Tình hình bồi thường theo từng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 (Trang 51)

Stt Nhóm nghiệp vụ DTPS Bồi thường Tỷ lệ BT/DTPS

2008 2009 2010 Ước 2011 2008 2009 2010 Ước 2011 2008 2009 2010 Ước 2011

1 Bảo hiểm TNCN 11.547 9.720 10.580 9.480 3.695 2.722 2.645 1.570 32% 28% 25% 17%

2 Bảo hiểm CSSK 6.149 8.140 9.443 7.332 9.530 9.768 10.198 7.002 155% 120% 108% 96%

3 Bảo hiểm HS-GV 455 625 725 854 969 1.562 1.704 1.896 213% 250% 235% 222%

4 Bảo hiểm du lịch 10.015 13.231 9.154 6.134 1.802 1.720 641 124 18% 13% 7% 2%

5 Bảo hiểm Kỹ thuật 15.522 17.737 20.779 48.712 2.638 1.951 1.038 3.634 17% 11% 5% 7%

6 Bảo hiểm Hàng hóa 16.998 15.759 22.698 28.282 3.229 1.733 3.859 2.352 19% 11% 17% 8%

7 Bảo hiểm xe ô tô 109.826 115.226 122.140 125.544 58.208 62.222 68.398 60.546 53% 54% 56% 48%

8 Bảo hiểm xe máy 24.557 27.048 36.647 41.938 4.175 5.680 6.963 4.794 17% 21% 19% 11%

9 Bảo hiểm Cháy 10.608 12.453 14.073 16.188 4.774 3.985 2.393 886 45% 32% 17% 9%

10 Bảo hiểm mọi rủi ro 3.050 4.582 4.840 5.542 498 688 581 1.056 16% 15% 12% 19%

11 Bảo hiểm tàu biển 4.043 3.211 3.660 5.544 1.293 738 2923 32% 23% 8% 0%

12 Bảo hiểm tàu ven biển 6.776 1.527 1.054 1.512 1.694 275 316 704 25% 18% 30% 47%

13 Bảo hiểm tàu sông 6.011 4.558 3.207 10.726 1.562 1.022 128 1002 26% 17% 4% 9%

14 Bảo hiểm tàu cá 1.152 1.556 225 332 564 856 130 400 49% 55% 57% 120%

15 Bảo hiểm trách nhiệm 4.033 6.358 3.330 5.960 887 2.098 1.332 1.414 22% 33% 40% 24%

16 Bảo hiểm Nông nghiệp - - - 120 - 0% 0% 0% 0%

Cộng bảo hiểm gốc 221.075 260.909 285.317 314.336 97.883 98.525 102.220 89.256 44% 38% 36% 28%

17 Nhận tái 30.847 35.165 46.142 66.694 3.515 8.375 10.163 24.630 27% 24% 22% 37%

Tổng cộng 251.922 296.074 331.459 381.030 101.398 106.900 112.383 113.886 40% 36% 33% 29%

Căn cứ vào số liệu báo cáo của Công ty về tình hình bồi thường qua các năm theo từng nghiệp vụ ta nhận thấy, các nhóm nghiệp vụ có tỷ lệ BT/DTPS cao là: bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy và rủi ro phụ; và nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tàu.

Năm 2008, trong khi doanh thu bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người toàn thị trường đạt khoảng 1.600 tỷ, chi bồi thường cho nghiệp vụ này là 712 tỷ (chiếm 44,5%) thì doanh thu của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông là 28,166 tỷ và chi bồi thường là 15,996 tỷ (chiếm 56%). Tỷ lệ bồi thường con người cao là một điều rất dễ hiểu, doanh thu từ nghiệp vụ thấp nhưng chi phí thuốc men, phẫu thuật lại cao hơn rất nhiều; ; ý thức của con người trong việc tự bảo vệ bản thân, phòng tránh tai nạn và thực hiện các biện pháp an toàn giao thông còn rất thấp; tình trạng nạn nhân cấu kết với bác sĩ khai tăng số ngày nằm viện, chi phí phẫu thuật lên cao nhằm móc túi của công ty bảo hiểm vẫn còn phổ biến.

Bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường 46% trong đó chủ yếu là xe ô tô (53%). Toàn thị trường năm 2008 đã chi bồi thường cho nghiệp vụ xe 1.803 tỷ đồng (chiếm 58%). Đây là một tỷ lệ khá cao mà nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả đó là trận ngập úng tại Hà Nội cuối tháng 10 của năm. Sau trận mưa lớn đó các xe ở Hà Nội đã bị tổn thất rất nhiều cả về động cơ lẫn nội thất; để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và các đơn vị kinh doanh tại Hà Nội của Bảo hiểm Viễn Đông nói riêng.

Nghiệp vụ thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu có tỷ lệ bồi thường 28%, trong đó toàn thị trường bồi thường 545 tỷ (chiếm 43,8% DTPS). Trong nhóm nghiệp vụ tàu thì tàu cá có tỷ lệ bồi thường cao nhất (49%) rồi đến tàu biển (32%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồi thường cao này là do sĩ quan thuyền viên thiếu và yếu trầm trọng, chất lượng tàu đa số là tàu già hoặc tàu mới nhưng lại lắp máy móc thiết bị Trung Quốc nên chất lượng không cao.

Trong năm này, nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ cũng cho một tỷ lệ bồi thường lớn (45%), đây là một con số đáng phải quan tâm. Sở dĩ con số này lớn là do trong năm công ty đã phát sinh trách nhiệm bồi thường điển hình với Công ty CP SXTM

Tân Việt Sinh. Số tiền bồi thường mà Bảo hiểm Viễn Đông phải trả cho công ty này là 2.461.953.373 đồng, ngoài ra còn một số vụ bồi thường nhỏ hơn góp phần tăng thêm số tiền bồi thường nghiệp vụ cho toàn công ty.

Ngoài các nghiệp vụ nêu trên thì các nghiệp vụ còn lại có tỷ lệ bồi thường không lớn, các đơn vị kinh doanh nên kiểm soát ở mức này để đảm bảo đem lại hiệu quả kinh doanh cho toàn công ty.

Tỷ trọng bồi thường theo từng nghiệp vụ của năm 2008 được thể hiện qua biều đồ:

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2008

Đến năm 2009, các nghiệp vụ kể trên vẫn giữ ở mức bồi thường cao so với các nghiệp vụ khác, có nghiệp vụ còn cao hơn so với năm trước. Cụ thể là:

Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người doanh thu đạt 31,716 tỷ đồng, chi bồi thường lên đến 15,772 tỷ (chiếm 49%). Bảo hiểm HS-GV có doanh thu thấp (625 triệu) nên tuy tỷ lệ bồi thường lên đến 250% cũng không đáng ngại, chủ yếu mức chi bồi thường lớn là bảo hiểm CSSK và bảo hiểm du lịch toàn cầu.

tô tăng lên 54% và xe máy tăng lên 21% trong khi toàn thị trường lại giảm (chi bồi thường toàn thị trường là 1.464 tỷ, chiếm 45,1% DTPS). Như vậy, công ty cần phải xem xét lại quá trình khai thác và công tác bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn.

Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ cũng có dấu hiệu giảm bồi thường (giảm từ 45% xuống 32%), nhưng mức tỷ lệ này vẫn còn ở mức cảnh báo. Nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả này là trong năm công ty đã phát sinh trách nhiệm bồi thường cho Công ty TNHH Dược Sài Thành, số tiền bồi thường lên đến gần 3 tỷ.

Nghiệp vụ tàu và TNDS chủ tàu nói chung cũng giảm nhiều, nhưng đặc biệt bảo hiểm tàu cá vẫn có tỷ lệ bồi thường cao nhất và cao hơn năm trước (55%). Các nghiệp vụ tàu khác tuy giảm được tỷ lệ bồi thường nhưng DTPS cũng bị giảm mạnh, đây là dấu hiệu đáng buồn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong năm này, một nghiệp vụ khác vừa tăng cả về DTPS lẫn tỷ lệ bồi thường là bảo hiểm trách nhiệm (tăng từ 22% năm 2008 lên đến 33%). Nghiệp vụ này đang được các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Viễn Đông chú ý khai thác, nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường nhiều do các ngành nghề dịch vụ ở Việt Nam khi tham gia loại hình bảo hiểm này thì kiến thức tay nghề, nghiệp vụ của người được bảo hiểm thường không cao, dễ dẫn đến rủi ro, thêm nữa là hiện tượng trục lợi cũng xuất hiện đối với loại hình này.

Tỷ trọng bồi thường theo từng nghiệp vụ của năm 2009 được thể hiện qua biều đồ:

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2009

Năm 2010, chi bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người của toàn thị trường giảm xuống 1.077 tỷ tương ứng với 43,1%, đây là dấu hiệu tốt đối với nhóm nghiệp vụ này. Cùng với sự thay đổi đáng mừng đó thì tỷ lệ bồi thường nhóm nghiệp vụ con người của Bảo hiểm Viễn Đông cũng giảm đều ở các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm CSSK, bảo hiểm HS-GV và bảo hiểm du lịch.

Trái ngược với nghiệp vụ con người, nghiệp vụ xe cơ giới lại có tỷ lệ bồi thường tăng, tuy nhiên chỉ tăng ở dịch vụ bảo hiểm xe ô tô (tăng từ 54% lên 56%). Trong khi đó toàn thị trường tỷ lệ này đã kiểm soát được xuống 44%; điều này chứng tỏ công tác phòng ngừa kiểm soát rủi ro tại Bảo hiểm Viễn Đông chưa được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán trên toàn hệ thống.

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu toàn thị trường năm 2010 có mức chi bồi thường tăng lên 689 tỷ đồng (tương đương với tỷ lệ bồi thường là

38%). Tỷ lệ bồi thường tăng cao một phần là do doanh thu từ nghiệp vụ bị giảm sút. Năm 2010 xuất nhập khẩu tăng trưởng, hàng hóa vận chuyển tăng làm tăng trưởng ngành vận tải biển song sự kiện Vinashin đã làm ảnh hưởng đến doanh thu bảo hiểm đóng tàu. Tại Bảo hiểm Viễn Đông, các nghiệp vụ bảo hiểm tàu năm 2010 hầu như cũng bị sụt giảm về doanh thu so với năm 2009 nên cũng gây ra hiện tượng tăng tỷ lệ bồi thường, cụ thể là bảo hiểm tàu ven biển tăng từ 18% lên 30%, bảo hiểm tàu cá tăng từ 55% lên 57%.

Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ trong năm này giảm xuống chỉ có 17%, tương ứng với mức chi bồi thường là 2,393 tỷ đồng. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý mà công ty cần phải duy trì, trong năm cũng không có phát sinh vụ bồi thường nào lớn như hai năm trước, điều này chứng tỏ công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro về nghiệp vụ này của các đơn vị kinh doanh phần nào đã được chú trọng hơn.\

Tỷ trọng bồi thường theo từng nghiệp vụ của năm 2009 được thể hiện qua biều đồ:

Theo ước tính năm 2011, nhóm nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất vẫn là xe ôtô (48%, vượt quá kế hoạch 3%). Khu vực có tỷ lệ bồi thường cao nhất là Miền Đông Nam Bộ (67%); khu vực TSC có tỷ lệ thấp nhất là 43%. Những đơn vị có tỷ lệ BT/DT cao được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.5: Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xe ô tô năm 2011 cao

STT Đơn vị Ước STBT (tr.đ) Ước DT (tr.đ) % BT/DT

1 VP Quảng Trị 158 62 254%

2 Đống Đa 1.146 778 147%

3 An Giang 1.236 968 128%

4 Ban KD Đông Đô 924 1.130 82%

5 Bình Dương 2.014 2.262 89% 6 Phong Sắc SG 2.990 3.852 78% 7 Vũng Tàu 2.196 2.762 80% 8 Khánh Hoà 924 1.252 74% 9 Bình Định 846 1.192 71% 10 Bình Thuận 1.314 1.480 89% 11 Phòng Tây SG 594 1.140 52% 12 Quảng Ninh 2.124 3.330 64% 13 VP Nghệ An 64 116 55% 14 Phòng Chợ Lớn 676 1.280 53% 15 Hòa Bình 342 804 43% 16 Sở giao dịch 1.896 3.838 52% 17 Hưng Yên 1.950 3.452 56% 18 Hà Nội 4.916 9.438 54% 19 Cần Thơ 424 894 47% 20 Phòng Bến Thành 2.352 4.550 52% 21 BKD Thủ Đô 4.086 10.494 39% 22 Lâm Đồng 2.094 2.260 93%

Nhóm nghiệp vụ vật chất xe có tỷ lệ bồi thường cao, hầu hết là hồ sơ trong phân cấp của các đơn vị, số hồ sơ trên phân cấp chiếm khoảng 4% tổng hồ sơ phát sinh; số hồ sơ lớn trên 100 triệu chiếm khoảng 0,5% hồ sơ phát sinh, tập trung chủ yếu ở vật chất xe và TNDS. Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường cao nêu ở trên cũng là những đơn vị có tỷ lệ bồi thường vật chất xe rất cao (ví dụ: An Giang chiếm 87,8%; Đông Đô: 85,2%; Bình Dương 83%...)

Về xe mô tô, năm 2011 tỷ lệ BT/DTPS ước khoảng 11%, vượt 6% so với kế hoạch; khu vực có tỷ lệ bồi thường cao là khu vực Miền Tây (16%). Địa bàn TSC phát sinh 0%. Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường cao, vượt kế hoạch được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.6: Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường xe mô tô năm 2011 cao

Stt Đơn vị Ước STBT (tr đồng) Ước DT (tr đồng) Tỷ lệ BT/DT (%)

1 Hà Nội 32 18 174% 2 Hưng Yên 150 128 118% 3 Đống Đa 10 12 88% 4 Cần Thơ 374 832 45% 5 Long An 916 2.814 33% 6 Lâm Đồng 354 2.600 14% 7 Bình Thuận 274 1.464 19% 8 Khánh Hòa 180 650 28% 9 Huế 86 370 23% 10 Hải Phòng 158 1.554 10% 11 Tiền Giang 1.570 9.382 17% 12 Tây Ninh 44 408 11% 13 Bình Định 120 1.154 10%

Nguồn: Thống kê sơ bộ năm 2011 của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông

Đối với Hà Nội, Hưng Yên, Đống Đa tuy có tỷ lệ bồi thường cao nhưng do là số doanh thu phát sinh không nhiều nên cũng không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chung về xe mô tô. Thông thường các đơn vị có tỷ lệ bồi thường cao là do phát sinh bồi thường nhóm tai nạn người ngồi trên xe cao. Hầu hết hồ sơ bồi thường nghiệp vụ mô tô là hồ sơ trong phân cấp của các đơn vị.

Nghiệp vụ bảo hiểm tàu ven biển và tàu cá năm 2011tăng đột biến, tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì doanh thu của hai nghiệp vụ này thấp.

Bảo hiểm cháy và rủi ro phụ thời gian này tiếp tục giảm xuống còn 9%. Các nghiệp vụ khác cũng có những dấu hiệu tốt như thế. Có được kết quả này là do công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở các nghiệp vụ này bước đầu có hiệu quả, công ty nên tập trung hơn vào khai thác những sản phẩm có tỷ lệ bồi thường thấp này.

Một điều cũng đáng chú ý là bồi thường nhận tái qua các năm cũng có tỷ lệ bồi thường khá cao mà ước tính đến năm 2011, con số này lên đến 37%. Con số này nhắc nhở công ty cần phải xem xét kỹ hơn khi nhận tái các dịch vụ bảo hiểm.

Trên đây tình hình bồi thường từng nghiệp vụ của công ty xét theo tỷ lệ BT/DTPS, để hiểu chi tiết hơn về mức độ ảnh hưởng chi bồi thường của từng nghiệp vụ đến tình hình bồi thường chung của toàn công ty ta xét đến tỷ trọng bồi trường của từng nghiệp vụ được thể hiện qua biều đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2011

Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ của công ty qua các năm ta thấy tỷ trọng bồi thường nghiệp vụ xe ô tô luôn là lớn nhất và chiếm trên 50% tổng số tiền bồi thường của tất cả các nghiệp vụ. Như vậy, để kinh doanh có hiệu quả và phát huy được sức mạnh của công tác quản trị rủi ro thì trước hết công ty cần tập trung vào kiểm soát tốt rủi ro nghiệp vụ này. Do là một nghiệp vụ có vai trò chủ đạo

về doanh thu, góp phần quảng bá hình ảnh công ty, tạo điều kiện để khai thác các nghiệp vụ khác nên công ty cần tập trung phát triển nghiệp vụ này theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w