1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hưng hà tỉnh thái bình

73 904 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 722 KB

Nội dung

Pháp luật đất đai chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cóhiệu quả, chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, văn minh, quốc phòng Trải quanhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo

vệ vốn đất như ngày nay Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí

cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốnchủ quan của con người Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyênquý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự pháttriển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chinh trị và pháttriển xã hội

Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào.Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đấtđai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộcủa nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị Khi xã hội càng pháttriển thì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí

quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải vật chất” Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của

mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sửdụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả

Huyện Hưng Hà đã và đang phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý khikết nối với các địa bàn lân cận Huyện đã và đang có những bước tiến mạnh

mẽ trong phát triển kinh tế xã hội Hoạt động sản xuất đang chuyển trọng tâm

từ nông nghiệp sang thương mại và dịch vụ Sự chuyển dịch này đã mang đếnnhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý nhà nước về đất đai

Từ thực tế trên cũng như nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tácquản lý về đất đai đồng thời được sự phân công của khoa Quản lý đất đaicùng sự hướng dẫn của cô giáo Bùi Thị Then-khoa Quản lý đất đai.Tôi tiến

Trang 2

hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình”

2 Mục đích, yêu cầu

2.1 Mục đích:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp vàpháp luật đất đai

- Tìm hiểu công tác QLNN về đất đai của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình

- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác QLNN về đất đai tại huyện

và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đấtcủa huyện Hưng Hà trong thời gian tới

2.2 Yêu cầu:

- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử

dụng đất đai của huyện, phải được phân tích, đánh giá một cách khách quanđúng pháp luật

- Những kiến nghị đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng củahuyện

Trang 3

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học.

1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai.

Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người tạo

ra Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá

từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhu cầuthiết yếu của con người

Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai Tất cả các cuộcchiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều cóliên quan đến đất đai bởi đất đai là yếu tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là điềukiện không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế

Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đất đaimới có các hoạt động sống diễn ra Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sốngsinh thái của con người và các sinh vật trên trái đất

Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người Trong côngnghiệp, đất đai có vai trò là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thao tác,hoạt động sản xuất kinh doanh Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đấtđai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện quá trình sản xuất

mà nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng

Trong mọi nền kinh tế – xã hội thì lao động, tài chính, đất đai và các nguồntài nguyên là ba nguồn lực đầu vào của sản xuất Ba nguồn lực này phối hợpvới nhau, tương tác lẫn nhau, chuyển đổi qua lại để tạo nên một cơ cấu đầuvào hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh tế Ngày nay, đấtđai trở thành nguồn nội lực quan trọng, nguồn vốn to lớn của mọi quốc gia

Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thếđược nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác độngtích cực của con người một cách thường xuyên Ngược lại, đất đai không pháthuy tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện Dù trong thực tế,mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của

Trang 4

đất đai và hoàn cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mụctiêu bảo đảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lậpquyền bình đẳng về hưởng dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế – xã hội.

Với vai trò hết sức quan trọng, đất đai được nhìn nhận dưới nhiều góc độkhác nhau, có những đặc trưng riêng không giống những vật thể khác Bởiđất đai có những đặc trưng:

 Có nguồn cung giới hạn trong khi số lượng người và của cải do con ngườitạo ra ngày càng tăng Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung về đấtđai ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng

 Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhautrong xã hội, người có quyền đối với đất không thể cất giấu được cho riêngmình, khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội

 Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình sửdụng Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng,khai thác của con người Do đó, đất đai trở thành mối quan tâm hàng đầu củamỗi quốc gia

1.1.2 Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà Nước về đất đai.

1.1.2.1 Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945

Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè

lũ bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, đời sống củanhân dân ta vô cùng cơ cực Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dùhoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra nhữngđường lối cách mạng vô cùng sáng suốt trong đó có chủ trương và chính sách

về ruộng đất hết sức kịp thời Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông” Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất

được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với công cuộcgiải phóng dân tộc

Trang 5

Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói làchủ trương đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sứcmạnh sắc bén góp phần đắc lực đưa cách mạng đi đến thành công.

1.1.2.2 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1993

Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân

tộc Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất nước và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày” Ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Toàn dân tăng gia sản xuất nông nghiệp” và “khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp”

để chống đói, giải quyết tình hình trước mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông

tư, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đãban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Nhân dân ta đã

sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sảnxuất cứu đói

Ngày 18/6/1949, thành lập Nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làmthuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến

Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện

triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu

đất đai được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canhtác trên thửa đất của mình Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đấtđai ở Trung ương được thành lập ( ngày 3 tháng 7 năm 1958 ) thuộc Bộ Tàichính với chức năng chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nôngnghiệp Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg của Thủ tướng chính phủ cho táilập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ

đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính

Vào năm 1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở

địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp

Trang 6

Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảothực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tếquốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.Hiến pháp đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu

toàn dân được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch.

Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triểnkhai đo đạc giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầuquản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn mới

Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trungương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao

động trong hợp tác xã nông nghiệp Tiếp theo, Đại hội Đảng khóa VI năm

1986 đã đưa vấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương

trình mục tiêu đổi mới kinh tế Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nước

ta được ra đời, có hiệu lực từ năm 1988 Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quantrọng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của

Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, một văn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sửdụng đất nông nghiệp Nghị Quyết đã khẳng định việc chuyển nền nôngnghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hóa Đây là những bước đi

có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn trên cơ sởNhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài

Để triển khai Luật Đất đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghịquyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụQuốc hội đã phê chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định,Thủ tướng Chính phủ đã có một Chỉ thị Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã banhành một số Quyết định và Thông tư hướng dẫn

Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định rõ chế độ sở hữu và quản lý đất đai:

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân ” (Điều 17), “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng

Trang 7

ổn định lâu dài Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật ” (Điều 18)

1.1.2.3 Thời kỳ từ 1993 đến nay

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ( bao gồm cả Luậtsửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 ) là một trong những đạo luậtquan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta Những kếtquả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩyphát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội

Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, phápluật về đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Pháp luật đất đai chưa xác địnhnội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thốngnhất quản lý, vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước chưa xácđịnh trong Luật Pháp luật đất đai chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cóhiệu quả, chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tôchênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua việc chuyển nhựơng quyền sử dụng đất,

về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất v.v…

Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số:12/2001/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh cúa Quốc hội khóa

XI (2002 – 2007), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đấtđai 2003 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2004 Luật đã khẳng định:

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Vai trò của QLNN về đất đai được nâng lên một bậc, việc

phân cấp quyền hạn, chức năng QLNN của từng cấp được xác định rõ rànghơn Đất đai được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu quảkinh tế hơn

Đất đai là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là

Trang 8

tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác độngkhai phá của con người Cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗtính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không cónguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình(dù là sức cá nhân hay tập thể) tạo ra đất đai được Con người có thể làm ranhà máy và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưngkhông ai có thể sáng tạo ra đất đai Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụngđất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, hết sức đặcbiệt ấy.

Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngoàidiện tích tự nhiên vốn có của quả đất Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá,

dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chấtđặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội Vì thế, sựứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giảnhoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động.( Trích trong bài viết

“Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù”- của Đ/C Phạm Quang Nghị:

Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam )

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tựhóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định

QLNN là hoạt động thực thi của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức

và điều khiển quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình

xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan

hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trongcông cuộc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơquan Nhà nước trong hệ thống từ Trung ương đến địa phương

QLNN về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đấtđai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từngđịa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế

Trang 9

hoạch, sử dụng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cảnước từ Trung ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu đượcPháp luật và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai.

1.1.4 Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc QLNN về đất đai.

1.1.4.1 Mục đích:

-Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợppháp của người sử dụng

- Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của Nhà nước

- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai

- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống

1.1.4.2 Yêu cầu:

Phải đăng ký, thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diệntích, chất lượng đất ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương

1.1.4.3 Nguyên tắc

Đối tượng của quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, cho nên quản lý nhà nước

về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không đượcquản lý lẻ tẻ từng vùng

- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng

- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạngmục phục vụ cho mục đích sử dụng đất của các loại đó

- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhấttrong toàn quốc

- Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trongngành địa chính

- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thốngnhất so sánh cả nước

- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước

Trang 10

- Những điều kiện riêng lẻ phải khách quan, chính xác, đúng những kếtquả, số liệu nhận được từ thực tế.

- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúngthực tế

- QLNN về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các văn bản,biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từTrung ương đến địa phương

- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quảkinh tế cao

1.1.5 Các nội dung QLNN về đất đai.

Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai Đó là các hoạtđộng trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổđất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trongviệc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai

Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơquan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quảtrách nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách,chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứngđược nội dung quản lý nhà nước về đất đai Điều này thể hiện chức năng củaNhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong

đó có quản lý đất đai Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụngđất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho cácmục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước Vì vậy, đất đai cần phải được thốngnhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật

1.1.5.1.Luật Đất đai 1987

Ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấtđai ở Việt Nam Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật này được quyđịnh tại Điều 9, bao gồm:

 Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;

Trang 11

 Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;

 Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thựchiện các chế độ, thể lệ ấy;

 Giao đất và thu hồi đất;

 Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

 Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;

 Giải quyết tranh chấp đất đai

Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữaNhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất Do đó, nội dungquản lý nhà nước về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tếđất, cho thuê đất Do không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấmchuyển dịch đất đai dưới mọi hình thức Những quy định này làm cho quan

hệ đất đai không được vận động theo hướng tích cực

1.1.5.2 Luật đất đai 1993

Nội dung QLNN về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 1993 bao gồm:

 Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địachính;

 Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;

 Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện;

 Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất;

 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sửdụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

 Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;

 Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo vi phạm vềquản lý, sử dụng đất đai

Luật Đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyển nhượngquyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bảnpháp quy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực

Trang 12

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệphóa - hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nên hiệuquả nền kinh tế đất nước Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sởpháp lý để phù hợp với hoàn cảnh mới

1.1.5.3 Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009

Do vậy Luật đất đai năm 2013 ra đời (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004) vàhiện nay gọi là Luật Đất đai hiện hành Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiềunội dung đổi mới Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dungđược quy định tại Khoản 2 Điều 6:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổchức thực hiện các văn bản đó

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Quản lý tài chính về đất đai

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất độngsản

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trang 13

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

1.1.5.4 Nội dung chủ yếu của QLNN về đất đai trên địa bàn cấp huyện

Ngay sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sống cùnghàng loạt các văn bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hoá Luật Đất đaicũng được ban hành thì địa bàn huyện cũng thực hiện nhiệm vụ của mìnhtheo luật quy định

Và đến nay, khi Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có hiệu lựcthi hành thì những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địabàn cấp huyện:

Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước vềđất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm

-Quản lý quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất ,chuyển mục đicáh sử dụngđất

-Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,cấp GCN

-Thống kê, kiểm kê đất đai

-Quản lý tài chính về đất đai

-Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất đọngsản

-Quản lý, giám sát việc thực hiên quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất-Thanh tra,kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

-Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố caoscacs vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trang 14

-Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

1.1.6 Vai trò của QLNN về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta

* Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay.

Theo quy định tại điều điều 17 Hiến Pháp 1992: Ở Việt Nam, đất đai thuộc sởhữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện duy nhất Nhà nước thống nhấtquản lý đất đai Nhà nước thực hiện các quyền của một chủ sở hữu như sau:

Quyền định đoạt đối với đất đai

 Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệtquy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;

 Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;

 Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích

sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với ngườiđang sử dụng đất, thu hồi đất;

 Định giá đất

Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính

về đất đai

 Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

 Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

 Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sửdụng đất mang lại

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước.

Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

* Chế độ sử dụng đất đai

Trang 15

Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước quy định chế độ sử dụng đấtđai như sau:

Nhà nước giao quyền sử dụng đất như một tài sản cho người sử dụng đấttrong hạn mức phù hợp với mục đích sử dụng và Nhà nước công nhận quyền

sử dụng đất đối với người sử dụng đất hợp pháp

Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi,chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặngcho đối với một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất

Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cảnước Mô hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằngtrong hưởng dụng đất và bảo đảm được nguồn lực đất đai cho quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Mối quan hệ của Nhà nước và người sử dụng đất thể hiện qua sơ đồ hình vẽdưới đây :

Hình 1.1 : Sơ đồ về mối quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước

Chuyển giao, cho thuê, Mượn, thuê nhân công

Luật pháp, quy hoạch, kinh tế

và nghĩa vụ

Đăng ký, hồ sơ địa chính

Sử dụng Hưởng lợi

Trang 16

* Vai trò của công tác QLNN về đất đai

Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người và có những đặctrưng riêng, đất đai được Nhà nước thống nhất quản lý nhằm:

 Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Đất đai được

sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tíchnhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý Thôngqua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhànước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quyhoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra

 Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm đượcquỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất Trên cơ sở đó có những biện phápthích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất

 Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ramột hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việcbảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảmlợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất

 Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nướcnắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất

Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyếtnhững sai phạm

 Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chínhsách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nộidung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưapháp luật vào cuộc sống

Để thực hiện được chức năng quản lý của mình, Nhà nước phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

 Nguyên tắc đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước;

 Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đấtđai;

Trang 17

 Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích thu được từ đấtđai;

 Nguyên tắc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất

1.2 Căn cứ pháp lý

1.2.1 Các văn bản pháp lý.

1 Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009

2 Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01-10-2001 của Chính phủ về quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

3 Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01-11-2001 của Tổng cục Địachính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 củaChính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hànhLuật Đất đai

5 Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ trưởng Bộ tàinguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch và triển khai thi hành LuậtĐất đai 2003

6 Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30-11-2001 của Tổng cục Địachính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất

7 Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường ban hành qui định về cấp giấy chứng nhận quyền

Trang 18

11 Thông tư số 2074/TT-TCĐC ngày 14-12-2001 của Tổng cục Địa chínhhướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ giao đất, thuê đất đối với tổ chức, hộgia đình, cá nhân trong nước.

12 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

13 Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 2/8/2007 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về thống kê, kiểm kê đất đai

14 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về Quyđịnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất

15 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên vàmôi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

16 Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên vàmôi trường quy định bổ sung về GCNQSDĐ

Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 03/06/2009 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về quản lýđất đai trên địa bàn tỉnh

Chỉ thị 24 CT/TU ngày 22/08/2009 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 57CT/TU ngày 03/03/2010 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc triển khai thihành Luật Đất đai năm 2003,sửa đổi bổ sung năm 2009

Chỉ thị 68/CT-UB ngày 14/03/2000 của UBND tỉnh Thái Bình về việc tiếptục đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở nôngthôn vào năm 2011

Trang 19

CHÝÕNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là về công tác QLNN về đất đai

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện Tự nhiên, kinh tế- xã hội

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương

2.2.3 Thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hưng Hà 2.2.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

2.2.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

2.2.3.3 Lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

2.2.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.2.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2.3.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ

2.2.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai

2.2.3.8 Quản lý tài chính về đất đai

Trang 20

2.2.3.9 Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản

2.2.3.10 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

2.2.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

2.2.3.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

2.2.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

2.2.4 Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp

2.2.5 Kết luận và kiến nghị

2.3 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu các văn bản luật, dưới luật về quản lý và sử dụng đất do cơquan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

2.3.1 Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu.

- Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định của các cơquan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản

lý đất đô thị, trên cơ sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ởđịa phương Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, cáctrang web của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các sốliệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sửdụng đất đô thị Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong

đồ án

2.3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân tổ và phân tích cácquy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị và phân tích thông tin

về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này Ngoài ra,phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin cũng được sử dụng để có được

Trang 21

kết quả tổng hợp, có được các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bàytrong đồ án.

2.3.3 Phương pháp so sánh:

Phương pháp này so sánh giữa lý thuyết và thực tế về tình hình quản lý và sử

dụng đất đô thị của huyện

Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định củapháp luật một số nước khác từ đó chỉ ra các quy định tương thích, các quyđịnh không tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nướcđó; thấy được nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc thựchiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất đô thị

2.3.4 Phương pháp kế thừa.

Dựa vào các tài liệu và số liệu đã được công bố trên các báo cáo khoa học để

có thể phân tích tình hình, thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đấtđai

Trang 22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG HÀ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hưng Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, bao gồm 35 xã và thị trấn(33 xã và 02 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 21.028,68 ha, chiếm12,96% tổng diện tích toàn tỉnh Thái Bình Ranh giới của huyện được xácđịnh như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên

- Phía Nam giáp huyện Vũ Thư

- Phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và huyện Đông Hưng

- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam

Huyện có ba mặt tiếp giáp với 3 con sông lớn (sông Hồng phía Tây, sôngLuộc phía Bắc và sông Trà Lý phía Tây Nam) Có 5 tuyến quốc lộ và tỉnh lộchạy qua địa bàn huyện (trong đó tuyến quốc lộ 39 chạy qua 7 xã và 2 thịtrấn) và đặc biệt khi đường cao tốc Thái Hà hoàn thiện cùng với hệ thốnggiao thông nông thôn, huyện lộ và giao thông thủy đã tạo thành hệ thống giaothông quan trọng nối liền huyện Hưng Hà với thành phố Thái Bình, cáchuyện trong tỉnh và thành phố Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng sông Hồng,nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế Hà Nội – HảiPhòng - Quảng Ninh Vị trí địa lý của huyện đã tạo những điều kiện rất thuậnlợi cho huyện trong buôn bán, trao đổi, vận tải hàng hóa, hành khách và giaolưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Hưng Hà thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằngphẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1km), cao trình biến thiên từ 1 - 2m sovới mặt nước biển Nhìn chung, địa bàn huyện có độ cao bình quân lớn nhấttỉnh, hướng đất thấp dần từ Bắc xuống Nam Đất Hưng Hà thuộc khu vực

Trang 23

phía Bắc sông Trà Lý được hình thành sớm và chịu ảnh hưởng của phù sasông Hồng và sông Luộc nên là vùng đất tương đối cao hơn, độ cao trungbình từ 1,3 - 2,5 m so với mực nước biển.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%, mùa mưa

độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ, các tháng có

số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhấtvào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sautrung bình 120 - 130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12)

- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió ĐôngNam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10 Tốc độ giótrung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình thángnhỏ nhất là 3,1m/s

từ tháng 6 đến tháng 10 mực nước sông lên nhanh và cao hơn mặt ruộng từ 2

- 5m Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau mực nước sông xuống thấphơn mặt ruộng từ 2 - 3m Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc

Trang 24

cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng cung cấp lượng phù sakhông nhỏ phục vụ việc cải tạo đồng ruộng.

- Sông Luộc là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ

xã Tân Lễ đến xã Điệp Nông qua địa phận các xã: Tân Lễ, Canh Tân, CộngHòa, Hòa Tiến, Tân Tiến, Điệp Nông có chiều dài 21km Lưu lượng dòngchảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm Sông Luộc cũng góp phần tíchcực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng

- Sông Trà Lý cũng là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắtđầu từ xã Hồng Minh đến xã Chí Hòa (qua địa phận 2 xã: Hồng Minh, ChíHòa); có chiều dài 4,5km Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàngnăm

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Hưng Hà được chia làm 3nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa, diện tích 11.440,37 ha chiếm 93% diện tích đất điều tra

Là nhóm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, với khả năng hấpthu các chất hữu cơ khá cao

Trang 25

- Nhóm đất cát, diện tích 723.58 ha, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinhdưỡng.

- Nhóm đất phèn, diện tích 66,45 ha nằm xen kẽ rải rác ở các xã

Ngoài ra còn có nguồn đất sét, nguồn tài nguyên cát lòng sông rất phong phú

để phục vụ sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng

3.1.1.5.2 Tài nguyên nước

- Nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông ngòi, ao, hồ,trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước sông Hồng, sông Luộc, sông TràLý… Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng được nhu cầuphát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn phát triển Tuynhiên, nguồn nước mặt ở Hưng Hà đang bị ô nhiễm

- Nước ngầm: Theo tư liệu dự án Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn Thái Bình đến năm 2020 cho biết nguồn nước ngầm ở Hưng Hà có

2 tầng đặc trưng:

+ Tầng chứa nước Thái Bình: Đây là tầng phát triển không đồng đều, rấtmỏng ở phía Bắc với chiều dày tầng chứa nước lớn nhất đạt tới 25 m, trungbình 5 - 10 m và lưu lượng từ 0,1 - 0,7 l/s, mực nước giao động từ 1 - 2m.Tầng chứa nước Thái Bình thuộc tầng nghèo nước, điều kiện thủy hóa phứctạp.Tuy nhiên, với các dải nước ở Hưng Hà có ý nghĩa về cấp nước cho các

hộ khai thác đơn lẻ, mỗi giếng có thể đạt từ 40 - 60 m3/ngày, mặt nước tĩnhnông, gần mặt đất, chất lượng khá

+ Tầng chứa nước Hải Hưng được ngăn cách với tầng chứa nước Thái Bìnhbởi lớp sét, có chiều sâu gặp từ 2 - 40m, chiều dày phát triển không đều Tầngđược tạo bởi nhiều nguồn gốc trầm tích Sông - Biển; Biển - Đầm lầy, đất đáchủ yếu là sét, bột cát, bột - sét lẫn cát, nhiều vỏ sò sinh vật biển Tầng có lưulượng từ 0,025 - 0,59 l/s, mực nước giao động từ 0,5 - 1m Tầng chứa nướcHải Hưng thuộc tầng nghèo nước, chất lượng kém, phần lớn đều bị lợ đếnmặn

- Nguồn nước nóng ở xã Duyên Hải: Theo tư liệu và xét nghiệm bước đầucủa khoa sinh hóa Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết tại vùng đất

xã Duyên Hải ở độ sâu 50m có nguồn nước nóng 500C; ở độ sâu 178m có

Trang 26

nguồn nước nóng 720C Tuy trữ lượng chưa được xác định nhưng 6 năm gầnđây chính quyền xã Duyên Hải đã đưa vào quản lý giao cho tư nhân khai thácbằng máy khoan bơm điện, bể chứa xử lý với mục đích cung cấp nước nóngphục vụ ngành thủy sản nuôi giữ cá bố mẹ qua đông và đẻ sớm, đã góp phầncung cấp lượng cá giống cho khu vực.

Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, chất lượng nước tươngđối tốt, ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong việc phát triển kinh tế xãhội và đời sống nhân dân, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng

đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, đời sống củanhân dân giúp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện

3.1.1.5.3.Tài nguyên khoáng sản

Hưng Hà là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển, đất đai của huyện đượchình thành do quá trình bồi đắp của trầm tích biển nên tài nguyên khoángsản của huyện rất nghèo về trủng loại và ít về trữ lượng, chủ yếu là khoángsản cát lòng sông, đất sét trắng, gạch ngói, than nâu và sa khoáng

Ngoài ra huyện còn phát hiện được mỏ nước nóng 570C ở độ sâu 50m và

720C ở độ sâu 178m thuộc huyện Duyên Hải Hai mỏ nước nóng này hiệnđang được đầu tư khai thác phục vụ chăn nuôi thủy sản, phát triển du lịch vàchữa bệnh cho nhân dân Trong lòng đất huyện Hưng Hà nói riêng và tỉnhThái Bình nói chung còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằngsông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (toàn tỉnh Thái Bình có tới trên

30 tỷ tấn), nhưng phân bố ở độ sâu 600 - 1000 m nên chưa đủ điều kiện vềvốn, khoa học công nghệ để khai thác

3.1.1.5.4 Tài nguyên nhân văn

Hưng Hà là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cáchmạng Nhân dân Hưng Hà đã tạo dựng được nhiều công trình văn hóa có ýnghĩa lịch sử như tôn miếu, lăng mộ nhà Trần, đền Tiên La,… gắn liền với cáccông trình mang tính lịch sử đó là các danh nhân: Thái sư Trần Thủ Độ, "Nữtướng hậu cần" của nhà Trần - Trần Thị Dung, Bát Nạn Tướng Quân - Vũ ThịThục (tướng quân phá nạn cho dân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng), bác học

Lê Quý Đôn Nhân dân trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có

Trang 27

đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên.

Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triểnkinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; làthuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vữngbước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyệngiàu, đẹp, văn minh

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai song dưới sựlãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềmnăng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Hưng Hà đãdần đi vào hướng phát triển ổn định, đạt bình quân trong giai đoạn 201 1-

2013là 10,94% Trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 4,61% ,giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 18,21% (giai đoạn 2011-2013);giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ tăng 9,62% (giai đoạn 2011-2013)

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Khu vực nông nghiệp - ngư nghiệp có tỷ trọng giảm đều trong cơ cấu giá trị sảnxuất của huyện từ 49,68% năm 2011 xuống còn 29,1% năm 2013

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,17% trong cơ cấu giá trị sản xuấtnăm 2010 lên 53,52% vào năm 2013

- Khu vực thương mại, dịch vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của biến động thị trường giá

cả song cơ cấu giá trị sản xuất đạt ở mức 17,39% vào năm 2013

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 - 2013, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyểndịch đúng hướng, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng tăngnhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần

tỷ trọng ngành nông lâm - nghiệp Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiệnnay diễn ra vẫn còn chậm, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng thấp hơnnhiều so với cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp

Trang 28

3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

Do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc trẻ em luônđược quan tâm Giữ vững mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh còn 1,4% Tỷ lệ pháttriển dân số tự nhiên của Hưng Hà trong những năm vừa qua khoảng0,95%/năm, chất lượng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số toàn huyện là 258.168 người Trong

đó, dân số thành thị là 21.440 người, chiếm 8,67% dân số toàn huyện Mật độdân số toàn huyện là 1.234 người/km2 (cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh

là 1.154 người/km2) Dân cư tập trung đông ở các thị trấn và các làng nghề

Về thực trạng giải quyết việc làm và thu nhập, huyện đã nhận thức rõ vaitrò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm đối với người lao động,Đảng bộ và chính quyền đã xây dựng và thực hiện tốt đề án giải quyết việclàm giai đoạn 2011 - 2013, trong 3 năm qua đã giải quyết việc làm cho28.039 người (tăng 166% so với nhiệm kỳ trước); các cơ sở dạy nghề và cácdoanh nghiệp đều quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động, sốlao động qua đào tạo đạt 19.743 người; tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ởnông thôn đạt 82,24%, tăng 4,2% so với năm 2011; bình quân giá trị sản xuấttính theo đầu người đạt 29,16 triệu đồng/ người năm 2013, tăng 18,76 triệuđồng/ người so với năm 2011

3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng

3.1.2.3.1 Giao thông

* Giao thông đường bộ

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thốnggiao thông của của Hưng Hà đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng,

đã tạo phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại và thông thương hàng hoá củanhân dân Nhìn chung mạng lưới giao thông trong huyện đến nay đã hìnhthành và phân bố tương đối hợp lý Tuy nhiên chất lượng đường giao thôngvẫn còn thấp, nhiều tuyến đường bị xuống cấp, còn nhiều tuyến giao thôngchưa được nâng cấp Nên đã ảnh hưởng lớn tới việc đi lại, vận chuyển hànghoá của nhân dân, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của huyện

Trang 29

- Quốc lộ: Có 1 tuyến Quốc lộ 39 chạy qua với tổng chiều dài 19,5 km, đi quaTriều Dương nối với Hưng Yên Hiện trạng đường thuộc đường cấp IV, V.

- Đường tỉnh: Có 4 tuyến với tổng chiều dài 44,1 km, bao gồm tỉnh lộ 452,

453, 454, 455 Các tuyến tỉnh lộ thuộc đường cấp IV và V

- Đường huyện: Có 22 tuyến với tổng chiều dài 79,5 km, do huyện quản lý.Các tuyến đường thuộc đường cấp IV và V

- Hệ thống đường xã: Các tuyến đường do xã quản lý có tổng chiều dài 234,7km

- Hệ thống đường thôn xóm: Các tuyến đường do xóm quản lý có tổng chiềudài 59 km

Huyện Hưng Hà là một trong những địa phương cấp huyện có thành tích tốtnhất trong cả nước về xây dựng cơ sở vật chất, với hệ thống điện, đường,trường, trạm khá phát triển Đến nay, mật độ trung bình cho các loại đường từđường xã trở lên đã đạt 2,12km/km2 Đường trục từ thị trấn huyện lỵ về cáctrung tâm xã cơ bản đã được rải nhựa Một số đoạn của tuyến đường đê vàcác tuyến đường quan trọng phục vụ phòng, chống lũ bão đã được đầu tư xâydựng kè đá, chống sạt lở

Nhìn chung mạng lưới đường bộ của huyện phân bố tương đối đều trên địabàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các vùng lân cận, nối liềntrung tâm của huyện với trung tâm các huyện trong tỉnh, từ trung tâm huyệnđến các xã Song chất lượng đường còn ở mức thấp, cần tiếp tục đầu tư nângcấp Hệ thống cầu cống được xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau, nên sứctải trọng khác nhau và nhiều cầu có tải trọng nhỏ không còn phù hợp với nhucầu vận tải hiện nay, cần thay thế cầu có tải trọng cao hơn

* Giao thông đường thủy

Mạng lưới giao thông đường thủy trong huyện gồm có:

- Ba tuyến sông lớn do trung ương quản lý: Sông Hồng, sông Luộc, sông Trà

Lý có tổng chiều dài là 40,1km

- Sông do tỉnh quản lý có 9 tuyến với tổng chiều dài 96,4 km (sông TiênHưng 16,5 km, sông Sa Lung 12,4 km, sông Việt Yên 5km, sông Đô Kỳ 10

Trang 30

km, sông Đào Thành 4,1 km, sông Lão Khê 5,1 km, sông 224, 223 và sông

Tà Sa)

Hệ thống bến cảng trên các tuyến sông có 11 bến cảng, hầu hết các bến cảngnày đều có quy mô nhỏ, tự phát chưa có quy hoạch Lượng tàu thuyền đi lạitương đối lớn, chủ yếu là vận chuyển hàng hóa

3.1.2.3.2 Thủy lợi

Hưng Hà là huyện nông nghiệp do đó việc xây dựng, nâng cấp các công trìnhthuỷ lợi hàng năm là rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp.Năm 2013 huyện đã nâng cấp, đào mới được các công trình thuỷ lợi, đảm bảophục vụ tưới trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi ở huyện Hưng Hà mới chỉ đáp ứng cơ bản vềtưới, về tiêu nước phần nào còn hạn chế Do đã khai thác, sử dụng từ nhiềunăm nên phần nào hệ thống thuỷ lợi của huyện đã bị xuống cấp Huyện đãtập trung gia cố hệ thống kênh chính, các hồ đập đã có, ngoài ra huyện đã

hỗ trợ và khuyến khích các xã thực hiện từng bước việc kiên cố hoá hệthống kênh mương

3.1.2.3.3 Giáo Dục

- Giáo dục: Đến nay toàn huyện đã có 148 cơ sở giáo dục, tăng 4 cơ sở sovới năm 2009, với 57.862 học sinh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tậpcủa học sinh và nhân dân trong huyện Chất lượng giáo dục – đào tạo ngàycàng được nâng cao, chất lượng học sinh giỏi có chuyển biến tích cực.Bình quân 5 năm 2006 - 2013 có 78% học sinh tốt nghiệp THCS vào họcTHPT, tăng 17,8% so với giai đoạn 2001 - 2005 Học sinh thi đỗ vào cáctrường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng Chấtlượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên theo hướng chuẩn hóa.Đến năm học 2012 - 2013 có 1/5 trường THPT, 11/36 trường mầm non,36/36 trường tiểu học, 17/34 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, trong đó có

7 trường tiểu học và 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 Côngtác xã hội hóa giáo dục, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, gópphần quan trọng vào phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Trang 31

3.1.2.3.4 Y Tế

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Trên địa bàn huyện có 2 Bệnh viện

Đa khoa (bệnh viện đa khoa Hưng Hà và bệnh viện đa khoa Hưng Nhân), 01Trung tâm y tế, 35 trạm Y tế xã, với trên 470 cán bộ trong ngành (tổng số bác

sỹ trong toàn huyện là 84, trong đó tuyến huyện có 70 bác sỹ, tuyến xã có 14bác sỹ; có 386 cán bộ y tế thôn) Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đượcquan tâm đúng mức Công tác y tế dự phòng có nhiều cố gắng trong giám sát

và quản lý tốt dịch bệnh; Bệnh viện tuyến huyện đã khám chữa bệnh kịp thờicho nhân dân Mạng lưới y tế cơ sở xã, thôn không ngừng được củng cố vàhoàn thiện; các chương trình y tế quốc gia triển khai có hiệu quả Năm 2013,

có 23/35 xã đạt chuẩn y tế quốc gia, khám điều trị cho 292,903 lượt người, trẻ

em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh là 11.816 lượt trẻ Công tác quản lý nhànước về y tế và hành nghề y dược tư nhân được chú trọng Tổ chức kiểm traviệc thực hiện quy chế về an toàn dược tại các trạm y tế xã, thị trấn và các đạilý

3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

3.2.1 Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

* Thuận lợi

Có vị trí nằm cách không xa Thành phố Thái Bình và thành phố Hưng Yên,trên địa bàn huyện có QL39 và nhiều tuyến giao thông thủy bộ huyết mạnhcủa tỉnh chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trongviệc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư

Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triểnsản xuất công nghiệp chế biến, đô thị, cơ sở hạ tầng

Nguồn lao động dồi dào với trên 158 nghìn lao động trong độ tuổi, nhân dân

có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội

* Khó khăn

Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp đã có nhiềuthay đổi về diện mạo nhưng còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông

Trang 32

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện chưa đồng bộ cũng tạo ra sức

ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mớicác tuyến đường, cũng như các công trình công cộng trên địa bàn trong thời giantới

Hiện tại vấn đề ô nhiễm môi trường tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều, song cũng

đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ củanhân dân

3.2.2 Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Những kết quả đạt được

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện đang dần đi vào nề nếp làbước chuẩn bị tốt cho sự phát triển những năm tiếp theo, chuyển đổi mạnh từnền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp trong những năm tới, đẩy nhanhtốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá trở thành huyện công nghiệp theohướng hiện đại đến năm 2020

Kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ vừa qua:

- Huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các huyện trong tỉnh

và được duy trì liên tục, đóng góp của huyện vào GDP của tỉnh ngày càng tăng

- Phát huy được thế mạnh về điều kiện sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt

và chăn nuôi, nhờ đó huyện đã đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế, xoáđói giảm nghèo đồng thời đóng góp vào thành tựu phát triển nông nghiệp, đảmbảo an ninh lương thực và kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả tỉnh

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện ngày càng đượcnâng lên Mức sống của nhân dân từng bước được cải thiện, tính tới tháng 8năm 2013 thu nhập bình quân đạt 9,9 triệu đồng/người/năm Nhiều chủtrương, chính sách và chương trình quốc gia về phát triển lĩnh vực văn hoá -

xã hội được thực hiện đạt kết quả tích cực như giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡng, thực hiện phổ cập giáo dục, xây dựng đời sống văn hoá ởkhu dân cư

- Cải cách hành chính, đổi mới cơ chế chính sách quản lý được đẩy mạnh, vaitrò quản lý Nhà nước được củng cố và ngày càng phát huy hiệu quả, gópphần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trang 33

của huyện thời kỳ vừa qua.

- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộitrong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thựchiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội

* Những hạn chế cần khắc phục :

Phát triển công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, thiếu các nhàmáy có quy mô sản xuất lớn, hiện đại đóng vai trò thúc đẩy mạnh phát triểncông nghiệp và tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở địa phương

Sự nghiệp phát triển văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tiến bộ, song chưatương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của huyện và chậm so với nhịp độcông nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả tỉnh Một số chỉ số phát triển về quy

mô và chất lượng các mặt như giáo dục, đào tạo, y tế còn thấp hơn so vớimức bình quân chung của cả tỉnh

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sựgia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đấttrong từng khu vực khác nhau đã tạo nên những áp lực đối với đất đai củahuyện Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cùng với thực hiện các chínhsách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xâydựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng… theo dự báo trong tươnglai sức ép đối với sử dụng đất của huyện ngày càng có tính cấp thiết, cần xácđịnh lại cơ cấu sử dụng đất, bố trí sử dụng đất theo kết quả quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất được phê duyệt

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có những bước đi đột phá

để tránh tụt hậu và bắt nhịp được với sự phát triển chung của tỉnh Thái Bìnhcũng như của cả nước Những yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có những thayđổi đáng kể trong việc bố trí lại quản lý và sử dụng đất trong toàn huyện

Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp được chuyển mạnh sang sảnxuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu công nghiệp tạichỗ Nhu cầu quỹ đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển hệ thống

cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, văn hoá, thể thao…) là rất lớn.Những nhu cầu đó đòi hỏi phải có những hoạch định, chính sách và biện pháp

Trang 34

3.3 Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Hưng Hà

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hưng Hà tính đến ngày 31/12/2013

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 226,79 1,082.5 Đất sông suối mặt nước

Trang 35

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013, huyện có 21.028,68 ha đất tự nhiên,chiếm 12,96% so với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Trong đó, xã Hồng Minh

có diện tích tự nhiên lớn nhất 898,40 ha, chiếm 4,27 % tổng diện tích tự nhiêntoàn huyện; xã Hòa Bình có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 341,17 ha, chiếm1,62% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Bình quân diện tích tự nhiêntrên đầu người đạt 0,09 ha/người

Cây lúa là cây chiếm diện tích lớn nhất trong ngành trồng trọt của huyện Tronggiai đoạn qua diện tích đất lúa của huyện có giảm do chuyển sang các mục đíchkhác, nhưng người dân đã mở rộng diện tích cấy các giống lúa ngắn ngày có năngsuất cao, chất lượng gạo tốt, kết hợp với biện pháp thâm canh tăng năng suất nênnăng suất lúa không ngừng tăng lên, năng suất lúa cả năm bình quân đạt 134 tạ/ha.Tuy nhiên, sản xuất lúa của huyện cũng như tỉnh Thái Bình nói chung vẫncòn có một số khó khăn là xuất khẩu ít do chất lượng không cao và hiệu quảsản xuất lúa vẫn thấp

+ Đất trồng cây lâu năm: Đến năm 2013 diện tích đất trồng cây lâu năm trênđịa bàn huyện có 1.016,60 ha, chiếm 4,83% tổng diện tích đất tự nhiên Loạiđất này phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, tuy nhiên loại đất này

chiếm diện tích không nhiều Trong giai đoạn qua diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện có tăng nhưng chậm Diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa

bàn huyện chủ yếu là cây Nhãn, Cam, Quýt, Bưởi

Trang 36

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2013 có 1.355,50 ha, chiếm 6,45% tổngdiện tích đất tự nhiên Phân bố tất cả các xã trên địa bàn huyện, chủ yếu đượcdùng để nuôi trồng các loại cá, tôm.

3.3.2 Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 5.877,47 ha, chiếm 27,94%tổng diện tích tự nhiên

+ Đất công nghiệp: 145,02 ha, chiếm 0,74% diện tích đất tự nhiên, trong giaiđoạn quy hoạch tới cần quan tâm giành quỹ đất phát triển công nghiệp để thuhút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: Có 61,70 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích tự nhiên.Diện tích đất này được phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 226,79 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên Phầnlớn đất nghĩa địa được hình thành tự phát nhỏ lẻ trong các xã, chưa được quyhoạch tập trung gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường Trong kỳquy hoạch cần di rời bố trí hợp lí các điểm nghĩa trang, nghĩa địa đáp ứng nhucầu an táng người quá cố

+ Đất có mặt nước chuyên dùng: 229,33 ha, chiếm 1,09% diện tích đất tự nhiên3.3.3 Đất chưa sử dụng

Tính đến hết năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng của huyện la 54,74 hachiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên

3.4 Thưc trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nền kinh tế theo hướng công

Ngày đăng: 21/04/2016, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w