Bƣớc 1:
Quan sát cụ thể tình hình sản xuất, ghi nhận lại những công đoạn may có thao tác thừa, các công đoạn thƣờng xuyên bị ứ hàng, công đoạn may khó... Quan sát, tìm ra thời điểm bắt đầu và kết thúc một chu kì làm việc trong một công đoạn.
Bƣớc 2:
Tiến hành quay lại những công đoạn cần cải tiến theo đúng thời điểm bắt đầu và kết thúc chu kì làm việc, xem lại nhiều lần những đoạn phim quay đƣợc, ghi lại giờ công đoạn may cần cải tiến để có những cải tiến phù hợp với điều kiện sản xuất.
Ghi nhận lại toàn bộ những thao tác thừa, thời gian thực hiện thao tác làm dữ liệu để phân tích.
Cần đặt ra các câu hỏi cần thiết về vấn đề cải tiến gồm:
Công việc: mục tiêu của công việc, phƣơng pháp có thể thay đổi trong công đoạn, khả năng kết hợp với công việc khác, khả năng thay đổi trình tự.
Vật liệu: loại và chất lƣợng có phù hợp hay không.
Chuyển giao: Khối lƣợng và dụng cụ để vận chuyển bán thành phẩm có tối ƣu chƣa? có thể thay đổi cách giao hàng giữa các công đoạn hay không?
Máy móc và thiết bị kèm theo: Các thiết bị và thiết bị kèm theo có thích hợp nhất với công viê ̣c đang làm ? có khả năng cải tiến thêm hay không ? tốc đô ̣? các thiết bị và thiết bị kèm theo có tốt không? có dùng thiết bị kèm theo không?
Cách sắp xếp không gian làm việc: bao gồm các yếu tố về môi trƣờng làm việc (ánh sáng, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩm, thông gió.) và vị trí để vật liệu , vị trí và chiều cao bàn và ghế.
Mức độ phân tích đƣợc chia làm 3 giai đoạn thứ tự từ tổng quát đến chi tiết:
Giai đoạn 1: Mức độ công việc (Phân tích công đoạn).
Giai đoạn 2: Mức độ từng thành phần công việc: Mỗi thành phần công việc do
một nhiệm vụ (của 1 công đoạn) chia ra, bao gồm nhiều động tác cơ bản (các động tác hợp thành) cần chỉ đạo phân tích đến mức đó.
Giai đoạn 3: Mức độ các hoạt động cơ bản (các phần động tác).
Ví dụ: Mức độ phân tích công đoạn may gấp ply.
Công việc (công đoạn) Thành phần công việc Động tác cơ bản (động tác hợp thành)
May gấp ply thân trƣớc quần tây
Cầm thân trƣớc Gấp ply trƣớc
Chỉnh điểm đặt kim cho thẳng
May ply
Với tay lấy thân trƣớc quần Gấp định hình ply
Di chuyển BTP vào chân vịt Chỉnh vị trí BTP đặt dƣới kim May ply Cắt chỉ, lấy BTP ra khỏi chân vịt
Quăng BTP tại khay đựng hàng
Trong khi phân tích cần ghi nhận lại toàn bộ tác động của các công cụ hỗ trợ: bàn lừa, chân vịt, độ căng chùng dây cu roa…
Đề xuất các phƣơng án cải tiến các công đoạn đã xác định.
Bƣớc 3:
Trực tiếp ra chuyền cải tiến những công đoạn vừa quay, cắt bỏ thao tác thừa, chuẩn hóa thao tác.
Để loại bỏ thao tác thừa phải chú ý 3 điểm sau:
a. Chuẩn bị trước khi may:
Sắp xếp vị trí các bán thành phẩm và thiết bị, dụng cụ hỗ trợ (kéo bấm, dùi, suốt...) ít thao tác nhất khi sử dụng, thực hiện.
Nên đồng thời sử dụng 2 tay để lấy bán thành phẩm để thao tác nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Sắp xếp bán thành phẩm ở nơi sao cho khoảng cách phải nằm trong phạm vi vùng làm việc bình thƣờng của công nhân và khoảng cách di chuyển bán thành phẩm vào chân vịt là ngắn nhất.
Sắp xếp bán thành phẩm ở vị trí thuận tiên, dễ dàng khi cầm lấy.
b. Trong quá trình may:
Tận dụng tối đa các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ nhƣ: dấu bấm, dấu dùi, cử gá, rập hỗ trợ...
Đối với các chi tiết khó may, cần độ chính xác cao nên đƣợc ủi gấp mép, lấy dấu chính xác trƣớc khi may.
Đối với các loại bán thành phẩm may xong nên đƣợc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tại khay đựng hàng hoặc máng trƣợt, còn các dụng cụ nhƣ: kéo bấm, dùi...cần đƣợc cất gọn vào vị trí cố định khi không dùng đến.
Đối với các đoạn may dài và các đoạn thẳng nên tập công nhân hạn chế đến mức tối thiểu thời gian ngừng máy.
Nên sử dụng cử động liên tiếp của 2 tay tại thời điểm kết thúc chu kì này và bắt đầu chu kì kia để tiết kiệm thao tác và thời gian (khi may xong bán thành phẩm, một tay lấy bán thành phẩm ra, tay còn lại nên cử động di chuyển lấy bán thành phẩm kế tiếp để may).
c. Sau khi may xong:
Nên sử dụng các loại máy lại mũi hoặc cắt chỉ tự động để giảm bớt hoạt động tay.
Bố trí kéo bấm ở vị trí cố định dễ lấy và dễ để lại vị trí cũ mà không gây vƣớng trong quá trình thao tác.
Các khay đựng hàng hoặc máng trƣợt phải đƣợc bố trí thuận tiện, gần nơi làm việc của công nhân.
Bƣớc 4:
Bƣớc 5:
Theo dõi năng suất sau cải tiến để làm thông tin so sánh đối chiếu năng suất trƣớc và sau khi cải tiến.
Bƣớc 6:
Báo cáo kết quả cải tiến, lƣu giữ thông tin làm tài liệu tham khảo sau này.
Mô ̣t khi đã xác đi ̣nh đƣợc phƣơng pháp tối ƣu cho mô ̣t công viê ̣c , cần phải đăng ký vào sổ, coi đó là mô ̣t thao tác chuẩn. Không có tiêu chuẩn cho mô ̣t đô ̣ng tác, khó có thể có sản phẩm hoàn toàn đa ̣t tiêu chuẩn cao cho chi phí đã xác đi ̣nh trƣớc và đúng ngày giao hàng. Do đó, cần phải ta ̣o ra mô ̣t cuốn sách chuẩn ghi mo ̣i điểm cần thiết về làm việc để cho công nhân có t hể là viê ̣c đó với thời gian và chất lƣợng nhƣ nhau , miễn là công nhân đƣợc đào ta ̣o cho thời gian đi ̣nh trƣớc đó . Hơn nƣ̃a, cuốn sách công viê ̣c chuẩn có thể dùng làm tài liê ̣u hƣớng dẫn ta ̣i nơi làm viê ̣c hoă ̣c làm tài liê ̣u d ùng cho đào ta ̣o công nhân.
Các mục cần cho dữ liệu đô ̣ng tác chuẩn: Phần đô ̣ng tác.
Tên công đoa ̣n. Công đoa ̣n số.
Tiêu chuẩn (kích thƣớc sơ đồ). Trang bi ̣.
Thiết bi ̣ kèm theo. Điều kiê ̣n di ̣ch vu ̣. Điều kiê ̣n làm viê ̣c.
Giải thích quy trình công viê ̣c.
Điều cần chú ý về đảm bảo chất lƣợng và an toàn.
Thời gian chuẩn.
VIII. Ý nghĩa việc cải tiến thao tác đối với việc nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm may:
Trong thời kì hội nhập, ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Chính vì thế, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tìm mọi cách tiết giảm tối đa các chi phí có liên quan đến giá thành sản phẩm. Từ đó, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, thực hành tiết kiệm đƣợc các đơn vị doanh nghiệp chú trọng quan tâm. Do vậy, nghiên cứu và cải tiến thao tác sẽ góp phần ích lợi rất lớn trong quá trình nâng cao năng lực sản xuất tại Xí nghiệp và đạt đƣợc sự đồng nhất từ chất lƣợng sản phẩm.
Thông qua quá trình nghiên cứu và cải tiến thao tác, ta sẽ tính đƣợc thời gian chuẩn cho các công đoạn trong dây chuyền sản xuất, dữ liệu này sẽ giúp cho quá trình cân bằng chuyền đƣợc dễ dàng, nhanh chóng, huấn luyện và giám sát công nhân thực hiện đúng theo các thao tác đã đƣợc hƣớng dẫn sẽ đảm bảo đƣợc thời gian, cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng đồng bộ của sản phẩm ra chuyền.
Đây là cơ sở để các Xí nghiệp may rút ngắn đƣợc thời gian sản xuất, đảm bảo đúng thời hạn giao hàng. Chính vì vậy nghiên cứu và cải tiến thao tác là vấn đề rất quan trọng và là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp chiến thắng và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng trong thời kì hội nhập hiện nay.
PHẦN 3: NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TIẾN THAO TÁC ĐỐI VỚI MÃ HÀNG VR-6547R TẠI CÔNG TY
PHẦN 3: NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TIẾN THAO TÁC ĐỐI VỚI MÃ HÀNG VR-6547R TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỜI TRANG SB NGỌC TRAI:
I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Thời Trang SB NGỌC TRAI:
1. Lịch sử hình thành:
a. Tên, quy mô và địa chỉ công ty:
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai.
Tên tiếng Anh: SB Pearl Fashion, One member limited liability company. Tên viết tắt: SBPF Co., Ltd.
Địa chỉ: 18 Tăng Nhơn Phú P.Phƣớc Long B, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 411043001740
Sản phẩm chính: trang phục thời trang cao cấp cho nữ giới (Váy, áo sơ mi, quần tây, áo khoác, áo vest, áo khoác lông vũ…).
b. Lịch sử hình thành:
Công ty TNHH MTV Thời Trang SB NGỌC TRAI tiền thân là Xí nghiệp may 2 của công ty TNHH Thời Trang SB SÀI GÒN thuộc Tập đoàn Sumikin Bussan của Nhật Bản, đƣợc thành lập đầu tiên vào tháng 12/2004, với 4 chuyền chuyên sản xuất trang phục thời trang cao cấp nữ giới.
Năng lực sản xuất của công ty vào thời gian này là: 100.000 sản phẩm/năm. Tập đoàn Sumikin Bussan tại Nhật Bản (Tập đoàn Sumikin Bussan đƣợc thành lập vào 12/04/1941- là một trong những tập đoàn hàng đầu của Nhật trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép, máy móc công nghiệp nặng, thực phẩm và hàng may mặc).
Năm 2003, Công ty TNHH Thời Trang SB SÀI GÒN đã hợp tác với công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Sài Gòn (Tocontap) để xuất nhập khẩu hàng dệt may sang Nhật.
Năm 2006, công ty tiến hành đầu tƣ chi phí, tuyển thêm nhân lực, mở rộng quy mô sản xuất lên 8 chuyền sản xuất.
Năng lực sản xuất là: 240.000 sản phẩm/năm.
Năm 2011 Xí nghiệp may 2 của Tổng công ty TNHH Thời Trang SB SÀI GÒN đã chính thức tách ra và thành lập Công ty TNHH MTV với tên gọi nhƣ hiện nay. Ngày 01/10/2011 Công ty chính thức bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Năng lực sản xuất trong thời gian qua là: 180.000 sản phẩm/6 tháng.
Sau khi tách ra và chính thức thành lập, Công ty không ngừng mở rộng diện tích sản xuất, đầu tƣ máy móc, trang thiết bị chuyên dùng tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng và năng suất sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty đã và đang thực hiện đầy đủ các chính sách, các tiêu chuẩn nhƣ: ISO 9001-2000, SA 8000, 5S...
Với đội ngũ cán bộ quản lí đƣợc tu nghiệp tại Nhật Bản, do đó có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản xuất hàng thời trang xuất khẩu. Chính vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau khi tách ra Công ty đã tiếp nhận, thực hiện nhiều đơn hàng lớn nhỏ khác nhau chủ yếu là sản xuất trang phục thời trang cao cấp nữ giới với các sản phẩm chính nhƣ: veston, quần áo thời trang, váy, sơ mi,... Công ty luôn lấy uy tín làm tôn chỉ trong tất cả mọi hoạt động nên đã khẳng định đƣợc uy tín và thƣơng hiệu đối với các đối tác Nhật, đƣợc đối tác Nhật đánh giá cao về mọi mặt. Chính vì điều đó, các đối tác khi đến với Công ty luôn nhận đƣợc sự hài lòng trong quan hệ, sản phẩm chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.
Hiện Công ty đã và đang may gia công hàng thời trang xuất khẩu với chất lƣợng cao cho các thƣơng hiệu thời trang nổi tiếng quốc tế nhƣ: Burberry London, Journal Standard, Vinvert, Transwork, Sanei, Amaca…
Công ty đã đƣợc các đối tác bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên luôn ổn định về doanh thu, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên và công nhân trong Công ty.
Hình 9: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai.
Mô hình sản xuất kinh doanh của công ty theo hình thức gia công. Toàn bộ các loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, rập – sơ đồ sẽ đƣợc cung cấp bởi Tổng công ty mẹ thuộc Tập đoàn Sumikin Bussan, Nhật Bản. Công ty sẽ gia công hoàn tất theo số lƣợng và chất lƣợng đƣợc yêu cầu sau đó xuất khẩu sang Nhật. Công ty đƣợc công ty mẹ bao tiêu toàn bộ sản phẩm và trả tiền gia công theo hợp đồng đã kí nhận.
Bảng 17: Tình hình nhân sự tại công ty.
Đối tƣợng Số lƣợng Giới tính Nam Nữ A. Khối văn phòng Tổng Giám Đốc 01 01 Giám Đốc 01 01 Trƣởng phòng 04 04
Nhân viên văn phòng 32 17 15
Lái xe 02 02
Bảo vệ 06 05 01
Y sĩ 01 01
B. Khối sản xuất
Quản lý thiết bị 01 01
Quản lí sản xuất 01 01
Quản lý QC 01 01
Quản lý xuất hàng 01 01
Nhân viên kỹ thuật 02 02
Nhân viên quản lý tiến độ 02 01 01
Phó kỹ thuật xƣởng 01 01 Thủ kho 01 01 Kỹ thuật chuyền 05 01 04 Chuyền trƣởng 13 03 10 Tổ phó kỹ thuật 12 03 09 Tổ cơ điện 08 08 Công nhân 800 254 546 Tổng cộng: 896 302 594 Trình độ Đại học: 39 ngƣời. Trình độ Cao đẳng: 21 ngƣời. Trình độ trung cấp: 92 ngƣời.
Công nhân đã đạt trình độ cao đẳng, trung học cơ sở và phổ thông trung học.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai là công ty liên doanh với 100% vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Hệ thống sản xuất của công ty do ngƣời Nhật trực tiếp quản lý điều hành.
Đồng thời, công ty còn phối hợp với Tập đoàn Sumikin Bussan Nhật Bản trong việc đƣa đội ngũ nhân lực sang Nhật tu nghiệp, nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.
Phƣơng châm và mục tiêu phát triển dài hạn của công ty là: Xây dựng công ty ngày càng phát triển vững mạnh, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên, tuyển dụng thêm đội ngũ nhân lực trình độ cao để chuẩn hóa hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế và chính thức đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn để có thể sản xuất các thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới, qua đó phấn đấu trở thành công ty sản xuất hàng thời trang cao cấp hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Đẩy mạnh công tác quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, phấn đấu đến hết năm 2012 công ty sẽ đạt đƣợc mức doanh thu là 4.5 triệu USD/năm, với năng lực sản xuất là: 360.000 sản phẩm/năm.
Mở rộng quy mô sản xuất lên thành 16 chuyền, triển khai những kế hoạch đầu tƣ chiều sâu về công nghệ.
Huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực làm việc, nâng cao ý thức của cán bộ quản lý và công nhân.
Tuyển dụng nhân sự, tận dụng tối đa nguồn nhân lực trẻ, năng động tại khu vực thành phố và các khu vực lân cận.
Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp luôn đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam. Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ về thuế cho Nhà nƣớc.
Xây dựng và mở rộng công ty ngày càng chuyên môn hóa, ngày càng phát triển và trở thành công ty có vị thế mạnh trên khu vực Đông Nam Á.
Phát triển công ty với quy mô rộng hơn, huấn luyện và nâng cao chất lƣợng chuyên môn của đội ngũ công nhân viên. Không ngừng cải thiện nâng cao mức sống cho nhân viên.
4. Hiện trạng về nghiên cứu và cải tiến thao tác tại công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, trao đổi thƣơng mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển đã và đang là một trong những động lực chính góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Trƣớc hoàn cảnh đó, doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt nam nếu không bắt kịp xu hƣớng mới sẽ bị loại ra khỏi thƣơng trƣờng cạnh tranh đầy quyết liệt.