên được bố trí cố định vào vị

trí định trước

 Nguyên vật liệu nên được đặt xa tối đa trong phạm vi, nơi mà tầm mắt cực

đại nhìn tới được mà không cần phải xoay đầu

 Các thiết bị phụ (Kẹp, móc treo, mắc áo, bục đặt vải , giỏ đựng sản phẩm ,

ghế ngồi , v.v… đô ̣ cao, độ rô ̣ng, chất liê ̣u , hình dạng , số lươ ̣ng mỗi loại

phải đầy đủ, phù hợp khi sản xuất một mã hàng

 Dụng cụ (kéo, thước, phấn đánh dấu , bút chì đánh dấu , giỏ đựng , hô ̣p

v.v…) chất lượng (loại) hình dạng , kính thước , tính năng phải phù hợp

Dụng cụ khác như: thước đo, chân vi ̣t, dụng cụ cuộn – đánh dấu – dây cố

đi ̣nh chỉ, bô ̣ phâ ̣n căng vải , băng chuyền , cắt, giấy cắt mẫu với chất liê ̣u,

hình dạng, kỹ năng, dụng cụ điều chỉnh thích hợp và cải tiến liên tục

Trang 32

Hình 6: Các phương pháp cải tiến nơi đặt để bàn thành phẩm

Trang 33

III Các phương pháp phân tích thao tác :

1 Phương pháp lắng nghe:

Lắng nghe từ nhiều ý kiến cụ thể từ công nhân và Quản đốc trực tiếp làm việc tại

xưởng Phương pháp này được sử dụng với mục đích sau:

 Trao đổi với Quản lý và công nhân về công việc liên quan

 Để biết được bố cục công việc trước khi quan sát trực tiếp

 Để hỗ trợ các mặt còn thiếu sót khi thực hiện quan sát trực tiếp

 Để kiểm tra công việc có tính chất đặc biệt hay công việc bất thường

2 Phương pháp quan sát trực tiếp:

Với phương pháp này nhân viên khảo sát sẽ quan sát các công đoạn trong quá

trình may một cách trực tiếp và ghi chép lại kết quả quan sát trong mẫu đơn được lập

trước khi tiến hành quan sát

Các bước thực hiện quan sát trực tiếp:

 Xác định công việc mục tiêu: xác định các công đoạn có ảnh hưởng nhiều

đến năng suất sản xuất từ đó ưu tiên vấn đề để giải quyết

 Chuẩn bị mẫu kiểm tra: chuẩn bị mẫu biên bản theo dõi công đoạn với đầy

đủ thông tin về công đoạn, công nhân, thời gian quan sát…

 Quan sát trực tiếp quá trình làm việc ở các công đoạn đã được xác định là

công việc mục tiêu

 Điền thông tin vào mẫu kiểm tra: các thông tin cần được điền đầy đủ và chi

tiết vào biên bản theo dõi

 Lập kế hoạch cải tiến

 Xác định phương pháp làm việc mới

3 Phương pháp ghi hình:

Là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao và được sử dụng rất phổ biến

Phương pháp này được thực hiện bằng cách quay phim công việc của công nhân và

nhân viên quản lý trong Xí nghiệp khi họ đang làm việc, sau đó dựa trên các đoạn

phim vừa quay được để thảo luận và tìm ra biện pháp cải tiến phù hợp

Tuy nhiên, phương pháp này có bất lợi là cần nhiều tiền và nhiều thời gian

hơn so với hai phương pháp nêu trên Do đó, người ta chỉ dùng phương phá p này

Trang 34

khi sản lượng rất lớn hoă ̣c khi công viê ̣c đòi hỏi nhiều rất n hiều đô ̣ng tác phức ta ̣p

để bổ sung cho việc phân tích động tác hợp thành

Thông thường, vị trí người quay phim sẽ cách người công nhân một khoảng

cách từ 0.5 – 0.7m , góc quay so với người công nhân là 300

- 450

Vị trí người quay có thể thay đổi linh hoạt ở trước hoặc sau, trái hoặc phải so

với người may để theo dõi rõ nhất thao tác tay chân công nhân lúc may, thao tác khi

lấy bán thành phẩm, cách đặt bán thành phẩm, cách quăng bán thành phẩm, cách bố

trí bán thành phẩm và dụng cụ hỗ trợ, cử gá trên bàn làm việc

Tùy theo thời gian may thực tế ở mỗi công đoạn mà lựa chọn ra số lượng sản

phẩm cần quay để đạt độ chính xác cao Cụ thể như sau:

 Đối với những bó hàng được công nhân may liên tục hết bó rồi cắt chỉ thì quay

riêng lúc may, lúc cắt chỉ và lúc buộc lại bán thành phẩm

 Cần lựa chọn thời gian quay phù hợp trong ngày, để phản ánh rõ ràng trình độ

tay nghề và kinh nghiệm của công nhân Không nên quay vào thời điểm buổi

sáng khi công nhân mới vào khởi động máy và làm việc hoặc thời gian cao

điểm lúc công nhân mệt mỏi vì sẽ không có kết quả chính xác trong quá trình

phân tích trình độ kỹ năng tay nghề của công nhân Thời điểm tốt nhất là lúc 9

- 10 giờ sáng hoặc 1 – 3 giờ chiều

 Mục đích của phương pháp ghi hình:

 Xác định độ dài thời gian của các yếu tố công việc lặp đi lặp lại của nguyên

công

 Phát hiện cấu trúc thực tế (thành phần và thứ tự) của thao tác cùng các yếu tố

ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thao tác, từ đó tổ chức sắp xếp chỗ làm việc

hợp lý nhất

 Lưu giữ các đoạn phim về thao tác chuẩn, chiếu phim các thao tác không hiệu

quả để công nhân xem trực tiếp những gì họ làm, từ đó tìm ra biện pháp cải

tiến tốt hơn

 Chiếu phim các thao tác đã được cải tiến với kết quả tốt nhất như là một công

cụ để huấn luyện công nhân

 Tiếp tục quay các thao tác chuẩn nhất để làm cơ sở thiết lập dữ liệu chuẩn và

lưu giữ làm tư liệu tham khảo sau này

Trang 35

IV Các công cụ cải tiến thao tác:Gồm 3 công cụ cải tiến

 Hệ thống thời gian chuẩn định trước (Phương pháp đo lường thời gian MTM)

 Phần mềm dữ liệu ngành may (GSD)

Biểu đồ dòng chảy quá trình làm việc 2 tay

1 Hệ thống thời gian chuẩn định trước:

Tiêu chuẩn thời gian đi ̣nh trước cho các giá tri ̣ thời g ian đô ̣ng tác mà các ký hiê ̣u

Therbligs đã chỉ ra hoă ̣c những đô ̣ng tác của bô ̣ phâ ̣n của thân thể được phân tích đầy

đủ, chi tiết Do đó, dựa vào tiêu chuẩn này ta có thể đi ̣nh ra được khối lượng công viê ̣c

tiêu chuẩn trước khi bắt đầu công viê ̣c

Đặc điểm tiêu chuẩn thời gian định trước:

a Thuâ ̣n lợi:

Loại trừ tỷ lệ cho phép khi định ra thời gian tiêu chuẩn

Có thể chọn kế hoạch làm việc hoặc kế hoạch cải tiến trên cơ sở số liệu bằng số

trước khi bắt đầu sản xuất

Vì có thể tiến hành việc phân tích rất chi tiết số liệu thu được sẽ hữu ích cho công

viê ̣c có 1 chu kỳ ngắn hơn

Vì không cần dùng đến đồng hồ bấm giờ , thời gian tiêu chuẩn có thể đi ̣nh ra 1

cách khách quan

b Bất lợi:

Để ho ̣c cách sử du ̣ng phương pháp này , cần phải đào ta ̣o đă ̣c biê ̣t và kỹ xảo thích

hơ ̣p

Viê ̣c phân tích chi tiết cần rất nhiều thời gian

Thời gian cần cho công viê ̣c của máy cần phải đo được do riêng biê ̣t

Có nhiều phươ ng pháp đưa ra tiêu chuẩn thời gian đi ̣nh trước và có 2 phương

pháp đại diện sau:

 Yếu tố công viê ̣c (yếu tố WF)

 Phương pháp đo thời gian MTM

Cả 2 phương pháp đều được nghiên cứu và phát triển tại Mỹ vào khoảng năm

1940 “Yếu tố công việc” đã được đưa vào nước Nhật năm 1950 và tại đây chi nhánh

hội nghiên cứu Mỹ đã được thành lập

Trang 36

Phương pháp đo thời gian MTM được đưa vào Nhật chậm hơn một chút so với

phương pháp “Yếu tố công việc” Chi nhánh của Nhật đã được lập ra tại trường Đại

học Waseda năm 1956

Trong ngành may, người ta thường áp dụng “Phương pháp đo thời gian

MTM”

1.1 Phương pháp đo lường thời gian MTM:

Hệ thống xác định trước thời gian đầu tiên (Predetermined Motion Time System)

được phát triển bởi A.B Segur Segur gọi nó là phương pháp phân tích thời gian MTA

(Methods-Time-Analysis) (Segur, 1956)

Phương pháp đo lường thời gian MTM được gọi chung là hệ thống xác định

trước thời gian (Predetermined Motion Time System), được nghiên cứu bởi một nhóm

kỹ sư gồm: HB Maynard, JL Schwab và GJ Stegemerten thuộc Hội đồng nghiên cứu

công nghệ và phát triển phương pháp đo lường, tại Hoa kì vào năm 1940

Phương pháp đo thời gian là phương pháp hê ̣ thống các giá tri ̣ thời gian đi ̣nh

trước dùng để phân tích các đô ̣ng tá c bằng tay trong đó mỗi đô ̣ng tác được quy đi ̣nh

mô ̣t thời gian tùy tính chất và hành đô ̣ng đã nêu và điều kiê ̣n thực hiê ̣n đô ̣ng tác

Các hoạt động may được phân tích thành các di động, mỗi di động đã được qui

định trước một giá trị thời gian chuẩn, nhờ đó mà xác định được thời gian chuẩn cần

thiết của hoạt động may

Vì quá trình phân tích các cử động, di động là rất nhỏ nên trong phương pháp

MTM, người ta không dùng đơn vị đo thời gian thông thường mà dùng đơn vị đo thời

gian là TMU

Đơn vị đo thời gian là TMU :

 1 giây = 33.33 TMU

 1 phút =60 giây = 60 x33.33 =2000 TMU

 1 giờ = 60 phút =3600 giây = 3600 x 33.33 = 120000TMU

Giá trị MTM được phân tích dựa trên chế độ làm việc 8 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần

để đảm bảo sức khỏe cho người lao động (Karger & Hancock, 1982)

 Lịch sử phát triển các thế hệ MTM:

Trang 37

MTM – 1 MTM – 2 MTM – 3

Release: Thả vật

Get: Điều khiển vật

Handle: Điều khiển đối tượng

Reach: Với tới vật

Grasp: Nắm lấy vật

Put: Di chuyển vật Move: Di chuyển vật

Position: Định vị vật

Bảng 2: Lịch sử phát triển của phương pháp đo lường thời gian MTM

 Ưu điểm của phương pháp MTM:

Xây dựng được một hệ thống các di động cơ bản, bao gồm: Các di động của tay,

chân, mắt và thân mình

Nghiên cứu và đưa ra bảng tiêu chuẩn thời gian cho các di động cơ bản và có tính

đến các nhân tố, các điều kiện ảnh hưởng đến các di động

Đây là cơ sở để hợp lí hóa thao tác, loại bỏ các thao tác thừa và thời gian lãng phí

trong quá trình sản xuất

Làm tăng năng suất lao động

Phạm vi sử dụng rộng rãi, đơn giản, thuận tiện, cho kết quả nhanh và có thể

thành lập phần mềm cài đặt trên máy tính

Góp phần vào việc hoàn thiện tổ chức sản xuất tại Xí nghiệp

1.1.1 MTM-1 được phát triển vào năm 1948, đây là hệ thống chứa đầy đủ và chi

tiết nhất cử động của tay trái, tay phải để thực hiện chính xác công việc Giá

trị thời gian này không cho phép cộng thêm bất kì hao phí phát sinh nào

(Niebel, 1993)

MTM-1 chứa đựng hơn 350 giá trị, trong đó các cử động được phân chia thành

10 nhóm, bao gồm: Với tới vật, xoay, di chuyển, lực ép, nắm, định vị, thả vật, cởi ra,

cử động cơ thể, cử động mắt

Với tới vật: Là cử động khi với di chuyển các ngón tay hoặc bàn tay đến một vị

trí cố định (Tay không mang vật) Thời gian của cử động với phụ thuộc vào bản chất

Trang 38

điểm đến, chiều dài chuyển động và cách với tới vật Có 5 mức độ với khác nhau: A,

B, C, D, E

A: Với tới vật ở vị trí cố định, vật đặt gần tay kia hoặc vật ở trên tay còn lại

B: Với tới vật đơn tại một vị trí thay đổi

C: Với tới 1 vật lẫn lộn trong các vật khác để tìm kiếm và lựa chọn vật cần tìm

D: Với lấy 1 vật có hình dạng rất nhỏ

E: Với lấy tới vị trí không xác định để cơ thể thăng bằng

Bảng 3: Bảng thời gian ứng với cử động với

Trang 39

Turn (Xoay): là cử động di chuyển tay có hoặc không có vật về phía cánh tay,

chuyển động gồm xoay bàn tay, cổ tay, cẳng tay theo trục dọc của cẳng tay Thời gian

TMU cho cử động xoay phụ thuộc vào góc xoay khi làm việc

Bảng 4: Bảng thời gian động tác xoay

Trọng lượng

vật

Thời gian TMU với góc xoay tương ứng

300 450 600 750 900 1050 1200 1350 1500 1650 1800 Nhẹ

Move (Di chuyển): Động tác cơ bản của bàn tay hay ngón tay mục đích là di

chuyển vật đến điểm cần đến Có 3 mức độ di chuyển khác nhau:

A: Di chuyển vật từ tay này sang tay kia

B: Di chuyển vật đến vị trí không xác định hoặc vị trí tương đối

C: Di chuyển vật đến vị trí chính xác cần đến

Bảng 5: Bảng thời gian của động tác di chuyển

Khoảng cách di chuyển (Inch)

Thời gian TMU

Trang 40

lực

Grasp (nắm vật): là cử động cơ bản của ngón tay hoặc bàn tay để nắm 1 hoặc

nhiều vật

Bảng 7: Bảng thời gian tương ứng với động tác nắm

Loại nắm Kí hiệu Thời gian

Nhặt lên

1A 2 Vật với kích cỡ dễ dàng khi cầm 1B 3.5 Đối tượng rất nhỏ hoặc gần như

là mặt phẳng 1C1 7.3 Đường kính >

1/2 inch

Nắm đối tượng

có dạng hình trụ

1/4-1/2 inch 1C3 10.8 Đường kính <

1/4 inch Nắm lại 2 5.6 Sử dụng ngón tay để kiểm soát

đối tượng Vận chuyển 3 5.6 Di chuyển vật đến vị trí cần đến

Lựa chọn

4A 7.3 > 1 x 1 x 1 Tìm kiếm và lựa

chọn đối tượng nằm lẫn lộn giữa các đối tượng khác

đến 1 x 1 x 1 4C 12.9 < ¼ x ¼ x 1/8

Ngày đăng: 03/07/2015, 17:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tài liệu: “Khóa học quản lý chuyền may” – Viện nghiên cứu may mặc Juki Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa học quản lý chuyền may
1. Work Study – International Labour Office Khác
3. Làm gì để tăng năng suất lao động – Lê Hồng Tâm NXB Lao Động - 1969 Khác
4. Bài giảng môn thiết kế nhà xưởng – Nguyễn Ngọc Châu Khác
5. Bài giảng phần mềm GSD – Nguyễn Thị Thúy Khác
6. Kinh tế - Tổ chức – Quản lý sản xuất công nghiệp Việt Nam tập I, II – PGS, PTS Nguyễn Đức Khương.Trường Đại học Tài Chính Kế Toán, 1988 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w