Cùng với những nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp thì những yếu tố khách quan cũng tác động đến hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là:
- Những quy định của Nhà nước mang tính pháp lý trong hoạt động KDBH. Có rất nhiều các quy định từ khi DNBH được thành lập cho đến khi thanh lý, phá sản. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động này luôn kiểm tra, giám sát khả năng thanh toán, tỷ lệ phí, các mẫu đơn và các sản phẩm bảo hiểm trước khi DNBH đưa ra thị trường. Những quy định này đôi khi cũng gây nên những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp nếu công tác kiểm tra và giám sát bị lạm dụng.
- Sự phát triển của thị trường bảo hiểm: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm đang tăng lên nhanh chóng, thị trường đang hoạt động rất sôi động với sự cạnh tranh
gay gắt giữa các doanh nghiệp. Điều này khiến cho các DNBH bất chấp mọi hình thức để giành giật thị phần và tăng doanh thu như hạ phí phi kỹ thuật, bất chấp mọi rủi ro…. Như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.
Cùng với sự phát triển của thị trường thì nhận thức của Người được bảo hiểm cũng ngày càng cao, kiến thức của họ về bảo hiểm ngày càng sâu, chính vì thế mà hành vi trục lợi bảo hiểm của họ ngày càng tinh vi hơn khiến doanh nghiệp bảo hiểm khó mà nhận biết được.
- Những thay đổi về mặt kinh tế cũng có thể tác động đến các DNBH dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một ngành nghề mới ra đời cũng có thể tạo ra một hoặc một số sản phẩm bảo hiểm và ngược lại. Hoặc lạm phát sẽ ảnh hưởng tới các tổn thất phải bồi thường và một số sản phẩm bảo hiểm sức mua bị giảm sút.
- Hệ thống phân phối sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng: Mỗi hệ thống phân phối khác nhau sẽ đáp ứng được nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau. Cho nên, việc lựa chọn hệ thống phân phối và tổ chức kênh phân phối như thế nào cho hợp lý là vấn đề không đơn giản, đôi khi kinh nghiệm quản lý cũng chưa hẳn đã giải quyết được.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG