Việc giao rừng chưa gắn liền với giao đất lâm nghiêp,nhiều khu rừng chưa có chủ quản lý thực sự trong khi ở nhiều nơi người dânmiền núi vẫn thiếu đất sản xuất không có điều kiện tham gia
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
=============
ĐÀO DUNG HUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN – HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG
HÀ NỘI -2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
=============
ĐÀO DUNG HUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN – HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHẠM ANH TUẤN
HÀ NỘI -2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việ thực hiện đồ án này đã đượccảm ơn, các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2015
Sinh viên Đào Dung Huyền
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ của Ủy ban nhândân xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ, cung cấp nhữngthông tin, tài liệu cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đồ
án tốt nghiệp
Với điều kiện thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế củamột sinh viên nên không tránh khỏi những sai xót trong đồ án Em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng caokiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2015
Sinh viên
Đào Dung Huyền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Giới hạn nghiên cứu 3
4 Nội dung nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao đất, giao rừng ở Việt Nam 5
1.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng 10
1.2.1 Ở Việt Nam nói chung 10
1.2.2 Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng 13
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 17
2.1 Đặc điểm chung của xã Tứ Quận 17
2.1.1 Tình hình cơ bản 17
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 18
2.1.3 Các nguồn tài nguyên 20
2.1.4 Thực trạng cảnh quan môi trường 21
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 22
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế 22
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22
2.2.3 Thực trạng phát triển các ngành năm 2014: 23
2.2.4 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập năm 2014 25
2.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng tính đến năm 2014 28
2.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31
Trang 62.3.1 Thuận lợi 31
2.3.2 Khó khăn 32
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 33
3.1 Tình hình chung trước khi thực hiện giao đất, giao rừng ở Tứ Quận 33
3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã trước khi thực hiện dự án giao đất, giao rừng 33
3.1.2 Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng năm 2005: 35
3.2 Tổ chức thực hiện công tác giao đất, giao rừng 38
3.2.1 Tiến hành giao đất, giao rừng gồm 6 bước 38
3.2.2 Phương án giao đất, giao rừng 41
3.3 Hiệu quả 55
3.3.1 Hiệu quả kinh tế 55
3.3.2 Hiệu quả xã hội 58
3.2.3 Hiệu quả môi trường 60
3.3 Thuận lợi và khó khăn của quá trình thực hiện dự án 62
3.3.1 Thuận lợi 62
3.3.2 Khó khăn 62
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp tại xã Tứ Quận: .63 3.4.1 Giải pháp về tổ chức: 63
3.4.2 Giải pháp về kỹ thuật: 64
3.4.3 Giải pháp về vốn 64
3.4.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông, lâm sản 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1.Kết luận 66
2 Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 8Bảng 3.1 : Cơ cấu các loại đất xã Tứ Quận trước khi giao đất (năm 2005) 33
Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2005: 35
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2005 36
Bảng 3.4: Cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2005 36
Bảng 3.5: Kết quả giao đất 51
Bảng 3.6 : So sánh năng suất các loại cây trồng chính trước và sau khi giao đất 52
Bảng 3.7: Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm xã Tứ Quận 53
Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tứ Quận năm 2014 53
Bảng 3.9: Hiệu quả sử dụng đất của các hộ điều tra trong 100 hộ xã Tứ Quận 55
Bảng 3.10: Số lượng trang trại của xã Tứ Quận từ năm 2005 đến năm 2014 56
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 3.1 Trang trại nuôi dê trên núi đá của ông Nguyễn Văn An ở thôn 11 xã Tứ Quận .57 Ảnh 3.2 Bò được chăn nuôi kết hợp với trồng rừng của hộ gia đình bà Hoàng Thị Mai ở thôn Cầu Trôi 57 Ảnh 3.3: Hiện trạng rừng trước khi có sự quản lý của người dân 61 Ảnh 3.4: Khu rừng có sự tham gia quản lý người dân 61
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất rừng và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của con người và mọi sựsống trên Trái Đất Sự tồn tại của hành tinh chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tàinguyên đất, tài nguyên rừng dùng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ conngười
Nếu mục đích sử dụng đúng đắn và quản lý tốt thì sẽ cung cấp cho nhu cầucủa chúng ta không bao giờ cạn, ngược lại nếu quản lý kém thì rừng nhanhchóng xuống cấp cả về số lượng và chất lượng và không còn cung cấp cho conngười những thứ cần thiết
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tíchđất đồi núi là 23 triệu ha, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên cả nước Rừng và đấtrừng đến nay chưa được khai thác, sử dụng hợp lý Đất chưa sử dụng còn rất lớnkhoảng 13,1 triệu ha, chiếm 40% diện tích cả nước (trong đó hơn 1 triệu ha làđất trống, đồi núi trọc), cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của tài nguyênđất, tài nguyên rừng cũng trở nên quan trọng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý,
sử dụng một cách hiệu quả bền vững
Gần đây, Quốc hội nước ta đã đưa ra luật đất đai số 13/2003/QH Luậtnày quy định quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đại diện chủ sở hữu toàndân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ sử dụng và quản lý về đấtđai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và các văn bản liên quanđến giao đất, giao rừng và hưởng dụng rừng như nghị định 135/2005/NĐ-CP vềgiao khoán đất, quyết định 186/2006/QĐ-TTg về quy chế quản lý rừng, quyếtđịnh 40/2005/QĐ-BNN về quy chế khai thác gỗ và lâm sản
Trang 11Những chính sách này đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về quản lý đấtđai, đống thời đã coi trọng, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụngđất, gắn người lao động đối với đất đai khi họ thực sự là chủ của từng thửa đất,
từ đó việc sử dụng đất có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng lên, việc khai tháctài nguyên rừng và đất rừng đã có sự quản lý chặt chẽ, đất đai đã được khai thácmột cách có hiệu quả, triệt để, tương ứng với tiềm năng
Trong những năm qua, nhà nước đã có chủ trương về giao đất, giao rừngcho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để quản lý bảo vệ và sản xuất nhưng thực
tế triển khai còn chậm Việc giao rừng chưa gắn liền với giao đất lâm nghiêp,nhiều khu rừng chưa có chủ quản lý thực sự trong khi ở nhiều nơi người dânmiền núi vẫn thiếu đất sản xuất không có điều kiện tham gia vào sản xuất nghềrừng phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, xâm lấn đất rừng
Để thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng nhằm phát huy sức mạnh của lâmnghiệp miền núi, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là dân tộc ở vùng sâu,vùng xa có đời sống khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng thì việc đánh giá hiệu quả giao đất, giao rừng trong giaiđoạn hiện nay là hết sức cần thiết
Tứ Quận là một xã có địa hình đa dạng, có nhiều rừng núi của huyện YênSơn, tỉnh Tuyên Quang Có thể nói rằng, xã Tứ Quận là một địa phương có điềukiện tự nhiên điển hình cho sản xuất lâm nghiệp và phát triển rừng
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn và được sự cho phép
của nhà trường và địa phương, em xin thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả
công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã Tứ Quận-Huyện Yên Sơn-Tỉnh Tuyên Quang”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích tiến trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng ở
địa bàn nghiên cứu
Trang 12- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất, giaorừng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng
và công tác quản lý đất rừng
3 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu công tác giao đất giao rừng, công tác quản lý đấtrừng theo 1 số dự án cụ thể ở xã Tứ Quận
4 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu:
+ Tình hình cơ bản của xã Tứ Quận
+ Điều kiện tự nhiênvà xã hội
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác giao đất, giao rừng
- Hiệu quả của dự án
- Thuận lợi, khó khăn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ởkhu vực nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
Tiến hành điều tra thu thập số liệu về:
Trang 13+ Tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộiqua một số năm.
+ Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này
+ Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thayđổi cần thiết
+ Các tài liệu về công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Tứ Quận.5.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được việc tiến hànhchọn lọc thông tin theo các hướng sau:
+ Phân loại tài liệu, số liệu theo nội dung cụ thể của thông tin
+ Chọn lọc thông tin theo từng thời kỳ
+ Sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể
+ Phân tích các số liệu thô sau khi thu thập được
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao đất, giao rừng ở Việt Nam
* Giai đoạn 1968-1982
Đây là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trên cơ sở phát triểnquốc tế quốc doanh và hợp tác xã, chưa giao đất cho hộ gia đình
Các lâm trường quốc doanh là loại chủ rừng chủ yếu, được nhà nước đầu
tư để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừngtrồng tập trung, hợp tác xã trồng rừng chủ yếu là để nhận tiền công lao động donhà nước trả là chính Chưa có quyền sở hữu trồng rừng nên chưa quan tâm kếtquả rừng của mình gây trồng nên Tuy vậy cũng có một số ít hợp tác xã sử dụngnhân lực và nguồn vốn của mình để trồng nên có quyền sở hữu một số khu rừng
do hợp tác xã đầu tư
* Giai đoạn 1982-1992
Vào những năm đầu 1980 là thời kỳ nhà nước đang nghiên cứu cải thiệnquản lý hợp tác xã Trong ngành lâm nghiệp nhất là giai đoạn cuối của thời kỳnày chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình đã cụ thể vàđẩy mạnh hơn
Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 24 về việc đẩymạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng
Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị số 29/CT-TW ngày12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng xây dựng và tổ chức kinhdoanh theo mô hình nông lâm kết hợp
Trang 15Sau Đại hội Đảng toàn quốc khóa VI (1988) , Đảng và nhà nước chủtrương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều thànhphần, phát triển kinh tế hàng hóa gắn với kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước Chú trọng phát triển kinh tế hộ giađình là đơn vị kinh tế cơ bản tự chủ.
Thông tin bộ số 01/TT/LB ngày 06/02/1991 đã hướng dẫn việc giao đất,giao rừng cho các tổ chức, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp
Ngày 15/09/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số
4A47-CT về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi venbiển và mặt nước trong đó ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư chocác hộ gia đình vay theo nguyên tắc lấy lãi, việc hoàn trả vốn vay bắt đầu từ lúc
có sản phẩm Ngày 22/01/1992 chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng đã ra quyết định
số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng Quyết định này giải quyết khókhăn về vốn cho nhân dân trồng cây lâm nghiệp ở các vùng định canh, định cư.Nhà nước hỗ trợ vốn không lấy lãi và cũng từ đây nghành lâm nghiệp đã cùngvới các địa phương vận dụng và thực hiện giao đất, giao rừng đã có những tiến
bộ đáng kể mang lại khởi sắc cho nghề rừng nước ta Tại những nơi thực hiệnđúng chính sách giao đất, giao rừng thì rừng có người làm chủ cụ thể không còntình trạng chủ rừng chung chung mà thực chất là vô chủ Vì vậy người nông dân
đã yên tâm vào việc kinh doanh rừng và bồi bổ đất đai, nhiều nơi đã có sảnphẩm hàng hóa, diện tích đất trống, đồi núi trọc đã được khai thác, đưa vào sửdụng ngày càng tăng, nhiều mô hình sản xuất theo phương pháp nông lâm kếthợp, làm vườn rừng làm trang trại khá phổ biến ở nhiều địa phương Qua nhậnđất rừng đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt Những hộ nông dân vàcông nhân lâm trường thường nhận đất, nhận rừng thu hoạch từ rừng vài chụctriệu đồng hằng năm không còn là hiện tượng hiếm thấy Đây là những tiến bộban đầu đáng khích lệ của công tác giao đất, khoán rừng giai đoạn này
Trang 16* Giai đoạn 1993-2003
Đầu năm 1993 Đảng và nhà nước ta đã ban hành nghị quyết, chủ trương
và chính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng Nghị quyếtTrung ương Đảng lần thứ V về tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn, đã nhấnmạnh “Đổi mới cơ chế nghành lâm nghiệp phổ biến giao khoán rừng và đất rừngphù hợp với quy định và phương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng”
Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 và có hiệu lực
từ ngày 15/10/1993 Đây là một sắc lệnh quan trọng về đất đai, cụ thể hóa điều
17, 18 hiến pháp năm 1992 Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai vừa đảm bảo phát huy quan hệ sởhữu toàn dân về đất đai, vừa phù hợp với cách vận hành mới của một nền kinh tếhàng hóa, bắt đầu tiếp cận cơ chế thị trường hiện đại Nghiên cứu tổng quát vềnhững sửa đổi bổ sung về chính sách đất đai thời kỳ này có thể nhận thấy nhữngvấn đề nổi bật sau:
Củng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai, tăng cường vai trò quản
về đất khi bị Nhà nước thu hồi
Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền
sử dụng đất đã được xác định tạo tính pháp lý về những lợi ích cụ thể để người
sử dụng đất thực sự làm chủ về sản xuất kinh doanh trên đất được giao
Theo nghị định chính phủ đã ban hành:
- Nghị định 64-CP (1993) về giao đất nông nghiệp;
Trang 17- Nghị định 02-CP (1994) giao đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sửdụng đất vào mục đích nông lâm nghiệp;
- Nghị định số 202- CP/TTg (1994) về khoán, quản lý bảo vệ rừng;
- Nghị định số 01/CP (01/11/1995) về giao khoán và sử dụng vào mụcđích nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong các doanh nghiệp nhà nước;
- Quyết định số 661/QĐ-TTg (29/07/1998) về chương trình trồng mới 5triệu ha rừng;
- Nghị định 163/ CP (16/11/1999) thay thế cho nghị định 02/CP về giaođất, cho thuê đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử dụng ổn định lâu dài vàomục đích lâm nghiệp Người dân được nhận đất lâm nghiệp có quyền sử dụngđất kế thừa, chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật, hạn chế mức giao đất, cho thê đất cho hộ gia đình, cá nhân
do ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định nhưng không quá 30 ha Thời gian giao đất,cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là 50 năm, hết thời hạn nếu tổchức, hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng đúng mục đích thì được nhànước giao tiếp nếu các loại cây trên 50 năm thì sau 50 năm nhà nước sẽ giao tiếp khithu hoạch sản phẩm chính
* Giai đoạn 2003 đến nay
Trên quan điểm tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia đặcbiệt quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng, đối với nghành lâm nghiệpgiai đoạn 2001-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề cập ra cácbiện pháp và cơ chế chính sách xác định rõ quyền sử dụng đất đai và nguồn tàinguyên rừng cho các tổng công ty, công ty lâm nghiệp, các lâm trường quốcdoanh, các thành phần kinh tế khác và hộ gia đình… để ổn định sản xuất lâu dài
Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng trên cơ sởnghiên cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển,
Trang 18Đối với lâm nghiệp giao cho từng hộ gia đình, thúc đẩy nông lâm kết hợpgóp phần xóa đói giảm nghèo.
Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng được đề cập trong giai đoạnnày nhằm cung cấp các hướng dẫn cho ngành lâm nghiệp trong một thời giandài về quản lý sử dụng tài nguyên rừng Quốc gia và hướng dẫn pháp luật về pháttriển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Nhìn chung trong giai đoạn này nhànước đã đầu tư nguồn lực để ban hành và sửa đổi điều chỉnh nhiều chính sáchliên quan đến quản lý nguồn tài nguyên như:
- Luật quản lý và phát triển rừng
- Nghị định số 163 về giao khoán đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và tổchức
Mặt khác trong quá trình tiếp cận, nhiều hoạt động chú trọng đến sự thamgia của cộng đồng trong quản lý nguồn tài nguyên hoặc quản lý nguồn tàinguyên dựa vào cộng đồng, cụ thể đó là quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâmnghiệp có sự tham gia quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Những nghị quyết, quyết định và chỉ thị trên đây đã đánh dấu sự thay đổi
cơ bản trong chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước công nhận sự tồn tạilâu dài và tác động tích cực của kinh tế hộ gia đình trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội, bảo đảm bình đẳng quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợppháp của các hộ gia đình, cá nhân trên diện tích đất lâm nghiệp được giao Đâychính là động lực trực tiếp kích thích người dân nhận đất, nhận rừng để sản xuấtkinh doanh, kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát triển hơn
Mỗi người dân nói chung, đặc biệt là nông dân miền núi, rất phấn khởithực hiện chính sách trên, chủ trương giao đất lâm nghiệp của Đảng và nhà nướcđến nay đã đi vào cuộc sống của người dân miền núi bao đời nay gắn bó vớirừng
Trang 19Giao đất lâm nghiệp ở nước ta được hình thành như là một cấu thành đổimới kinh tế hiện nay.Muốn quản lý bảo vệ rừng thì mỗi khu rừng phải có chủrừng và chủ rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng.
Thực tế cho thấy thông qua kết quả giao đất, giao rừng ở địa phươngtrong cả nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phủ xanh đất trống đồi núitrọc, tăng độ che phủ của rừng, tạo các vùng công nghiệp cây ăn quả, câynguyên liệu tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đờisống nhân dân trong vùng Điển hình làm tốt như các tỉnh: Cao Bằng, TuyênQuang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảnh Bình
Có thể sau khi có Luật Đất đai 1993, luật bảo vệ và phát triển rừng, cácchính sách nhà nước ta đã chú trọng đến quyền lợi của người dân và việc thamgia của người dân trong việc sử dụng đất ngày càng tăng cường
Việc nhà nước cho thuê đất mà đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrong và ngoài nước…đồng thời xác lập quyền cho thuê, chuyển đổi, chuyểnnhượng sử dụng đất có khe hở trong chính sách hay không Có cần thêm nhữngquy định cụ thể cho điều này?
1.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng
Hoạt đông giao đất, giao rừng là một công cụ hữu ích trong quản lý và sửdụng đất lâm nghiệp, tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử của xã hội vàchính sách hỗ trợ mà hiệu quả mang lại của hoạt động giao đất, giao rừng cókhác nhau
1.2.1 Ở Việt Nam nói chung
* Giai đoạn 1968-1992
Những chính sách xây dựng nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền núi
có nhiều mặt không phù hợp, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, lâm nghiệp
Trang 20làm rập khuôn như đồng bằng là không phù hợp với tính chất và lực lượng sảnxuất ở miền núi.
Sự giải thể hợp tác xã nông nghiệp các cán bộ gia đình nhận lại ruộng đất,rừng của mình trước khi vào hợp tác xã, tình trạng này dẫn đến tranh chấp đấtđai giữa các cộng đồng dân cư trong thôn bản và dân miền xuôi lên xây dựngvùng kinh tế mới Tuy nhiên hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng trong thời
kỳ này chưa cao, nhưng đã tạo động lực phát triển nông lâm nghiệp ở miền núi.Bước đầu hình thành nên thị trường trung du và miền núi, đặc biệt là ở vùng sâu,vùng xa chính sách giao đất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế
Qua thực tế cho thấy ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhânnhận rừng mà tổ chức kinh doanh đã có thu nhập rừng đáng kể, do xác địnhđược cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai ở nhiều địaphương như Quảng Ninh, Hà Giang, Huế
Qua 24 năm thực hiện công tác giao đất, giao rừng (1968-1992) đã giaođược tổng số trên 11 triệu ha, trong đó 5,8 triệu ha giao cho các đơn vị quốcdoanh, 1,3 triệu ha giao cho hộ gia đình, 3,7 triệu ha giao cho hợp tác xã nôngnghiệp, nhưng thực tế mới chỉ sử dụng 30% diện tích giao, số còn lại vẫn khôngđược khai thác, bảo vệ mà vẫn còn hoang hóa, thực tế này chứng tỏ chủ trươnggiao đất, giao rừng trong giai đoạn này chưa tạo điều kiện tích cực trong việcquản lý, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng
* Giai đoạn 1993-2003
Đây là giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong quản lý, sử dụng rừng vàđất rừng ở Việt Nam, là sự ra đời của Luật Đất đai Nghị định 02/CP, nghị định163/CP công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện theo những nguyên tắc
và quy định mới
Theo số liệu kiểm kê của cục kiểm lâm, đến cuối năm 1999 cả nước giaođược 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt 59%
Trang 21tổng diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp Trong quy hoạch đất lâmnghiệp 3 loại rừng theo mục đích sử dụng : Rừng đặc dụng 2.119.547 ha đãđược giao 972.375 chiếm 46%, rừng phòng hộ 6.8 triệu ha đã được giao3.196,343 ha chiếm 47%, rừng sản xuất 9,6 triệu ha đã được giao 4.617.872 hachiếm 48 % Trong đó giao cho 27.312 tổ chức với diện tích là 1.173 ha chiếm13% tổng diện tích đã giao.
Nói chung kết quả giao đất lâm nghiệp trên đã cho rừng có chủ thực sự,tạo ra nhiều loại hình sở hữu rừng ( rừng nhà nước, rừng tập thể, rừng cộngđồng, hộ gia đình) tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồnvốn tại chỗ Cùng với chính sách tích cực của nhà nước trong thời gian qua làmcho rừng có độ che phủ tăng lên nhanh chóng từ năm 1992 đến năm 1999, độche phủ của rừng tăng từ 28% lên 31%
Đã thi hành hàng trăm ngàn trang trại nông lâm nghiệp mô hình kinh tế hộgia đình có hiệu quả kinh tế cao, đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy,rừng được bảo vệ tốt hơn vì đã có người làm chủ thực sự Trồng rừng được đảmbảo với tỷ lệ thành rừng cao, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cảithiện đời sống của nhân dân, một bộ phận dân cư đã giàu lên từ nghề rừng, mở
ra hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phầnxóa đói giảm nghèo, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Tuy nhiên trong quátrình tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những hiệu quả đạt đượccòn một số hạn chế sau:
- Ở một số địa phương giao đất khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, thựchiện không đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, giao không đúng đối tượng
- Ở một số nơi trong quá trình thực hiện giao đất còn nhầm lẫn giữa giaođất theo nghị định 02/CP và khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 01/CP
Trang 22- Giao sai thẩm quyền, một số lâm trường đứng ra giao đất lâm nghiệpcho hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xungyếu.
- Trong quá trình giao đất thiếu sự tham gia của người dân, không coitrọng việc bàn giao rang giới ngoài thuộc địa, dẫn đến tình trạng sau khi giao,nhiều hộ gia đình, cá nhân không xác định được rang giới của mình ở ngoàithuộc địa
- Việc xác định giúp các hộ gia đình hướng sử dụng đất sau khi được giaocòn hạn chế, thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng sau khi giao đất hộ gia đình khôngxác định mục tiêu sản xuất cũng như xác định được cây trồng sao cho phù hợpvới điều kiện lập ở địa phương
1.2.2 Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng
Nằm ở trung tâm vùng trung du, miền núi phía bắc, Tuyên Quang có tàinguyên rừng khá lớn Trong tổng số diện tích đất đai tự nhiên hơn 1.839,6 km2
thì rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% Phần lớn số dân của tỉnh định cư ởcác thôn, bản có tập quán truyền thống sinh sống bằng nghề làm rừng Ðể khaithác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của rừng đáp ứng yêu cầu củaNghị quyết lần thứ 7 (khóa X) của Ðảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,thời gian gần đây các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ngành liên quan và đồngbào các dân tộc Tuyên Quang đã đồng thuận và thực hiện khá bài bản nhiệm vụphát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.Bước đầu thu được những kết quả rất ấn tượng
Từ năm 2006-2008, trên địa bàn tỉnh, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên,rừng trồng hiện có được bảo vệ tốt Số lượt diện tích rừng phòng hộ, đặc dụngđược bảo vệ lên tới hơn nửa triệu ha, lớn nhất từ trước đến nay và đạt hơn 60,16
%; rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đạt hơn 61,6 % so với mục tiêu kế hoạchnăm năm 2006-2010; trồng rừng mới (bao gồm rừng phòng hộ, đặc dụng và
Trang 23rừng sản xuất) đạt tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tăng 16 %
so với mức bình quân của năm năm trước (2001-2005) Diện tích rừng chăm sóc
đã vượt 70 % so với mức kế hoạch Nhà nước giao cho tỉnh Do làm tốt công tácbảo vệ rừng đi đôi với các biện pháp làm giàu vốn rừng cho nên tỷ lệ che phủcủa rừng trên địa bàn đã vượt ngưỡng 60 % vào năm 2005, tăng lên gần 62 %hiện nay Tuyên Quang trở thành tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất vùngmiền núi phía bắc và đứng thứ ba trong số các địa phương có rừng của cả nước(sau Kon Tum và Quảng Bình)
Từ lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường sinh thái của rừng đã làm thay đổi tậpquán của đồng bào các dân tộc sống chung với rừng, sinh sống bằng nghề rừng.Thời kỳ trước năm 2005, các cấp ủy đảng, chính quyền và các sở, ngành liênquan còn phải áp dụng biện pháp hành chính "ép" người dân tham gia bảo vệrừng, trồng rừng Nay, bằng cơ chế khoán mới hoặc thông qua các hình thức liêndoanh, liên kết, v.v các tổ chức, hộ gia đình đã tự nguyện, hăng hái tham giabảo vệ rừng, làm giàu vốn rừng Lợi ích của người làm nghề rừng đã tăng lênđáng kể và được bảo đảm theo quy định của pháp luật Ðây là điều kiện thuậnlợi để Tuyên Quang triển khai, thực hiện các giải pháp tạo động lực phát triểnkinh tế rừng theo hướng xã hội hóa đạt hiệu quả bền vững
Tuyên Quang đã thành công bước đầu việc đổi mới nội dung, hình thức vàphương pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích làm cho lao động nghềrừng, cũng như toàn xã hội hiểu biết rõ vị trí, vai trò, chức năng của rừng và cácchủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước và địa phương về việc bảo vệ rừng,phát triển rừng Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng người dân và cácthành phần xã hội trên địa bàn đối với sự nghiệp bảo vệ rừng, phát triển kinh tếrừng
Theo đó, Tuyên Quang đã đi trước một bước và sớm hoàn thành công việc ràsoát quy hoạch phân ba loại rừng Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp hiện
có, cơ cấu giữa các loại rừng được điều chỉnh theo tỷ lệ, rừng đặc dụng chiếm
Trang 2411%, giảm 7%; phòng hộ chiếm 31%, giảm 24,8% và rừng sản xuất chiếm 58%,tăng 37,8% so với cơ cấu đến năm 2005 Tuyên Quang cũng hoàn thành việcquy hoạch vùng rừng sản xuất cho năm cơ sở chế biến công nghiệp với quy môdiện tích tập trung chuyên canh lên tới hàng trăm nghìn ha, gắn với việc thựchiện các dự án giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; giao rừng, cho thuê rừng sảnxuất ổn định, lâu dài cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồngdân cư thôn bản theo quy định của pháp luật Riêng Nhà máy bột giấy và giấy
An Hòa (Tuyên Quang), được tỉnh giao 163.358 ha đất lâm nghiệp và rừng sảnxuất trên địa bàn 105 xã thuộc bốn huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn vàSơn Dương để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu Theo Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, đến nay toàn tỉnh đã giao 31.069 ha đất lâm nghiệp gắn với cấpGCNQSDÐ cho gần 26 nghìn hộ dân; giao và cho một số doanh nghiệp thuêhơn 1.500 ha đất lâm nghiệp để trồng rừng nguyên liệu Hiện nay, các ngành,các huyện phối hợp tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính được hơn 333 nghìn
ha trên địa bàn 97 xã trong tỉnh, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ giao khoảnghơn 42 nghìn ha cho hơn 25 nghìn hộ khác để đầu tư vốn trồng rừng sản xuất Giao đất, giao rừng kết hợp chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đãlàm xuất hiện một số mô hình chuyển đổi từ nghề làm ruộng sang nghề trồngrừng theo hướng chuyên môn hóa, đến nay tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nhiềuchính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển trang trại trồng rừng trên diện tíchchuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất theo quy hoạch, với mục tiêukhai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, phát triển kinh tế rừng theo hướng nông,lâm kết hợp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.Mặt khác, tỉnh đã chỉ đạo các công ty lâm nghiệp trên địa bàn mở rộng hình thứcliên doanh các hộ là cán bộ, công nhân nhà nước, các hộ dân trên địa bàn cùnggóp vốn tham gia trồng rừng và hưởng lợi theo tỷ lệ vốn góp
Cùng với phát triển kinh tế rừng, nhằm bảo vệ rừng tận gốc, quản lý lâm sảntại cơ sở chế biến, Tuyên Quang đã sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lýlâm nghiệp từ tỉnh đến các huyện, xã Thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ,
Trang 25đặc dụng, các Ban quản lý dự án 661 cơ sở; đưa lực lượng kiểm lâm về cơ sở,thành lập đội kiểm lâm cơ động để quản lý, bảo vệ rừng Ngoài ra các chủ rừngcũng tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, để bảo vệ những thành quả do phát triểnrừng mang lại.
Trang 26CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI2.1 Đặc điểm chung của xã Tứ Quận
2.1.1 Tình hình cơ bản
Xã Tứ Quận là một địa phương vùng núi vùng cao, cách trung tâm huyện
1 km về phía Bắc.Vị trí của xã giáp với sông Lô là nguồn cung cấp nước tưới, nướcsinh hoạt, cho chăn nuôi rất quan trọng Tuy vậy vào những tháng khô hạn từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau thời tiết hanh khô, lạnh và ít mưa, có gió mùa Đông Bắcthổi mạnh ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.627 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi và cóquốc lộ 2 chạy qua- có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế và xã hội trênđịa bàn xã nói chung và nhiều tỉnh trung du, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi ởphía Tây Tây bắc nước ta nói riêng Tuy nhiên, đặc điểm giao thông của địaphương đi lại còn khó khăn do địa hình đồi núi chủ yếu và dân cư thưa thớt nênnghề phụ ở địa phương cũng chưa phát triển Ngoài sản xuất nông nghiệp vàtrồng rừng, nghề phụ thường là buôn bán, đánh bắt thủy sản dọc sông Lô và đilấy củi trong các rừng tự nhiên, rừng đã giao khoán Diện tích đất nông nghiệpnhỏ trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng 01 vụ Cây trồng chủ yếu là lúa,ngô, khoai, các loại đậu, sắn Diện tích trồng cây ăn quả manh mún, kể cả cáccây truyền thống như chanh, cam, mít, chuối và cây mới nhập về ( xoài, vải,nhãn, ) Do vậy đời sống nhân dân ở đây còn gặp khó khăn, họ sống chủ yếu dựavào nghề rừng, cho nên việc thường xuyên vào rừng thu lượm lâm sản phụ, sănbắn, khai thác lâm sản trái phép là điều tất yếu
Thấy được khó khăn trên nên trong những năm gần đây chính quyền địaphương xã, huyện đã tạo công ăn việc làm để tiến tới xóa đói giảm nghèo theochủ truong của Đảng và nhà nước Trong đó chủ yếu lôi kéo họ tham gia vàonghề rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng
Trang 272.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Tứ Quận là xã miền núi vùng cao nằm ở phía Bắc của huyện Yên Sơn,tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện 1 km, có diện tích đất tự nhiên là 3.627 ha,địa giới hành chính tiếp giáp với các xã trong huyện như sau:
- Phía Bắc giáp xã Đức Ninh huyện Hàm Yên
- Phía Đông giáp với sông Lô và xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn
- Phía Nam giáp với xã Thắng Quân huyện Yên Sơn
- Phía Tây giáp xã Hùng Đức huyện Hàm Yên
* Địa hình, địa mạo
Xã Tứ Quận có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từTây xang Đông Nơi cao nhất là đỉnh núi Khe Đảng với độ cao là 420 m, nơithấp nhất có độ cao 20 m tại Khe Côn (ven Sông Lô), độ cao trung bình phổbiến từ 40-50 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên.Phần diện tích tương đối bằng phẳng thích hợp với trồng lúa nằm xen kẽ rải rácgiữa quả đồi chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên Đất đai khá mầu mỡ rất
thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp
* Khí hậu, thủy văn
Trang 28trung bình của năm 23,3 0C, nhiệt độ thấp nhất của tháng là 12- 140, độ ẩm trungbình năm từ 80-82%.
- Thủy văn
Xã Tứ Quận nằm ở phía Bắc của huyện Yên Sơn, trên địa bàn xã có sông
Lô chảy qua rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ, khai thác cát sỏi làmvật liệu xây dựng, lấy nước làm nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư hai bênsông Nhưng do khai thác không có kế hoạch đã làm cho nguồn tài nguyên dần bịcạn kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và làm cho sạt lở đất ở hai bêndòng sông
- Nguồn nước mặt
+ Nước mặt: Có hệ thống các sông, suối, ao của xã phân bố tương đối đều
trên địa bàn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhândân, song do các suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nướctheo mùa, lượng nước dồi dào vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm Còn mùa khôthường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
+ Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng
và chất lượng Nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng vàchất lượng nước ngầm ở độ sâu 6-12 m khá dồi dào, có quanh năm và chấtlượng tương đối tốt
Nhìn chung, nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt,song do tập quán sinh hoạt và ý thức của người dân chưa được tốt, gây nên chấtlượng nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh hoạt Đồngthời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trường để bảo vệ nguồn sinh thuỷ
Trang 292.1.3 Các nguồn tài nguyên
Đất đai xã Tứ Quận chia làm 3 loại chính:
Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Loại đất này phân bố ở nơi có độ
dốc cao, thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có biếnđộng lớn từ < 50 cm đến trên 120 cm Đất thường khô hạn, chặt rắn Trên loạiđất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc < 250 có thể được khai thác trồng cây
ăn quả và cây công nghiệp lâu năm
Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Đất có tầng đất dày, khá tơi xốp, thường có
thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, hàm lượng dinh dưỡng cao và cânđối, phù hợp với nhiều loại cây trồng dài ngày
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đất thường được sử dụng để
trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá
* Tài nguyên nước
Tứ Quận có nguồn nước khá phong phú Đặc biệt địa bàn xã có sông Lôchảy qua là nguồn cung cấp lượng nước lớn cho hoạt động canh tác nôngnghiệp Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao, hồ phân bố tương đối đều trên địa
Trang 30bàn cùng nguồn nước mặt phục vụ cho tưới tiêu chủ độngvà nguồn nước ngầm
có trữ lượng khá dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
* Tài nguyên rừng
Năm 2014 xã có 2.199,43 ha, chiếm 60,64% tổng diện tích tự nhiên.Trong đó: Đất rừng sản xuất (RSX) là 2.041,66 ha, chiếm 56,29% tổng diện tíchđất tự nhiên Đất rừng phòng hộ (RPH) là 157,77 ha chiếm 4,35% tổng diện tích
tự nhiên. Nguồn tài nguyên rừng của xã được quản lý nghiêm ngặt, phát triển tốtgóp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinhhọc, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương Ngoài ra công tác phòngchống cháy rừng cũng được triển khai tốt
*Tài nguyên khoáng sản
Thống kê trên địa bàn xã chủ yếu có: cát, sỏi phục vụ công tác xây dựng,quặng Barit (thôn Cầu Trôi), mănggan, đá vôi
* Tài nguyên nhân văn
Là một xã hình thành muộn bên dòng Lô, người dân xã Tứ Quận cótruyền thống cần cù lao động, anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến vàgiặc ngoại xâm, sáng tạo và thông minh trong xây dựng quê hương, đất nước.Kết thúc chiến tranh, nhân dân Tứ Quận xây dựng cuộc sống mới với đức tínhcần cù, lao động sáng tạo, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp,lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày nay họ cùng nhau xây dựng quê hương,giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2.1.4 Thực trạng cảnh quan môi trường
Do quá trình khai thác sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản và tập quán sinh hoạt của người dân đã gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến môi trường sinh thái Trong một thời gian dài việc bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và môi trường không được quan tâm đúng mức, dẫn đếnrừng bị khai thác cạn kiệt, các động thực vật quý hiếm giảm sút đáng kể Cânbằng sinh thái bị phá vỡ, ảnh hưởng tới nguồn nước, không khí và xói mòn đất
Để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, cần tiếp tục đẩy mạnh các
Trang 31biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái Chú trọng phát triển nông, lâm, ngư
nghiệp Có chính sách đầu tư và khuyến khích nhân dân trồng rừng và thay đổi
nếp sống, sinh hoạt Giữ gìn môi trường vệ sinh: Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an
toàn an ninh lương thực trong từng thôn
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
Năm 2014 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các
cấp, dưới sự lãnh đạo của HĐND, UBND xã đã phối hợp với các tổ chức ban
ngành, đoàn thể cán bộ nhân dân các dân tộc xã Tứ Quận, phấn đấu, tập trung
phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu ngân sách đều đạt và vượt kế hoạch đề ra
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của Tứ Quận có nhiều thay đổi tích
cực, thu nhập của người dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông
nghiệp:
- Lương thực bình quân đầu người trên năm là: 523kg/người/năm
- Thu nhập bình quân đầu người trên năm là: 9,6 triệu đồng/người/năm
Hiện nay theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và huyện, xã Tứ
Quận cũng đang cố gắng chuyển dịch cơ cấu, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng cường áp dụng các giống
mới kèm theo các biện pháp canh tác hợp lý Tổng sản lượng bình quân tăng
3,7% so với năm 2005
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm của xã Tứ Quận (Đơn vị:
Trang 32Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng ngành nông lâm, ngư nghiệp có xuhướng giảm dần qua các năm, tỷ trọng ngành dịch vụ và xây dựng cơ bản tăng.
Do vậy cơ cấu kinh tế của xã Tứ Quận cũng phát triển theo xu hướng chung củahuyện Yên Sơn
2.2.3 Thực trạng phát triển các ngành năm 2014:
a, Ngành nông nghiệp: Là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
của xã Được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của bà connhân dân nên đã khắc phục được mọi hậu quả thiên tai, đạt được một số kết quảnhất định trong nông nghiệp
- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực (lúa, ngô) thu được ước tínhkhoảng 3.971,2 tấn, bình quân lương thực trên đầu người tính đến năm 2014 đạt516kg/người/năm:
+ Cây lúa: Diện tích gieo cấy 557 ha, năng suất bình quân đạt 61,8 tạ/ha ;
sản lượng 3.425 tấn, trong đó:
- Diện tích lúa lai: 370 ha , năng suất bình quân đạt 65,4 tạ/ha, sản lượngđạt 2.419,8 tấn
- Diện tích lúa thuần: 187 ha, năng suất bình quân đạt 53,8 tạ/ha, sản
lượng đạt 1.005,3 tấn; trong đó lúa đặc sản: 50 ha
+ Cây ngô: Diện tích thực hiện 118 ha, năng suất 45,3 tạ/ha, sản lượng
564,15 tấn
+ Cây công nghiệp: Tổng diện tích trên 590,6ha, trong đó:
Cây chè: 481ha, năng suất bình quân 10 tấn/ha, sản lượng 4.810 tấn
Cây ăn quả: 86,6 ha trong đó:- Cây nhãn 16,9 ha; - Vải 19,3ha; - Bưởi31,5ha; - Na, hồng, cam, quýt 7,4 ha; Cây ăn quả đạt kế hoạch 100% về diệntích trong đó có một số cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như bưởi và cam
Trang 33 Cây mía: Diện tích thực hiện 23ha, năng suất 70 tạ/ha, sản lượng ước đạt1.610 tấn.
+ Cây lâm nghiệp
Kết quả trồng rừng năm 2014 đã trồng được 162,25/132ha, đạt 123% kếhoạch năm
Khai thác rừng năm 2014 trên 40 ha rừng, sản lượng khai thác trên 1600
m3, số tiền nộp thế trên 9 triệu đồng Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiệncho các tập thể, cá nhân có rừng trồng, đủ điều kiện khai thác rừng và trồng rừngđúng quy định
- Về chăn nuôi: Tổng số đàn gia súc, gia cầm của toàn xã hiện nay khá lớn :đàn trâu có 635 con, đàn bò có 150 con, lợn có 11.150 con, gia cầm có 98.000con, diện tích nuôi thả cá 85,9ha – sản lượng ước đạt 216,9 tấn Công tác tiêmphòng cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai kịp thời vì vậy tỷ lệ trâu bò bịdịch và chết đã giảm so với các năm trước
b, Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tính đến
năm 2014 ước đạt >74,6 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,5
tỷ đồng ( giá trị sản xuất sơ chế chè xuất khẩu trên 10 tỷ đồng)
- Theo kết quả thống kê năm 2014, toàn xã có 26 cơ sở sản xuất công
nghiệp ngoài quốc doanh, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các cơ sởchế biến gỗ, chè (Nhà máy chè Quang Minh), nông sản, xay xát theo hình thức
hộ gia đình nông sản tuy nhiên hoạt động khai thác chưa quy mô, chủ yếu làphục vụ nội bộ nhưng cũng là nền móng cho bước phát triển những năm tiếptheo
Trang 34c, Thương mại và dịch vụ
Hiện nay trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các loại hình kinhdoanh thương mại dịch vụ chuyển biến rất tích cực và đa dạng Toàn xã cókhoảng 380 hộ tư thương và dịch vụ cá thể chủ yếu tập trung buôn bán Vừa giảiquyết công ăn việc làm cho người dân, mặt khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chongười dân trong vùng và khách du lịch
Mặc dù có hệ thống đường giao thông liên thôn, xã, đường Quốc lộ kháthuận lợi nhưng các nhu cầu thiết yếu của người dân vẫn chủ yếu được cung cấp
từ huyện Khu vực chợ trung tâm xã đã được hình thành nhưng sức mua bán vàmức độ đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả,hoạt động kinh doanh buôn bán chưa có sự sầm uất Chợ trung tâm xã nằm ngayven đường Quốc lộ 2, có diện tích 2.000m2, hiện vẫn là chợ tạm, chưa được kiên
cố hóa và phân ra các khu vực kinh doanh, buôn bán chức năng Hiện chợ chỉmới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu mua bán của người dân, các hình thứckinh doanh, loại mặt hàng trong chợ còn khá nghèo nàn Cần xây dựng, nângcấp chợ mới theo đúng tiêu chuẩn chợ nông thôn mới
2.2.4 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập năm 2014
- Về dân số
Hiện nay dân số của xã có 8.679 khẩu, 1.842 hộ Toàn xã có 8 dân tộc anh
em cùng chung sống Trong đó các dân tộc ít người chiếm 48% dân số toàn xã,dân tộc Kinh chiếm 52%, phân bố trên 15 thôn Dân số phân bố không đều.Những năm gần đây do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ tăngdân số giảm dần Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,7%
Trang 35Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng dân số toàn xã Tứ Quận năm 2014
Trang 36- Về lao động, việc làm
Tổng số lao động xã có 6.413 lao động, chiếm 73,9% dân số (lao độngnam có 3.323 người, nữ có 3098 người) Trong đó:
+ Lao động nông nghiệp: 4.854 người, chiếm 75,7% tổng số lao động
(lao động qua đào tạo 1.228 người, chiếm 25,3% lao động nông nghiệp)
+ Lao động phi nông nghiệp: 1.068 người, chiếm 24,3% tổng số lao động
(lao động qua đào tạo 137 người, chiếm 12,8% lao động phi nông nghiệp)
Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, lao động trên địa bàn xã chủyếu là lao động nông nghiệp chiếm 75,7% tổng số lao động tham gia làm việc.Tuy nhiên trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao động chưa được qua đàotạo nghề Đây là điều kiện song cũng là thách thức về giải quyết việc làm Trongnhững năm tới xã cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thu hútnhiều hơn nữa lao động phổ thông sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề kháccho việc phát triển với những ngành kinh tế đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao
- Đời sống dân cư và thu nhập
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và ổn định, sản xuất nôngnghiệp bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết khắcnghiệt, dịch bệnh lây lan phát triển v v Cũng như sự đầu tư của Nhà nước thôngqua các chương trình, dự án còn chưa đồng bộ và hạn chế Tuy nhiên Đảng bộ
và chính quyền nhân dân xã Tứ Quận đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Tổng sản lượng lương thực có hạt tính đến 2014 là 4.009,3/3.841,4 tấn Trongđó: Thóc 3.510,9/3.360,1 tấn đạt 104% kế hoạnh, ngô 498,35/481,3 tấn đạt104% kế hoạch Bình quân lương thực đạt 533kg/người/năm
Trang 372.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng tính đến năm 2014
- Giao thông
Hiện nay các công trình giao thông đều được đầu tư nâng cấp, các cầumới được xây dựng bảo đảm thông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thônghàng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác, tạo điều kiện để các hộ đầu tư các phươngtiện phục vụ phát triển kinh tế, cụ thể :
+ Xây dựng đường bê tông nông thôn đến ngày 8/12/2014, tiếp nhận vàgiao xi măng cho các thôn (Lảm, Lượng, Nhùng, Dàm, Đồng Cầu, Khe Đảng,Bình Ca2, Hồng Quân, Bình Ca1, Cây Nhãn) với tổng số xi măng là 1.657,550kg; làm được 9,229 m (đạt 184.5% so với nghị quyết của Đảng bộ xã; đạt68.9% theo kế hoạch đăng ký của các thôn); Cấp 571 ống cống trong đóD30=349; D50=157; D75=65
+ Phát tu sửa và đào đắp đường giao thông thôn bản (Đào đắp>1.500 m3,phát quang trên 5.000 m2 ven đường;
+ Thực hiện việc đóng góp, hiến đất làm đường, kiên cố hóa đường giaothông ở một số thôn bản cón chậm, tinh thần tự giác đóng góp của nhân dânchưa cao, kết quả thực hiện theo đăng ký của các thôn đạt 68.9%
- Thuỷ lợi:
+ Thường xuyên duy tu bảo dưỡng 34 công trình thủy lợi lớn nhỏ ,mương nội đồng 179.843 m, trong đó mương xây 6.252 m, mương đất173.591m bảo đảm phục vụ cho sản xuất và loại cây trồng trong năm
+ Do điều kiện thời tiết khô hạn đầu năm kéo dài, sức chứa của các ao hồđạt thấp do vậy nước phục vụ cho sản xuất mới chỉ đạt khoảng 75,80% cho cácloại cây trồng; việc quản lý khai thác sử dụng nước sạch theo chương trình 134tại Đồng Trò và Khe Đảng chưa đem lại hiệu quả
- Mạng lưới điện
Trang 38Đến nay, xã đã có mạng điện lưới Quốc gia, 100% người dân đã sử dụngđiện lưới Quốc gia Xã có 03 trạm biến áp, hệ thống đường dây 0,4 và 0,2KVdài 46 km, với tổng công suất 410KVA.Tuy nhiên, mạng điện lưới như hiện naychưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, một số tuyến đi quá xa làm tổn thấtđiện năng Trong những năm tới cần cải tạo lại hệ thống điện để đảm bảo antoàn lưới điện và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.
- Giáo dục - đào tạo
Toàn xã có 3 ngành học với sự tham mưu của nhà trướng sự giúp đỡ củanhà nước, các tổ chức và nhân dân đã đồng lòng chung tay đầu tư xây dựng cácđiểm trường Đến nay cơ bản ba trường đã có đủ cơ sở vật chất cho học hai ca ởMầm Non và tiểu học, một ca ở trung học cơ sở Thực hiện nhiệm vụ dạy và họcđạt kết quả thiết thực, đổi mới trương trình, phương pháp soạn giảng, tự làm và
sử dụng đồ dùng dạy học tập, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyênmôn, thăm lớp dự giờ, duy trì phổ cập giáo dục bậc học Đặc biệt là chăm lo đủ
cơ sở vật chất cho phổ cập trẻ Mầm Non 5 tuổi Hiện trạng các trường học trêndịa bàn xã như sau:
- Trường Trung học cơ sở
Điểm trường trung tâm, vị trí tại thôn Đồng Cầu, quy mô diện tích đất nhàtrường 13.865m2, diện tích xây dựng 398m2 với 8 phòng lớp học (nhà 2 tầng);
02 phòng học nhà cấp 4, diện tích xây dựng 48m2/ phòng; một dãy nhà hiệu bộbao gồm 8 phòng, diện tích 240m2 Hiện trạng trường THCS đã được xây dựngđạt chuẩn so với tiêu chí về trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Trường Tiểu học
+ Điểm trường trung tâm, vị trí tại thôn Đồng Cầu, tổng diện tích đất8.052 m2, diện tích xây dựng bao gồm 2 dãy nhà cấp 4 với 12 phòng học (mỗiphòng 48m2), 01 phòng thư viện, 02 phòng hội đồng và 01 phòng họp
+ Có 07 điểm trường được bố trí tại các thôn trong xã