Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 26)

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘ

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Tứ Quận là xã miền núi vùng cao nằm ở phía Bắc của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện 1 km, có diện tích đất tự nhiên là 3.627 ha, địa giới hành chính tiếp giáp với các xã trong huyện như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đức Ninh huyện Hàm Yên.

- Phía Đông giáp với sông Lô và xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn. - Phía Nam giáp với xã Thắng Quân huyện Yên Sơn.

- Phía Tây giáp xã Hùng Đức huyện Hàm Yên.

* Địa hình, địa mạo

Xã Tứ Quận có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây xang Đông. Nơi cao nhất là đỉnh núi Khe Đảng với độ cao là 420 m, nơi thấp nhất có độ cao 20 m tại Khe Côn (ven Sông Lô), độ cao trung bình phổ biến từ 40-50 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên. Phần diện tích tương đối bằng phẳng thích hợp với trồng lúa nằm xen kẽ rải rác giữa quả đồi chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên. Đất đai khá mầu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

* Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu.

Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn huyện Yên Sơn, xã Tứ Quận mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía Bắc, được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thời tiết hanh khô, lạnh và ít mưa. Lượng mưa trung bình của năm 1.405 mm, nhiệt độ cao nhất là 380C, nhiệt độ

trung bình của năm 23,3 0C, nhiệt độ thấp nhất của tháng là 12- 140, độ ẩm trung bình năm từ 80-82%.

- Thủy văn

Xã Tứ Quận nằm ở phía Bắc của huyện Yên Sơn, trên địa bàn xã có sông Lô chảy qua rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ, khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng, lấy nước làm nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư hai bên sông. Nhưng do khai thác không có kế hoạch đã làm cho nguồn tài nguyên dần bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và làm cho sạt lở đất ở hai bên dòng sông.

- Nguồn nước mặt

+ Nước mặt: Có hệ thống các sông, suối, ao của xã phân bố tương đối đều trên địa bàn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, song do các suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, lượng nước dồi dào vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm. Còn mùa khô thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

+ Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng

và chất lượng. Nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ sâu 6-12 m khá dồi dào, có quanh năm và chất lượng tương đối tốt.

Nhìn chung, nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt, song do tập quán sinh hoạt và ý thức của người dân chưa được tốt, gây nên chất lượng nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trường để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w