Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng năm 2005:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43)

- Theo kết quả thống kê năm 2014, toàn xã có 26 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các cơ sở

3.1.2 Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng năm 2005:

Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng của xã tính đến năm 2005 như sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2005:

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.641,66 100

1 Diện tích đất nông nghiệp NNP 3.425,85 94,07

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp XSN 1.038,36 28,51

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 473.38 13,00 1.1.1. 1 Đất trồng lúa LUA 373,49 10,26 1.1.1. 2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 99,89 2,74

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 564,98 15,51

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.381,06 65,38

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.826,99 50,17

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 554,07 15,21

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NST 87,19 2,39

Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2005

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.641,66 100

2 Đất phi nông nghiệp PNN 193,19 5,30

2.1 Đất ở OTC 42,06 1,15

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 42,06 1,15

2.2 Đất chuyên dùng CDG 146.31 4,02

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS 1,08 0,03

2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 3,00 0,08

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

CSK 0,41 0,01

2.2.4 Đất công cộng CCC 141,82 3,89

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,82 0,13

(Nguồn: UBND xã Tứ Quận)

Bảng 3.4: Cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2005

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 3.641,66 100

3 Đất chưa sử dụng CDS 22.62 0,62

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.57 0,15

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0.00 0

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 15,05 0,41

Như vậy qua số liệu trên cho thấy ở xã Tứ Quận diện tích đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất với 3.425,85 ha, chiếm 94,07%.tổng diện tích đất tự nhiên, và theo điều kiện thực tế của xã sự phân bố trên là phù hợp với địa hình, đất đai và ranh giới, tập tục của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, còn diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn. Vì vậy chính quyền địa phương và huyện cần có những chính sách nhanh chóng để đua số diện tích trên vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên đất nhằm tránh gây ra sự lãng phí đất đai

* Đánh giá chung

Xã Tứ Quận là địa phương miền núi nên người dân nhận thức vẫn chưa cao, tiếp thu những chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai còn hạn chế, dẫn đến công tác quản lý và sử dụng đất còn gặp một số khó khăn và vướng mắc chưa giải quyết được. Việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện canh tác, đầu tư thâm canh chưa cao, người dân chưa thực sự áp dụng khoa học ký thuật vào sản xuất, tổ chức và lao động, xác định cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, chưa tung ra thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Diện tích đất sản xuất manh mún. Ranh giới giữa các hộ chưa xác định cụ thể, dẫn đến một số trường hợp xảy ra tranh chấp , nguyên nhân chính là do hệ thống bản đồ còn nhiều bất cập, một số cán bộ xã chưa có kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất- kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu…

- Diện tích rừng tự nhiên tuy không lớn nhưng phân bố rộng, việc quản lý bảo vệ của UBND xã còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn hiện tượng khai thác, săn bắt trái phép xảy ra.

- Diện tích đất chưa sử dụng còn khá cao, diện tích trồng màu hiệu quả còn thấp, phần lớn diện tích trồng màu chỉ còn một vụ đông xuân còn lại bỏ hoang, diện tích vườn tạp còn nhiều.

Kết luận: Từ những thực trạng trên vấn đề đặt ra là việc giao đất, giao rừng là một việc làm vô cùng cần thiết để khai thác, sử dụng hợp lý triệt để hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã Tứ Quận.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w