1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường nguyễn trãi, TP hà giang, tỉnh hà giang

70 230 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 673 KB

Nội dung

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Nó là điều kiện không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển. Vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất và các thế hệ tiếp theo của loài người. Do đó, đất đai phải dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay áp lực đối với đất đai càng lớn. Các hiện tượng tranh chấp đất đai xảy ra nhiều, vấn đề giao đất, cho thuê đất, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai sai mục đích, trái thẩm quyền diễn ra phổ biến; việc sử dụng đất lãng phí, thiếu tính khoa học và thiếu đồng bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai nên công tác Quản lý Nhà nước về đất đai là hết sức quan trọng.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để bài báo cáo đạt kết quả tốt, trước hết em xin gửi lời chúc sức khỏe tớitoàn thể thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai lời chúc sức khỏe và lời cảm ơnsâu sắc nhất Với sự quan tâm dạy dỗ sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, nay em

đã có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp, chuyên đề: “ Đánh giá thực trạng công tác Quản Lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Trãi – TP.Hà Giang – Tỉnh Hà Giang” Để có được kết quả này em xin đặc biệt cảm ơn chân

thành nhất tới cô giáo Nguyễn Lê Vinh đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạchhướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập trong thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú cán bộ viên chức của phòng tàinguyên Thành Phố Hà Giang đã tạo điều kiện cho em được làm việc, học hỏithêm kiến thức và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Với điều kiện thời gian có hạn bản thân em đã cố gắng học hỏi, nhưng kinhnghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập, nên báo cáo sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy côgiáo cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức, kiếnthức của mình Em mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Mai

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, yêu cầu 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Yêu cầu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học 3

1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai 3

1.1.2 Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đất đai 4

1.1.3 Khái niệm QLNN về đất đai 8

1.1.4 Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc QLNN về đất đai 9

1.1.5 Các nội dung QLNN về đất đai 11

1.1.6 Vai trò của QLNN về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 14

1.2 Căn cứ pháp lý 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

2.2 Nội dung nghiên cứu 19

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 19

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương 19

2.2.3 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 19

2.2.4 Điều tra xây dựng giá đất 19

2.2.4 Phân tích khó khăn và để xuất giải pháp 19

2.2.5 Kết luận và kiến nghị 19

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 20

2.3.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 20

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 20

Trang 3

2.3.4 Phương pháp so sánh 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 25

3.2 Hiện trạng sử dụng đất tại phường Nguyễn Trãi – Thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang 29

3.2.1 Đất nông nghiệp 30

3.2.2 Đất phi nông nghiệp 31

3.2.3 Đất chưa sử dụng 33

3.3 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 33

3.3.1 Kết quả thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận theo mục đích sử dụng 35

3.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác cấp GCN của phường Nguyễn Trãi và các xã, phường khác 41

3.3.3 Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSDĐ 45

3.4 Điều tra xác định giá đất đối với đất nông nghiệp 47

3.4.2 Tình hình biến động giá đất nông nghiệp theo giá thị trường trên địa bàn phường Nguyễn Trãi giai đoạn 2009- 2014 49

3.4.3 Đánh giá tình hình biến động giá đất trên địa bàn phường Nguyễn Trãi qua ý kiến của người dân và cán bộ quản lý 52

3.4.4 Nguyên nhân và xu hướng biến động giá đất trên địa bàn phường giai đoạn 2009 - 2014 54

3.5 Đề xuất một số giải pháp 55

3.5.1 Đối với công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 56 3.5.2 Đối với điều tra xác định giá đất 58

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 60

1 Kết luận 60

2 Kiến nghị 60

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013

phường Nguyễn Trãi

phường Nguyễn Trãi

xã, phường giai đoạn 2009 - 2014

giai đoạn 2009 - 2014

giai đoạn 2009 - 2013

chứng nhận đất nông nghiệp của các xã, phường

chứng nhận đất ở của các xã, phường

9 Bảng 3.9 Bảng 3.9 Quy định về giá đất nông nghiệp tại một số

khu vực phường Nguyễn Trãi giai đoạn 2009- 2014

10 Bảng 10 Diễn biến giá đất nông nghiệp trên thị trường của

phường Nguyễn Trãi giai đoạn 2009 - 2014

phường Nguyễn Trãi qua ý kiến của cán bộ quản lý

DANH MỤC HÌNH

Trang 6

Hình 3.1 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của phường Nguyễn Trãi –Thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang.

Hình 3.2 Cơ cấu các loại đất của phường Nguyễn Trãi – Thành phố Hà Giang –tỉnh Hà Giang

Hình 3.3 Kết quả cấp GCN của phường Nguyễn Trãi và các xã phường khác giaiđoạn 2009 – 2014

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chếcủa mỗi quốc gia Nó là điều kiện không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển

Vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian của mọi quá trình sảnxuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân

cư, xây dựng các công trình văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng

Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất và các thế hệ tiếp theo của loài người Do đó, đất đai phải dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao nhất Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay áp lực đối với đất đai càng lớn Trong những năm gần đây thì cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiêp hóa tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao trong khi đó tài nguyên đất đai thì có hạn chính vì thế mà đã gây sức ép rất lớn lên quỹ đất hiện có Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện đất đai luôn là thời sự nóng với người dân cũng như với các nhà hoạch định chính sách Các hiện tượng tranh chấp đất đai xảy ra nhiều, vấn

đề giao đất, cho thuê đất, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai sai mục đích, trái thẩm quyền diễn ra phổ biến; việc sử dụng đất lãng phí, thiếu tính khoa học và thiếu đồng bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai nên công tác Quản lý Nhà nước về đất đai là hết sức quan trọng.

Được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai, dưới sự hướng dẫn của cô giáo

Nguyễn Lê Vinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác

Quản Lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Trãi – TP.Hà Giang – tỉnh Hà Giang.

Trang 9

- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản

lý đất đai của địa phương

2.2 Yêu cầu

- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực, khách quan thực trạng quản lý và sửdụng đất đai của xã, phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan đúngpháp luật

- Những đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của phường

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai

1.1.1.1 Khái niệm về đất đai

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: Đất đai làmột diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môitrường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổnhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy, ) các lớp trầm tích sát

bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoànthực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của conngười trong quá khứ và hiện tại để lại

Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng

và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạtđộng sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người

Đất đai đóng vai trò quan trọng và quyết định cho sự tồn tại, phát triển củaloài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuấtnào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người

Luật đất đai năm 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:

“ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

Trang 11

thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…”

1.1.2 Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đất đai

1.1.2.1 Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945

Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược vàbè lũ bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, đời sống củanhân dân ta vô cùng cơ cực Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dùhoạt động trong điều kiện vô cùng sáng suốt trong đó có chủ trương và chính sách

về ruộng đất hết sức kịp thời Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu“ Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông” Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất được đặt

thành một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với công cuộc giải phóngdân tộc

Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói

là chủ trương đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sứcmạnh sắc bén góp phần đắc lực đưa cách mạng đi đến thành công

1.1.2.2 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1993

Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân

tộc Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất nước và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày” Ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Toàn dân tăng gia sản xuất nông nghiệp” và “khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp” để chống đói, giải

quyết tình hình trước mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông tư, Nghị định của BộQuốc dân Kinh tế và Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đã ban hành nhằm tăng cường

Trang 12

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Nhân dân ta đã sử dụng đất thuộc các đồn điềnvắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sản xuất cứu đói.

Ngày 18/6/1949, thành lập Nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trunglàm thuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến

Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện

triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất

đai được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh tác trênthửa đất của mình Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất đai ở Trungương được thành lập ( ngày 3 tháng 7 năm 1958 ) thuộc Bộ Tài chính với chứcnăng chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nông nghiệp Ngày05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg của Thủ tướng chính phủ cho tái lập hệ thống địachính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồgiải thửa và hồ sơ địa chính

Vào năm 1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa

phương trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp

Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảmbảo thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: Kinh

tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.Hiến pháp đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu

toàn dân được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch Thủ

tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạcgiải thửa nhằm nắm lại quỹ đất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu quản lý và sửdụng đất đai trong giai đoạn mới

Trang 13

Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trungương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao độngtrong hợp tác xã nông nghiệp Tiếp theo, Đại hội Đảng khóaVI năm 1986 đã đưavấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi

mới kinh tế Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nước ta được ra đời, có hiệu

lực từ năm 1988 Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh

tế nông nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, mộtvăn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp Nghị Quyết

đã khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuấthàng hóa Đây là những bước đi có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ giađình ở nông thôn trên cơ sở Nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng

ổn định, lâu dài

Để triển khai Luật Đất đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghịquyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụ Quốchội đã phê chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định, Thủtướng Chính phủ đã có một Chỉ thị Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hànhmột số Quyết định và Thông tư hướng dẫn

Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định rõ chế độ sở hữu và quản lý đất

đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân ” (Điều 17), “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và

có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật ” (Điều 18)

Trang 14

1.1.2.3 Thời kỳ từ 1993 đến nay

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ( bao gồm cả Luậtsửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Đất đai năm 2001 ) là một trong những đạo luật quan trọngthể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta Những kết quả đạt đượctrong việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh

tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội

Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, phápluật về đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Pháp luật đất đai chưa xác định nộidung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản

lý, vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước chưa xác định trong LuậtPháp luật đất đai chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, chưa có đủ cácchế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợinhuận qua việc chuyển nhựơng quyền sử dụng đất, về bồi thường khi thu hồi đất,

về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất v.v…

Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số:12/2001/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh cúa Quốc hội khóa XI(2002 – 2007), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai

2003 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2004 Luật đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Vai trò của QLNN về đất đai được nâng lên một bậc, việc phân cấp quyền hạn,chức năng QLNN của từng cấp được xác định rõ ràng hơn Đất đai được quản lýchặt chẽ và sử dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu quả kinh tế hơn

Đất đai là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là

Trang 15

tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khaiphá của con người Cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tựnhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không có nguồn gốc tự nhiên,thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân haytập thể) tạo ra đất đai được Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công thự

và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai cóthể sáng tạo ra đất đai Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhànước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, hết sức đặc biệt ấy

Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm,ngoài diện tích tự nhiên vốn có của quả đất Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá,

dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất đặcbiệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội Vì thế, sự ứng xửvới vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hoá, cả trong

nhận thức cũng như trong hành động ( Trích trong bài viết “Quản lý đất đai những khía cạnh đặc thù”- của Đ/C Phạm Quang Nghị: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí

-thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam )

1.1.3 Khái niệm QLNN về đất đai

Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tựhóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi của nhà nước, đó là sự tác động có

tổ chức và điều khiển quyền lực của nhà nước bằng pháp luật đối với các quátrình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan

hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trongcông cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ quannhà nước trong hệ thống từ Trung ương đến địa phương

Trang 16

Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bảncủa đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng,từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhát về quy hoạch kếhoạch, sử dụng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước

từ Trung ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được pháp luật vàthực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyềnlực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người trong lĩnh vực đất đai, nhằm duy trì phát triển các mối quan

hệ xã hội, trật tự pháp luật đất đai và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụQLNN về đất đai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

1.1.4 Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc QLNN về đất đai

1.1.4.1 Mục đích

- Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợppháp của người sử dụng

- Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước

- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất

- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống

Trang 17

- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lýlẻ tẻ từng vùng.

- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng

- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạngphục vụ cho múc đích sử dụng của loại đó

- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhấttrong toàn quốc

- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngànhđịa chính

- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất sosánh trong cả nước

- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước

- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nướcđầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng

- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệunhận được từ thực tế

- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúngthực tế

- Quản lý nhà nước về đất đai phải dựa trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, cácbiểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của nhà nước và cơ quan chuyên môn từtrung ương đến cơ sở

- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh

tế cao

Trang 18

1.1.5 Các nội dung QLNN về đất đai

Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai Đó là các hoạtđộng trọng việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đấtđai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểmtra, giám sát quá trình sử dụng đất đai

Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơquan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả tráchnhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thểchế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dungquản lý nhà nước về đất đai Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hộichủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai.Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốtnhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đấtnước Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và phápluật

1.1.5.1 Luật Đất đai 1987

Ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai ở Việt Nam Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật này được quyđịnh tại Điều 9, bao gồm:

- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính

- Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất

- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thựchiện các chế độ, thể lệ ấy

- Giai đất và thu hồi đất

Trang 19

- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất.

- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai

- Giải quyết tranh chấp đất đai

Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữaNhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất Do đó, nội dung quản lýnhà nước về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tế đất, chothuê đất Do không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấm chuyển dịchđất đai dưới mọi hình thức Những quy định này làm cho quan hệ đất đai khôngđược vận động theo hướng tích cực

1.1.5.2 Luật Đất đai 1993

Ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/1993 Đây là một trong nhữngluật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta Những kếtquả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai 1993 là tích cực, thúc đẩy pháttriển kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 1993bao gồm:

- Điều tra, khao sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính

- Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất

- Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện

- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sửdụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai

Trang 20

- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo vi phạm về quản lý, sử dụngđất đai.

Luật đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyển nhượngquyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dụng hệ thống các văn bản phápquy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệphóa – hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nên hiệu quảnền kinh tế đất nước Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sở pháp lý đểphù hợp với hoàn cảnh mới

1.1.5.3 Luật Đất đai năm 2003

Ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 và hiện nay gọi là Luật Đấtđai hiện hành Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiều nội dung đổi mới Nội dungquản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổchức thực hiện các văn bản đó

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồhiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai

Trang 21

- Quản lý tài chính về đất đai.

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bấtđộng sản

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trongviệc quản lý và sử dụng đất đai

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

So với các Luật Đất đai trước đây, nội dung quản lý nhà nước về đất đai củaLuật Đất đai 2003 được bổ sung, đổi mới ở các nội dung

1.1.6 Vai trò của QLNN về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta

Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh

tế, xã hội, và đời sống nhân dân Cụ thể là:

- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai

có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước; bảođảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao Giúp cho Nhà nướcquản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất cú cỏc biện pháp hữu hiệu

để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả

- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đấtđai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có

hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả

- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bảoluật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đánh của các tổchức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai

Trang 22

- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai nhưchính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư Nhà nước kích thích các tổchức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đainhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế -

xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái

- Thông qua việc kiểm tra, giảm sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắmchắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những viphạm pháp luật về đất đai

Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cảnước Mô hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằng tronghướng sử dụng đất và đảm bảo được nguồn lực đất đai cho quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa

1.2 Căn cứ pháp lý

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳngđịnh tại Điều 18, chương II: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theoquy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”

- Luật số 45/2013/QH13 về Đất đai

- Nghị định 43/2014/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Đất đai

- Chỉ thị 10/1998/TTg – CP ngày 20/02/1998 của Thủ tướng chính phủ vềviệc giao đất cấp giấy chứng nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp

- Chỉ thị 18/CT – TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng chính phủ về một sốbiện pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đô thị

và nông thôn

Trang 23

- Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009.

- Công văn 1427/ CV – ĐC ngày 13/10/1995 hướng dẫn xử lí một số vấn đề đất đai

đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thông tư 28/2014/ TT – BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường quy định thống kê , kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất

- Thông tư 1442/1999/TT – TCĐC ngày 21/09/1999 của Tổng cục Địa chính – Bộtài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo chỉ thị 18/1999/CT– TTg

- Thông tư 1990/2001/TT – TCĐC ngày 30/11/2001 về việc hướng dẫn đăng ký đấtđai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương phápxác định giá đất và khung giá các loại đất

- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004

- Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy định bổsung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư

- Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004

- Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010 của liên BộTài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định, banhành bảng giá đất và điều chỉnh giá đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung Ương

Trang 24

- Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

- Quyết định số 1039/2005/QĐ-UBND ngày 25/5/2005 của UBND tỉnh Hà Giangban hành bảng giá đất và bảng phân loại đường phố, vị trí các khu vực áp dụng giá đấttrên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 11/06/2007 của UBND tỉnh Hà Giang vềviệc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2010 có xétđến 2020

- Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 02/8/2013 của UBND tỉnh Hà Giang vềviệc phê duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011-2015) thành phố Hà Giang

- Quyết định số 4611/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Hà Giang vềviệc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hà Giang (nay là thành phố

Hà Giang)

- Quyết định 987/2008/QĐ-UBND ngày 07/04/2008 về việc công bố bảng giá đất

và điều chỉnh bổ sung bảng phân loại đường phố, vị trí các khu vực áp dụng bảng giá đấttrên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 02/08/2013 của UBND tỉnh về phê duyệtquy hoạch SDĐ giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất năm năm kì đầu ( 2011-2015) của UBND thành phố Hà Giang

- Quyết định số 1993/2008/QĐ-UBND ngày 12/01/2008 của UBND tỉnh HàGiang quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh HàGiang

- Quyết định số 4476/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Hà Giang

về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2009

Trang 25

- Quyết định 5480/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND tỉnh Hà Giang

về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2010

- Quyết định 4064/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang vềquy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2011

- Quyết định 211/2012/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh Hà Giang vềquy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2012

- Quyết định 2843/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Hà Giang vềquy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2013

- Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 về hướng dẫn thủ tục đăng

ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Với điều kiện thời gian ngắn, số liệu thu thập được hạn chế nên trong đề tài

em chỉ tập trung nghiên cứu, đề cập đến các nội dung quản lý về đất đai sau:

- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân

- Điều tra xây dựng giá đất đối với đất nông nghiệp

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàncủa phường Nguyễn Trãi và các xã, phường khác trong khu vực thành phố

- Phạm vi nghiên về thời gian: Giai đoạn 2009 – 2014

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương

2.2.3 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất

2.2.4 Điều tra xây dựng giá đất

2.2.4 Phân tích khó khăn và để xuất giải pháp

2.2.5 Kết luận và kiến nghị

Trang 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu liênquan đến quản lý đất đai trên địa bàn xã

2.3.2 Phương pháp tổng hợp số liệu

Phương pháp này nhằm tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh quátrình quản lý đất đai trong các nội dung quản lý đất đai trong các năm

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học

Thống kê, xử lý số liệu để tìm ra mối liên hệ giữa chúng

2.3.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các nội dung quản lý đất đai qua cácnăm

Trang 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Phường Nguyễn Trãi nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Giang có vị trítương đối thuận lợi với điều kiện giao thông, kinh tế xã hội phát triển với vị tríđịa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với phường Quang Trung

- Phía Nam giáp với xã Phương Thiện

- Phía Tây giáp với xã Phường Độ

- Phía Đông giáp với phường Trần Phú và phường Minh Khai

Trang 29

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Phường Nguyễn Trãi được bao bọc bởi dãy núi phía Tây nam chạy suốt dọc

từ Km 4 đường Thanh Thủy đến Cầu Mè, phía Bắc cũng có dãy núi chạy suốt từđồi Tỉnh ủy (Điểm cao 188) đến Km 3 xã Phương Độ, trên dãy núi này còn cóđiểm cao (223) dốc Mã Tim (tổ 3) Trung tâm có núi Cấm (điểm cao 409) và ĐềnMẫu Cấm Sơn Linh Từ đang khai thác thành điểm du lịch sinh thái và du lịch tâmlinh ý tưởng, phía đông có dòng sông Lô chảy suốt 3 km theo Quốc lộ 2 từ Tỉnh

ủy đến Cầu Mè Hệ thống đồi núi, sông suối có trên địa bàn phường tạo điều kiệnthuận lợi cho khu du lịch sinh thái, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng phục vụcho phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng

3.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Hà Giang nói chung và phường Nguyễn Trãi nói riêng nằm trongvùng nhiệt đợi gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của giómùa nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè.Gió mùa đông bắc ít hơn các nơi khác thuộc vùng đông bắc và đồng bằng BắcBộ…Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm

- Mùa mưa: Thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cảnăm, trong đó, tháng 6,7 và 8 có lượng mưa lớn nhất (300mm/tháng)

- Mùa khô: Lượng mưa ít (thường dưới 50mm/tháng), lượng bốc hơi lớn nênthường gây khô hạn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt

- Lượng mưa trung bình năm là 2.500mm/năm, lượng mưa cao nhất3.316mm/năm, lượng mưa thấp nhất 1.385mm/năm

- Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất năm là27,2(0C), nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 19,80C

Trang 30

- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.439 giờ, trong đó tháng có nhiều giờnắng nhất trong năm là tháng 8, tháng ít giờ nắng nhất là tháng 2.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông bắc và gió đông nam, gió mùađông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa đôngnam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9

Nhìn chung phường Nguyễn Trãi có điều kiện thuận lợi cho phát triển nềnnông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụđông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều cây rau ngắn ngày có giá trị kinh

tế cao

Yếu tố hạn chế lớn đối với sử dụng đất là lượng mưa lớn tập trung theo mùathường xảy ra hiện tượng thiếu nước về mùa khô và thừa nước về mùa mưa

3.1.1.4 Chế độ thủy văn

Là một phường có diện tích hẹp, hệ thống sông suối trong phường gồm cósông Lô và các suối nhỏ, trong đó sông Lô là ranh giới chia tách giữa 2 phường,các khe suối nhỏ thường có nước và mùa mưa Hệ thống thoát nước trong phườngchưa hoàn chỉnh, vẫn còn hiện tượng ngập úng và mùa mưa

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng

Là một phường trung tâm của thành phố Hà Giang, Nguyễn Trãi có tổngdiện tích tự nhiên là 428,36 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 251,09 ha,chiếm 60,98% tổng diện tích tự nhiên của phường, nhóm đất phi nông nghiệp là168,67 ha, chiếm 38,78% tổng diện tích tự nhiên của phường Đất đai của phườngthuộc nhóm đất đồi núi Đất có phản ứng chua với pHKCl 4,4 – 4,8, hàm lượngchất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt trung bình, tầng dưới nghèo, lân tổng số

Trang 31

trung bình, kali tổng số nghèo, lân và kali dễ tiêu nghèo, nhìn chung đất chua,nghèo dinh dưỡng.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Trên địa bàn phường có sông Lô chảy qua, đây là nguồnnước mặt thuận tiện cho việc khai thác sử dụng trong sinh hoạt và dùng trong sảnxuất nông nghiệp, ngoài ra còn có một số khe suối nhỏ nhưng lượng nước khôngđáng kể, chỉ có một mùa Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa bàn phường tươngđối hạn chế

Nguồn nước ngầm: Hiện tại trên địa bàn phường chưa được khảo sát thăm

dò nguồn tài nguyên này

* Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Là một phường nằm gần trung tâm thành phố nên diện tích rừng khôngnhiều, trong đó toàn bộ là rừng tự nhiên sản xuất còn một phần đã được giao chocác hộ gia đình quản lý, sử dụng, phần còn lại do UBND phường quản lý và bảo

vệ Ngoài diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi, bảo vệ, trên địa bàn phường còn

có một số ít diện tích rừng trồng không đáng kể Các loại cây trồng thường là keo,mỡ…tập trung chủ yếu ở núi Hàm Hổ, độ che phủ của rừng chỉ đạt khoảng 45%

* Tài nguyên nhân văn

Phường Nguyễn Trãi gồm có 15 dân tộc cung chung sống, đông nhất là dântộc Kinh rồi đến Tày, Dao, Nùng, Hoa…và một số dân tộc khác

Trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống,

lễ hội của mỗi dân tộc mang những nét đặc trưng riêng, tạo nên sự đa đạng vănhóa của đồng bào dân tộc nơi đây

Trang 32

3.1.1.6 Thực trạng môi trường

Phường có cảnh quan thiên nhiên đẹp, tuy nhiên môi trường đang chịu tácđộng mạnh bởi hoạt động sản xuất, xây dựng, sinh hoạt của người dân Môitrường đất bị ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, kỹthuật canh tác làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, chua hóa…do rừng bị tàn phá, đất

bị rửa trôi, nước thải từ khu dân cư không được xử lý làm cho chất lượng nướcmặt bị ô nhiễm

Cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái cần phải đượcquan tâm bảo vệ giữ gìn và phát huy những giá trị to lớn từ các dịch vụ cung cấp

mà các hệ sinh thái, tài nguyên đa dạng sinh học đem lại cho con người nhằmmục tiêu phát triển bền vững

3.1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

* Thuận lợi

Phường Nguyễn Trãi là phường trung tâm của Thành phố Hà Giang, nằmdọc theo trục đường Quốc lộ 2, cách biên giới Việt Trung 20 Km Phường cóquốc lộ 2 chạy qua nên có nhiều điều kiện thuận lợi để giao thương phát triểnkinh tế xã hội.Nguyễn Trãi có khu thắng cảnh Núi Cấm, trong tương lại sẽ trởthành điểm du lịch, khu vui chơi hấp dẫn của Thành phố Hà Giang

* Khó khăn

Trình độ dân chí không đồng đều, diện tích đồi núi chưa sử dụng, núi đánhiều, nguồn nước bị hạn chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sinhhoạt và sản xuất của người dân

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Nguyễn

Trang 33

Trãi không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn và thử thách đã cónhững tiến bộ quan trọng Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực xuất hiện nhiều nhân tốmới, những mô hình tốt tạo đà cho đổi mới phát triển trong giai đoạn tới.

Trong những năm qua phường Nguyễn Trãi đã tạo cho mình một nền kinh tếkhá ổn định và có những bước phát triển tích cực, cơ cấu kinh tế đang chuyển dầntheo hướng sản xuất hàng hóa, theo bước phát huy được tiềm năng của địaphương

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế: Thực hiện 352,8 tỷ đồng Trong đó:

- Công nghiệp và xây dựng: 80,44 tỷ đồng, chiếm 22,8%

- TM – DV – DL: 264,6 tỷ đồng, chiếm 75,0%

- Nông - Lâm - Nghiệp – Thủy sản: 7,76 tỷ đồng, chiếm 2,2%

- Đời sống vật chất của nhân dân ngày một nâng cao, thu nhập bình quânđầu người 18 triệu/người/năm; số hộ khá giàu chiếm 80%, tỷ lệ hộ nghèo giảm

Trang 34

Hình 3.1 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của phường Nguyễn

Trãi – Thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, phường đã thực tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồngvật nuôi, kết hợp với sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản có giá trị kinh

tế cao, tăng năng suất sản lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa đạt giá trị 7,2

tỷ đồng Chăm sóc và quản lý tốt diện tích rừng hiện có, đã có khuyến khích đượccác hộ phát triển kinh tế trang trại, quản lý tốt khu du lịch núi Cấm và làm tốtcông tác phòng chống cháy rừng

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển với quy mô lớn cả về sốlượng và chất lượng Các cơ sở sản xuất được khuyến khích đầu tư, mở rộng quy

Trang 35

mô với nhiều ngành nghề khác nhau, góp phần quan trọng về giải quyết tạo việclàm cho người lao động như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa xe máy, lắpđặt khung nhôm, kính, cửa hoa sắt, cửa gỗ, xưởng chế biến lâm sản, hợp tácphường khai thác đá…Giá trị sản xuất ngành thủ công nghiệp năm 2013 đạt 45,4

tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 82,5% so với đầu nhiệm kỳ

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Các thành phần kinh tế, các hộ gia đình không ngừng phát triển Có nhữngchính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà hàng, khách sạn đầu tư xây dựng vànâng cấp đạt tiêu chuẩn sao Vận động các hộ kinh doanh nhà trọ nâng cấp cảitạo, đảm bảo mỹ quan đô thị đồng thời tạo ra môi trường lành mạnh cho cácDoanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng các dự án, các điểm vui chơi ẩm thực vềđêm thuộc đường 19/5, đẩy mạnh phát triển chất lượng các dịch vụ thuộc khuvành đai kinh tế, khu trung tâm hội chợ, các khu du lịch văn hóa, du lịch tâm linhnhư: Đền Mẫu, Chùa Quốc Tự…

3.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo báo cáo thống kê dân số của phường Nguyễn Trãi năm 2014 có 15 dântộc, 10.413 người, tương ứng với 3.254 hộ gia đình, trong địa bàn phường bìnhquân là 3,2 người/hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,05 %

Dân số trong phường phân bố không đồng đều, dân cư sống tập trung tạitrung tâm các trục đường chính

Lực lượng lao động đông, nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệthấp Nguồn lao động trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao

Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm

3.1.2.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội

* Thuận lợi:

Ngày đăng: 12/09/2019, 22:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Tổng cục Quản lý đất đai (2013), Báo cáo tổng kết công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất năm 2013
Tác giả: Tổng cục Quản lý đất đai
Năm: 2013
[7] Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2009), Thông tư số 17/2009/TT- BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Năm: 2009
[8] Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Giang, Tổng hợp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Giang đến ngày 31/12/2014, Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp cấpGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ giađình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Giang đến ngày 31/12/2014
[10] Nguyễn Thế Huấn (2012),“Bài giảng định giá đất”, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài giảng định giá đất”
Tác giả: Nguyễn Thế Huấn
Năm: 2012
[1] Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Năm 2009 Khác
[2] Hiến pháp 1992, nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia,1992 Khác
[3] Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai Khác
[4] Giáo trình đăng ký và thống kê đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Khác
[5] Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai của nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội – 2007 Khác
[9] Bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư số 20/2010/TT – BTNMT về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năm 2010 Khác
[11] Nghị định Chính phủ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Khác
[12] Nghị định Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư Khác
[13] Thông tư của Bộ Tài chính số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 Khác
[14] Quyết định số 1993/2008/QĐ-UBND ngày 12/01/2008 của UBND tỉnh Hà Giang quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang Khác
[15] Quyết định số 4476/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Hà Giang về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2009 Khác
[16] Quyết định 5480/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2010 Khác
[17] Quyết định 4064/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2011 Khác
[18] Quyết định 211/2012/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh Hà Giang về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2012 Khác
[19] Quyết định 2843/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Hà Giang về quy định giá đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w