1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

71 10,3K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 735 KB

Nội dung

Đề tài về : NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta, Taekwondo là môn võ được hình thành muộn hơn so với các môn thểthao khác, song lại nhanh chóng thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niêntrong cả nước tham gia tập luyện, thi đấu Phong trào tập luyện và thi đấuTaekwondo đã và đang được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc

Du nhập vào việt Nam từ năm 1962, Taekwondo được người Việt Nam biếtđến qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và mở lớp chínhthức tại Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh, do thầy Kim Boang Sai đảmnhiệm Giải vô địch Taekwondo Nam Kỳ đầu tiên được tổ chức vào năm 1965.Phải tới năm 1988, Taekwondo mới bắt đầu được truyền bá ở Hà Nội Chỉ sau đó 1năm, cả nước đã có hơn 20 đơn vị tỉnh thành, ngành bắt đầu có phong trào tậpluyện Taekwondo Từ năm 1993, giải vô địch Taekwondo toàn quốc lần thứ nhấtđược tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Taekwondo được chínhthức đưa vào hệ thống các giải đấu đỉnh cao hàng năm do ủy ban Thể duc thể thao(TDTT) tổ chức (lúc đó là Tổng cục TDTT) Mỗi năm, Taekwondo Việt Nam có 3giải đấu chính thức là giải vô địch Taekwondo toàn quốc, giải vô địch Taekwondotrẻ toàn quốc và giải Cúp Taekwondo toàn quốc Ngoài ra, trong hệ thống thi đấunày, còn có thêm 2 giải quốc tế lớn là giải Taekwondo Hà Nội và TPHCM mởrộng Khi uy tín trên trường quốc tế được nâng lên, thì Taekwondo Việt Nam bắtđầu được Liên đoàn Taekwondo thế giới giao tổ chức các giải đấu lớn như giải vô

địch Taekwondo Đông Nam á, Châu á, Cúp Thế giới

Taekwondo là môn thể thao có sử dụng cả chân lẫn tay Tuy nhiên, trong xuthế hiện nay trên thế giới, khi thi đấu, các Vận động viên (VĐV) sử dụng đòn chânnhiều nhất Nó chiếm tới 95% trong khi đòn tay chỉ chiếm 5% số đòn đánh trongtrận đấu Đôi chân được sử dụng nhiều hơn cả vì đôi chân mạnh, dài, lợi hại và đạthiệu quả cao trong thi đấu hơn so với đôi tay

Trang 2

Cùng với sự phát triển của ngành TDTT, môn võ Taekwondo đã có những bướctiến vượt bậc và có những đóng góp đáng kể vào thành tích của thể thao Việt Nam.Trên đấu truờng quốc tế, từ khu vực, châu lục và thế giới, đều có dấu ấn đáng tựhào của Taekwondo Việt Nam Tên tuổi nhiều võ sỹ Taekwondo đã gắn liền vớivinh quang như Trần Quang Hạ (HCV ASIAD 12, HCV SEA Games 16, 18), Hồ NhấtThống (HCV ASIAD 13, HCV SEA Games 19, 20), Nguyễn Văn Hùng (HCV SEAGames 20) Đặc biệt, tấm HCB Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân, đã đánhmột mốc son trong bước tiến của TTVN, bởi đây là lần đầu tiên, thể thao Việt Nam mới

có được huy chương tại Đại hội lớn nhất hành tinh này

Là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệpTDTT trên toàn quốc mà chủ yếu là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đạihọc TDTT – Đà Nẵng đã ngày càng chú trọng và từng bước cải tiến, đổi mới nội dungchương trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo Để đảm bảo được đội ngũ cán bộ,huấn luyện viên, giáo viên có trình độ, chất lượng chuyên nghiệp cao, có năng lực pháttriển toàn diện Sinh viên (SV) khi ra trường phải có đủ các kiến thức về mọi mặt:Chính trị, xã hội, lý luận trong TDTT, các kỹ năng cần thiết về nhiều môn thể thao phổbiến và đặc biệt phải nắm vững kỹ năng - kỹ xảo, phương pháp tổ chức, giảng dạy,huấn luyện, trọng tài đối với môn thể thao chuyên sâu

Với đặc thù là trường chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ có năng khiếu TDTT, SVhọc tại trường được phân thành từng môn thể thao chuyên sâu (Điền kinh, bơi lội,cầu lông, Karate, Taekwondo…) Môn thể thao chuyên sâu là môn học quan trọng

và chiếm khối lượng lớn nhất trong chương trình học của SV với 405 tiết tươngđương với 27 đơn vị học trình Chương trình giảng dạy môn chuyên sâuTaekwondo ở trường bao gồm nhiều nội dung, cả lý thuyết lẫn thực hành như: Kỹthuật (KT) căn bản, đối luyện, quyền, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài…Tuynhiên, quan trọng nhất và là yếu tố mang tính nền tảng đối với một cán bộ làm công

Trang 3

tác chuyên môn, là phải nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật động tác và có đủ năng lực sưphạm trong quá trình truyền đạt các kỹ thuật căn bản, mà đặc biệt trong môn võTaekwondo hệ thống kỹ thuật đòn chân rất phong phú và đa dạng Muốn đạt đượcđiều này, người giáo viên, huấn luyện viên phải được trang bị đầy đủ các kiến thức

về phương pháp, phương tiện, các bài tập bổ trợ (BTBT) chuyên môn nhằm giảiquyết tốt các nhiệm vụ vận động phù hợp với đối tượng, lứa tuổi , trình độ tậpluyện của người tập Các BTBT chuyên môn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả của quá trình giảng dạy KT động tác

Đối với môn Võ Taekwondo, đặc biệt về kỹ thuật đòn chân đã có một số tác giả

đề cập tới như:

Nguyễn Tuấn Cường (2000) “Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển sức

mạnh tốc độ đòn đá trước cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường đại học TDTT I”.

Nguyễn Anh Tú (1999) “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm

nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT I”.

Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ nghiên cứu nâng cao các tố chất thể lực cho đònchân, còn việc đi sâu nghiên cứu xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn trong quátrình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo thì chưa có tác giảnào nghiên cứu

Qua thực tế quá trình quan sát, tìm hiểu, giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho

SV chuyên sâu Taekwondo của Trường Đại học TDTT Đà nẵng cho thấy, việc họctập và thực hiện các kỹ thuật đòn chân của SV còn nhiều hạn chế, chất lượng khôngđồng đều Mà nguyên nhân chính là các BTBT chuyên môn chưa được sử dụngmột cách đầy đủ, hệ thống và việc sử dụng chúng chưa được hợp lý

Trang 4

Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượngđào tạo của Nhà trường nói chung và của môn Taekwondo nói riêng Chúng tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài :

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Thông qua việc nghiên cứu, đề tài xây dựng được hệ thống BTBT chuyên mônphục vụ trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho Sinh viên chuyên sâuTaekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Giúp cho Sinh viên nhanh chóng tiếpthu và thực hiện chính xác, đẹp các kỹ thuật đòn chân Góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo môn võ Taekwondo trong trường Đại học TDTT Đà Nẵng

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau:

* Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môntrong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệcao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng

* Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyênmôn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâuTaekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN MÔN VÕ TAEKWONDO.

Taekowondo là môn võ đối kháng trực tiếp bằng tay chân có nguồn gốc tạiTriều tiên Là một nghệ thuật tự vệ có tính khoa học và mang đậm bản sắc dân tộccon người Triều tiên Môn võ này được họ sáng tạo nên nhằm bảo vệ và duy trì nòigiống của dân tộc mình, với việc xây dựng các kỹ năng chiến đấu bằng chính các

bộ phận trên cơ thể con người và lấy nó làm vũ khí để chống lại các mối đe dọa từbên ngoài Taekwondo hình thành, phát triển và được huấn luyện một cách hệthống rất bài bản trong thời kỳ hình thành phát triển của ba triều đại: Silla, Koguryo

và Paekje Do luôn đối nghịch và muốn thôn tính lẫn nhau để hợp nhất bán đảotriều tiên và luôn chịu sự đe dọa từ phía Trung Quốc và Nhật Bản nên các Triều đạinày phải cố gắng củng cố sự đoàn kết và tăng tinh thần dân tộc của mình Tinh thầnnày được xây dựng trên cơ sở của hệ tư tưởng truyền thống và các chiến binh đãlấy nó làm tinh thần của môn võ Taekwondo Các Ngự lâm quân trong Triều đạiSilla là những người thể hiện một cách rõ rệt nhất sự kế thừa và phát huy tinh thần

đó Ngoài lòng trung thành và tính hiếu đạo là điều đã khiến họ sẵn sàng hy sinh vìlợi ích Quốc gia còn có lòng quả cảm, sự tự tin “Không hề lùi bước trước hiểmnguy” đã được hình thành trong họ thông qua quá trình tôi luyện của võ thuật Tinhthần đó luôn được củng cố và phát triển bền vững trong con người của các chiếnbinh và đã giúp họ trở thành những con người vô cùng mạnh mẽ, kiên định, khôngchấp nhạn sự giả dối và tuyệt đối không bao giò phản bội hoặc đi ngược lại lợi íchcủa Quốc gia

Trải qua những biến cố cùng với sự phát triển của môn võ Taekwondo, tinhthần của nó cũng ngày càng phát triển và được truyền bá rộng khắp Lịch sử pháttriển của môn võ Taekwondo là sự phản ánh sống động nhất về lịch sử phát triểncủa xã hội Triều tiên Không chỉ vì những tinh hoa mà môn võ này mang lại mà bởi

Trang 6

lẽ nó chính là sản phẩm của truyền thống dân tộc và điều này đã khiến Taekwondotrở thành một trong những môn võ mang tính triết học Dân tộc Triều tiên phải đấutranh khốc liệt với thiên tai và những kẻ xâm lăng khác để duy trì sự tồn tại củamình, nhưng nhân dân Triều tiên vẫn giữ được tinh thần dân tộc trong suốt lịch sử

5000 năm dựng nước và giữ nước Với bao biến cố và sự khốc liệt của lịch sử là thếnhưng tinh thần chân chính của môn võ Taekwondo vẫn chiến thắng mọi trở ngại

để phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn

Trang sử hào hùng của Triều tiên được khởi đầu bằng thời kỳ dựng nước củaTangun Với tư tưởng “Vì lợi ích của tất cả mọi người và tổ chức lại cuộc sống của

xã hội loài người” Tư tưởng đã được thể hiện rõ nét trong triều đại Silla để sảnsinh ra tinh thần của Ngự lâm quân – tiền thân của tinh thần môn võ Taekwondongày nay – với sự kết hợp hài hòa của đạo Phật và đạo khổng Trong Triều đạiKoryo với Chuson, truyền thống dân tộc của Triều tiên có sự tương đồng rất lớnvới “Chủ nghĩa nhân đạo” Con người trong các Triều đại này luôn đặc biệt coitrọng tính mạng của người khác và họ luôn tỏ ra kính trọng, lễ phép với cấp trên,đồng thời luôn đối xử thân ái, chân thành với cấp dưới trong giai đoạn này, ngoài

tư tưởng của đạo phật và đạo Khổng, truyền thống dân tộc triều tiên còn bị ảnhhưởng rất lớn tư tưởng của triết học phương tây, học thuyết yoga của Ấn Độ và sảnphẩm của truyền thống dân tộc, tinh thần Taekwondo chịu ảnh hưởng trực tiếp củahọc thuyết này

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, với bán chất là môn võ mang đầy tínhkhoa học, triết học, nhân đạo và nhân văn, ngày nay Taekwondo đã trở thành mônthể thao nằm trong chương trình thi đấu của đại hội Olympic

1.2 ĐẶC ĐIỂM MÔN VÕ TAEKWONDO.

1.2.1 Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo.

Kỹ thuật là phương tiện dùng để tấn công, phòng thủ và hóa giải các tìnhhuống nảy sinh trong thi đấu Taekwondo, và kỹ thuật đòn chân được đặc biệt ưu

Trang 7

tiên sử dụng bởi những lợi thế về cự ly ra đòn và uy lực và hiệu quả của nó manglại cho người sử dụng Thông qua sự phân tích chính xác các tình huống các VĐV

sẽ phải tự đưa ra quyết định sử dụng kỹ thuật tấn công, phản công, phòng thủ hay

di chuyển né tránh để vô hiệu hóa các hoạt động của đối phương nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đã đề ra

Taekwondo có hệ thống đòn chân rất phong phú và đa dạng dựa trên nềntảng của 4 kỹ thuật căn bản đó là: [ ; ]

* Đá Tống trước (Ap-chagi).

- Trước hết nâng đầu gối của chân đá lên phần ngực (đầu gối gập) và tứckhắc đẩy chân đá về trước, cẳng chân duỗi thẳng hết Bàn chân đá lên mục tiêutheo một đường thẳng

- Người thực hiện phải dùng ức bàn chân để đá vào mục tiêu, các ngón chânđược ngửa lên trên Mục tiêu tấn công của kỹ thuật này là háng, ức, yết hầu, cằmvv…

- Sau khi tiếp xúc mục tiêu chân đá phải được rút theo chiều ngược lại vớiđường đá ban đầu Tuy nhiên bàn chân đá có thể đặt tại nơi thuận lợi nhất để thựchiện kỹ thuật tiếp theo Nếu người tấn công không giữ được thăng bằng trong khithực hiện kỹ thuật hoặc khi rút chân về thì kỹ thuật đó chưa hoàn thiện

- Đầu gối của chân trụ đặt dưới đất không nên duỗi thẳng hết trước hoặctrong khi thực hiện kỹ thuật đá, bởi lẽ, ở tư thế đứng với trọng tâm cao là nguyênnhân dẫn đến việc bị ngã hoặc làm giảm lực của đòn đá Hơn nữa nó cũng khôngtạo thuận lợi cho thực hiện kỹ thuật tiếp theo

- Nếu chân trụ được đặt toàn bộ bàn chân, trọng lượng được dồn lên khớphông và khớp gối, trong trường hợp này đòn đá sẽ bị giảm tốc độ và lực của sứcmạnh bột phát Do đó cần phải hơi nhấc gót chân lên bằng cách duỗi cổ chân ra để

ức bàn chân có xoay trong khi thực hiện kỹ thuật đá và sau đó gót chân sẽ tiếp

Trang 8

đất.Tuy nhiên cần lưu ý không nên duỗi cổ chân quá nhiều vì nó sẽ nâng trọng tâm

cơ thể lên cao

- Thông thường ức bàn chân được sử dụng để thực hiện kỹ thuật đá tốngtrước nhưng đôi khi các ngón chân cũng được sử dụng khi đánh vào các phần nguyhiểm như yết hầu, háng Phần gót chân cũng được sử dụng trong kỹ thuật đá tốngtrước khi tấn công vào phần hạ bộ hoặc bụng dưới của đối phương

* Đá Tống ngang (Yop-chagi).

- Đầu tiên cũng giống như đá tông trước, chân đá được nâng lên, đầu gối gậpsau đó duỗi đầu gối ra đồng thời xoay người theo hướng đối diện với mục tiêu và

đá vào mục tiêu bằng 1/3 cạnh ngoài bàn chân và gót chân

- Trong lúc đá phần hông bên phía chân đá xoay về phía trước, đầu được gậplên để quan sát mục tiêu Đồng thời phần thân từ vai đến xương chậu đến cẳng chân

và bàn chân cũng xoáy theo hình chôn ốc Do đó phần gót chân có thể tấn công vàomục tiêu rất mạnh bởi độ xoắn của chân đá giống như viên đạn được bắn ra từ khẩusúng trường mục tiêu được xác định tùy theo vị trí của đối phương; Nếu đốiphương đứng đối diện thì mục tiêu sẽ là phần ức, mặt hoặc là yết hầu và mục tiêu

sẽ là phần sườn hoặc má nếu đối phương đứng nghiêng

- Sau khi hoàn thành kỹ thuật chân đá sẽ được rút về theo đường đá ban đầuhoặc được đặt ở vị tri thích hợp để dễ dàng thực hiện kỹ thuật tiếp theo

- Chân trụ sẽ trợ giúp kỹ thuật đá bằng việc xoay ức bàn chân, duỗi khớp gốicùng lúc giúp làm tăng tốc độ của kỹ thuật đòn đá.Trong lúc thu chân đá về thì đầugối lại chùng xuống như ban đầu

- Trong khi thực hiện kỹ thuật đá ngang, phần thân trên cơ thể không nên đổ

về bên hướng ngược với hướng của mục tiêu Phần trên của cơ thể phải được nânglên cho đến khi toàn bộ cơ thể tạo thành hình chữ Y, cho phép trọng lượng trởthành sức mạnh bột phát của kỹ thuật đá

Trang 9

Kỹ thuật đá ngang sử dụng gót chân, cạnh ngoài bàn chân để tấn công vàchúng được chuyển động theo một đường thẳng từ điểm xuất phát đến mục tiêu

* Đá Vòng cầu (Dollyo-Chagi).

- Dồn trọng lượng vào chân trụ, Xoay nhanh cơ thể sau khi đã gập đầu gối vàsau đó lập tức duỗi căng gối ra, chân thực hiện kỹ thuật tạo thành một đường vòngcung nằm ngang cho đến khi ức bàn chân có thể đá được vào mục tiêu Gót chân và

mu bàn chân cũng có thể được sử dụng để đá vào mục tiêu

- Cổ chân và đầu gối của chân trụ có thể duỗi ra để giúp cho việc xoay cơ thểmột cách dễ dàng hơn

- Chân thực hiện kỹ thuật đá khi chạm mục tiêu phải có độ dừng không được

đá trượt đi

- Không giống như kỹ thuật đá tống trước và kỹ thuật đá ngang, đá vòng cầukhông tạo thành một đường thẳng Đầu tiên chân nâng lên sau đó bắt đầu chuyểnđộng theo một đường vòng cung

- Sau khi đã thực hiện tốt kỹ thuật đá vòng cầu, người tập có thể đá vòng cầu

bổ từ trên xuống mục tiêu(đây là kỹ thuật tương đối khó) hoặc thực hiện kỹ thuậtvới độ vòng ít hơn (tức chân đá được di chuyển gần như trên một đường thẳng) đểtăng tốc độ thực hiện đòn đá

Trang 10

Taekwondo là môn võ đòi hỏi cao một cách toàn diện các tố chất thể lực:Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (Khả năng phối hợp vậnđộng) Dựa trên cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp huấn luyện thể lực, chúng tôi

đi sâu phân tích đặc điểm, sự ổn định và khả năng thích ứng của từng tố chất thểlực đối với việc tập luyện và thi đấu Taekwondo.[ ; ]

- Tố chất sức mạnh.

Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại

nó bằng sự nổ lực của cơ bắp Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hơpnhư không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh); Giảm độ dài cơ (Chế độ khắc phục);Tăng độ dài của cơ (Chế độ nhượng bộ) Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ sẽtạo hợp thành chế độ động lực Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sảnsinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của

cơ là cơ sở phân biệt các sức mạnh cơ bản Trị số lực sinh ra trong các động tácchậm hầu như không khác biệt với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳngtrường; Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ bắp là lớn nhất, đôi khigấp 2 lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh; trong các động tác nhanh, trị số lựcgiảm dần theo chiều tăng tốc độ; Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệtđối và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tuyệt đối không có mỗi tương quanvới nhau

Phân loại sức mạnh: Gồm có sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trongcác động tác chậm hoặc tĩnh); sức mạnh tốc độ (khẳ năng sinh lực trong các độngtác nhanh) Ngoài ra cũng còn một khái niệm thường gặp là sức mạnh bột phát, đó

là khả năng con người phát huy một lực lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất [

; ]

Trong môn võ Taekwondo, sức mạnh luôn có mối quan hệ với kỹ thuật vàcác tố chất thể lực khác như sức nhanh, sức bền và tố chất mềm dẻo Do đó nănglực sức mạnh rất có ý nghĩa trong việc học tập và hoàn thiện lỹ thuật, đồng thời sức

Trang 11

mạnh bột phát đóng vai trò quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Sức mạnhcủa VĐV Taekwondo được thể hiện tiêu biểu ở kỹ thuật đòn chân, đặc biệt là khănăng phát lực ở thời điểm tiếp xúc mục tiêu.

Với nội dung thi đấu đối kháng, VĐV cần phải phát huy được sức mạnh bộtphát để ra đòn chớp nhoáng trong khoảnh khắc Nhằm tấn công vào các mục tiêutrên cơ thể của đối phương, khiến đối phương không kịp trở tay và nhanh chóng rađòn quyết định mang đầy uy lực để loại đối thủ ra khỏi cuộc chơi càng sớm càngtốt

Với nội dung thi đấu quyền, sức mạnh được thể hiện ở các đòn thế Ngườitập trong lúc đi quyền phải hình dung như đang thi đấu với nhiều đối thủ vô hình(đối thủ trong tưởng tượng) Và sức mạnh được thể hiện ở các yếu tố như biên độđộng tác và độ dừng của kỹ thuật tức khả năng khống chế đột ngột động tác tronglúc nó đang chuyển động với tốc độ cao ở giai đoạn kết thúc động tác Yếu tố này

sẽ giúp cho đòn đá có được biên độ động tác cực đại từ đó có thể phát huy được uylực tối đa của đòn đá, qua đó góp phần thể hiện được ý nghĩa và bài quyền trở nên

có hồn

- Tố chất sức nhanh.

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất

Là tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, quy định chủ yếu và trực tiếp tốc độđộng tác cũng như thời gian phản ứng vận động [ ; ]

Sức nhanh có 3 hình thức thể hiện chủ yếu:

+ Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động

+ Tốc độ động tác đơn (Với lực đối kháng bên ngoài nhỏ)

+ Tần số động tác

Các hình thức biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập với nhau Đặc biệtnhững chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độđộng tác Những hình thức trên thể hiện năng lực tốc độ khác nhau, có thể trong

Trang 12

phản ứng thì vô cùng mau lẹ nhưng trái lại trong động tác thì tương đối chậm hoặcngược lại Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất đặc thù.Chuyển sức nhanh trực tiếp chỉ xảy ra đối với các động tác có cấu trúc giống nhau.Những động tác thực hiện với thời gian tối đa khác hẳn với những động tác chậm

về đặc điểm sinh lý Sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ khi thực hiện với tốc độ tối

đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác gặpkhó khăn Do đó với tốc độ cao khó có thể thực hiện động tác thật chính xác

Theo quan điểm sinh hóa, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ

và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như vàotốc độ tái tổng hợp nó Vì các bài tập tốc độ diễn ra trong thời gian rất ngắn, nênquá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí Do vây cácbài tập tốc độ tạo nợ dưỡng rất lớn và thời gian trả nợ có thể kéo dài hàng chụcphút

Phát triển sức nhanh với những phản ứng vận động đơn giản: Phản ứng vận

động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước những xuất hiện đột ngột bằng nhữngđộng tác định trước

Tập luyện tốc độ có tác dụng nâng cao sức nhanh phản ứng đơn giản Nhưngkhông có hiện tượng chuyển theo chiều ngược lại Các bài tập về phản ứng vậnđộng không có giá trị nâng cao tốc độ động tác Trong thực tế không nhất thiết phảitác động chuyên môn để phát triển sức nhanh phản ứng vận động Bởi vì sức nhanhphản ứng đã được phát triển nhờ tập luyện các bài tập tốc độ Phương pháp rènluyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản phổ biến nhất là tập lặp lại phản ứngvới những tín hiệu đột ngột Thí dụ người tập đứng quay lưng lại với mục tiêu, khinghe tín hiệu thì lập tức quay lại và đá vào mục tiêu với đòn đã chỉ định

Phát triển sức nhanh với những phản ứng vận động phức tạp: Phản ứng vân

động phức tạp trong môn võ Taekwondo gồm 2 loại: Phản ứng vận động với vậtthể di động và phản ứng lứa chọn thí dụ người tập phải có phản ứng khi đối phương

Trang 13

di chuyển và né tránh hoặc có phản ứng lựa chọn xem tấn công vào phần nào trên

cơ thể của đối phương

Yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tăng tốc độ vật thể, tăng tính bấtngờ và rút ngắn cự ly Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tácnào đó không chỉ phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độlinh hoạt khớp, mức độ hoàn thiện kỹ thuật Vì vậy có thể tách biệt 2 xu hướngtrong việc phát triển tốc độ: Nâng cao tần số động tác và hoàn thiện các nhân tố ảnhhưởng tới tốc độ tối đa

Trong tập luyện và thi đấu Taekwondo, sức nhanh có vai trò hết sức quantrọng, quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Với việc ưu tiên sử dụng đònchân trong thi đấu đối kháng, đòi hỏi các VĐV Taekwondo phải có một trình độđiêu luyện về kỹ thuật và khả năng phản ứng nhanh nhạy để kịp thời xử lý với cáctình huống nảy sinh, cộng với một khả năng ra đòn chớp nhoáng, linh động về mụctiêu từ đó mới có thể ra đòn đúng thời điểm đối phương bị sơ hở Mặt khác cácVĐV cần phải có khả năng tấn công liên hoàn với tốc độ tối đa nhằm khiến cho đốiphương không kịp trở tay Đối với nội dung quyền thì đòi hỏi VĐV phải thực cácđộng tác kỹ thuật với tốc độ tối đa, cộng với sự uyển chuyển, nhịp nhàng và dứtkhoát trong từng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả cao trong thi đấu

- Tố chất sức bền:

Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi trong thực hiện một hoạt động vậnđộng với cường độ cho trước, hay là khả năng duy trì hiệu quả vận động trong thờigian dài nhất [ ; ]

Trong quá trình tập luyện và thi đấu Taekwondo, VĐV phải duy trì sự ổnđịnh hiệu quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân một cách tối đa, thông qua sự nổ lực

ý chí quyết tâm giành thành tích cao nhất trong thi đấu

Với nội dung thi đấu đối kháng, theo điều luật thi đấu mới nhất của Liênđoàn Taekwondo thế giới ban hành thì các trận đấu sẽ diễn ra với 3 hiệp đấu trong

Trang 14

một trận, với mỗi hiệp là 2 phút và nghỉ giữa hiệp là 1 phút Sàn đấu có diện tích 8

x 8 m nhỏ hơn sàn thi đấu trước đây là 10 x 10m Cộng với điều luật 10 giây (nếutrong vòng 10 giây mà không có VĐV nào ra đòn thì sẽ bị phạt) Do vậy, đòi hỏicác VĐV phải liên tục thực hiện các hoạt động ra đòn tấn công, phản công, dichuyển, né tránh, gạt đỡ hóa giải đòn của đối phương, cộng với sự căng thẳng vềmặt tâm lý do tính chất đối kháng trực tiếp của Taekwondo Đòi hỏi các VĐVkhông những phải có nền tảng sức bền chung tốt mà còn phải có sức bền chuyênmôn cao thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu khắc nghiệt của hoạt động thiđấu

Với nội dung thi đấu quyền, Taekwondo đòi hỏi mỗi bài quyền phải thể hiệnđược ý nghĩa và hình thức thực hiện khác nhau Từng kỹ thuật căn bản trong bàiquyền có đặc thù và ý nghĩa riêng Sự khác nhau trong cách thực hiện là ở tốc độ vàcách sử dụng lực cho mỗi kỹ thuật của các bài quyền Đặc điểm của luật thi quyềnmới nhất được liên đoàn Taekwondo thế giới ban hành năm 2006 Theo đó mốiVĐV phải thực hiện tổng cộng 4 bài quyền khác nhau ở cả vòng loại và vòngchung kết.Trong mỗi bài quyền các kỹ thuật căn bản được thực hiện lặp đi lặp lạinhiều lần và phải thực hiện với chuổi động tác liên hoàn nhưng phải dứt khoát và

có điểm dừng Đồng thời đòi hỏi với độ chính xác cao và dùng sức hợp lý, do đóyêu cầu VĐV phải được chuẩn bị tốt sức bền chung và sức bền chuyên môn để cóthể duy trì ổn định chất lượng và hiệu quả thực hiện kỹ thuật trong suốt thời gianthi đấu Ngoài ra, phải có khả năng hồi phục nhanh để có thể thực hiện tốt các trậnđấu hoặc các bài quyền tiếp theo

Trang 15

những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao, thậm chí cóthể dẫn đến chấn thương.

Biểu tượng và là đặc trưng của môn võ Taekwondol là các đòn đá ở mục tiêuthượng đẳng, được thực hiện với một biên độ động tác lớn, nhờ sự nổ lực của cáckhớp háng, hông và khớp gối Do đó mềm dẻo là tố chất bắt buộc phải yêu cầu caođối với người tập Taekwondo Ngay từ những buổi tập đầu tiên người tập đã đượctrang bị các bài tập về căng ép, mềm dẻo như: Ép hông, háng, gối, cổ chân, xoạcngang, xoạc dọc v.v…Đặc thù của Taekwondo là sự uyển chuyển trong phối hợpđộng tác kỹ thuật, đặc biệt ưu tiên sử dụng đòn chân trong thi đấu đối kháng, do đóđòi hỏi VĐV phải có độ dẻo tốt thì mới có thể khai thác được các mục tiêu trên cơthể của đối phương, đặc biệt là mục tiêu thượng đẳng Với việc sử dụng những kỹthuật khó, có biên độ lớn nhưng lại mang tính bất ngờ thường hay mang lại hiệuquả rất lớn cho người sử dụng Thí dụ như các kỹ thuật đá quay sau móc gót, nhảy

đá tống sau, xoay người 3600 đá vòng cầu… đây là các kỹ thuật đòi hỏi độ dẻo cao

ở khớp hông háng (xương chậu), gối… thì mới có thể phát huy được sức nhanh,mạnh và biên độ của đòn đá (độ dài của đòn) Vì vậy, để có thể triển khai nhanhchóng và hiệu quả các đòn thế thì bên cạnh các tố chất sức nhanh, mạnh, sức bền tốchất mềm dẻo đóng vai trò cực kỳ quan trọng Tố chất mềm dẻo giúp cho các VĐVTaekwondo thực hiện các đòn đá với biên độ lớn dễ dàng hơn, nhanh hơn, mạnhhơn và chuẩn xác hơn [ ; ]

Trước đây với sự nhận thức sai lầm về tập luyện quyền Taekwondo chủ yếudùng các đòn thế dùng lực mạnh “cương” là chính Nhận thức đó đã dẫn đến việclạm dụng những bài tập sức mạnh và phương pháp tập luyện quyền trở nên cứngnhắc Kết quả là VĐV thực hiện bài quyền thiếu tính linh hoạt, giật cục, mất tínhnghệ thuật Với quan điểm hiện đại thi quan điểm trên đã được loại bỏ Các độngtác được thực hiện với biên độ lớn (ở các đòn đá), khả năng dùng lực hợp lý vớitừng đòn thế được kết hợp các bộ phận cơ thể Sự uyển chuyển, mềm dẻo từ hông

Trang 16

và cách lấy lực từ chân (phản lực từ thảm tập) sẽ giúp người tập thực hiện đòn đávới lực tối đa mà không bị gồng cứng “Nhu-cương” kết hợp hài hòa tạo nên tínhhiệu quả của đòn thế (tấn công hay gạt - đỡ) Và qua đó giúp người xem có cảmnhận như mình đang nhìn một trận đấu thực thụ giữa VĐV với nhiều đối thủ vôhình khác được xây dựng trong bài quyền Từ đó cho ta thấy được sự uyển chuyển,

vẽ đẹp và cái hồn của từng bài quyền

- Năng lực phối hợp vần động.

Theo tác giả D.Harre (1996), năng lực phối hợp vận động là một phức hợpcác tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một nhiệm vụvận động thể thao nhất định Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điềukhiển động tác (xử lý thông tin) và được VĐV hình thành và phát triển trong tậpluyện Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý

và các năng lực khác: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo [ ; ]

Một VĐV có trình độ cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh vốn kỹxảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững những bài tập vô cùng phức tạp, chophép lĩnh hội hợp lý hơn việc hoàn thiện các kỹ thuật thể thao và các bài tập thểchất Taekưondo đòi hỏi các VĐV phải phát triển tôt tố chất phối hợp vận động để

có thể học và hoàn thiện nhanh chóng các kỹ thuật đòn chân

Trong hoạt động thi đấu đối kháng, đòi hỏi các VĐV chủ yếu phải sử dụng

kỹ thuật đòn chân để xử lý, ứng phó với tất cả các tình huống xảy ra Tuy nhiên đểmang lại hiệu quả thì VĐV phải có khả năng điều chỉnh khoảng cách và cách thức

ra đòn để đòn đá không bị thừa hoặc thiếu mà phải tiếp xúc mục tiêu bằng phầndưới mắt cá chân (mu bàn chân, cạnh, lòng và gót chân) Đồng thời phải ra đònđúng thời điểm, nghĩa là lúc cần nhanh thì phải thật chớp nhoáng nhưng có lúc phảichậm một chút thì mới đúng thời điểm đối phương bị hở đòn Hay trong các tìnhhuống tấn công đối phương theo sê ri đòn thì phải lựa chọn đòn thế cho phù hợpvới tình thế và khả năng điều chỉnh hông sao cho đòn đá có thể đủ dài chứ không

Trang 17

phải thừa hoặc thiếu khi tiếp xúc mục tiêu Và chính những yếu tố đó là khả năngphối hợp vận động mà VĐV Taekwondo cần phải có Tất cả những khả năng đócủa VĐV phải được rèn luyện và phát triển trong quá trình đào tạo Quá trình nàyphải được tập luyện thường xuyên thì mới nâng cao được năng lực xử lý thông tincủa người tập.

Mối quan hệ giữa quá trình tập luyện kỹ thuật đòn chân và phát triển các tốchất thẻ lực là mối quan hệ hữu cơ, có tác dụng bổ trợ và thúc đẩy lẫn nhau cùngphát triển

Như vậy, để nâng cao hiệu quả các kỹ thuật đòn chân, thì ngoài việc sử dụngcác bài tập bổ trợ về mặt kỹ thuật đòi hỏi phải đồng thời với quá trình bổ trợ nângcao các tố chất thể lực

1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

1.3.1 Khái niệm kỹ thuật thể thao.

Theo các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép(Nga), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…thì khái niệm kỹ thuật thể thao

có thể được hiểu: “Cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quảnhất, trong đó những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động chính là cách thứcsắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vậnđộng”.[16], [25 ], [46]

Cũng theo các nhà khoa học trên thì trong TDTT bất kỳ hoạt động nào cũngđều được xác định nhiệm vụ vận động tức là mục dích nào đó mà hoạt động phảiđạt được Thí dụ trong võ thuật thì bất cứ kỹ thuật đòn chân nào cũng phải hội đủ 3yếu tố: nhanh, mạnh và chính xác Bởi vì một khi hội đủ cả 3 yếu tố này thì đòn đámới có hiệu quả (đạt điểm) Trong hoạt động TDTT, bất kỳ hành vi vận động nàocũng thông thường có hàng loạt các vận động nhỏ (gọi là cử động) được sắp xếptheo trật tự và hệ thống nhất định Cách thức thực hiện hành vi vận động chính làviệc tổ chức các hoạt động động tác theo một trật tự kiểu cách nhất định được dựa

Trang 18

trên nhiệm vụ vận động, các quy luật, các điều kiện khách quan và chủ quan khithực hiện vận động Trong thực tế vạn động rất nhiều trường hợp mặc dù có cùngnhiệm vụ vận động, song lại có những cách thức thực hiện khác nhau tùy thuộc vàođặc điểm cá nhân của VĐV [16[, [25] Trong thực tiễn kỹ thuật thể thao luôn đượcđổi mới và hoàn thiện Sự tìm tòi khám phá khoa học về các quy luật vận động của

cơ thể, các định luật vật lý và sự ảnh hưởng của môi trường vận động, sự tiến bộ vềkhoa học kỹ thuật trong việc thiết kế khí tài tập luyện, thi đấu thể thao Sự đổi mới

về luật thi đấu, sự hoàn thiện về phương pháp giảng dạy, huấn luyện…đều cónhững nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật cũng như sự ra đời của các

kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao thi đấu [16], [25]

Trong hàng trăm môn thể thao khác nhau, mỗi môn lại có những kỹ thuậtriêng biệt khác nhau được gọi là kỹ thuật chuyên môn hoặc kỹ thuật môn thể thaochuyên sâu của từng môn

1.3.2 Khái niệm bài tập thể chất.

Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao, bài tập thể chất là mộtphương tiện quan trọng để giáo dục kỹ năng, nâng cao thể chất và thành tích thểthao

Theo các nhà lý luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Nguyễn Toán,Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…thì “Bài tập thể chất là những hoạt động vận độngchuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp vớiquy luật của GDTC”[16], [25]

Các bài tập thể chất trong quá trình huấn luyện thể thao được phân loại theocác quan điểm khác nhau.Theo các nhà lỹ luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép vàcác nhà khoa học huấn luyện như Philim, Điền Mạnh Cửu… thì “BTTC có thể chiathành 3 loại chính là bài tập thi đấu, bài tập chuyên môn và bài tập phát triểnchung Sự phân chia này phải được dựa trên đặc điểm môn chuyên sâu và nhiệm vụ

Trang 19

của loại bài tập đó trong giải quyết các nhiệm vụ chung hoặc từng phần riêng lẻ”.[16], [18], [49].

Cũng theo các nhà khoa học trên thì bài tập thi đấu là loại hình bài tập màcác động tác của nó có quá trình vận động và đặc điểm riêng về lượng vận độngphù hợp với yêu cầu thi đấu của môn thể thao chuyên sâu

Các bài tập chuyên môn lại được chia thành hai nhóm:

Các bài tập chuyên môn nhóm 1 gồm những bài tập có quá trình chuyển động gầngiống với bài tâp thi đấu nhưng lại có cường độ vận động thấp hơn song khối lượngvận động có thể lớn hơn

Các bài tập nhóm 2 gồm các bài tập có hình thức vận động giống vận độngtrong thi đấu, trong đó yêu cầu những nhóm cơ chủ yếu có hoạt động giống nhưhoạt động thi đấu

“Các bài tập phát triển chung” là các bài tập chọn ra từ các bài tập của cácmôn thể thao khác, có tác dụng phát triển năng lực nhanh, mạnh, bền, khéo léo,mềm dẻo của cơ thể người tập Các bài tập này không hàm chứa yếu tố của cácđộng tác trong môn chuyên sâu

1.3.3 Khái niệm về hệ thống (bài tập).

Theo các nhà khoa học về lý luận GDTC và huấn luyện thể thao trong vàngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre (Đức), Điền Mạnh Cửu (TrungQuốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…Thì hệ thống bài tập đượckhái niệm như sau: “Những bài tập có cùng mục đích được sắp xếp theo trình tự từđơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng…được gọi là hệ thống bàitập”.[16], [19], [25]

Hệ thống BTTC bao gồm hệ thống bài tập bổ trợ giảng dạy, hệ thống bài tậphoàn thiện nâng cao kỹ thuật, hệ thống bài tập phát triển thể chất chung, hệ thốngbài tập phát triển chuyên môn

Trang 20

Trong đó, mỗi loại bài tập thực hiện một phần nhiệm vụ chung Ví dụ: hệthống bài tập phát triển thể lực chung là hệ thống gồm những bài tập phát triển tốchất thể lực chung như bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo,mềm dẻo cho VĐV, tạo nền tảng để phát triển thể lực chuyên môn cho họ.

Còn hệ thống các bài tập phát triền thể lực chuyên môn là hệ thống bao gồmcác bài tập thể lực gắn kết chặt chẽ với các kỹ thuật của môn chuyên sâu Ví dụ:Trong Taekwondo các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn phải gắn với việcthực hiện các kỹ thuật đòn chân như phản ứng với tiếng còi đá mục tiêu cố định

1.3.4 Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn).

Hiện nay thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau ở trong và ngoài nước,chúng ta có thể thu thập được các khái niệm về BTBT chuyên môn như sau:

Các nhà khoa học trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre(Đức), Điền Mạnh Cửu (Trung Quốc), Nguyễn Văn Trạch, Lê Văn Lẫm (ViệtNam)…cho rằng: “BTBT là một trong những phương tiện dùng để giảng dạy, huấnluyện TDTT Trong đó bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị cho VĐV, bài tậpmang tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập mang tính tăng cườngcác tố chất thể lực…còn BTBT chuyên môn lại là những bài tập mang tính chuyênbiệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt của môn thể thao”.[10], [16],[28], [49]

Cũng có cùng quan điểm với các học giả nước ngoài, Nguyễn Toán, PhạmDanh Tốn cho rằng: “BTBT chuyên môn là các bài tập phối hợp các yếu tố của cácđộng tác thi đấu và các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn dắt tác động cóchủ đích và có hiệu quả đến sự nắm vững kỹ năng kỹ xảo và sự phát triển các tốchất thể lực của VĐV ngay ở chính những môn thể thao đó”[25]

Các khái niệm của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách trình bày cũng

như ngôn ngữ sử dụng nhưng đều có sự nhất trí cao về nội hàm Như vậy BTBT

chuyên môn có thể được hiểu là những bài tập mang tính chuẩn bị, tính dẫn dắt,

Trang 21

tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt nhằm giúp VĐV nắm vững và hoàn thiện, nâng cao kỹ chiến thuật cho từng môn thể thao cụ thể.

Trong môn Taekwondo cũng thế, đối với các kỹ thuật đòn chân là những kỹthuật tương đối phức tạp và đòi hỏi độ chuẩn xác cao nên người ta có thể phân kỹthuật ra nhiều giai đoạn để thực hiện từng phần của kỹ thuật nhằm giúp cho ngườihọc dễ dàng nắm vững và sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh

Trên cơ sở phân chia kỹ thuật thành các giai đoạn, để giúp người học dễ nắmvững người ta thường sử dụng các loại bài tập sau:

- Bài tập mang tính chuẩn bị (Chủ yếu là bài tập khởi động chung và bài tậpkhởi động chuyên môn) để giúp người học đưa trạng thái tâm sinh lý…thích ứngvới việc tiếp thu kỹ thuật

- Bài tập mang tính dẫn dắt nhằm giúp cho người học xây dựng được biểutượng từng phần, dần dần hình thành được biểu tượng vận động toàn vẹn, nắmvững được yếu lĩnh kỹ thuật động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từđơn lẻ đến hoàn chỉnh

- Bài tập mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác Các bàitập tạo ra các cảm giác không gian, thời gian và cảm giác dùng lực khác nhau Để

từ đó tận dụng các kỹ năng đã hình thành để tiếp thu kỹ thuật mới.[25]

- Bài tập bổ trợ thể lực: Như chúng ta đã biết muốn hoàn thiện một kỹ thuậtnào đó ví dụ như kỹ thuật đá ngang (Đẩy hết hông khi thực hiện kỹ thuật đá ngang)đòi hỏi VĐV phải có tố chất mềm dẻo ở khớp hông…do đó đi đôi với việc sử dụngbài tập bổ trợ kỹ thuật thì cần phải chú trọng bố trí xen kẽ các BTBT thể lực (mềmdẻo) thì mới mang lại hiệu quả tập luyện kỹ thuật

Có thể khẳng định BTBT chuyên môn vừa là một phương tiện giúp ngườitập luyện nắn bắt kỹ thuật phức tạp và có độ khó cao, vừa là phương tiện thửnghiệm để thúc đấy quá trình hoàn thiện nâng cao trình độ kỹ năng vận động chongười tập

Trang 22

1.4 NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔNTRONG DẠY HỌC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT THỂ THAO.

Trong GDTC nói chung và dạy học vận động (TDTT) nói riêng thì nhiệm vụchính của BTBT được coi là một phương tiện “ giúp cho người học tạo ra vốn vậnđộng ban đầu làm cơ sở cho việc học tập các kỹ thuật tiếp sau ”…Đồng thời trongquá trình dạy học, người thầy có thể sử dụng các BTBT làm phương tiện tác động

có chủ đích đến sự nâng cao kỹ thuật và phát triển thể chất.[9], [18], [20], [25] Trong võ thuật nói chung và Taekwondo nói riêng thì bất kỳ một kỹ thuật động tácnào cũng phải hội đủ 3 yếu tố: nhanh, mạnh, chính xác, ngoài ra tính thẩm mỹ, sựchuẩn xác về góc độ thực hiện kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả cao Do đó, việcdạy võ sẽ rất khó khăn và mất thời gian để hoàn thành tốt nếu như không biết vậndụng các BTBT kỹ thuật cũng như các BTBT thể lực một cách hợp lý Vì vậy cóthể nói BTBT có vai trò rất quan trọng trong dạy học các kỹ thuật đòn chân củaTaekwondo Trong dạy học Taekwondo, nếu sử dụng một cách hợp lý và phongphú các BTBT sẽ giúp cho người học nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật riêng lẻ,đồng thời tránh được những sai sót và sự nhàm chán trong tập luyện, từ đó tiếtkiệm được thời gian, sức lực Bên cạnh đó có thể bổ sung kịp thời những mặt yếu

về kỹ thuật thể lực tạo điều kiện để chuyển tốt kỹ xảo vận động giúp giải quyếtđược những nhiệm vụ chuyển dịch trình độ của người tập lên một trình độ cao hơn Hiệu quả dạy học TDTT nói chung và dạy võ Taekwondo nói riêng, chỉ được nângcao khi việc lựa chọn sử dụng các bài tập có nội dung và LVĐ hợp lý

Tóm lại, trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo các BTBT có vaitrò hết sức quan trọng giúp cho người học nhanh chóng nắm vững kỹ thuật độngtác chính xác, hoàn thiện và nâng cao các năng lực, tố chất còn yếu kém từ đó nângcao trình độ tập luyện cũng như hình thức thi đấu

1.5 QUI LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG HỌC ĐÒN CHÂNTAEKWONDO

Trang 23

Theo các nhà huấn luyện thể thao như Harre (1996), Diên Phong (1999), thìngười học tập thể thao nói chung và người học kỹ thuật Taekwondo nói riêng đề

có quá trình nắm vững, thành thạo kỹ năng các kỹ thuật đòn chân phải được trảiqua 3 giai đoạn: Giai đoạn nắm vững sơ bộ động tác, giai đoạn cải tiến và nâng cao

kỹ thuật, giai đoạn củng cố và tự động hóa [10], [12]

- Giai đoạn nắm vững sơ bộ động tác.

Thông thường ở giai đoạn này, người dạy học thông qua việc giảng giải phântích làm mẫu động tác giúp cho người học sơ bộ nắm được yếu lĩnh kỹ thuật vàhình thành dần biểu tượng động tác Sau đó, thông qua quá trình tập luyện lặp lại

và sự nhắc nhở uốn nắn của người dạy, giúp cho người học bước đầu hình thànhmối liên hệ tạp thời cá phản xạ có điều kiện trên vỏ đại não Tuy vậy ở giai đoạnnày sự hưng phấn còn đang lan tỏa, động tac thường có biểu hiện căng thẳng với sựtập chung co độ của ý chí, không có tính nhịp điệu, còn nhiều động tác thừa, ví dụtrong động tác rút gối và vung chân đá vào mục tiêu người học thường rút gốikhông đúng góc độ và không đẩy hết hông để vận dụng lực phát ra từ đâu cũng nhưphát huy hết chiều dài của đòn đá Trong giai đoạn lan tỏa này, người dạy cần nhắcnhở những khâu trọng điểm và then chốt của kỹ thuật Tuy nhiên, không nên yêucầu quá cao về các chi tiết của động tác

Trong giai đoạn này làm mẫu động tác cần phải chuẩn mực (hoặc cho xem tranhảnh, băng hình kỹ thuật để làm cho người học sơ bộ hiểu và hình thành được biểutượng động tác đúng

Taekwondo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp, do đó các kỹ thuật đòn chânphải được thực hiện với một sức mạnh bột phát và tốc độ tối đa cho nên người giáoviên cần nhác nhở người học trong quá trình tập luyện cần tránh những chấnthương có thể xảy ra

- Giai đoạn hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật động tác.

Trang 24

Ở giai đoạn này, người học tiến hành sửa chữa những sai sót và nắm vữngđộng tác chính xác, nâng cao tính nhịp điệu và chất lượng động tác Thông qua tậpluyện lặp lại nhiều lần, làm cho động tác nhịp nhàng và bớt được những động tácthừa, không bị cứng trong khi thực hiện động tác Qua việc tập luyện thì ở giaiđoạn này làm cho mối liên hệ tạm thời của các phản xạ có điều kiện trên võ đại não

sẽ được chuyển dần từ giai đoạn lan tỏa sang giai đoạn ức chế phân biệt Nắmvững đặc điểm của giai đoạn này người giáo viên cần phát hiện và xác định nguyênnhân của những sai sót đồng thời tiến hành sửa chữa sai sót đó Để nhanh chóngnâng cao trình độ kỹ thuật động tác cho người học, giáo viên cần dùng phươngpháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp để giúp người học nhận rõ được độngtác đúng sai và các chi tiết của động tác, làm cho ức chế phân biệt phát triển thêmmột bước giúp động tác ngày càng có độ chính xác cao hơn

- Giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.

Sau khi người tập đã hình thành sơ bộ kỹ thuật (vẫn còn những sai sót nhỏ) thìchuyển sang giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác

Đặc điểm của giai đoạn này là những kết quả của sự lặp đi lặp lại nhiều lần cácđộng tác kỹ thuật ở giai đoạn trước đó nên động tác đã đạt được trình độ tự độnghóa ngày càng cao hơn Người học có thể vận dụng một cách hợp lý hơn, các giaiđoạn của động tác được chuyển tiếp trơn tru, không bị giật cục, khả năng vận dụnglực của hông được tốt hơn

Đối với giai đoạn này cần phải tăng cường khối lượng tập luyện và nâng cao

kỹ thuật chẳng hạn như các bài tập bổ trợ về thể lực kết hợp với việc tập luyện vớiđích, tập với người cùng tập ví dụ bài tập rút gối nhanh, bài tập với đích dichuyển…

Trong dạy học kỹ thuật Taekwondo, những người mới tập một kỹ thuật nào

đó thông thường đều phải trải qua ba giai đoạn trên Tuy nhiên những người đã họcmột kỹ thuật đòn đá nào đó rồi mà học tiếp kỹ thuật đòn khác thì có thể rút ngắn

Trang 25

thời gian ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 một cách thích đáng nhờ vào việc tận dụng sựchuyển tót kỹ xảo vận động.

Ba giai đoạn dạy học kỹ thuật nói trên có mối liên hệ khăng khít với nhau

Nó vừa phản ánh quá trình nhận thức kỹ thuật, nắm vững kỹ năng động tác sâu sắchơn, đồng thời cũng phản ánh quá trình biến đổi và nâng cao chức năng cơ thể củangười học

Do sự khác biệt về nhiều mặt giữa các đối tượng học tập như: Thể chất, trình

độ tập luyện ban đầu, động cơ, ý thức tập luyện…cúng như các yếu tố khách quankhác nên đối với từng đối tượng cụ thể thời gian ở 3 giai đoạn này cũng kéo dài ởmức đọ khác nhau, mặt khác thời gian ở 3 giai đoạn này còn quan hệ chặt chẽ vớinăng lực và kinh nghiệm dạy học của người thầy, nếu người thầy giỏi có kinhnghiệm giảng dạy biết sử dụng hợp lý các phương pháp, tìm ra những điểm mấuchốt trong kỹ thuật, phát hiện kịp thời và xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm,đồng thời sử dụng đúng các giải pháp sửa chữa thì thời gian cần dùng để hoànthành mỗi giai đoạn sẽ rút ngắn lại Từ đó mang lại hiệu xuất cao trong việc dạyhọc kỹ thuật đòn chân

1.6 CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BTBT TRONG DẠY HỌC ĐÒNCHÂN TAEKWONDO

1.6.1 Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập.

Tính khoa học hợp lý của các BTBT trong dạy các kỹ thuật đòn chân trướchết ở chỗ các bài tập sử dụng có đảm bảo được các nguyên tắc trong giảng dạy kỹthuật hay không Như chúng ta đã biết nguyên tắc giảng dạy là những điều nhậnthức được tổng kết, đúc rút ra từ mục đích giáo dục, quá trình dạy học và các quiluật phát triển thể chất của người học, nó phản ánh các qui luật khách quan của quátrình dạy học và cũng là các yêu cầu chỉ đạo cơ bản trong các khâu chuẩn bị nộidung, bài tập, phương pháp phương tiện dạy học Các nguyên tắc này sẽ chi phối,

Trang 26

định hướng cho việc lựa chọn xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ tronggiảng dạy các kỹ thuật đòn chân của môn Taekwondo.

Theo quan điểm của các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như NguyễnToán, Nguyễn Văn Trạch (Việt Nam), Lý Văn Tĩnh, Dương Ngọc Cường (TrungQuốc) thì các nguyên tắc trong dạy học các kỹ thuật đòn chân môn Taekwondođược quan tâm gồm: [ ; ]

a Nguyên tắc tự giác tích cực.

Nguyên tắc tự giác tích cực là chỉ người thầy trong quá trình giảng dạy cần giáodục cho sinh viên xác định rõ mục đích hoạc tập đồng thời sử dụng các phươngpháp dạy học có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và tự giác tích cựccủa người học

Trong quá trình dạy học người thầy đóng vai trò chủ đạo, gợi mở dẫn dắt và dùngcác phương pháp như nêu vấn đề, thảo luận, trò chơi, thi đấu…để phát huy tính tựgiác tích cực của người trò Trong dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm thìnguyên tắc này có ý nghĩa to lớn vì tự giác và tích cực có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Muốn có được tính tích cực thì phải có sự tự giác và muốn có tính tự giác lạicần làm cho người học ham thích, hứng khởi khi học tập Do vậy nguyên tắc tựgiác tích cực đã chỉ hướng cho việc lụa chọn nội dung, hình thức bài tập sao chobài tập có tính mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng có tính tranh đua và tính vui vẻ Đặc biệttrong quá trình chuẩn bị bài tập cũng như tổ chức điều hành các bài tập thì ngườithầy cần xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi để dùng hình thức tập luyện thíchhợp nhằm khích lệ tính tự giác tích cực của người học Ví dụ có thể dùng hình thứcbình xét “nhà vô địch” từng loại động tác kỹ thuật qua các bài tập bổ trợ kỹ thuật.Trong dạy học Taekwondo người thầy cần kịp thời nêu gương biểu dương các

em đã thực hiện có chát lượng các bài tập, mặt khác các bài tập phải đan xen nhaumột cách hợp lý không nên kéo dài một bài tập nào đóvới thời gian quá dài (10-15phút)

Trang 27

b Nguyên tắc trực quan

Nguyên tác trực quan là nguyên tác giảng dạy bằng việc phân tích kỹ thuậtthông qua các phương tiện trực quan như tranh ảnh, băng hình hoặc động tác làmmẫu để người học tạo dựng được biểu tượng vận động

Đối với mỗi bài tập tính trực quan được thể hiện qua các yêu cầu cụ thể chi tiết vềgóc độ, phương hướng cách dùng lực…để tạo cho người tập một biểu tượng vậnđộng nhất định Trong thực tế dạy học các kỹ thuật đòn chân nhiều người chỉ đưa

ra kỹ thuật (ví dụ đá tống trước) sau đó chỉ đưa số lần thực hiện, đứng tại chỗ đáhay kết hợp với di chuyển, hoặc chỉ nêu yêu cầu một cách chung chung, sơ bộ nhưthực hiện kỹ thuật nhanh mạnh, đá hết biên độ…vậy còn các yêu cầu về góc độchaanowr tùng giai đọa, cách dùng lực lúc chuẩn bị, trong quá trình thực hiện vàkhi kết thúc động tác ra sao, sự phối hợp lực của hông, đùi, khớp gối sao cho có thểphát huy được uy lực của đòn đá Tư thế của thân người sao cho không làm mất đikhả năng phát lực khi tiếp xúc mục tiêu hay hướng cách thực hiện sao cho đòn đákhông bị giật cục…chính những điều này mới là câu trả lời cho những câu hỏitrong đầu của người học

c Nguyên tắc nâng dần.

Đây là nguyên tắc quan trọng trong dạy học TDTT nói chung và mônTaekwondo nói riêng nhằm giúp người học từng bước nắng vững và hoàn thiện kỹthuật Nguyên tắc này chỉ sự nâng dần về độ khó của kỹ thuật, nâng dần lượng vậnđộng của bài tập và nâng dần yêu cầu chung trong dạy học

Nguyên tắc này được quán triệt tốt trong quá trình lựa chọn và xây dựng hệ thốngbài tập trong dạy học các kỹ thuật đòn chân, sẽ làm cho các bài tập phát huy đượchiệu quả tổng thể của hệ thống bài tập với mức tối ưu

d Nguyên tắc xuất phát từ thực tế (còn gọi là nguyên tắc tính thực tiễn).

Nguyên tắc này là chỗ dựa thực tiễn cho việc xắp xếp nội dung, phương pháp,lượng vận động cách tiến hành các bài tập trong sử dụng các kỹ thuật đòn chân

Trang 28

Hay nói cách khác, việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng BTBT trong dạy các kỹthuật đòn chân cần phải căn cứ vào những vấn đề thực tế của đối tượng như: Tuổitác, giới tính, thể chất, sân bãi, trang thiết bị, thời tiết…để có được các bài tập tạo

ra hiệu quả cao cho người học

e Nguyên tắc củng cố.

Trong dạy học TDTT nói chung và dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo nóiriêng cần phải vận dụng các nguyên tắc này để giúp người học năm chắc củng cốcác tri thức và kỹ năng đã học Trong thực tế dạy học TDTT củng cố và nâng caophải hết sức quan tâm tập luyện các bài tập hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thểlực.Bởi lẽ, mỗi động tác kỹ thuật muốn đạt được trình độ cao hơn thì phải tiến dầnđến sự hoàn thiện về kỹ thuật và có được trình độ thể lực tương ứng để có thể đapứng được yêu cầu thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật

1.6.2 Năng lực tổ chức điều hành thực hiện các BTBT của người thầy.

Một bài tập muốn phát huy được hiệu quả tốt đòi hỏi người hướng dẫn thựchiện trước hết phải nắm được mục đích, yêu cầu của bài tập Sau đó là phải nắm bắtđược qui trình thực hiện bài tập để chuẩn bị tốt các phương tiện, dụng cụ thực hiệnbài tập

Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng các biện pháp tâm lý để điềukhiển họ tập trung chú ý và tập luyện trong trạng thái tâm lý thích hợp vơi yêu cầucủa bài tập Một yêu cầu nữa là đòi hỏi người dạy phả nắm vững lượng vận độngnhư: Khối lượng, cường độ và quãng nghỉ… để tạo ra những kích thích vừa đủ chongười học có thể nắm bắt và củng cố kỹ thuật

Ngoài ra trong quá trình tổ chức điều hành tập luyện người thầy cần quan sát,phát hiện kịp thời những sai sót kỹ thuật, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để sửachữa động tác, tránh sai sót đó trở thành thói quen (có tật)

Trang 29

Tóm lại năng lực tổ chức điều hành là một trong những năng lực sư phạmquan trọng và chủ yếu nhất của người giáo viên TDTT Năng lực này sẽ giúp nângcao hiệu quả các bài tập nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.

Trong quá trình dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo năng lực tổ chứcđiều hành tốt quá trình thực hiện bài tập sẽ tránh được những chấn thương đáng tiếc

có thể xảy ra Taekwondo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp do đó các BTBTchuyên môn thường gắn với yếu tố thi đấu nên người hướng dẫn cần chú ý quansát, nhắc nhở, ngăn ngừa trước các sự cố có thể sảy ra như va chạm lẫn nhau hay sửdụng các phương tiện dụng cụ sử dụng trong BTBT không đúng cách xảy ra chấnthương cho người học Một khi để xảy ra các sự cố sẽ ảnh hưởng đến chất lượngdạy học nói chung và chất lượng thực hiện các BTBT nói riêng

1.6.3 Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý

Các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép(Nga),Nhíp Lâm Hổ, Ngô Trí Triệu (Trung Quốc), Nguyễn Toán (Việt Nam) đều chorằng: “Mỗi bài tập đề có mục đích dể giải quyết một nhiệm vụ giảng dạy hoặc huấnluyện náo đó Bởi vậy phải dựa vào nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện để sắp xếp

và sử dụng bài tập hợp lý, sao cho bài tập trước có thể tạo tiền đề và hỗ trợ cho bàitập sau, bài tập sau bổ trợ củng cố và phát huy hiệu quả của bài tập trước để chúng

có thể tạo ra hiệu ứng tổng thể là giúp người học nắm vững và nâng cao kỹ thuật,nâng cao thành tích thể thao” [16], [24], [48],[51]

Trong quá trình sắp xếp các bài tập cần phải tuân thủ các nguyên tắc dạyhọc, đặc biệt cần coi trọng nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắcđối xử cá biệt …để tạo ra mối liên kết và sự nhất trí cao giữa các bài tập trong mộtbuổi tập

Việc sắp xếp các bài tập trong học tập mỗi kỹ thuật thậm chí trong mỗi giáo

án phải giống như việc kê đơn thuốc của bác sĩ Nghĩa là phải căn cứ vào thực tếđặc điểm của đối tượng, nhiệm vụ học tập, thời gian, điều kiện sân bãi…để lựa

Trang 30

chọn bài tập có tính năng động có thể giải quyết được nhiệm vụ giảng dạy Đồngthời đưa ra các khối lượng và hình thức tập luyệnhợp lý có thể tạo ra được hiệu quảtốt cho từng loại bài tập Từ đó nâng cao được hiệu ứng tổng thể các bài tập, giúpngười dạy hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và giúp học sinh nâng cao kỹ thuậtcúng như thành tích học tập.

1.6.4 Phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo

Ở các nước có phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo phát triển mạnhtrong những năm gần đây đã rất coi trọng sử dụng các phương tiện dụng cụ chuyêndụng sử dụng trong huấn luyện các kỹ thuật đòn chân như kính áp tường, ghế tậpdẻo và sức mạnh hông, thang gióng bổ trợ dẻo khớp gối, khớp háng, lampơ, bao đá,dây thun, ghế tạ bổ trợ sức bật, áo giáp dụng cụ bảo hộ tay chân… Từ đó đã làmphong ohus các loại hình BTBT và nâng cao hiệu quả của bài tập cũng như giảmbớt tâm lý, sự chấn thương của người tập Vậy thì, vì sao các phương tiện lại đượccoi trọng như vậy? Như chúng ta đã biết, muốn nắm chắc và thực hiện chuẩn xáccác kỹ thuật thì ở giai đoạn nắm sơ bộ động tác cần có các phương tiện trực quannhư gươi áp tường, băng hình, hay muốn thực hiện hết biên độ của động tác thì cầnphải có độ dẻo tương ứng ở khớp gối, háng và hông vì vậy phải sử dụng dụng cụ bổtrợ là thang gióng hay các dụng cụ bổ trợ để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật nhưlampơ, bao đá giúp người học xác định được cự ly, thời điểm ra đòn giúp phát triểnkhả năng phản ứng, phát triển sức mạnh bột phát cúng như việc thích ứng với cácđiều kiện ra đòn khác nhau (đá đích di động, phản ứng với tiếng còi đá đích, kếthợp với các bước di chuyển đá đích, đá với dụng cụ bổ trợ và dây thun, tạ chân …)các dụng cụ bảo hộ cẳng tay, ống đồng, hạ bộ, áo giáp …giúp khắc phục tâm lý sợchấn thương khi tập luyện với người cùng tập đồng thời ngăn ngừa được chấnthương Các phương tiện sử dụng trong BTBT phong phú góp phần làm cho BTBTthêm đa dạng do vậy người giảng dạy cần lựa chọn, sử dụng các phương tiện, dụng

Trang 31

cụ bổ trợ khác nhau phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ huấn luyện để từ đó phát huydược hiệu quả của các BTBT

Từ những vấn đề được trình bày ở phần trên cho phép chúng tôi rút ra một

số nhận xét sau:

- Kỹ thuật đòn chân vừa là phương tiện chuyên môn cơ bản vừa là đặc trưngtiêu biểu của môn võ Taekwondo Chính vì thế quá trình học tập để nắm vững mộtcách sâu xắc và thực hiện chuẩn xác, đẹp các kỹ thuật đòn chân là vấn đề mang tínhnền tảng

- Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân môn

Taekwondo thì chúng ta cần phải nắm vững và vận dụng đúng những vấn đề về:Yếu lĩnh động tác của từng kỹ thuật đòn chân, hiểu được thế nào là BTBT chuyênmôn và cách xây dựng thành hệ thống; Nhiệm vụ, vai trò và các yếu tố chi phốihiệu quả của BTBT chuyên môn đối với quá trình học tập kỹ thuật đòn chân; Nắmvững và vận dụng đúng các nguyên tắc, qui luật hình thành kỹ năng vận động, đồngthời sử dụng hợp lý, đa dạng các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT chuyênmôn khi dạy các kỹ thuật đòn chân

Tất cả những phần tổng quan trên là cơ sở để chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiêncứu

Trang 32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu, để tài sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Đây là phương pháp rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các côngtrình nghiên cứu Nhằm thu thập thông tin của các tài liệu khoa học, chuyên môn

có liên quan đến đề tài, từ đó giúp người nghiên cứu có được cái nhìn tổng thể, toàndiện vấn đề nghiên cứu đồng thời là chỗ dựa để xây dựng cơ sở lý luận của để tài.Trong qua trinh nghiên cứu đề tài đã sử dụng ……….(Trong nước… )

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:

Đề tài sử dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp

Phương pháp phỏng vấn gián tiếp dùng phiếu hỏi để phỏng vấn khoảng 40người gồm: Các giảng viên dạy môn Taekwondo ở Trường Đại học TDTT BắcNinh, Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng, các chuyên gia và huấn luyện viên ở cácTỉnh – Thành, các trung tâm huấn luyện có phong trào Taekwondo phát triển, cácSinh viên chuyên sâu Taekwondo để thu thập các thông tin về thực trạng sử dụngBTBT trong dạy kỹ thuật đòn chân, cơ sở lựa chọn và xây dựng hệ thống BTBTchuyên môn Đồng thời có được các ý kiến đánh giá của họ về hệ thống BTBTchuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu TaekwondoTrường Đại học TDTT – Đà Nẵng

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu thêm và sâu sắc hơn nhữngvấn đề mà phiếu hỏi chưa đáp ứng được

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm:

Trang 33

Đề tài trực tiếp quan sát quá trình huấn luyện, tập luyện các lớp, các câu lạc

bộ và trung tâm huấn luyện môn võ Taekwondo Qua đó thu thập được các BTBTchuyên môn trong giảng dạy, huấn luyện các KT đòn chân cho võ sinh Taekwondothuộc nhiều đối tượng khác nhau

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm.Chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng các test thường dùng để đánh giá trình độ tậpluyện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo:

- Test 1 : Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần).

- Mục đích: Đánh giá tốc độ thực hiện động tác và độ chính xác của kỹ thuậtđòn chân

- Phương tiện: Thảm tập, đích (lampơ), còi, đồng hồ bấm giây

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị thi đấu, khi nghetiếng còi thì lập tức thực hiện kỹ thuật với tốc độ nhanh nhất

- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích

- Test 2 : Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m , cao 1.2m

trong 20” (lần)

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, độ chuẩn xác và biên độ động tác của

kỹ thuật đòn chân

- Phương tiện: Thảm tập ,lampơ, đồng hồ bấm giây, còi, thước đo

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng giữa 2 đích cố định cách nhau 3,4m,cao 1,2m Khi nghe tiếng còi thì lần lược thực hiện đòn đá lướt vòng cầu chântrước vào 2 đích với tốc độ tối đa

- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích

Trang 34

- Test 3 : Đá tống trước 2 chân vào đích trong 10” (lần).

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sự chuẩn xác và khả năng phối hợpcủa 2 chân

- Phương tiện: Lambơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế tấn thi đấu, khi nghe tiếngcòi thì lập tức thực hiện đòn đá tống trước liên tục bằng 2 chân trong 10 giây

- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích

- Test 4: Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20 giây (lần).

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sự chuẩn xác và biên độ thực hiệnđộng tác

- Phương tiện: Thảm tập, lampơ, còi, thước đo,đồng hồ bấm giây

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng giữa 2 đích cố định cách nhau 3,4m,cao 1,2m Khi nghe tiếng còi thì lần lược thực hiện đòn đá lướt vòng cầu chântrước vào 2 đích với tốc độ tối đa

- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích

- Test 5: Đá tống sau vào đích 10 giây (Lần).

- Mục đích: Đánh giá tốc độ, độ dẻo, sức mạnh, khả năng thăng bằng, độchính xác của kỹ thuật

- Phương tiện: Lampơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tấn chuẩn bị, khi có hiệu lệnh còithì thực hiện đòn đá tống sau bằng 2 chân liên tục và đích

- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích

Trang 35

- Test 6: Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về

(Điểm).

- Mục đích: Đánh giá độ ổn định của các kỹ thuật, sự chính xác, sức mạnh,tốc độ, khả năng thăng bằng, biên độ động tác, độ dừng và tính thẩm mỹ của đòn

đá

- Phương tiện: Thảm tập, các phương tiện phục vụ việc chấm điểm

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi nghe khẩulệnh Sijac thì thực hiện các đòn đá theo thứ tự : 2 lượt đòn đá tống trước, 2 lượt đòn

đá tống ngang, 2 lượt đòn đá vòng cầu và 2 lượt đòn đá tống sau (2 nhịp/lượt) vàkết thúc với khẩu lệnh Barô

- Đánh giá: Do các giáo viên Taekwondo của Trường Đại học TDTT ĐàNẵng đánh giá bằng thang điểm 10

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Sau khi đã lựa chọn được hệ thống BTBT chuyên môn nhằm nâng cao hiệuquả các kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo, đề tài đã sử dụng phương pháp thựcnghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khoa học,tính thực tiễn và hiệu quả của Hệthống BTBT chuyên môn đã được lựa chọn và xây dựng Quá trình thực nghiệmđược tiến hành trên 20 nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại họcTDTT Đà Nẵng, ở 2 khoá Cao đẳng 09 và Cao đẳng 10, được chia làm 2 nhóm mộtcách ngẩu nhiên, nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự tương đồng về điều kiện vàtrình độ trình độ tập luyện ban đầu:

- Nhóm thực nghiệm (A) gồm 10 Sinh viên nam: 5 SV Cao đẳng 9 và 5 SVCao đẳng 10

- Nhóm đối chứng (B) gồm 10 Sinh viên nam: 5 SV Cao đẳng 9 và 5 SV Caođẳng 10

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng)  Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng (Trang 40)
Bảng 3.4. Thực trạng trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của Sinh viên  chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT  Đà Nẵng (n= 20). - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 3.4. Thực trạng trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng (n= 20) (Trang 45)
Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ  chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu  Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng. - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng (Trang 48)
Bảng 4.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ  thuật đòn chân Taekwondo - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 4.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo (Trang 55)
Bảng 4.3. Kết quả xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn. - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 4.3. Kết quả xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn (Trang 57)
Bảng 4.4. Kết quả xác định tính thông báo của các Test đã lựa chọn. - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 4.4. Kết quả xác định tính thông báo của các Test đã lựa chọn (Trang 58)
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (sau 8  tuần thực nghiệm) - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (sau 8 tuần thực nghiệm) (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w