Đối với các cơ quan quản lý, điều hành

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 (Trang 87)

- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa CQLGSBH và HHBH nhằm tạo ra sự liên hệ khi thực hiện đánh giá và định hướng thị trường, đồng thời phân tách rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của CQLGSBH và HHBH, tránh trường hợp “dẫm chân” lên nhau;

- Quan tâm sát sao tới hoạt động đại lý và cung cấp dịch vụ của các DN nước ngoài tham gia vào thị trường BH PNT Việt Nam nhằm tránh những sai phạm gây ra bất lợi cho các DNBH trong nước. Song song với đó là việc tạo điều kiện thuận lợi nhất về hoạt động cho các DNBH trong nước trên cơ sở đảm bảo đúng pháp luật Việt Nam cũng như những cam kết thỏa thuận của Tổ chức thương mại thế giới;

- Tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ hoạt động của các DNBH theo kế hoạch hàng năm hoặc theo chuyên đề để kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai phạm của DNBH, đưa ra khuyến cáo để doanh nghiệp khắc phục; Tổ chức đấu thầu bảo hiểm theo hướng chọn lọc các dịch vụ bảo hiểm có giá trị lớn và thuộc lĩnh vực bảo hiểm không mang tính đặc thù trên thị trường hoặc các dịch vụ bảo hiểm mang tính xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả phí bảo hiểm giữ lại cho các DNBH trong nước.

- Hiệp hội bảo hiểm cần phải xây dựng một mức phí sàn chung cho toàn thị trường ở tất cả các nghiệp vụ để trình lên Cục Quản lý giám sát bảo hiểm công nhận sàn phí chung không vi phạm Luật Cạnh tranh. Làm như vậy nhằm giảm tình trạng

cạnh tranh không lành mạnh, hạ phí phi kỹ thuật ở các doanh nghiệp bảo hiểm. - Cục quản lý và giám sát bảo hiểm nên tiến hành sớm việc xây dựng Quy trình giải quyết bồi thường chung cho toàn thị trường và áp dụng thí điểm cho nghiệp vụ xe cơ giới trước tiên. Việc tuân thủ theo quy trình chung phải được giám sát một cách chặt chẽ. Làm như vậy quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới sẽ giảm thiểu được các thủ tục hành chính rườm rà, thuận lợi cho khách hàng và cả người giải quyết bồi thường, từ đó nâng cao được uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời hạn chế tối đa tình trạng trục lợi bảo hiểm vốn khá phổ biến trong nghiệp vụ này, giảm thiểu chi bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới.

- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nên là chiếc cầu nối để các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong nước bắt tay hợp tác với nhau để cùng kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro. Hiện nay, các doanh nghiệp còn e dè trong việc chia sẻ thông tin cho nhau vì sợ mất khách hàng. Vì vậy, họ cần một môi trường lành mạnh để sẵn sàng chia sẽ những thông tin hoàn toàn có lợi cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong sạch, không có trục lợi và sẵn sàng cạnh tranh với các DNBH nước ngoài.

3.2.3. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp

Bên cạnh việc những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nước và các cơ quan quản lý, sự tham gia ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro của các tổ chức khác có liên quan sẽ có vai trò rất to lớn. Các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế đều cần có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm, đồng thời tích cực chủ động tham gia mua bảo hiểm cho tài sản, con người, cũng như trách nhiệm dân sự nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Nhiều lĩnh vực bảo hiểm thiết yếu như bảo hiểm cháy nồ, bảo hiểm nông nghiệp…chưa được các cá nhân, đơn vị quan tâm một cách đúng mức và chưa có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế rủi ro.

Những loại hình bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trích lập lại một phần doanh thu cho

các cơ quan chức năng nhằm thực hiện các biện pháp phòng và hạn chế rủi ro như xây dựng biển báo, chỉ dẫn người tham gia giao thông hay đôn đốc việc các cá nhân tổ chức mua bảo hiểm bắt buộc. Vậy, đề nghị các cơ quan chức năng nên sử dụng nguồn chi phí này một cách đúng mục đích và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một khâu không thể thiếu trong công tác quản trị chung của các doanh nghiệp bảo hiểm bởi nhờ đó mà doanh nghiệp đảm bảo thực hiện mục tiêu trong kinh doanh là có lợi nhuận, bảo đảm an toàn và tăng trưởng thế lực, gây dựng uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Để thực hiện tốt công tác này các doanh nghiệp cần phải tuân theo đúng quy trình là: Nhận dạng và phân tích rủi ro; đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro; tài trợ rủi ro. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và xem xét lại quy trình thực hiện.

Là một công ty cổ phần với 8 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đã chú ý thực hiện đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Trong quá trình tác nghiệp và thực hiện công ty cũng đạt được một số kết quả nhất định, đó là: Chi bồi thường bảo hiểm gốc giảm qua các năm; công tác thanh lý hàng tổn thất và thu đòi người thứ ba đã được lên kế hoạch thực hiện; những hợp đồng nhượng tái có phát sinh bồi thường đã được công ty thu thập và cung cấp hồ sơ cho nhà tái để thu đòi nhà tái. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản trị rủi ro còn có nhiều hạn chế, cụ thể như: tỷ lệ chi bồi thường vẫn cao đặc biệt là một số nghiệp vụ như xe cơ giới, con người…; chưa thực sự chú trọng đến việc đẩy mạnh đa dạng hóa kinh doanh cả về sản phẩm và kênh khai thác; những dịch vụ nhận tái chưa được xem xét đánh giá kỹ trước khi nhận nên tỷ lệ bồi thường vẫn còn cao.

Như vậy, để công tác quản trị rủi ro được thực sự phát huy có hiệu quả thì công ty cần phải có những biện pháp cụ thể. Trước tiên, các đơn vị kinh doanh cần phải tuân thủ đúng quy định và quy trình khai thác cũng như bồi thường mà công ty đề ra; tiếp theo là thực hiện các biện pháp chiến lược về kinh doanh và quản lý con người, áp dụng tiến tiến của khoa học công nghệ và quản lý thông tin vào công tác quản lý, quản trị chung toàn công ty; tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với các

hoạt động của các đơn vị kinh doanh.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Viễn Đông nói riêng trong công tác quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh bảo hiểm các cơ quan nhà nước, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm cần tạo ra một hành lang pháp lý và cơ chế quản lý phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tốt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó không thể thiếu được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2010), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2009, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Công ty Bảo hiểm Viễn Đông (2011), Tài liệu Hội nghị tổng kết năm 2010. 3. Công ty Bảo hiểm Viễn Đông (2011), Tài liệu Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu

năm 2011

4. TS David Bland (1993), Nguyên tắc và thực hành bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5. TS Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm,

Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. PGS.TS Hoàng Minh Đường; PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp Thương mại - tập 2 (2005), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng năm 2011, Hà Nội.

8. Tổng Công ty CP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (2010), Hội nghị tái bảo hiểm lần thứ IV , Đà Nẵng.

9. PGS.TS Hồ Sỹ Sà (2003), Giáo trình bảo hiểm, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w