Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 (Trang 66)

* Lạm phát làm gia tăng bồi thường:

Tác động rõ ràng nhất của lạm phát đối với các doanh nghiệp bảo hiểm là làm gia tăng chi phí bồi thường. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm, tính đến 6 tháng đầu năm 201, nền kinh tế nói chung tiếp tục phát triển, GDP tăng 5,57% - xấp xỉ mức tăng của cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu tăng 30,3%, nhập khẩu tăng 25,8%. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng khá, đạt doanh thu 10.217 tỷ đồng, tăng 24%; nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài 273 tỷ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 2.588 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ trương thắt chặt tín dụng và đầu tư công của Chính phủ ít nhiều đã ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. Thực tế, khi giá cả hàng hóa tăng cao, dẫn tới giá phụ tùng, chi phí sửa chữa, thay mới tài sản, chi phí khắc phục tổn thất gia tăng sẽ làm tăng chi phí bồi thường bảo hiểm. Thêm vào đó, dự phòng

bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng theo. Bên cạnh tác động trực tiếp của lạm phát tới chi phí bồi thường thì khó khăn chung của nền kinh tế khiến không ít khách hàng của các công ty bảo hiểm gặp khó khăn như phá sản, dự án bị ngừng cấp tín dụng phải dừng lại, khách hàng đến kỳ tái tục nhưng không thể tiếp tục trả phí do khó khăn về tài chính…

* Cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm trong ngành. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH đang ở tình trạng báo động. Các công ty, tập đoàn đua nhau thành lập các công ty bảo hiểm nên số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng tăng. Mặt khác, kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, thị trường bảo hiểm của Việt Nam thực sự mở cửa hoàn toàn, xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài gia nhập vào thị trường bảo hiểm trong nước. Chính vì lí do này mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các DNBH đã hạ phí bảo hiểm tới mức thấp nhất trong khi hoa hồng trả ở mức cao nhất, mở rộng hết các điều kiện điều khoản, thậm chí lấn sân sang cả phạm vi bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm khác để lôi kéo khách hàng mà không lường trước đến nguy cơ xảy ra rủi ro của nó. Hệ quả là, khiến các doanh nghiệp đã lỗ nghiệp vụ nay lại càng khó có thể xoay chuyển tình hình. Vì theo nguyên lý chung, khi chi phí bồi thường gia tăng thì các doanh nghiệp muốn có lãi phải tăng phí, nhưng thực tế không có doanh nghiệp nào dám làm việc này do lo ngại mất khách hàng.

* Khách hàng trục lợi bảo hiểm:

Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng nhiều nhất vẫn là trục lợi bảo hiểm xe cơ giới và con người. Cùng với tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm, mức độ và cách thức trục lợi cũng ngày càng tinh vi và đa dạng hơn. Trục lợi bảo hiểm của khách hàng là hành vi kiếm lợi bất hợp pháp khi họ tham gia bảo hiểm. Nhìn chung tâm lý của khách hàng là mua bảo hiểm cho tài sản của mình để được chia sẻ rủi ro, để an tâm là tài sản của mình được bảo vệ khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp khách hàng

gian dối, mua bảo hiểm khi đã bị tai nạn hoặc cố tình gây ra tổn thất để đòi tiền bồi thường.

Các hình thức trục lợi mà khách hàng áp dụng thường là:

- Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm: tức là khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản sau khi bị tổn thất. Ví dụ: Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn như đã nằm tại garage lâu lắm. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe này được kéo về garage ngày 27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt hại.

- Thay đổi tình tiết vụ tai nạn, lập hiện trường giả: tức là khách hàng khai báo nguyên nhân tổn thất không trung thực theo thực tế, sau đó nếu bảo hiểm yêu cầu thì họ sẽ lập hiện trường giả. Ví dụ: Chủ một chiếc xe mazda 3 bị mất gương chiếu hậu bên trái nhưng do khi tham gia bảo hiểm không có điều khoản mất cắp bộ phận, khách hàng đã lắp một chiếc gương vỡ khác vào và lập hiện trường thành một vụ va quệt giao thông, sau đó khai báo với bảo hiểm. Nhưng thật không may khách hàng đã vô tình lắp một chiếc gương khác loại và đã bị giám định viên phát hiện ra khi so sánh hình ảnh gương bên trái và bên phải.

- Khai tăng số tiền tổn thất: tức là khi bị tổn thất đáng ra chỉ thiệt hại một, hai chi tiết nhưng khách hàng đã lắp thêm một số chi tiết ngoài khác nhằm làm tăng thêm số tiền bồi thường.

- Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần: có những chi tiết khách hàng đã khai báo tổn thất với công ty và đưa xe đi sửa chữa, báo giá và nhận tiền bồi thường của công ty. Nhưng thực chất là họ chưa khắc phục tổn thất đó, sau đó lại lên khiếu nại bảo hiểm để đòi tiền bồi thường một lần nữa.

- Cố ý gây tai nạn: khách hàng không có ý thức bảo vệ tài sản của mình, tâm lý của họ khi mua bảo hiểm là nếu tài sản bị làm sao đã có bảo hiểm “lo” nên cứ vô tình gây tổn thất và đòi bảo hiểm.

*Thiên tai lũ lụt cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình bồi thường của doanh nghiệp.

Với đặc điểm địa lý như ở nước ta, thiên tai bão lũ là hiện tượng không thể tránh khỏi. Việt Nam được xếp vào diện một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ biến đối khí hậu nặng nề nhất thế giới. Hàng năm những trận bão, lũ đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cá nhân, tổ chức trong đó có những người và tài sản tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm Viễn Đông. Những hậu quả mà những trận mưa lũ để lại cho Người được bảo hiểm đã khiến công ty phải mất rất nhiều thời gian và tiền của để khắc phục, đặc biệt là đối với tài sản tham gia Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Điều đó đã làm gia tăng chi phí bồi thường cho công ty.

Một thực tế đáng buồn là ở các thành phố lớn hệ thống cấp thoát nước chưa được quy hoạch, thiết kế đồng bộ nên chỉ cần một trận mưa lớn cũng có thể làm cho xe cộ lưu thông khó khăn, gây ùn tắc giao thông, kết quả là xe bị thiệt hại do hiện tượng thủy kích.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w