- Diện tích đưa vào xây dựng phương án:
i. Quy chế sử dụng đất
3.4 xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp tại xã Tứ Quận:
Quận:
3.4.1 Giải pháp về tổ chức:
a. Giải quyết vấn đề tích tụ đất đai trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp: Tích tụ đất đai trong sản xuất nông, lâm nghiệp là yêu cầu khách quan và mang tính chất tự nhiên của nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, thực chất là quá trình phận công lại lao động ở khu vực nông thôn thông qua việc chuyển nhượng QSDĐ. Sau khi giao đất cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất: tích tụ ruộng đất có chiều hướng gia tăng, các mô hình sử dụng đất trang trại xuất hiện một cách tự nhiên, bột phát…
Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hạn điền phù hợp với từng vùng nhằm khuyến khích quá trình tích tụ đất đai thông qua quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê để phát triển nhan các mô hình trang trai nông lâm kết hợp.
b. Giải quyết vấn đề nông dân không có đất sản xuất:
Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng thì cơ bản nhân dân đều có đất sản xuất. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình phát sinh mới khi giao đất, hoặc một số hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ cho các mục đích sử dụng khác lại không có đất để sản xuất. Trong khi đó quỹ đất nông, lâm nghiệp của các địa phương đã giao hoặc cho thuê sử dụng hết từ đó đã gây ra một số khó khăn cho các hộ gia đình này. Vì vậy nhà nước cần có chính sách hoặc cơ chế hỗ trợ phù hợp, để giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình này bảo đảm cuộc sống bình thường.
- Không nên quy định máy móc thời hạn hoàn thành giao đất, giao rừng mà không căn cứ vào nguồn lực và tiềm năng sản xuất hạn hẹp của địa phương, đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng công tác giao đất, giao rừng.
- Các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác quy hoạch để định hướng cho nhân dân sản xuất, phù hợp với yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường.
- Phải kiện toàn bộ máy ngành địa chính từ huyện xuống xã. Đảm bảo xã có cán bộ địa chính chuyên và có trình độ đại học để đáp ứng công việc đòi hỏi ngày càng cao của ngành.
3.4.2 Giải pháp về kỹ thuật:
Bố trí cây trồng hợp lý trên từng loại diện tích đất nhằm khai thác triệt để tiềm năng và giảm thiểu những hạn chế của vùng là vấn đề rất quan trọng. Trên diện tích đất rừng mới trồng giai đoạn đầu tiến hành trồng xen một số cây ngắn ngày dưới tán rừng để tận dụng không gian dinh dưỡng, nhằm đem lại nguồn thu trước mắt cho người làm nghề rừng.
3.4.3 Giải pháp về vốn
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương chủ yếu vay từ vốn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện. Mặt khác cần huy động tối đa nguồn vốn sẵn có của nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân của các đoàn thể. Mở rộng mạng lưới của ngân hàng xuống xã, gắn liền với tổ chức tín dụng.
3.4.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông, lâm sản
Hiện tại thị trường tiêu thụ trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, vì sản phẩm chưa được phong phú và lên tục, chất lượng cũng chưa cao. Chủ yếu là tiêu thụ trên địa bàn. Vì vậy cần có những giải pháp hợp lý để mở rộng thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân:
-Thức đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn để tạo ra nhiều trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa, môi trường tốt cho giao lưu, trao đổi hàng hóa.
- Mở rộng các dịch vụ phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp.
- Trên địa bàn xã hoặc xóm cần thiết lập các hợp tác xã tiêu thụ lâm, nông sản cho các hộ nông dân, cung cấp các thông tin giúp nông dân hiểu biết thị trường.