Tổ chức thực hiện công tác giao đất, giao rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 46)

- Theo kết quả thống kê năm 2014, toàn xã có 26 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các cơ sở

3.2. Tổ chức thực hiện công tác giao đất, giao rừng

Trước tình trạng đất của xã mình như vậy. Lãnh đạo xã đã làm tờ trình phương án giao đất, giao rừng gửi lên lãnh đạo huyện Yên Sơn và được UBND huyện giao nhiệm vụ cho phòng TNMT, hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và tiến hành công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Tứ Quận. 3.2.1 Tiến hành giao đất, giao rừng gồm 6 bước

Bước 1: Chuẩn bị

- UBND xã tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của nhà nước về việc giao đất, giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của rừng cho nhân dân ở địa phương mình.

- Thành lập ban chỉ đạo và hội đồng giao rừng : UBND cấp huyện thành lập ban chỉ đạo giao rừng và tổ chức công tác giao rừng cấp huyện, UBND cấp xã thành lập hội đồng giao rừng cấp xã.

- Làm việc tại xã thành lập hợp đồng đăng ký đất đai.

- Để công việc giao đất, giao rừng diễn ra sau đó khảo sát lấy ý kiến cơ quan ban ngành cấp huyện.

- Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, bản đồ, các thiết bị liên quan đến việc giao đất, giao rừng.

Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn

- Sau khi tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng cá nhân, hộ gia đình. Nếu những hộ gia đình nào có nhu cầu muốn

nhận đất, nhận rừng để sản xuất thì phải nộp đơn xin giao đất, nhận rừng tại UBND xã.

- Ủy ban nhân dân xã sẽ :

+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị UBND xã điều chỉnh phương án giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn

+ Chỉ đạo hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao đất, giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao đất, giao rừng báo cáo UBND cấp xã.

- Kiểm tra thực địa khu đất, khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình cá nhân để đảm bảo các điều kiện căn cứ giao đất, giao rừng theo quy định của pháp luật. - Trình huyện duyệt phương án.

Bước 3: Thẩm định và hoàn tiện hồ sơ.

- Cơ quan chức năng huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ UBND cấp xã và chuyển đến cơ quan có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau đó lập tờ trình kèm theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

Bước 4: Thực hiện quyết định giao rừng

- Khi nhận được quyết định giao đất, giao rừng của UBND huyện, UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề.

- UBND xã lập biên bản giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện UBND cấp xã đại diện cho hộ gia đình, cá nhân.

- Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới, đóng mốc khu đất, khu rừng được giao dưới sự chứng kiến của UBND xã.

Bước 5: Tổng hợp hồ sơ

- Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, UBND xã sẽ tổng hợp lại hồ sơ, bản đồ về diện tích khu đất, khu rừng của từng hộ gia đình để giám sát và đối chiếu.

Bước 6:

- UBND xã sẽ họp dân để triển khai kế hoạch sản xuất và đầu tư, phỏng vấn hộ dân về kế hoạch sản xuất, vốn, lịch, thời vụ, cơ cấu cây trồng.

- Tổng hợp về vốn, lĩnh vực đầu tư.

- Sau khi thống nhất quan điểm sẽ triển khai thực hiện

* Nhận xét chung về tiến trình giao đất, giao rừng của xã Tứ Quận trong dự án : Nhìn chung việc giao đất, giao rừng của dự án đã diễn ra thuận lợi, xã đã tiến hành giao đất, giao rừng theo trình tự và thủ tục mà Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn như :

- Việc giao đất, giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được sự tham gia của người dân đặc biệt là hộ gia đình nghèo và phụ nữ.

- Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân, đặc biệt người được hưởng lợi từ công tác giao đất, giao rừng.

- UBND xã truyền đạt cho người dân biết về quyền và trách nhiệm của các cộng đồng, gia đình nhận đất, rừng một cách hợp lý theo đặc điểm vị trí địa hình và cơ cấu sử dụng.

- Việc giao đất, giao rừng được căn cứ tiềm năng đất đai bảo vệ tài sản rừng và hướng lợi bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Diện tích đất rừng khi giao cho từng hộ gia đình đều được biểu thị một cách rõ ràng trên bản đồ, và được quản lý theo dõi chặt chẽ của cán bộ địa chính.

- Các gia đình nhận đất, nhận rừng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w