Đề tài về : Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ly Na
TỪ THỰC TẾ VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SỬA LỖI
VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN THANH BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong cả quá trình làm luận văn, trong một thời gian dài
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngữ văn, Phòng KHCN & SĐH, Trường ĐHSP TPHCM đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo ở một số trường THPT đã có những góp ý, đánh giá, nhận xét chân tình về những vấn đề của luận văn
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi
Trang 3CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCGD : Cải cách giáo dục THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: PHÂN MÔN LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT 1.1 Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT 11
1.1.1 Phân môn Làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT 11
1.1.2 Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn (Phần Làm văn) THPT 14
1.2 Thực trạng dạy học Làm văn trong nhà trường THPT 17
1.2.1 Về phía GV 18
1.2.2 Về phía HS 21
1.3 SGK về Làm văn 24
1.3.1 SGK hợp nhất năm 2000 24
1.3.2 SGK mới 28
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM VĂN 2.1 Hệ thống bài tập làm văn trong SGK Ngữ văn THPT 35
2.1.1 Hệ thống bài tập làm văn trong SGK hợp nhất năm 2000 35
2.1.2 Hệ thống bài tập làm văn trong SGK Ngữ văn mới 44
2.1.3 Việc sử dụng bài tập làm văn trong dạy học làm văn 50
2.2 Việc xây dựng hệ thống bài tập làm văn bổ sung phù hợp với năng lực của HS 54
2.2.1 Khảo sát thực trạng viết văn của HS 54
2.2.2 Hướng đến xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn 62
Chương 3: HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHO HS 3.1 Bài tập về tìm hiểu và phân tích đề 65
3.1.1 Lỗi về tìm hiểu và phân tích đề của HS 65
Trang 53.1.2 Một số đề xuất định hướng tìm hiểu và phân tích đề cho HS 67
3.1.3 Bài tập rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề 71
3.2 Bài tập về tìm ý và lập dàn ý 77
3.2.1 Lỗi về tìm ý và lập dàn ý của HS 77
3.2.2 Một số đề xuất định hướng tìm ý và lập dàn ý cho HS 81
3.2.3 Bài tập rèn luyện kĩ năng tìm ý và lập dàn ý 83
3.3 Bài tập về diễn đạt, liên kết 87
3.3.1 Một số lỗi về diễn đạt, liên kết thường gặp ở HS 87
3.3.2 Bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt, liên kết 91
3.4 Bài tập xây dựng đoạn văn 94
3.4.1 Một số lỗi về xây dựng đoạn văn của HS 94
3.4.2 Bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn 100
3.5 Bài tập xây dựng lập luận 105
3.5.1 Một số lỗi về lập luận của HS 105
3.5.2 Bài tập xây dựng lập luận 107
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 117
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo quan niệm hiện nay, dạy học làm văn trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) được hiểu là dạy xây dựng văn bản, tạo lập văn bản, học sinh (HS) được học và rèn luyện các kĩ năng, cách thức, các bước để có thể xây dựng được các loại văn bản khác nhau Làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với Văn và Tiếng, vì vậy giờ học làm văn được xem là giờ học thực hành tổng hợp tất cả những năng lực và kiến thức Văn học, Tiếng Việt của HS “Trong số các môn học của chương trình giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông tập làm văn là một môn học mang tính chất tổng hợp rất rõ rệt Trước hết, để viết được một bài văn hoàn chỉnh (dù ở thể loại miêu tả, kể chuyện hay ở thể loại nghị luận văn học, nghị luận chính trị - xã hội …), HS bao giờ cũng phải cùng một lúc huy động hàng loạt những kiến
thức đã được trang bị của mình về ngôn ngữ (bao gồm tất cả các năng lực sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
và các quan hệ ngữ pháp), về tư duy (bao gồm tất cả các khả năng: phân tích, tổng hợp, khái quát, phán đoán, suy luận…) và về cả quan điểm, lập trường của các quá trình nhận thức và đánh giá.”[6,
tr.4] “Làm văn là một phân môn khó trong nhà trường phổ thông – một phân môn thực hành sáng tạo trên cơ sở một vốn tri thức khoa học nhất định, đặc biệt là khoa học xã hội và những hiểu biết về thực
tế đời sống” [52, tr.3] “Làm văn là phần thực hành của môn Văn học và Tiếng Việt, song song và tương ứng với phần học Văn Học đi đôi với làm, học để làm cũng là phương châm giáo dục xưa nay, bởi thế học Văn phải đi đôi với làm văn, đó là lẽ dĩ nhiên…kết quả của làm chứng minh cho kết quả của học” [46, tr.85] Dạy học làm văn theo cách hiểu như vậy thì chính là dạy các thao tác thực hành,
và mục đích của dạy học làm văn cũng chính là mục đích cuối cùng, là mục tiêu cao nhất của dạy học Văn
“HS học Văn học và Tiếng Việt cuối cùng phải thể hiện thành năng lực cảm hiểu được ngôn ngữ và văn chương, mọi thông báo, thông tin bằng tiếng Việt trên các lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực thuộc về con người và xã hội, khoa học và văn hóa, trên đất nước mình và trong thời đại mình… HS tốt nghiệp THPT phải có trình độ và năng lực làm văn, tức là trình độ và năng lực văn hóa về Việt ngữ, Việt văn” [46, tr.86].“Trong yêu cầu đào tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho HS phổ thông, bộ phận tạo lập văn bản (làm văn) có một vai trò, vị trí cực kì quan trọng với môn Văn học, tiếng Việt Năng lực nói, viết không chỉ phản ánh năng lực nghe, đọc mà còn phản ánh năng lực tư duy, cảm xúc, năng lực thuyết phục nói chung của một con người Năng lực đó có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của một con người trong cuộc đời” [66, tr.56] Từ những quan điểm trên cho thấy vị trí, nhiệm vụ và tầm quan trọng của phân môn làm văn đã được xác định rất rõ ràng Tuy nhiên trên thực tế giờ học làm văn chưa được nhận thức đúng với vị trí, vai trò và chức năng của nó Giờ học làm văn là giờ học
mà cả giáo viên (GV) và HS thờ ơ nhất, dạy và học sơ sài qua loa nhất, có khi chỉ là hình thức cho theo đúng quy định của chương trình “Trong dư luận hiện nay nhiều ý kiến phê phán phân môn làm văn
Trang 7hiệu quả chưa cao, HS tốt nghiệp THPT, thậm chí năm thứ nhất đại học mà làm đơn, viết báo cáo không nên, viết chính tả còn sai nhiều, câu cú không chỉnh…” [66, tr.56] Và “ Đúng là có hiện tượng bài làm văn của HS có nhiều cái yếu kém Như bài làm sao chép máy móc, kiến thức cơ bản về văn học có nhiều sai sót, kĩ năng viết văn non yếu, chữ nghĩa và cách trình bày cẩu thả ” [78] Trong đó điểm dễ thấy nhất là học sinh mắc quá nhiều lỗi về diễn đạt và hổng kiến thức, vì “Chúng ta ít rèn Dạy học còn thiên về lý thuyết, thiên về thuyết giảng mà coi nhẹ luyện tập, coi nhẹ thực hành Một năm học
ở phổ thông chỉ có dăm bảy bài làm văn ở lớp hoặc ở nhà HS ít được viết mà thầy lại chấm qua loa thì kết quả thế nào đã rõ” [78] vì các em chỉ biết “ học Văn” mà không chú trọng “làm văn”, không chú ý rèn luyện, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và vận dụng các kiến thức về Văn học và xã hội vào những yêu cầu nhất định của một bài văn
Thật ra nếu nhìn vấn đề rộng hơn, chúng ta sẽ thấy, nói như GS.TS Trần Đình Sử “lý do phần lớn thuộc về chương trình, sách giáo khoa (SGK) và phương pháp dạy học”[66, tr.56]
Trước hết là SGK, những kiến thức, những vấn đề được trình bày trong SGK còn thiên nhiều về
lý thuyết, trong khi đó phương pháp dạy học Làm văn khẳng định “Bản thân những tiết học lý thuyết
không thể tạo nên được những kĩ năng làm văn” [1, tr.201] Và “Làm văn cần thực hành tổng hợp, cần
đặt yêu cầu kĩ năng thực hành cao hơn yêu cầu tri thức”[66, tr.60].Vì vậy lý thuyết không phải là mục đích cuối cùng của làm văn mà là cơ sở để rèn luyện các kĩ năng làm văn.Việc quá nặng về lý thuyết cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho HS Nội dung các bài học cứng nhắc, “lý thuyết nhiều khi không ăn khớp với thực tế làm văn sinh động”[66, tr.58] Những kĩ năng và bài tập thực hành làm văn trong SGK chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực sự của giờ học làm văn, chưa tính đến thực tế, chưa tạo được hứng thú để phát huy tính chủ động, tích cực của HS Bên cạnh đó việc tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp dạy học làm văn còn rất hạn chế, “nước ta có rất ít người chuyên tâm đi sâu vào lĩnh vực này Chương trình và SGK làm văn đến nay chỉ được viết theo kinh nghiệm”[66, tr.58], trong khi đó những nghiên cứu về giảng Văn, đọc hiểu tác phẩm văn học lại được quan tâm nhiều hơn
Nếu đã xác định dạy học làm văn là dạy các thao tác thực hành xây dựng văn bản thì có thể nói song song với những cơ sở lý thuyết, hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng là rất quan trọng, nó giúp HS rèn luyện một cách chi tiết, cụ thể các kĩ năng làm văn như kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề, kĩ năng tìm ý và lập dàn bài, kĩ năng xây dựng đoạn văn, kĩ năng diễn đạt, lập luận…trước khi bắt tay tạo lập một văn bản hoàn chỉnh Qua đó còn thể hiện tính tích cực, chủ động của HS trong thực hành làm văn
Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn như là những bước tập dượt ban đầu, chuẩn bị khung sườn, chuẩn bị những bước đầu tiên, những bước nhỏ cho việc xây dựng văn bản Nếu những kĩ năng này được rèn luyện, được chuẩn bị tốt thì có lẽ sẽ không còn quá nhiều những bài văn không đạt yêu cầu như hiện nay
Theo tinh thần và quan điểm về dạy học làm văn như đã trình bày ở trên, mặc dù các tác giả SGK đã ý thức được tầm quan trọng của hệ thống bài tập làm văn nên đã có nhiều hệ thống bài tập
Trang 8được xây dựng tốt, rất có hiệu quả, thực sự đáp ứng được phần nào những mục tiêu của dạy học làm văn Nhưng từ lý luận đến thực tế bao giờ cũng có những khoảng cách mà chúng ta không thể tính hết, không thể bao quát hết được Từ lâu nay chúng ta vẫn chỉ sử dụng một hệ thống bài tập cho tất cả HS trong khi năng lực của HS không phải hoàn toàn như nhau Hiện nay ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một phương pháp dạy học mang tên Kumon mà triết lý là “đóng giày theo chân” “Bí quyết của phương pháp Kumon là xác định được đúng xuất phát điểm của mỗi HS về môn học (chân), từ đó thiết
kế một hệ thống bài tập tuần tự, vừa sức (giày) để học sinh làm mỗi ngày 30 phút bằng giấy bút và cục gôm thông thường mà không cần thiết bị gì hiện đại, làm cho đến khi nào thành thạo.” [79] Đây cũng
là một cơ sở quan trọng để chúng ta khẳng định vai trò của hệ thống bài tập làm văn.Vận dụng tinh thần của phương pháp Kumon chúng ta không nên mãi sử dụng cách “gọt chân theo giày”, không thể
sử dụng một cỡ giày cho mọi bàn chân, nghĩa là bắt tất cả HS phải cùng thực hành chung một hệ thống bài tập như từ trước đến nay chúng ta vẫn làm
Từ thực tế giảng dạy chúng tôi cũng nhận thấy rằng những kiến thức và kĩ năng về làm văn ở THPT không phải hoàn toàn mới mà là sự lặp lại có nâng cao, cũng là tìm hiểu đề, lập dàn ý, xây dựng lập luận…đã học ở các lớp dưới Vì vậy có thể nói rằng việc học làm văn chủ yếu và quan trọng nhất là thực hành luyện tập các kĩ năng làm văn qua các bài tập Mà bài tập làm văn trong SGK vì tính chất đại trà nên rất khó có được sự phân hóa cần thiết Do đó rất cần phải xây dựng thêm những hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn sao cho phù hợp với năng lực và khả năng viết văn của HS ở từng trường, từng lớp cụ thể, để có thể tăng thêm tính thiết thực và hiệu quả của dạy học thực hành, để dạy học làm văn thực sự là dạy học thực hành xây dựng văn bản.Vì những bài văn của HS ở những vùng, những trường khác nhau với trình độ khác nhau cũng có những đặc điểm không giống nhau Muốn làm được điều đó chúng ta phải xuất phát từ thực tiễn dạy học, phải căn cứ vào những yếu kém cụ thể về một số kĩ năng nào đó của HS mới có thể xây dựng được những hệ thống bài tập phù hợp, giúp HS vừa khắc phục được yếu kém vừa rèn luyện được những kĩ năng làm văn Chính vì thế những hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn mới và riêng biệt cho những đối tượng khác nhau càng trở lên quan trọng và cần thiết Xây dựng được một hệ thống bài tập làm văn phù hợp và vận dụng có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn và góp phần đổi mới phương pháp dạy học làm văn trong nhà trường THPT Đó chính là lí do chủ yếu để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này
Hiện nay dưới ánh sáng của quan điểm dạy học mới, đặc biệt là quan điểm tích hợp và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, dạy học làm văn cũng đang được nhìn nhận lại và được quan tâm nhiều hơn, điều này thể hiện khá rõ trong bộ SGK và chương trình mới, chương trình đã được biên soạn lại có nhiều thay đổi Tuy nhiên hiệu quả của nó như thế nào chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được, phải chờ thời gian thẩm định Nhưng mặc dù đã có nhiều đổi mới như vậy, giờ học làm văn vẫn
là giờ học mà HS ít quan tâm, ít đầu tư, thụ động và cảm thấy khó khăn nhất khi học bộ môn Ngữ văn, trong khi đó tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và kết quả học văn chính là ở những bài viết làm văn “Nó
Trang 9là chỗ dựa chính yếu (nếu không muốn nói là duy nhất) để đánh giá năng lực văn học của HS trong nhà trường phổ thông”[78] Đây là một nghịch lý, một mâu thuẫn lớn mà chúng tôi thiết nghĩ những nhà giáo dục, những người biên soạn SGK và thầy cô giáo nên quan tâm đúng mức
Phương pháp dạy học bộ môn nói chung cũng như phương pháp dạy học làm văn nói riêng đang dần trên đường hoàn thiện, chúng ta không thể đòi hỏi ngay một lúc có thể hoàn chỉnh như mong muốn.Vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn mong rằng cũng góp được một phần nào đó vào việc đổi mới phương pháp dạy học làm văn, cải thiện được phần nào tình hình dạy học làm văn ở trường THPT hiện nay
Với những lý do trên việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cần được đặt ra để xem xét một cách toàn diện và đồng bộ trong mối quan hệ với Văn và Tiếng, trong quan hệ với những bài học làm văn, đúng theo tinh thần của quan điểm dạy tích hợp và phát huy tính chủ động, tích cực của HS, đúng theo quan niệm phải “chọn giày theo chân” của phương pháp Kumon
để mỗi HS đều có thể học tập theo đúng năng lực của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu những bài viết làm văn nghị luận của học sinh lớp 10 và lớp 11 tại trường THPT Trần Phú, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, chủ yếu nghiên cứu sâu những lỗi về kĩ năng viết văn mà HS mắc phải trong quá trình làm bài, trên cơ sở đó đề xuất xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn phù hợp với khả năng và thực tế viết văn của HS Hệ thống bài tập này vừa
là rèn luyện kĩ năng làm văn vừa là bài tập sửa lỗi mà chúng ta có thể áp dụng cho nhiều đối tượng HS, trước hết là trong phạm vi mà đề tài khảo sát
Đề tài cũng khảo sát và so sánh, đánh giá hai bộ SGK Ngữ văn 10,11 (Chương trình cơ bản,
gồm 4 cuốn) và SGK Làm văn 10,11 hợp nhất năm 2000 để tìm ra những điểm tích cực và hạn chế của SGK đối với việc dạy và học làm văn trong nhà trường THPT, trong đó chủ yếu nghiên cứu sâu phần bài tập làm văn vì đây là vấn đề mà luận văn quan tâm và cũng là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng được một hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn bổ sung vừa tương ứng với khả năng viết văn của
HS, vừa phù hợp với những yêu cầu của một bài văn nghị luận
3 Lịch sử vấn đề
Có thể nói rằng hệ thống bài tập làm văn đã xuất hiện trong các SGK từ khá lâu, tất cả các SGK làm văn đều có bài tập làm văn Tuy nhiên việc nghiên cứu và xây dựng các hệ thống bài tập bổ sung chưa được quan tâm nhiều Trước hết về tầm quan trọng của bài tập làm văn và yêu cầu về tính thực hành của làm văn cũng đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý GS.TS Trần Đình Sử trong một bài báo
đã viết: “Làm văn cần thực hành tổng hợp …cần đặt yêu cầu thực hành cao hơn yêu cầu tri thức… Đã xác định làm văn là bộ môn thực hành thì bài làm phải nhiều Hiện nay bài làm văn chỉ quy định một năm có 8 bài mà hiện có xu thế bớt xuống còn 6 bài với lý do GV đứng lớp phải chấm bài nhiều quá Điều này liên quan đến định mức lao động cho GV văn hiện nay rất bất hợp lý Phải quy định định
Trang 10mức theo yêu cầu đào tạo chứ không phải làm ngược lại.Theo chúng tôi nếu hạ mức bài làm xuống thì
đã giảm sút tính thực hành của môn làm văn” [66, tr.61]
GS Trần Thanh Đạm cũng cho rằng: “ …Dạy văn, dạy tiếng mà không dạy làm văn (tức là không có thực hành) thì xem như chưa dạy”.[46, tr.100]
Nhà giáo Hà Thúc Hoan khẳng định: “ …Dạy làm văn, học làm văn, dù không thể bỏ qua phần
lý thuyết, nhưng thầy cô giáo và sinh viên, HS phải đặc biệt chú trọng phần thực hành để rèn luyện kĩ năng Học làm văn cũng giống như học bơi, vấn đề không phải là đứng ở trên bờ để bàn luận về cách thức bơi mà phải nhảy xuống nước và làm đi làm lại một số động tác.Vì lẽ này chúng tôi thường cho nhiều ví dụ trong mỗi bài giảng lý thuyết và cuối mỗi bài lý thuyết đều có nhiều bài tập thực hành.”[20, tr.8]
Những yêu cầu về bài tập làm văn cũng đã được đề cập đến, nhà giáo Đỗ Kim Hồi cho rằng:
“Là một hoạt động thực hành giao tiếp, bài tập làm văn nhất thiết không thể không có mục đích giao tiếp của mình” [17, tr.7] GS Trần Đình Sử có đề xuất: “Hình thức luyện tập bài văn cần phải đa dạng, ngoài bài tập nói, bài làm văn thông thường hiện nay cần phải có thêm hình thức rút ngắn hay mở rộng đoạn văn” [66, tr.60]
TS Trần Thanh Bình đã đặt ra vấn đề gắn bó ngữ pháp với tập làm văn, hướng tới loại “bài tập văn bản”[6, tr.6], đó là một dạng bài tập ngữ pháp để tạo cơ sở cho sự tích hợp giữa ngữ pháp và làm văn nhưng chưa phải là bài tập làm văn “vì trong hệ thống bài tập dạy học tiếng Việt, việc rèn luyện những kiến thức của phần văn pháp sẽ được tiến hành trực tiếp dưới một dạng bài tập riêng – bài tập văn bản, cho nên chúng ta hoàn toàn có thể xác lập được một mối quan hệ hết sức gắn bó giữa chương trình ngữ pháp với chương trình tập làm văn” [6, tr.6]
Việc phát biểu một cách trực tiếp quan niệm và cách đánh giá nhìn nhận về hệ thống bài tập làm
văn trong các SGK hầu như không có.Trong các sách Dàn bài tập làm văn (Sách chỉnh lý hợp nhất
năm 2000)và một số sách về những bài văn mẫu, văn hay vấn đề này đã được đề cập đến, nhưng đó
chưa phải là một quan niệm hoàn chỉnh về bài tập làm văn Trong các sách Dàn bài tập làm văn ngoài
phần hướng dẫn làm bài tập trong SGK, ngoài việc cung cấp các dàn bài sách còn xây dựng thêm một
số bài tập bổ sung Sách Bài tập Ngữ văn của chương trình mới cũng được biên soạn gần giống với sách Dàn bài tập làm văn, có phần hướng dẫn làm bài tập trong SGK và bài tập bổ sung Sách Dàn bài
tập làm văn 12 viết trong lời nói đầu: “Để làm được bài văn nghị luận theo đề bài cho, HS phải rèn
luyện kĩ năng lập ý, lập luận, mở bài, kết bài, nêu dẫn chứng, chuyển đoạn, hành văn Các bài tập này
giúp HS ôn luyện kĩ năng làm văn một cách toàn diện…Phần Bài tập bổ sung rất đa dạng, vừa mở rộng
diện đề tài, vừa cung cấp một số bài làm đạt điểm cao, một số bài viết hay của các tác giả có tiếng và gợi ý tìm hiểu đề, lập dàn ý”.[69, tr.3]
Tuy đã có bài tập bổ sung nhưng trong các giáo trình về phương pháp dạy học làm văn chưa thấy ai đề cập đến vấn đề làm thế nào để tạo hứng thú và hướng dẫn HS thực hiện các bài tập bổ sung
Trang 11hoặc hướng xây dựng thêm một số bài tập bổ sung phù hợp với năng lực và những đặc điểm riêng của
HS Một số tài liệu nghiên cứu sâu về làm văn nghị luận như: Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông,
Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, Muốn viết được bài văn hay …lại chủ yếu bàn về các vấn đề lý thuyết làm văn nghị luận hoặc phương pháp làm bài nghị luận
và thực hiện một số kĩ năng như: xác định luận điểm bài văn, cách lựa chọn và vận dụng luận cứ, các phương pháp lập luận, sắp xếp cấu trúc lôgích, hoặc những yêu cầu của bài văn nghị luận …nhưng lại chưa đặt vấn đề về bài tập thực hành theo các phương pháp, theo những cách làm ấy
Từ đó có thể thấy vai trò của bài tập làm văn trong dạy học làm văn đã được xác định và bài tập
bổ sung cũng đã có khá nhiều nhưng việc nghiên cứu, đầu tư cho bài tập làm văn vẫn còn nhiều hạn chế Tài liệu tham khảo cho HS chủ yếu là các bài văn mẫu Lịch sử nghiên cứu vấn đề bài tập làm văn cho HS THPT dường như chưa được đề cập đến Và những bài tập làm văn bổ sung chỉ có ở một số
sách Dàn bài tập làm văn trước đây và sách Bài tập Ngữ văn hiện nay Đó là một khó khăn lớn cho
chúng tôi trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, nhưng cũng chính vì vậy mà chúng tôi thêm tin tưởng vào tính thời sự cấp thiết của đề tài và đây cũng là một đóng góp có ý nghĩa thực tiễn cao trong dạy học làm văn
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài trên chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại:
Chúng tôi tiến hành điều tra thực tiễn dạy học làm văn và việc sử dụng hệ thống bài tập làm văn trong SGK của GV và HS để tìm hiểu, xác thực tính hiệu quả cũng như những hạn chế của việc sử dụng bài tập làm văn trong SGK Từ đó khảo sát, thống kê và phân loại một số dạng, kiểu bài tập đã
có, khảo sát bài viết làm văn của học sinh tìm và chỉ ra một số lỗi về kĩ năng mà HS thường mắc phải khi xây dựng văn bản nghị luận, dựa vào đó đề xuất hướng sửa lỗi cũng như hướng xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn bổ sung phù hợp với thực tiễn
* Phương pháp thực nghiệm dạy học :
Phương pháp này được áp dụng trong thực nghiệm dạy học, cho HS làm bài tập nhằm kiểm tra, chứng minh tính hiệu quả của hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất sau khi khảo sát và nắm được tình hình học Văn và những yếu kém về kĩ năng viết văn nghị luận của HS
5 Mục đích, ý nghĩa và những đóng góp của luận văn
*Mục đích: Mục đích của đề tài là mong rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành làm
văn, khẳng định tính thực hành và vai trò của bài tập trong dạy học làm văn Có thể chứng minh cho
GV và HS tính thiết thực, sự tích hợp thực sự và tầm quan trọng của giờ học làm văn, đặc biệt là giờ học thực hành, giờ trả bài viết
Trang 12Đề tài chủ yếu dựa vào chính bài viết của HS, dựa vào những lỗi mà HS thường mắc để xây dựng một hệ thống bài tập bổ sung nhằm rèn luyện các kĩ năng làm văn và sửa lỗi cho HS một cách trực tiếp và có hiệu quả Những bài tập này sẽ phản ánh một cách tương đối chính xác trình độ, năng lực của HS ở từng trường, từng lớp cụ thể vì đây là bài tập dành riêng cho các em GV cũng qua đó mà
có thể theo dõi được sự tiến bộ của HS trong từng bài viết
* Ý nghĩa
* Ý nghĩa khoa học
Từ việc xác định tính thực hành tổng hợp của môn Làm văn, đề tài góp phần xây dựng một quan niệm đầy đủ, khoa học và toàn diện về quan điểm tích hợp, quan điểm dạy học mới và về tính thực hành của giờ học làm văn
* Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần bổ sung hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cho HS lớp 10, lớp 11 qua chính bài viết của HS, giúp các em vừa sửa lỗi vừa rèn luyện kĩ năng làm văn Qua đó còn giúp cho HS thấy được những yếu kém của mình và không mắc lại những lỗi đã được sửa chữa, được rèn luyện.Giúp GV
và HS có nhiều bài tập vừa phong phú, đa dạng vừa thiết thực để việc rèn luyện thực hành có hiệu quả
hơn Đây cũng là một hướng cải thiện chất lượng những giờ trả bài và giờ thực hành làm văn
* Đóng góp của luận văn
Quan tâm đến Làm văn – phân môn vốn ít được quan tâm nhất trong bộ môn Ngữ văn, đề tài cố gắng xem xét một cách toàn diện hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận ở bậc THPT và việc sử dụng, thực hiện chúng trong dạy học làm văn Qua đó đề xuất một số định hướng cụ thể về việc xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với thực tế hơn và gần gũi với HS hơn, giúp HS làm văn có hiệu quả hơn
Trang 13Chương 1: PHÂN MÔN LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
1.1 Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT
1.1.1 Phân môn Làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT
Làm văn trong nhà trường THPT qua nhiều thời kỳ với những quan niệm, mục tiêu khác nhau
đã có những cách nhìn nhận không giống nhau Trước cải cách giáo dục (CCGD), Làm văn gắn liền với văn và được coi là một bộ phận của môn Văn Làm văn được quan niệm là phần rèn luyện cho HS tập làm những văn bản văn học (hay chủ yếu là làm những văn bản văn học) Những loại văn bản thông dụng khác dường như làm văn chưa chú ý tới Bởi vậy kết quả của những giờ làm văn chưa cao
HS có thể viết được những văn bản văn học nhưng lại chưa có khả năng tổ chức, xây dựng văn bản thông dụng khác trong đời sống hàng ngày ngoài xã hội cũng như trong nhà trường một cách có hiệu quả Chính quan niệm làm văn chỉ là phần thực hành của văn, là những giờ tập viết những văn bản có nội dung văn học cho nên trong một thời gian dài đã hạn chế kết quả của giờ làm văn trong nhà trường
“Từ CCGD tới nay, Làm văn được coi là một phần của Tiếng Việt Dạy làm văn và tiếng Việt được quan niệm như dạy kiến thức cơ bản, cung cấp những phương tiện, những cơ sở để học tốt cả những môn học khác Dạy làm văn không phải chỉ là dạy văn bản văn chương mà còn phải rèn luyện cho HS biết xây dựng các loại văn bản thông dụng Cách quan niệm như vậy đã có tác động tích cực tới việc soạn thảo chương trình, biên soạn SGK và nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, học tập trong nhà trường Dạy làm văn được hiểu là dạy xây dựng văn bản – đơn vị tột cùng trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ - Vì vậy làm văn gắn với tiếng hơn với văn Đơn vị tột cùng này sẽ được miêu tả kĩ về mặt hệ thống – cấu trúc trong phần tiếng.Còn trong làm văn, HS được cung cấp những kiến thức và kĩ năng, được rèn luyện các cách thức, bước đi để có thể nhanh chóng đến được với đơn vị tột cùng ấy.”[1, tr.186]
Đến chương trình mới, cũng trên tinh thần của chương trình CCGD, Làm văn được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, Làm văn là một trong hai trục tích hợp của quá trình dạy học Văn: Đọc văn
và Làm văn “ Đấy không phải là hai phân môn Văn học và Làm văn mà là hai hoạt động chính cần tập trung hình thành và rèn luyện cho HS trong môn học Ngữ văn Tất cả tri thức và kĩ năng của cả ba
phân môn Văn học , Tiếng Việt , Làm văn đều được tích hợp trong hai trục này Đọc văn cũng cần
trang bị kiến thức tiếng Việt, làm văn và các tri thức, kĩ năng khác.Với trục làm văn, các tri thức tiếng Việt, văn học và văn hóa nghệ thuật khác cũng cần được trang bị như là những tri thức cần thiết để tạo lập văn bản.”[57, tr.10] Chương trình đã chú trọng vào mối quan hệ chặt chẽ giữa tiếp nhận và tạo lập văn bản trong dạy học Ngữ văn
Trang 14“Có người xem môn làm văn là một bộ phận của môn tiếng Việt, thuộc phạm vi thực hành tiếng Việt, lấy lý thuyết văn bản làm cơ sở Một số khác xem làm văn là bộ môn thực hành tổng hợp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn” [66, tr.58]
Tuy cách nhìn nhận về phân môn Làm văn trong nhà trường có nhiều thay đổi theo thời gian và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn nhưng nhìn chung mọi người vẫn thống nhất xem làm văn là sự tổng hợp tất cả các kĩ năng, năng lực văn học, tiếng Việt, các tri thức xã hội để viết một bài văn Ở đây chúng ta một lần nữa xem xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của làm văn trong nhà trường THPT
Về mục tiêu, trước hết Làm văn ở THPT thực hiện sự hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng làm văn Những vấn đề lí thuyết và thực hành đã được học, rèn luyện ở lớp dưới (cấp PTCS) sẽ được củng
cố, bổ sung, nâng cao Kết thúc lớp 12, HS sẽ được trang bị một hệ thống trọn vẹn, đầy đủ những vấn
đề lí thuyết cơ bản cũng như được rèn luyện những kĩ năng chính trong việc xây dựng văn bản
Học làm văn để nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt ở mức tự giác, chủ động hơn Ở bậc THPT HS cần có năng lực lĩnh hội, sản sinh các loại văn bản nói và viết, bao hàm năng lực viết đúng và nói chuẩn; biết làm cho văn bản mà mình tạo lập thích hợp với mục đích, hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp; biết tự điều chỉnh cách viết, cách nói
HS cũng cần có năng lực thưởng thức, thẩm định giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn chương, thấy cái hay, cái đẹp trong phong cách nhà văn và có năng lực ngôn ngữ để thể hiện sự cảm nhận, đánh giá của mình một cách chính xác và có hiệu quả nhất
Làm văn còn có thể nâng cao năng lực tư duy qua năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp HS biết tích lũy vốn tri thức, biết huy động và tổ chức vốn tri thức đó vào một vấn đề nào đó, biết đặt ra vấn đề và hướng giải quyết vấn đề, biết diễn đạt kết quả tư duy của mình một cách chặt chẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục về lý trí và tranh thủ về tình cảm.Việc nâng cao năng lực tư duy cũng giúp HS tạo được những cơ sở nhất định về mặt trí tuệ để họ tiếp tục những bậc học cao hơn
Tóm lại nhiệm vụ của làm văn là giúp HS hình thành và phát triển khả năng sản sinh các loại văn bản (nói và viết) Vì vậy nhiều người gọi làm văn là tạo lập văn bản
Như vậy có thể nói vai trò và mục tiêu của làm văn không chỉ hướng đến mục tiêu cuối cùng của dạy học Ngữ văn mà còn làm cơ sở cho tất cả các môn học khác Không có khả năng sử dụng ngôn ngữ trong một chỉnh thể thống nhất và không có năng lực tư duy tốt HS sẽ gặp nhiều khó khăn trong tất cả các môn học, không phải riêng gì môn Ngữ văn Do đó theo chúng tôi những mục tiêu này cần phải làm cho cả GV và HS thấy được thì việc dạy học làm văn mới có thể phát huy được hết tác dụng
và chức năng của nó thông qua việc nghiêm túc dạy và học
Trên tinh thần tích hợp của phương pháp dạy học Ngữ văn, Làm văn là một trong hai trục tích hợp Nếu đọc văn chủ yếu cung cấp cho HS những kiến thức văn học và khả năng cảm thụ văn học, những tri thức đọc – hiểu, thì làm văn rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng những tri thức và năng lực cảm thụ ấy để tạo ra sản phẩm của riêng mình, vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề
Trang 15khác nhau, trong đó huy động toàn bộ năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực văn học, vốn văn hóa, vốn sống …Sản phẩm ấy trong nhà trường cũng chính là cơ sở của việc kiểm tra, đánh giá năng lực văn học của HS HS có thể đọc – hiểu, cảm thụ văn học rất tốt nhưng nếu không có khả năng diễn đạt và tạo lập văn bản thì không thể thể hiện năng lực văn học của mình và vì vậy việc học văn sẽ bị hạn chế rất nhiều Không những vậy việc học những môn học khác cũng bị ảnh hưởng
1.1.2 Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn (phần Làm văn) THPT
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu Ở Trung Hoa văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551- 479 TCN) Ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước, trong đời sống văn hoá xã hội Có thể kể
từ Chiếu dời đô (1010) của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình
Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ bài tựa sách Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức
Lương, Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thì Nhậm, đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885) đến Hịch đánh Pháp sau này Và đặc biệt thế kỷ XX,
văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Hàng loạt tên tuổi các nhà chính luận, văn luận
xuất sắc với những áng nghị luận bất hủ, mà tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên
ngôn Độc lập, cùng với biết bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này như Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam , Xuân Diệu với Nhà thơ cổ điểnViệt Nam…
Có thể nói văn nghị luận là một trong những thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc.Và càng ngày văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng phong phú và thâm nhập, gắn liền với nhiều vấn đề trong đời sống từ chính trị -
xã hội đến các vấn đề văn học nghệ thuật
Trước hết văn nghị luận là một thể loại văn học nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống …nhưng lại được trình bày với một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu
sức thuyết phục
Với tính chất là một thể loại văn học, ở THPT HS cũng đã được học, đọc – hiểu một số bài nghị
luận như mẫu mực, tiêu biểu như: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh); Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao
sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng), Bàn về thơ (Nguyễn Đình Thi); Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng (Nguyễn Đăng Mạnh); Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam,
Hoài Thanh, Hoài Chân) …
Nhưng dạy làm văn nghị luận trong nhà trường THPT thực chất là dạy HS xây dựng một thể văn mà chỉ là dạy HS xây dựng một văn bản nghị luận thông thường có thể gặp trong cuộc sống thường ngày, hay nói đúng hơn là chỉ dạy những thao tác làm văn nghị luận – giống như trước đây
mọi người vẫn gọi là Tập làm văn “Dĩ nhiên, khi nói trong nhà trường, HS mới chỉ tập làm văn thì
Trang 16điều đó hàm nghĩa rằng, các em chưa phải đã làm một bài văn thực thụ” [17, tr.8] Đó mới chỉ là dạy
HS cách thể hiện chính kiến quan điểm của mình trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống
Trong chương trình mới, quán triệt yêu cầu giáo dục toàn diện, ngay từ bậc THCS HS đã được học đủ tri thức và các kĩ năng tạo lập sáu loại văn bản: Văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, hành chính – công vụ, nghị luận, lên THPT HS tiếp tục được củng cố, nâng cao những kiến thức và kĩ năng xây dựng sáu loại văn bản trên Cơ sở, tiêu chí để phân chia toàn bộ những văn bản thông dụng thành sáu loại là phương thức biểu đạt của chúng, gắn với những kiểu tư duy khác nhau Đó là cách thức phản ánh và tái hiện đời sống của người viết, người nói Tương ứng với mỗi phương thức biểu đạt
là một loại văn bản với những đặc điểm riêng phù hợp với một mục đích, ý đồ phản ánh, tái hiện nhất định
Khi muốn người đọc hình dung ra được đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người …làm cho đối tượng được nói tới như hiện lên trước mắt người đọc thì người viết phải dùng phương thức miêu tả Khi đó chúng ta có văn bản miêu tả
Tương tự như vậy khi muốn biểu hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của mình đối với đối tượng được nói đến thì người viết phải thể hiện, bày tỏ tình cảm Đó là văn bản biểu cảm
Khi muốn làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm, vấn đề nào đó thì người viết cần dùng lí lẽ và dẫn chứng để giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích… chúng ta có phương thức lập luận và văn bản nghị luận Văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lôgích, giúp cho việc phát triển tư duy và nhận thức trừu tượng, lý tính, khoa học trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống
Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT so với năm loại văn bản còn lại HS chủ yếu được trang
bị kĩ những kiến thức và rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận
Ở lớp 11 chương trình mới, toàn bộ phần làm văn là học về văn nghị luận Trong chương trình CCGD trước đây, cả ba lớp 10,11, 12 chỉ học về văn nghị luận “Chương trình làm văn THPT hiện nay chỉ tập trung vào văn nghị luận” [66, tr.57], và “THPT trọng tâm làm văn là học làm văn nghị luận” [66, tr.59], “Đến cuối cấp II và lên cấp III , chương trình quy định chủ yếu học và tập làm văn nghị luận” [42, tr.9] HS sử dụng chương trình CCGD hầu như khi tốt nghiệp THPT quên hẳn đi mình đã từng được học làm văn miêu tả, tự sự, hoặc việc viết một lá đơn, một văn bản hành chính – công vụ các em không xem đó là làm văn
Từ đó có thể thấy được sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của văn nghị luận trong cả chương trình cũ và chương trình mới “Dạy học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu trọng yếu của việc học văn trong nhà trường” [44, tr.145] Có thể nói trong nhà trường THPT văn nghị luận chiếm vị trí và vai trò quan trọng nhất, nếu không muốn nói là độc tôn
Trang 17Điều này trước hết xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của HS ở bậc THP, ở lứa tuổi này các em
đã bắt đầu hình thành nhân sinh quan, có quan niệm, thiên kiến chủ quan của mình trước mọi vấn đề trong cuộc sống, tư duy lôgích cũng đã phát triển đến một mức độ nhất định “Sự phát triển của tư duy trừu tượng trong những năm đó diễn ra một cách đặc biệt mạnh mẽ và đôi lúc át hẳn cảm xúc và cách nhìn hình tượng của HS…dẫn HS đến chỗ lí giải được cấu tứ của tác giả và nội dung tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm một cách sâu sắc hơn” [61, tr.77] Trên đường làm văn nghị luận HS phải gắn liền hai mặt của vận động: tư duy – ngôn ngữ; một mặt suy nghĩ để tìm kiếm cho bài văn của mình các ý tưởng đúng đắn, phong phú, mặt khác phải lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt, làm cho bài văn không những
có ý tưởng dồi dào mà còn có lời văn trong sáng, mạch lạc, có sức thuyết phục, thể hiện được tình, ý của người viết
Học làm văn cũng không chỉ để rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và cảm thụ văn chương Mục tiêu của làm văn nghị luận còn là xây dựng cho HS phương pháp, tư tưởng đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ.Vì vậy văn nghị luận gắn liền với HS THPT là điều dễ hiểu
và tất nhiên
Nó còn xuất phát từ yêu cầu thiết thực, gắn liền với thực tiễn của giáo dục, HS sau khi tốt nghiệp THPT cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần sử dụng những thao tác của văn nghị luận, văn nghị luận sẽ theo các em suốt cả cuộc đời.Vì trong cuộc sống văn nghị luận càng trở nên phong phú, đa dạng, nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người, đòi hỏi những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục, có lý lẽ và dẫn chứng vững chắc – những điều mà HS đã được rèn luyện từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường Đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt cộng với một tư duy lôgích sắc sảo, ấy chính là những điều học sinh cần và có thể sử dụng trong suốt cuộc đời
Điều này cũng rất phù hợp với quan điểm dạy học mới là học như thế nào để kể cả khi không còn trên ghế nhà trường các em vẫn tự học, vẫn vận dụng được những điều đã học Là biết đưa ra ý kiến, quan điểm, nhận xét, đánh giá của mình trước mọi vấn đề trong cuộc sống
1.2 Thực trạng dạy học Làm văn trong nhà trường THPT
Muốn xem xét, đánh giá một cách toàn diện thực trạng dạy học làm văn trong nhà trường chúng
ta phải chú trọng đến cả ba yếu tố: GV, HS và sách giáo khoa (SGK) Giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng tương tác qua lại với nhau và trực tiếp tác động đến chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn
1.2.1 Về phía giáo viên
“Người thầy giáo Ngữ văn xuất hiện với tư cách là một con người tác động đến HS của mình” [61, tr.63] Phương pháp dạy học mới hiện nay cũng đã xác định lại nhiệm vụ của người GV trong dạy học và mối quan hệ giữa họ với chương trình, SGK và với HS Họ là người “đạo diễn” trên “sân khấu”
dạy – học của mình Mọi hoạt động của họ đều có sức tác động mạnh mẽ đến cả quá trình dạy – học
Trang 18Chương trình và SGK chính là pháp lệnh, là yêu cầu bắt buộc đã được quy định rất rõ ràng trong luật Giáo dục, nhưng trong dạy học Ngữ văn có rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) các thầy cô giáo bỏ qua nhiều tiết học làm văn hoặc dạy học rất qua loa, sơ sài, ít có sự đầu tư,phần lớn là thầy cô
“độc diễn”, hoặc “thầy đọc – trò chép” Theo như tìm hiểu của chúng tôi cá biệt có những GV cả năm học không hề dạy một giờ làm văn nào, cả giờ trả bài cũng không có, nhất là ở lớp 12 – khi mà áp lực
về kiến thức văn học để thi Tốt nghiệp quá nặng “Giờ trả bài có một vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dạy học tập làm văn Tuy vậy trong thực tế ít được HS và GV chú ý HS thường chỉ quan tâm đến việc xem kết quả điểm số bài viết của mình; ít chú ý đến việc nhận ra yêu cầu của bài, những lỗi cần tránh và những hạn chế mà bài viết của mình mắc phải Do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân chấm bài của HS không kĩ, một số GV cũng ít chú ý tới nội dung và cách thức tiến hành giờ trả bài Vì thế với nhiều GV, giờ trả bài thường chỉ đơn giản là trả lại bài đã chấm điểm cho
HS với vài nhận xét đại khái, qua loa, chiếu lệ… Nhìn chung giờ trả bài ít có hiệu quả” [57, tr.145] Đó
là một thực tế không chỉ là đối với giờ trả bài mà với cả những giờ học làm văn khác Sự chiếu lệ, miễn cưỡng này chính GV cũng xác nhận Tình hình có được cải thiện khi áp dụng chương trình mới nhưng vẫn chưa khả quan là bao Nghịch lý ở đây là chúng ta lại lấy những bài viết làm văn để đánh giá kết quả học tập của HS Nếu chỉ chú ý nhồi nhét thật nhiều kiến thức Văn học mà không dạy cho HS kĩ năng xử lí những kiến thức ấy cho đúng theo yêu cầu của làm văn thì kết quả tất sẽ không như mong muốn, HS của chúng ta chỉ là những cỗ máy thụ động, chỉ biết nhắc lại kiến thức HS có thể cảm thụ văn học tốt, có thể có suy nghĩ, quan niệm đúng đắn về các vấn đề xã hội, đạo đức, lối sống… nhưng không có kĩ năng xây dựng, tổ chức, trình bày chúng thành một bài văn cũng không thể có kết quả tốt
Theo chúng tôi, có một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế từ phía GV – người giữ vai trò
tổ chức, điều hành dạy học – Trước hết là vì GV chưa thực sự thấy được vai trò và tầm quan trọng của làm văn trong dạy học bộ môn Ngữ văn, các thầy cô vẫn quan niệm rằng từ bậc THCS HS đã được học
và rèn luyện tất cả các kĩ năng làm văn, ở THPT chỉ là củng cố, nâng cao, mở rộng nên nếu không dạy
HS vẫn có thể viết được một bài văn Chưa thấy được vị trí, vai trò của làm văn cũng có thể có từ việc
giáo dục trong các trường Đại họcSư Phạm(ĐHSP), giờ học cho Phương pháp dạy học làm văn còn ít (chỉ khoảng 45 – 60 tiết, trong cả khóa học), tài liệu về Phương pháp dạy học làm văn thiếu trầm trọng, giáo trình chính là “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, “là giáo trình phương pháp được biên soạn theo tinh thần “cải cách” và “đổi mới” [74, tr.144] trong đó làm văn chỉ chiến một phần nhỏ Tài liệu về làm văn chủ yếu là sách Dàn bài tập làm văn, Kĩ năng làm văn, Tuyển những bài văn mẫu, nhưng
những tài liệu này chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục, đào tạo GV Ngữ văn Bên cạnh đó việc bố trí chương trình dạy bộ môn phương pháp ở ĐHSP cũng còn những chỗ bất cập “Môn phương pháp dạy học văn chương là một môn khoa học ứng dụng và thực nghiệm Nhưng nhà trường ĐHSP cũng như các cuốn giáo trình, các bài giảng trên giảng đường chưa bao giờ đặt các vấn đề ứng dụng và thực
nghiệm như là những nội dung khoa học và nghiêm túc Mặt khác “môn phương pháp sư phạm” này
Trang 19lại chỉ được bố trí dạy ở năm thứ ba và thứ tư, là những sinh viên sắp ra trường Vì thế người sinh viên không có thì giờ để nghiên cứu, đọc tài liệu, luyện tập những thao tác sư phạm cần thiết… ” [74, tr.145] Đến cả bậc đào tạo sau Đại học số chuyên đề dành cho làm văn (chuyên ngành phương pháp) cũng rất ít ỏi – một chuyên đề 60 tiết
Những nghiên cứu, tìm tòi về phương pháp cho dạy học làm văn không có nhiều.Ví dụ số niên luận, luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về làm văn hầu như không có “ Ở Đại học Sư phạm, làm văn không những là môn học gây nhiều khó khăn cho người dạy mà còn là môn học không có nhiều triển vọng cho giảng viên trong việc nghiên cứu để làm luận văn, luận án” [20, tr.6 ] Các nhà phương pháp dạy học Văn hàng đầu Việt Nam cũng ít đề cập đến làm văn, có chăng cũng chỉ ở một vài bài báo và những bài viết nhỏ Từ đó đã dẫn đến tâm lí xem nhẹ việc dạy học làm văn từ phía thầy cô giáo
Thực trạng này cũng do thói quen, quan niệm từ lâu để lại, dạy học Ngữ văn chỉ chú ý đến đọc – hiểu tác phẩm, cả Tiếng Việt và Làm văn đều bị xem nhẹ Tất cả mọi người đều không phủ nhận tầm quan trọng và cần thiết của dạy học đọc – hiểu, “nói đến học văn và dạy văn, người ta thường nghĩ nhiều tới loại bài giảng văn” [44, tr.145], chúng phải chiếm phần nhiều trong dạy học Ngữ văn Nhưng quan niệm lệch lạc như vậy từ phía GV sẽ dẫn đến những hệ quả xấu, nó không phù hợp với tính đồng
bộ và tinh thần của phương pháp dạy học mới và khó có thể cải thiện được những bất cập trong tình hình dạy học Ngữ văn như hiện nay
Bên cạnh đó là tâm lý ngại khó của thầy cô, vì những kiến thức và kĩ năng làm văn đặt trong mối quan hệ với đọc – hiểu tác phẩm thì vừa khó, vừa trừu tượng, khô khan, dạy một giờ làm văn khó hơn nhiều so với dạy đọc – hiểu tác.“Viết văn đã khó thì làm văn cũng khó và dạy làm văn càng khó hơn nữa” [20,tr.9] “So với các loại văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh…văn nghị luận
bị coi là kiểu văn bản khó dạy đối với GV, khó học đối với HS nên chất lượng nhìn chung còn hạn chế.” [44, tr.145]
Từ vấn đề và thực trạng như thế theo chúng tôi đã đến lúc phải giải quyết từ gốc, đó là làm thay đổi quan niệm và cách nhìn nhận về phân môn làm văn, trả làm văn về đúng vị trí, chức năng của mình GV là người truyền lửa cho HS nên họ phải là nhân tố đầu tiên cần thay đổi Như GS Trần Thanh Đạm đã nói: “Về phía các thầy giáo dạy, chúng ta nhất thiết không chờ đợi, không ỷ lại, không vin vào sự khó khăn của môn học, không vin vào tài liệu thiếu, hướng dẫn không cụ thể mà để cho công việc bị buông trôi Dạy Làm văn là dạy môn học thực hành tổng hợp và sáng tạo Hơn tất cả các môn học khác, kết quả môn làm văn tùy thuộc vào trình độ và chất lượng của người thầy” [46, tr.127]
1.2.2 Về phía học sinh
Một trong những đóng góp lớn nhất của quan niệm và phương pháp dạy học mới là làm thay đổi
vị trí, vai trò của HS trong dạy học Từ vị trí người nghe, tiếp nhận thụ động HS trở thành chủ thể của
quá trình tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức Hệ phương pháp hiện đại là “Hệ phương pháp học của trò”
Trang 20Tuy nhiên ở đây HS cũng chịu ảnh hưởng và tác động nhiều từ phía GV, các em chưa thấy được vai trò, tác dụng của học làm văn đối với việc học Ngữ văn của mình Vì vậy những tri thức và kĩ năng làm văn chưa được HS chú ý chủ động học tập và rèn luyện Trên thực tế việc học Ngữ văn của HS chỉ
là học thuộc những kiến thức văn học được giáo viên truyền đạt, “nhắc lại SGK”, chỉ tập trung vào học đọc – hiểu tác phẩm và thực sự không có hứng thú với việc học làm văn, làm văn chỉ là những bài kiểm tra bắt buộc phải thực hiện Kiểu học theo điệu “sáo” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói cách đây hơn 30 năm vẫn còn tồn tại “Thủ tuớng phê phán lối dạy học văn theo điệu "sáo", lối "múa chữ" sao chép Đáng trách là chúng ta chưa làm được bao nhiêu theo lời dạy của Thủ tướng mà tình hình lại có chiều hướng xấu hơn.” [78] Nhìn vào bài viết của HS chúng ta có thể thấy ngay tình hình
và năng lực học Văn của các em, sao chép văn mẫu, kiến thức lủng củng, râu ông này cắm cằm bà kia, những bài văn dở khóc dở cười còn đầy rẫy trong các kỳ thi, kể cả thi Đại học – sự lựa chọn của chính các em - Kĩ năng làm văn kém, khả năng diễn đạt yếu, tư duy lộn xộn… làm sao nói đến “suy nghĩ, sáng tạo” Năm học nào sau mỗi kỳ thi Tốt nghiệp THPT, những bài báo về “văn HS” “câu văn kinh dzị”, “cười ra nước mắt” “quái chiêu”…đều được mọi người “chiêm ngưỡng” trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ báo chí đến mạng Internet…
Trong kỳ thi Tốt nghiệp năm 2007 các thầy cô chấm bài đã “sưu tầm” được những đoạn văn sau:
“Tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân tạo ra trong truyện "Vợ nhặt” là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ ”
"Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con”
"Kim Lân là nhà thơ lớn của dân tộc Ông có rất nhiều tác phẩm châm biếm, đả kích một cách tích cực trong xã hội cũ Nhưng cái mà người ta nói nhiều về Kim Lân vẫn là những vở kịch, những bi kịch của xã hội cũ Tác phẩm được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông nói lên tấn bi kịch của xã hội phong kiến lúc bấy giờ người ta vẫn phải nói đến đó là tác phẩm “Vợ nhặt”
“Hành động ăn xong bốn bát bánh đúc, gạt đôi đũa quanh miệng chứng tỏ thị là người có văn hóa, có khả năng ẩm thực cao”
"Dòng sông Đà như một người phụ nữ hung dữ mà người lái đò là một đấng nam nhi đã cảm hóa được người phụ nữ hung dữ ấy đi theo mình"
“Những chiến sỹ đã được sống trên mây, trên gió, các anh xuống trần gian để khai sáng cho nhân loại Khi ra đi, người chiến sỹ luôn có mối bận tâm, lo lắng về quê nhà Anh không ở nhà để cùng
mẹ già, vợ con vượt qua những thiên tai bất ngờ của tự nhiên như mưa nguồn, suối lũ”
[VietNamNet, 02 : 53’, 11 / 6 /2007, Những quái chiêu trong bài thi tốt nghiệp]
Và năm 2008:
Trang 21“ Tràng ngỡ ngàng ngạc nhiên vì lần đầu tiên ngủ với 1 người đàn bà không phải là mẹ của mình”
“Nhà thơ muốn nói đến quá khứ của con lợn Gà lợn có nét mặt rất tươi trong”
“Tranh Đông Hồ gà lợn rất ô nhiễm Thực chất lợn ở đây là hình ảnh ẩn dụ - Lợn là phần nhỏ
[Báo Thanh niên, số 164, ngày 12 / 6 / 2008, Những câu văn “kinh dzị]
Có lẽ không cần phải bàn luận gì thêm về những câu văn “cười ra nước mắt” này, sau những tràng cười là nỗi lòng nặng trĩu, biết bao giờ mới hết những câu văn như thế
Theo điều tra của chúng tôi ở một số trường THPT, những đổi mới của phương pháp dạy học bộ môn vẫn chưa tác động nhiều đến HS, lối học thuộc, học đối phó, sao chép vẫn phổ biến ở đa số HS, kể
cả HS khá, giỏi Những bài văn đạt điểm cao thì cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ đủ ý, sự tìm tòi, sáng
tạo còn thiếu
Tâm lý, thái độ học tập của HS cũng tác động ngược lại đối với thầy cô giáo Có nhiều thầy cô vẫn dành thời gian cho giờ trả bài, nhận xét và sửa lỗi cho HS nhưng các em không quan tâm mà chỉ chờ biết điểm số, giờ thực hành các em cũng chỉ thực hiện kiểu đối phó, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, chưa suy nghĩ về các vấn đề được đặt ra một cách nghiêm túc, sâu sắc Mọi nỗ lực nếu chỉ đến từ một phía GV thì hiệu quả của giờ học cũng chưa thể đạt được vì HS mới là “nhân vật trung tâm”, chỉ khi nào quá trình đào tạo trở thành “ tự đào tạo”, thành “cái bên trong”, thành ý thức tự giác thì dạy học mới thực sự có hiệu quả Theo các thầy cô giáo thì HS viết văn ngày càng “ thê thảm” hơn
“Lúc đầu, tôi rất bực mình về cách lập luận yếu kém của nhiều học sinh cấp III Nếu viết lại những câu văn, đoạn văn kiểu như vậy dễ đến vài trăm trang Nhưng dần dần, tôi cũng đành chấp nhận ấy là những ví dụ về cách diễn đạt của học trò cách đây gần chục năm Bây giờ mới thật là thê thảm Mỗi
kể về văn học trò]
Những năm gần đây chuyên ngành phương pháp đã có rất nhiều tìm kiếm, lựa chọn những phương pháp mới, tích cực và phù hợp nhất để cải thiện tình hình Vì tính chất, đặc trưng của làm văn không thể thay đổi cho phù hợp với hứng thú, khả năng của HS mà chỉ có thể đổi mới phương pháp
Trang 22Nhưng những đổi thay về phương pháp phải dần dần mới tác động được đến HS, nó không thể có tác dụng ngay trong ngày một ngày hai được, hơn nữa còn phải có sự đồng bộ giữa ba phân môn Vì tính chất phức tạp của nó chúng ta cần phải kiên trì và ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa cho làm văn
Chúng tôi tin rằng nếu chúng ta lựa chọn được những phương pháp đúng đắn và quan tâm đúng mức đến làm văn thì tình hình học Văn như hiện nay của HS sẽ có chuyển biến khả quan hơn
1.3 SGK về Làm văn
Nói đến dạy học trong nhà trường không thể không nhắc đến vai trò, nhiệm vụ của SGK Điều 25,
mục Giáo dục phổ thông, luật Giáo dục ghi rõ “SGK phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể
hóa nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học, lớp học SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”[38, tr.19]
Từ 1975 đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của giáo dục và những yêu cầu đào tạo con người mới, chương trình và SGK Ngữ văn đã có nhiều thay đổi Trong đó sự thay đổi lớn nhất phải kể đến SGK THPT được biên soạn từ năm 1990 đến năm 2000 và tiến hành hợp nhất hai bộ sách làm một
(Sách Hội và sách Trường – luôn có ghi chú Sách chỉnh hợp nhất năm 2000) và bộ SGK mới đang biên
soạn, đã được đưa vào giảng dạy Trong phạm vi luận văn này chúng tôi xin chỉ khảo sát hai bộ sách nói trên để tìm hiểu sự thay đổi và phát triển của các tài liệu làm văn trong những năm gần đây nhất
Đó là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy học bộ môn
1.3.1 SGK hợp nhất năm 2000
SGK của chương trình Ngữ văn là một bộ gồm ba cuốn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn Đó là
ba phân môn được xây dựng tách rời, độc lập Vì vậy ba cuốn SGK cũng được biên soạn một cách độc lập, riêng lẻ và quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo Ở luận văn này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu SGK và chương trình làm văn lớp 10, lớp 11, tương ứng với lớp 10 và 11 đã sử dụng chương trình mới để có sự so sánh và tìm hiểu ảnh hưởng, tác động SGK đối với quá trình dạy học
a) SGK Làm văn 10 (GS Trần Thanh Đạm chủ biên)
Đây là tài liệu học tập chính thức của HS Chương trình làm văn lớp 10 có tổng cộng 33 tiết, trong đó gồm 8 tiết bài viết trên lớp (cho 4 bài kiểm tra viết), 8 tiết trả, chữa bài viết (cho cả 4 bài viết
ở nhà), còn lại là bài học lí thuyết
Về nội dung, trong tất cả các tiết học, bài học lí thuyết chỉ có 2 tiết bài học “Phát biểu thảo
luận”, còn lại là bài học về văn nghị luận Ở lớp 10 HS được học khái quát về văn nghị luận (Nghị luận văn học & Nghị luận xã hộ ) và cách làm bài văn nghị luận với những thao tác chung nhất, cơ bản
nhất như: Tìm hiểu đề, lập dàn bài, xây dựng đoạn… Bên cạnh đó còn có 3 tiết học “Tóm tắt văn bản
nghị luận” nhằm cung cấp cho HS một số kĩ năng tóm tắt các văn bản nghị luận thường gặp
b) SGK Làm văn 11 (GS Phan Trọng Luận chủ biên)
Trang 23Phân phối chương trình cho lớp 11 cũng gồm 33 tiết, trong đó số tiết dành cho làm bài và trả, chữa bài viết, tiết học lí thuyết cũng bằng chương trình lớp10
Về nội dung, làm văn lớp 11 cũng chỉ có 2 tiết bài học “Hội thảo khoa học xã hội”, còn lại là
bài học về văn nghị luận
Chương trình làm văn lớp 11 chủ yếu củng cố, phát triển và nâng cao những kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận mà HS đã được học ở lớp dưới Ví dụ ở lớp 10 HS đã được học cách làm bài
văn nghị lụân với ba thao tác chính là: Tìm hiểu đề, lập dàn bài và xây dựng đoạn thì lên lớp 11 các em
được rèn luyện cách triển khai và trình bày ý trong đoạn văn, bài văn nghị luận, tức là đi sâu vào việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt khi đã tìm hiểu kĩ đề bài và đã xác định được hướng làm bài Nếu ở lớp 10 học sinh chỉ mới được giới thiệu, tìm hiểu khái quát về kiểu bài nghị luận văn học, những đề bài nghị luận văn học thường gặp và cách làm bài văn nghị luận thì đến lớp 11 các em được đi sâu tìm hiểu cách phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình Bên cạnh đó HS còn được tìm hiểu về kiểu bài bình giảng văn học – một kiểu bài nghị luận văn học chọn lọc hơn, mang màu sắc cảm thụ cá nhân đậm hơn với những yêu cầu cao hơn
Hiện nay (năm học 2007- 2008) các trường THPT trên toàn quốc chỉ còn sử dụng SGK Làm văn cho khối lớp 12, lớp 10 và lớp 11đã được thay bằng bộ SGK mới, đến năm học 2008- 2009 SGK CCGD hợp nhất năm 2000 đã kết thúc vai trò của mình và không còn được sử dụng nữa Tuy nhiên đó vẫn là một tiền đề quan trọng để biên soạn SGK mới và cũng là một cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá bộ SGK mới trong quan hệ với các SGK trước đó
Từ cơ cấu, nội dung bài học có thể thấy chương trình và SGK Làm văn CCGD được biên soạn nặng về lý thuyết các kiểu bài văn nghị luận , trong đó lại nghiêng nhiều về nghị luận văn học
“Chương trình làm văn THPT hiện nay chỉ tập trung vào văn nghị luận Lớp 10 tập trung dạy văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội Từ lớp 11 đến lớp 12 chủ yếu chỉ học nghị luận văn học, phân tích, bình giảng, bình luận một số tác phẩm văn học trong chương trình văn học của lớp 11, 12 Đây là một cấu tạo sai lầm làm cho từ năm 1990 đến nay HS tú tài không biết làm văn nghị luận xã hội, không có thói quen suy nghĩ và diễn đạt ý nghĩ về các vấn đề của cuộc sống xung quanh mà chỉ chú tâm vào một
số bài văn có sẵn và do đó việc sao chép trong các kỳ thi là dễ dàng nhất”.[66, tr.57]
“Trong chương trình văn nghị luận ở cấp III, nghị luận văn học chiếm một vị trí đặc biệt: ngoài một số tiết lí thuyết chung cho văn nghị luận, còn lại tỉ lệ giờ lí thuyết nghị luận xã hội so với nghị luận văn học quá thấp ( 4/21 tiết cho sách của trường Đại học sư phạm Hà Nội I và 6/22 tiết cho sách của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh) Như vậy, dạy và học làm văn ở cấp PTTH chủ yếu dạy và học làm văn nghị luận văn học” [42, tr.9]
SGK cũng chủ yếu trình bày các vấn đề lí thuyết về văn nghị luận, lí thuyết quá nhiều sẽ gây nên tâm lý nặng nề, không tạo được hứng thú học tập cho các em Tuy cũng đã có một hệ thống ngữ liệu minh họa cho bài học lí thuyết, nhưng ngữ liệu minh họa ở đây lại khá dài, có khi dài đến mấy
Trang 24trang, chúng lại gây ra một số khó khăn cho cả GV và HS trong giờ lên lớp, vì vậy không đủ thời gian
để đọc và phân tích một cách đầy đủ
Chương trình đã phân chia văn nghị luận thành các kiểu bài một cách chi li, máy móc” theo các thao tác tư duy đơn lẻ như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…và nặng về lí thuyết các kiểu bài, do đó chưa thấy được sự kết hợp, đan xen giữa các thao tác làm văn, đó cũng là sự đan xen tổng hợp của các thao tác tư duy trong quá trình viết một bài văn
Còn có hiện tượng kiến thức vừa thừa lại vừa thiếu, có sự trùng lặp không cần thiết Ví dụ ở chương trình làm văn 10 đã dạy cho HS cách làm bài văn nghị luận với ba kĩ năng cơ bản là tìm hiểu
đề, lập dàn ý và xây dựng đoạn, đến lớp 12 HS lại tiếp tục được học kỹ năng lập dàn ý, cách viết mở bài, kết bài, chuyển đoạn Đây không hẳn là nâng cao mà đã có sự trùng lặp không cần thiết, đến lớp
12 còn tập những kĩ năng, thao tác cơ bản như vậy phải chăng là quá muộn Trong chương trình làm
văn 12 có chia ra hai kiểu bài là Bình giảng văn học và Bình luận văn học, giữa chúng quả thật có sự
khác nhau nhưng đối với HS chia ra như vậy là rất phức tạp, rối rắm và khó hiểu Ở lớp 10 HS được biết đến kiểu bài nghị luận xã hội thì đến lớp 12 lại có bình luận xã hội mà nội dung lý thuyết cũng
khẳng định “Trong nhà trường bình luận xã hội là kiểu bài nghị luận đòi hỏi HS bộc lộ sự hiểu biết và
bày tỏ lập trường công dân trước một số vấn đề xã hội” [68, tr.154] Vậy đó chính là nghị luận xã hội,
những bài học như thế chỉ làm cho HS thêm rối rắm mà hiệu quả là rất hạn chế, thường thì những bài học này bị bỏ qua vì chính GV cũng nhận thấy không cần thiết Trong khi đó các kiến thức ứng dụng
và thực hành lại thiếu và ít, thực hành nói, viết phần lớn mang tính minh họa một cách chung chung, ít gắn với thực tiễn, chưa chú ý đến việc rèn luyện những kĩ năng làm văn riêng, cụ thể Những bài tập luyện tập cho các giờ học thực hành thiếu, bài tập cũng chỉ là hình thức, HS ít thực hiện được
Nói như vậy không có nghĩa là phủ định chương trình và SGK CCGD, đó là công sức và tâm huyết của cả một tập thể GS, nhà giáo hàng đầu Việt Nam trong một thời gian dài Nó đã hoàn thành được sứ mệnh và nhiệm vụ lớn lao là thống nhất hệ thống giáo dục phổ thông trong cả nước và là nền tảng quan trọng cho việc biên soạn SGK mới.Việc một chương trình giáo dục trở nên lạc hậu cũng là dấu hiệu của một sự phát triển không ngừng và là một tất yếu của quá trình phát triển
Mối quan hệ giữa GV – HS – SGK là mối quan hệ nhiều chiều, tác động qua lại, có ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau trong quá trình dạy học SGK cũng góp phần tác động không nhỏ đến phương pháp dạy học.Với kết cấu của một chương trình còn nhiều bất cập, thiếu sót như đã phân tích, phân môn làm
văn chưa phát huy được vai trò và chưa thể thực hiện được mục tiêu giáo dục của mình “Từ làm văn ,
tập làm văn chưa bao giờ được coi là một từ hay một thuật ngữ Chúng không có trong Từ điển HS in
năm 1971 do Lương Ngọc và Lê Khả Kế chủ biên Chúng cũng không có trong Từ điển tiếngViệt do
Hoàng Phê chủ biên in năm 2000 Điều này cho thấy ở ta không mấy ai xem làm văn, tập làm văn là một khái niệm có nội dung nghiêm túc và khoa học” [66, tr.58] Vì vậy GV và HS cũng chưa có thái
độ, tinh thần học tập nghiêm túc đối với làm văn Cách học “thầy đọc – trò chép” càng trở nên “thích
Trang 25hợp”, HS càng trở nên thụ động GS.TS Trần Đình Sử cho rằng phân môn làm văn hiệu quả chưa cao
“lý do phần lớn thuộc về chương trình và phương pháp dạy học” [66, tr.56] Từ quan niệm trên cho thấy song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì chương trình và SGK cũng phải có sự thay đổi để tạo nên một sự phát triển toàn diện
1.3.2 SGK mới
Vì mục đích của chúng tôi như đã nói từ đầu là khảo sát, tìm hiểu và đánh giá tình hình viết văn của HS khi đã có sự đổi mới về chương trình, SGK cũng như phương pháp dạy học, nên ở đây chỉ tìm hiểu SGK 10, 11 Riêng SGK Ngữ văn 12 dù đã được biên soạn xong nhưng vì đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng nên chúng tôi vẫn chưa thể khảo sát được thực tiễn dạy học.Vì vậy chỉ giới hạn ở lớp
10 và lớp 11, tương ứng với SGK Làm văn 10, 11 đã tìm hiểu ở trên
Môn học Ngữ văn ở THPT theo SGK mới có hai chương trình: Chương trình cơ bản và chương
trình nâng cao Chương trình cơ bản dành cho học sinh ở các ban Khoa học tự nhiên và ban Cơ bản
Chương trình này nhằm đáp ứng cho những HS cần nắm vững nội dung môn học để có thể hoàn thành
chương trình và tốt nghiệp THPT Chương trình nâng cao ngoài những nội dung có trong Chương
trình cơ bản còn có thêm một số yêu cầu và nội dung khác biệt nhằm phân hóa và đáp ứng nhu cầu cho
HS thi đại học vào các ngành Khoa học xã hội và nhân văn Nội dung Chương trình cơ bản được xác
định là mặt bằng kiến thức, kĩ năng cơ bản, tối thiểu, đại trà Sau đó bổ sung thêm một số nội dung tri
thức và kĩ năng trong Chương trình nâng cao
Với tính phân hóa như vậy nên trên mặt bằng chung trong cả nước phần lớn (khoảng 80%) HS
lựa chọn sử dụng SGK Chương trình cơ bản, vì vậy ở đây luận văn xin chỉ giới hạn khảo sát, tìm hiểu SGK Chương trình cơ bản
a) SGK Ngữ văn 10 (Chương trình cơ bản do GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên)
Tên môn học đã có sự thay đổi, nếu trước đây chúng ta thường gọi chung là môn Văn, trong đó
có ba phân môn: Giảng văn, Tiếng Vịêt và Làm văn, và tương ứng với chúng là ba bộ sách: Văn học,
Tiếng Việt, Làm văn được biên soạn một cách độc lập, riêng lẻ và mối quan hệ giữa chúng khá là mờ
nhạt Nay theo chương trình mới môn học này được gọi là Ngữ văn và SGK cũng chỉ còn một cuốn cho
cả ba phân môn Như thế có thể thấy sự thay đổi này là sự thống nhất và tiếp tục nối kết với môn Ngữ văn THCS thành một chỉnh thể thống nhất, bảo đảm tính liên thông, đồng bộ và nhất quán từ thấp đến cao
Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản có 2 cuốn (Tập 1 và tập 2), trong đó làm văn chiếm 39 tiết
Về phân phối chương trình cũng có 4 bài viết trên lớp và 4 bài viết về nhà, song song và tương ứng với
8 bài viết là 8 tiết trả, chữa bài, còn lại là tiết học hình thành lí thuyết và rèn luyện các kĩ năng, thao tác làm văn Sự sắp xếp các bài học tiếng Việt, đọc hiểu tác phẩm, làm văn được bố trí xen kẻ nhau rất gần với bảng phân phối chương trình
Trang 26Về nội dung SGK Ngữ văn 10 có mối liên hệ chặt chẽ với chương trình mới ở bậc THCS và có nhiều đổi thay so với chương trình CCGD Nếu SGK Làm văn 10 CCGD (hợp nhất năm 2000) chủ yếu trình bày các vấn đề của văn nghị luận thì ở chương trình mới HS được tiếp tục nâng cao và củng cố về sáu kiểu văn bản theo phương thức biểu đạt đã được học ở THCS: Văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính - công vụ, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận Bên cạnh đó HS được học thêm một số nội dung mới, chủ yếu là các thao tác, kĩ năng làm văn như: hình thành và rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng quan sát, thể nghiệm đời sống, biết đọc và tích lũy kiến thức, biết chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, biết lập ý theo các yêu cầu khác nhau…
b) SGK Ngữ văn 11 ( Chương trình cơ bản do GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên)
Ở lớp 11, làm văn chiếm 31 tiết, số bài viết ở nhà, bài viết trên lớp, số tiết trả, chữa bài không
có sự thay đổi nào so với chương trình cũ và chương trình Ngữ văn lớp 10 Tuy nhiên, kết quả thống
kê cho thấy số tiết học làm văn lớp 11 ít hơn so với lớp 10, do số lượng bài học đọc – hiểu tăng lên Sự chênh lệch này cũng không ảnh hưởng gì đến nội dung và các mục tiêu của chương trình, chỉ là sự điều chỉnh tương quan giữa ba phân môn
Tiếp nối chương trình lớp 10, làm văn lớp 11 tiếp tục đi sâu rèn luyện cho HS một số thao tác,
kĩ năng làm văn nghị luận, đặc biệt là rèn luyện các thao tác lập luận, gồm thao tác lập luận phân tích,
so sánh ,bác bỏ, bình luận, cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận, và học cách tóm tắt văn bản nghị luận Như vậy có thể thấy chương trình làm văn lớp 11 chủ yếu là học về văn nghị luận, chú ý kĩ cách lập luận trong văn nghị luận
Việc ba cuốn sách Văn học, Tiếng Việt, Làm văn được biên soạn lại trong một cuốn – sách Ngữ
văn – là kết quả của cả một quá trình phát triển, ứng dụng nhiều thành tựu nghiên cứu của các ngành
Khoa học xã hội và nhân văn, của lí luận dạy học bộ môn trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là sự
thay đổi và phát triển của phương pháp dạy học Văn mới Sách Ngữ văn mới là sự đáp ứng yêu cầu
tích hợp của chương trình Ngữ văn, được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, là sự gắn kết, phối hợp
các lĩnh vực tri thức, kĩ năng gần nhau của ba phân môn: Giảngvăn, Tiếng Việt, Làm văn nhằm hình
thành và rèn luyện tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS Trong đó các bài học về giảng văn, Tiếng Việt, Làm văn được phân phối đan xen nhau, soi sáng và hỗ trợ nhau Giữa chúng có mối quan
hệ gắn kết chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng hướng đến một mục tiêu chung
Sự phân hóa giữa Chương trình cơ bản và Chương trình nâng cao đã giúp phân biệt được
những đối tượng HS, phân hóa nhu cầu, năng lực và sở thích khác nhau của HS để có phương pháp dạy học thích hợp
SGK Làm văn CCGD cấu trúc bài học không phân chia rõ bài học hình thành lí thuyết, bài học thực hành mà thực hành, luyện tập chỉ là một phần của bài học lí thuyết, nằm ngay trong bài học lí
thuyết, không có bài học thựchành SGK Ngữ văn chia rõ làm hai loại : Bài học hình thành lý thuyết và
Trang 27bài học thực hành Ví dụ chương trình Ngữ văn 10 có bài học lý thuyết “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”, “ Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự” thì sau đó có bài học thực hành
“Luyện tập viết đoạn văn tự sự” Lớp 11 có bài học “Thao tác lập luận phân tích”, “Thao tác lập luận
so sánh”…thì tương ứng với chúng là bài học thực hành “Rèn luyện thao tác lập luận phân tích”,
“Rèn luyện thao tác lập luận so sánh… Như vậy có thể thấy ở đây có sự phân chia rất rõ ràng bài học
hình thành lí thuyết và bài học thực hành, có bao nhiêu bài học lí thuyết là tương ứng với việc có bấy nhiêu bài học thực hành luyện tập Điều này cũng là để HS thấy được tầm quan trọng thực sự của thực hành rèn luyện các kĩ năng làm văn trong việc học làm văn, chính những bài thực hành mới quan trọng cho việc làm văn của các em
Số tiết học của chương trình làm văn CCGD lớp 10, 11, 12 luôn bằng nhau còn số tiết học làm văn của chương trình Ngữ văn mới giữa lớp 10 và lớp 11 đã có sự chênh lệch nhau, lớp 10 nhiều hơn lớp 11 8 tiết Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể và cũng có hạt nhân hợp lí, vì chương trình lớp 10 giúp HS ôn luyện lại những vấn đề của cả sáu loại văn bản, lớp 11 lại chỉ học về các vấn đề của văn nghị luận, cho nên số tiết học ít hơn là hợp lí
Về nội dung dạy học, chương trình Ngữ văn mới đã có rất nhiều thay đổi Trước hết phải nói rằng sự đổi mới đó là một tất yếu trong guồng máy phát triển chung của xã hội Chương trình CCGD của THPT được biên soạn từ năm 1990 cho đến năm 2000 mới tiến hành hợp nhất hai bộ sách làm một, từ đó đến nay đã gần 20 năm, trong khi đối với các nước phát triển tuổi thọ của một chương trình chỉ có 5, 6 năm, có môn học chỉ 3, 4 năm Những năm gần đây xã hội Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sự phát triển kinh tế xã hội, sự hội nhập thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sự phát triển của xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục với mục tiêu đào tạo những con người mới trong một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới Bên cạnh đó xu thế phát triển chương trình và đổi mới quan niệm về SGK phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới buộc chúng
ta cũng phải đổi mới mới có thể theo kịp quy trình phát triển của thế giới và khu vực Hơn nữa chương trình và SGK CCGD trước sự phát triển của xã hội và những yêu cầu mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học đã thể hiện nhiều bất cập
Nói tóm lại sự thay đổi về chương trình và SGK Ngữ văn nói chung cũng như phần làm văn nói riêng cũng không nằm ngoài những mục tiêu phát triển chung đó
Chương trình Ngữ văn mới từ việc thấy được những bất cập của chương trình CCGD nên đã có nhiều điều chỉnh, thay đổi và phát triển, khắc phục được những điểm chưa hợp lý, chưa thiết thực của
bộ SGK CCGD
Điểm dễ thấy nhất ở SGK Ngữ văn mới là ngắn gọn, tinh giản, những kiến thức thiên về lí thuyết của chương trình CCGD đã được giản lược, biên soạn lại đơn giản, dễ hiểu và ít nặng nề hơn Lí thuyết bám rất sát vào các văn bản làm ngữ liệu, các văn bản làm ngữ liệu cũng rất chọn lọc, ngắn gọn Chú ý và coi trọng việc rèn luyện các thao tác, kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng hình thành ý, sinh
Trang 28ý, tạo ý, quy trình và cách thức làm một bài văn Chương trình và sách Làm văn CCGD chủ yếu yêu cầu HS phân tích, giải thích, bình luận và làm sáng tỏ những chân lý cho sẵn Đó thường là những chân
lý quen thuộc như: giá trị của một số tác phẩm kinh điển, một số ý kiến, quan niệm chính xác, đúng đắn về tác phẩm đã được công nhận… Vì vậy HS ít được thể hiện cá tính độc đáo, ý kiến, quan điểm chủ quan của riêng mình Do đó chưa phát huy được tính tích cực, chủ động trong làm văn Sách Ngữ văn mới đã chú trọng dạy cho HS các thao tác lập luận, phản bác để bảo vệ ý kiến của bản thân mình, các thao tác lập luận trong văn nghị luận được chương trình chú ý rèn luyện đặc biệt, qua đó tăng cường rèn luyện tính chủ động, tích cực trong suy nghĩ của người học Bên cạnh đó là một hệ thống bài tập làm văn đa dạng và phù hợp cũng góp phần tích cực hóa hoạt động của người học
“Chương trình làm văn trước đây chia nhỏ và phân biệt các kiểu bài một cách khá máy móc, khô cứng Làm văn mới chủ trương dạy cho HS năng lực vận dụng các thao tác làm văn một cách linh hoạt, sáng tạo”[57, tr.41] Làm văn mới phân biệt sáu loại văn bản theo phương thức biểu đạt nhưng luôn lưu ý HS giữa chúng có sự kết hợp đan xen nhau như trong văn tự sự có biểu cảm và miêu tả, trong văn thuyết minh có cả tự sự, biểu cảm và miêu tả Hoặc khi viết văn nghị luận có thể vận dụng tất
cả các thao tác lập luận như: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận… Các thao tác được chú ý luyện tập riêng lẻ, nhưng khi viết thành bài văn bao giờ cũng yêu cầu HS vận dụng chúng một cách tổng hợp HS phải thấy được sự đan xen, xuyên thấm lẫn nhau giữa các thao tác cũng như các phương thức biểu đạt trong một văn bản và sự phân biệt chỉ có tính chất tương đối
Trong các bài học, bài tập làm văn đã có sự cân đối lại tỷ lệ văn Nghị luận xã hội và Nghị luận
văn học theo hướng tăng các bài học nghị luận xã hội “Điều quan trọng là chương trình Ngữ văn mới
đã điều chỉnh tăng cường văn nghị luận xã hội, cả ở phần đọc văn và làm văn nhằm cân đối hai loại văn nghị luận” [57, tr.41] Văn thuyết minh được biên soạn khá kĩ lưỡng và công phu, chiếm phần lớn
số tiết học làm văn trong chương trình lớp 10 Đây là loại văn có giá trị ứng dụng cao trong đời sống
xã hội nhưng không được chú trọng trong chương trình CCGD, nay đã được chương trình mới chú ý xây dựng
Bên cạnh đó, nếu ở chương trình CCGD đi kèm theo SGK làm văn là sách Dàn bài tập làm văn thì ở chương trình mới đi kèm theo hai tập SGK Ngữ văn là hai tập sách Bài tập Ngữ văn Giữa chúng
tuy có khác nhau nhưng được biên soạn trên tinh thần chung là vừa hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK, vừa có một hệ thống bài tập bổ sung phong phú đa dạng giúp HS có điều kiện nâng cao
kiến thức và kĩ năng làm văn, giữa sách Ngữ văn và Bài tập Ngữ văn có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau
Với những thay đổi như vậy, chương trình mới đã quán triệt yêu cầu giáo dục toàn diện, tập trung vào những kiến thức và kĩ năng cơ bản, bảo đảm tính liên tục giữa các bậc học Từ sự đổi mới này đã tạo ra một nhận thức mới, thúc đẩy mới về phương pháp dạy học bộ môn
Tuy các tài liệu làm văn trong nhà trường THPT đã có nhiều thay đổi và phát triển phù hợp với những yêu cầu giáo dục tiến bộ, ngày càng đến gần với các mục tiêu của dạy học bộ môn, nhưng
Trang 29chương trình và SGK Ngữ văn THPT chỉ mới được áp dụng, đưa vào giảng dạy trong một thời gian ngắn (hai năm) nên tính hiệu quả, mức độ phù hợp với thực tế và giá trị ứng dụng chúng trong thực tiễn đời sống vẫn cần phải khảo sát, xem xét trong một thời gian dài mới có thể khẳng định được
Từ những khảo sát, phân tích ở trên cho thấy, dạy học phân môn làm văn trong nhà trường THPT là một vấn đề khá phức tạp và hiện nay đang còn nhiều khó khăn Dù đã có nhiều thay đổi, từ chương trình, SGK đến phương pháp dạy học, cách ra đề, kiểm tra, đánh giá… nhưng nhìn chung chất lượng của dạy học làm văn vẫn chưa cao, những câu chuyện “cười” về văn HS vẫn không thể kể hết
Vì vậy cải thiện giờ học làm văn là một vấn đề quan trọng đang được đặt ra trong dạy học Văn
Trang 30
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM VĂN
2.1 Hệ thống bài tập làm văn trong SGK Ngữ văn THPT
Cùng với bài học và những vấn đề lý thuyết của làm văn, hệ thống bài tập làm văn đã cĩ từ rất lâu trong các SGK từ trước CCGD, đến CCGD và cho đến nay Vì cũng giống như tất cả các mơn học khác, theo yêu cầu giáo dục, HS cần phải thực hành ứng dụng, luyện tập vận dụng lí thuyết Tuy nhiên
ở từng thời kỳ khác nhau, hệ thống bài tập làm văn đã cĩ nhiều thay đổi và khơng giống nhau Trong phạm vi luận văn này, cùng với việc khảo sát SGK CCGD và SGK Ngữ văn mới chúng tơi đặc biệt chú
ý phân tích, phân loại các dạng, loại bài tập trong hai bộ SGK trên để làm cơ sở, định hướng xây dựng những hệ thống bài tập bổ sung
2.1.1 Hệ thống bài tập làm văn trong SGK hợp nhất năm 2000
Sau mỗi bài học làm văn đều có phần “Câu hỏi và bài tập” hoặc “Luyện tập”, hoặc “Bài
tập”, cĩ khi ngay trong bài học cĩ một mục là Bài tập thực hành Chúng tôi xem đó là hệ thống bài
tập của chương trình Nếu là “Câu hỏi và bài tập” SGK cĩ lúc phân chia rõ thành hai phần: Câu hỏi
và Bài tập, cĩ lúc khơng chia rạch rịi như vậy Sở dĩ phải phân biệt là vì nếu là Câu hỏi thì chỉ cĩ câu hỏi về các vấn đề lí thuyết, xét theo một gĩc độ nào đĩ những câu hỏi này chưa phải là bài tập Bài tập chính là những bài tập thực hành Nếu đề mục là Luyện tập hoặc Bài tập thì khơng cĩ câu hỏi lí thuyết
bài học mà chỉ cĩ bài tập luyện tập thực hành Mặc dù chúng ta đều hiểu đĩ chỉ là cách thức trình bày
và tên gọi đề mục, nhưng cách đặt tên các đề mục chính của bài học như vậy là chưa khoa học và chưa thống nhất Điều này dễ dẫn đến hiểu lầm cho HS khi sử dụng SGK, vì HS vốn thường cĩ khuynh
hướng suy diễn, đốn mị, các em sẽ cho rằng Bài tập quan trọng hơn, cần chú ý hơn Luyện tập Vì vậy
SGK Ngữ văn mới đã cĩ sự điều chỉnh, thống nhất tên gọi những bài tập luyện tập sau mỗi bài học là
mục Luyện tập
Hệ thống bài tập làm văn trong chương trình CCGD thực sự được biên soạn khá cơng phu, đa dạng, phong phú Vừa cĩ câu hỏi về lí thuyết, vừa cĩ bài tập thực hành rèn luyện các kĩ năng làm văn, vừa cĩ nhiều bài viết làm tư liệu tham khảo rất thú vị, bổ ích và đã cĩ sự chọn lọc
a) Về câu hỏi lí thuyết, đĩ là những câu hỏi để củng cố, chốt lại những ý chính của bài học giúp
HS ghi nhớ, nắm vững lí thuyết của văn nghị luận Với những câu hỏi này HS chỉ cần dựa vào SGK và bài học để trả lời, khơng cần phải vận dụng nhiều kiến thức văn học, nhiều kĩ năng để làm bài như các bài tập thực hành Giáo viên cũng cĩ thể dùng chúng để kiểm tra những vấn đề lí thuyết quan trọng mà
HS cần nắm vững
Một số câu hỏi lý thuyết trong SGK Làm văn CCGD như:
* Nghị luận là gì? Thế nào là một bài văn nghị luận? Theo ý anh (chị) học văn nghị luận cĩ lợi ích gì?
Trang 31* Một bài văn nghị luận tốt phải đạt những yêu cầu nào?
*Thế nào là giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận?
* Nghị luận văn học có gì khác so với nghị luận xã hội? Cần lưu ý điều gì khi làm nghị luận văn học?
* Khi làm một bài văn giải thích văn học, người viết phải đạt tới những yêu cầu nào?
* Những yêu cầu của một bài văn chứng minh văn học là gì?
* Nêu cách trình bày ý trong đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
* Làm thế nào để liên kết các đoạn văn trong một bài văn nghị luận?
b) Về hệ thống bài tập rèn luyện các kĩ năng làm văn Hệ thống bài tập này khá đa dạng, tuy nhiên
có thể chia chúng ra thành hai loại cơ bản: Bài tập mang tính khái quát và bài tập rèn luyện một số kĩ năng làm văn cụ thể
Những bài tập mang tính khái quát, không tập trung rèn luyện một thao tác, một kĩ năng cụ thể nào mà gần như yêu cầu HS luyện tập làm một bài văn nghị luận Đó là một số bài tập như:
* Giải thích, chứng minh, bình luận câu tục ngữ: “Nước chảy đá mòn” hoặc “Uống nước nhớ
nguồn” hoặc “ Con hơn cha là nhà có phúc”…
* Giải thích, chứng minh hai câu thơ của Tố Hữu về Nguyễn Trãi :
“Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”
* Có một bài ca dao Việt Nam rất hay mà anh (chị) đã học:
“ Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân…”
Hãy giải thích bài ca dao ấy
Trang 32* Anh (chị) hãy chứng minh rằng: Ca dao đã thể hiện những tình cảm rất phong phú của con người Việt Nam đối với quê hương đất nước
[SGK Làm văn 10, tr.112]
* Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
(Chú ý: diễn biến tâm trạng theo thời gian, từ chiều hôm đến đêm khuya lúc chuyến tàu chạy qua
phố huyện)
* Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao ở đầu truyện và cuối truyện đối với viên quản ngục
trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
(Chú ý: giải thích lý do của sự chuyển biến đó; sự chuyển biến đó có hợp với tính cách của nhân
vật không?)
* Hãy phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao và làm rõ bi kịch của
người trí thức tiểu tư sản dưới chế độ cũ thời Pháp thuộc
(Chú ý: cho thấy Hộ là người có nhân phẩm, có hoài bão nhưng vì gánh nặng cơm áo, vợ
con…đành phải sống cuộc đời thừa)
[SGK Làm văn 11, tr.37]
* Phân tích tâm trạng thể hiện trong bài ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
(Chú ý: cách diễn đạt nỗi nhớ theo thứ tự từ câu 1 đến câu 4 có ý nghĩa gì?)
* Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu
(Chú ý tâm trạng được khái quát trong hai câu:
Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân)
[SGK Làm văn 11, tr.59]
Những bài tập như thế này đòi hỏi HS phải mất nhiều thời gian, công sức, bởi vì nó mang tính tổng hợp, khái quát, yêu cầu HS phải vận dụng tất cả những kiến thức, năng lực cảm thụ văn học kết hợp với các thao tác làm văn nghị luận mới có thể làm bài được, nó chính là một đề văn và HS phải làm thành bài văn hoàn chỉnh Vì vậy theo khảo sát và trong thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng những bài tập loại này HS chỉ có thể làm được rất ít, hoặc bỏ qua hoàn toàn và không quan tâm do sự phức tạp, vượt quá quy mô, tính chất của một bài tập, và chưa phát huy được hiệu quả của bài tập thực hành
Nhưng nếu cho rằng đây là những đề văn cũng chưa thật hợp lý vì chưa từng có bài kiểm tra, bài
thi nào có dạng đề phức tạp, tổng hợp kiểu như: Giải thích, chứng minh, bình luận câu tục ngữ: “Nước
Trang 33chảy đá mòn” hoặc “Uống nước nhớ nguồn” hoặc “Con hơn cha là nhà có phúc”…Hoặc đề bài có
phần chú ý như một số trích dẫn ở trên Còn nếu quan niệm đây là những đề bài thì tính chuẩn mực của
nó còn có nhiều vấn đề phải bàn lại, những đề bài như thế không thể được sử dụng trong nhà trường Tuy nhiên loại bài tập này vẫn có vai trò, tác dụng nhất định trong dạy học làm văn, đó là bài tập
của các bài học khái quát như: Đại cương về văn nghị luận, Nghị luận văn học, Phân tích nhân vật
trong tác phẩm tự sự, Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình…giúp HS luyện tập tổng hợp, phối kết tất
cả các thao tác, kĩ năng làm văn, nó là một dạng của bài tập lớn, rèn luyện cho HS cách viết các kiểu bài nghị luận khác nhau Nếu HS không thể thực hiện được thì đó cũng là một số kiểu đề văn cho các
em tham khảo, tìm đọc các bài viết có liên quan
Loại bài tập thứ hai là các bài tập rèn luyện một số kĩ năng làm văn cụ thể nào đó, loại bài tập này chiếm phần lớn trong toàn bộ hệ thống bài tập của SGK Điều này cũng cho thấy các tác giả biên soạn SGK đã có một quan niệm và cách nhìn nhận đúng đắn đối với việc thực hành, rèn luyện các kĩ năng làm văn Để có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh, HS trước hết phải thành thục các thao tác, cách thức làm bài, từ khâu tìm hiểu đề, xác định luận đề, lập dàn ý, cách vận dụng các thao tác lập luận, đến việc xây dựng câu, đoạn, cách chọn dẫn chứng, trình bày và phân tích dẫn chứng… Một bài văn tốt bao giờ cũng là kết quả của việc vận dụng thành thạo và sáng tạo tất cả các kỹ năng làm văn “Sự chuẩn bị,
sự tích luỹ càng phong phú, sâu sắc bao nhiêu thì việc viết văn càng thuận lợi và dễ dàng bấy nhiêu”[46, tr.95] Do đó có thể nói loại bài tập này đã thể hiện được tính vừa sức và tính chất, đặc trưng của bài tập làm văn Nó giúp HS đi sâu rèn luyện, thực hành những kĩ năng nhất định, phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thành một bài văn, đó là con đường dẫn đến những bài văn đạt yêu cầu
Loại bài tập này khá đa dạng, nó là dạng bài tập ngắn, nhỏ, HS có thể thực hiện được nhiều hơn loại bài tập tổng hợp, cho nên sẽ dần dần tác động đến mức độ thành thạo kĩ năng làm văn của HS Và
vì vậy tính hiệu quả của chúng cũng khá lớn Đây thực sự là bài tập làm văn – bài tập rèn luyện các kĩ năng làm văn – loại bài tập mà chúng ta mong muốn xây dựng ngày càng phong phú, đa dạng, hoàn thiện và có hiệu quả
Đó có thể là bài tập tìm hiểu đề như:
* Xác định luận đề của các đề bài dưới đây:
1 Giải thích câu ca dao: Thương thay thân phận con rùa
Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia
2 Các nhà giáo dục thường lấy sự nghiệp lớn của vĩ nhân làm bài học lập thân, luyện chí cho thanh niên Cho biết suy nghĩ của anh (chị) về phương pháp giáo dục ấy
[SGK Làm văn 10, tr.39]
Một số bài tập lập dàn bài:
* Lập dàn bài cho các đề bài dưới đây:
1 Tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn
Trang 34Hãy giải thích ý nghĩa câu trên, xét trong quan hệ gia đình và xã hội
2 Từ hình tượng con cò trong ca dao, hãy viết về những đức tính và phẩm cách của người phụ
nữ Việt Nam ngày xưa
[SGK Làm văn 10, tr.39]
* Tìm hiểu và lập đề cương cho đề bài sau:
Trong lớp nhiều bạn thích câu tục ngữ Ở hiền gặp lành và lấy đó làm phương châm sống Nhưng có một số bạn khác phản đối, cho câu tục ngữ trên không hẳn đúng, nhiều người ở hiền vẫn không gặp lành
Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này
[SGK Làm văn 11, tr.6]
Bài tập viết đoạn văn:
* Viết đoạn văn theo theo từng yêu cầu dưới đây:
1 Viết đoạn chứng minh với câu chủ đề: Tuổi trẻ Việt Nam là tuổi gánh vác việc nước
2 Viết đoạn giải thích với câu mở đoạn: Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ hình tượng
3 Viết đoạn bình luận với câu mở đoạn: Trường học là mái nhà thứ hai của người học sinh
4 Viết một đoạn văn ngắn để phát biểu ý kiến về một trong hai chủ đề:
(1) Tổ quốc (2) Hạnh phúc
5 Viết một đoạn văn ngắn để trả lời một trong hai câu hỏi:
(1) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng , anh (chị) có thêm hiểu biết gì về truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc ta?
( 2 ) Theo anh (chị), thanh niên ngày nay có nên hút thuốc lá không? Tại sao?
[SGK Làm văn 10, tr.39]
* Viết các đoạn văn với nội dung:
a) Ngôn ngữ văn học cô đọng, hàm súc
b) Văn học làm cho chúng ta yêu đời và yêu người hơn
c) Văn học chắp những đôi cánh ước mơ cho con người
Hãy cho biết, ý trong mỗi đoạn văn đã viết được trình bày theo cách nào?
[SGK Làm văn 11, tr.15]
Đây là những bài tập trực tiếp đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện một số kĩ năng nào đó, chủ yếu
là ba kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết đoạn nghị luận với các thao tác bình luận, giải thích, chứng minh
Nhưng hay, thú vị và tạo nhiều hứng thú cho HS hơn cả là kiểu bài tập phân tích ngữ liệu Ở đó SGK đưa ra một số bài viết tham khảo, những đoạn văn ngắn gắn liền với nội dung bài học, sau đó cho
HS phân tích dưới nhiều góc độ tùy theo yêu cầu của bài học, qua đó rèn luyện cho HS các kĩ năng làm văn một cách sinh động, sáng tạo
Trang 35Đó là một số bài tập như:
* Hãy đọc kĩ đoạn văn dưới đây, sau khi đã đọc kĩ bài mẫu hãy:
a) Liệt kê riêng những câu theo anh (chị) là lời bình hoặc lời giảng
b) Phân biệt chỗ khác nhau giữa lời giảng và lời bình
c) Theo anh (chị), những câu bình nào thể hiện rõ nhất những yêu cầu đối với một lời bình như
lí thuyết đã nêu ở trên
[SGK Làm văn 11, tr.75 – 77]
* Phân tích cách trình bày ý trong đoạn văn sau:
“ Nguyễn Du có lòng thương xót đối với những nỗi lầm than, đau khổ của con người… Tiếng nói của Nguyễn Du là một lời đanh thép chống những cái gì chà đạp lên giá trị con người” (Hoài
Thanh) [SGK Làm văn 11, tr.15]
* Đọc dàn bài 1 và 2, tìm hiểu xem người ta đã vận dụng “luận đề” vào thực tiễn cuộc sống như thế nào? Vận dụng như thế đã thích hợp chưa? Thử tìm một cách vận dụng khác
[SGK Làm văn 11, tr.70]
Kiểu bài tập này vừa rèn luyện kĩ năng làm văn, rèn luyện sức đọc, vừa cung cấp cho HS một số
tư liệu tham khảo về các bài văn nghị luận Biên soạn chúng cũng công phu hơn những kiểu, loại bài tập khác, cần có tư liệu phong phú và những yêu cầu phù hợp với từng bài học khác nhau Vì vậy hiệu quả sử dụng cũng tốt hơn, chúng đã tạo được hứng thú cho HS và có tác động kép đối với việc học làm văn của HS
Phần Bài tập thực hành (chỉ có ở lớp 10), được cấu trúc là một phần của bài học, nó là một dạng
của kiểu bài tập phân tích tư liệu và mang tính chất tham khảo là chính.Tuy nhiên chúng tôi vẫn xem
đó là bài tập làm văn của chương trình vì ở đây GV có thể yêu cầu HS thực hiện các bài tập này như một số bài tập khác trong SGK
Bên cạnh hệ thống bài tập còn có một số đề văn mẫu cho 8 bài kiểm tra và những gợi ý, hướng dẫn làm bài nhằm định hướng cho HS một số thao tác cơ bản như tìm hiểu, phân tích đề, lập dàn ý…và cung cấp một số bài văn mẫu làm tư liệu tham khảo
Cùng với SGK Làm văn HS có thể tham khảo nhiều tài liệu khác, phổ biến nhất là các bài văn
mẫu, trong đó sách Dàn bài Tập làm văn được biên soạn đi kèm với SGK Sách được biên soạn sát với
sách Làm văn nên không chỉ có dàn bài mà còn có phần hướng dẫn làm bài tập trong SGK, giúp HS nhanh chóng tiếp cận bài tập trong SGK và gợi ý cách làm bài, hướng làm bài Sách còn có phần bài tập bổ sung cũng rất đa dạng, “vừa mở rộng diện đề tài, vừa cung cấp một số bài làm đạt điểm cao, một
số bài viết hay, mẫu mực của những tác giả nổi tiếng và gợi ý tìm hiểu đề, lập ý…” [69, tr.3] Sách là một tài liệu tham khảo bổ ích, cần thiết cho cả việc dạy và học làm văn
Theo đánh giá của chúng tôi, hệ thống bài tập làm văn trong SGK HS và sách Dàn bài tập làm
văn đã được biên soạn khá đầy đủ, phong phú, tạo điều kiện giúp HS rèn luyện được một cách khá toàn
Trang 36diện các kĩ năng làm văn Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi hệ thống bài tập này lại không được
sử dụng hoặc được sử dụng rất ít – theo kiểu đối phó, thụ động – cho nên nó hầu như chỉ nằm trên sách
vở, chỉ là tốt theo lí thuyết, không phát huy được vai trò, tác dụng trong dạy học làm văn
Ngoài những nguyên nhân đã nói ở trên về thực trạng dạy học làm văn, về cách nhìn nhận đối với làm văn thì nguyên nhân chính khiến cho một hệ thống bài tập được biên soạn công phu, đa dạng như vậy mà không có hiệu quả là do thiếu tính thiết thực, chủ yếu dựa vào bài học lí thuyết, “nặng về lí thuyết” mà không chú ý đến sự phong phú, sinh động trong thực tế làm văn của HS Kiểu bài tập phân tích ngữ liệu được đánh giá là có hiệu quả nhất lại quá ít so với những kiểu khác – hơn nữa chúng cũng mang tính mẫu mực, ngữ liệu chủ yếu là những đoạn, bài văn tiêu biểu mà chưa thấy những bài viết của HS – Học Văn và làm văn cũng không phải chỉ cần dựa vào lí thuyết đã có thể thực hành được, cho nên ở đây một yêu cầu đặt ra là hệ thống bài tập không nên quá phụ thuộc vào lí thuyết Vì vậy hệ thống bài tập này tuy đa dạng, phong phú nhưng phần lớn xuất phát từ lí thuyết, còn mang nặng tính minh họa, làm sáng tỏ lí thuyết nên bị xem là quá nhiều, nặng nề và có một số bài tập không cần thiết, nhất là kiểu bài tập khái quát, tổng hợp
Hệ thống bài tập làm văn phải hướng vào các kĩ năng thực hành và phải lấy việc rèn luyện các
kĩ năng làm mục đích Hệ thống bài tập trong các SGK Làm văn CCGD chưa thực sự làm được điều này Vì vậy chương trình mới đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh phù hợp với những mục tiêu của dạy học làm văn
2.1.2 Hệ thống bài tập làm văn trong SGK Ngữ văn mới
Cũng như SGK CCGD, trong SGK mới sau mỗi bài học làm văn đều có bài tập luyện tập, thực hành làm văn Tên gọi của phần bài tập này đã có sự thống nhất trong tất cả các bài học của chương
trình Chỉ có một tên gọi đề mục là Luyện tập
Hệ thống bài tập này hoàn toàn không có câu hỏi lí thuyết, vì những tri thức cần HS nắm vững
đã được tóm tắt khái quát, ngắn gọn với ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ học trong phần Ghi nhớ ở cuối
bài học Tất cả những vấn đề lí thuyết đều được khái quát, tổng hợp ở đây Vì vậy không phải cần đến một hệ thống câu hỏi để định hướng bài học như chương trình CCGD
Có lẽ đây cũng là một điểm nhấn rất đáng ghi nhận trong quá trình cố gắng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn một cách cụ thể như hiện nay
Về bài tập luyện tập, nếu chúng ta phân loại theo tiêu chí như hệ thống bài tập trong SGK làm văn CCGD thì ở đây không có kiểu bài tập khái quát, rèn luyện tổng hợp, gần như yêu cầu HS hoàn thành cả một bài văn mà chỉ có kiểu bài tập luyện tập những kĩ năng cụ thể, riêng biệt, là loại bài tập ngắn, nhỏ, vừa sức đối với HS
Trong hệ thống này bài tập rèn luyện các thao tác, kĩ năng làm văn nghị luận thông qua việc phân tích ngữ liệu chiếm phần lớn Loại bài tập này có sự tương thích, ăn khớp và thống nhất với cách dạy học quy nạp, theo nguyên tắc thực hành trong các bài học làm văn SGK đã đi từ việc phân tích
Trang 37ngữ liệu để rút ra những kết luận về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và những việc phải làm cho từng thao tác, kĩ năng làm văn nghị luận cụ thể Đối với HS THPT những kiến thức về văn nghị luận không phải hoàn toàn mới, vì vậy việc hình thành những tri thức về làm văn nghị luận đi theo con đường quy nạp, phân tích ngữ liệu là sự lựa chọn phù hợp Các kiến thức về lí thuyết được hình thành, củng cố qua con đường thực hành sẽ có hiệu quả hơn, giúp HS ghi nhớ lâu hơn Nếu trong dạy học tiếng Việt “nguyên tắc gắn bó lý thuyết với thực hành của việc dạy tiếng được thực hiện ngay trong ngôn ngữ… Cần phải hiểu thực hành ở đây không phải chỉ đơn thuần là nhằm giúp HS củng cố những nhận thức về mặt lí thuyết mà bên cạnh đó, chủ yếu hơn là bằng thực hành và qua thực hành, GV phải giúp HS xuất phát từ những yêu cầu cụ thể mà vận dụng một cách thành thạo, chính xác, sinh động những thao tác sản sinh cần thiết”[5, tr.17] thì ở đây dạy học làm văn cũng đã quán triệt và bảo đảm nguyên tắc thực hành trong chính các bài học lý thuyết
Số lượng bài tập trong hệ thống này tương đối ít so với chương trình CCGD, mỗi bài học chỉ có
từ hai đến ba bài luyện tập hướng đến yêu cầu phân tích, thực hiện rèn luyện cụ thể một bước, một kĩ năng nào đó trong các thao tác nghị luận thông qua việc tìm hiểu các ngữ liệu
Đó là các bài tập như:
* Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:
- Tác giả muốn chứng minh điều gì?
- Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?
- Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?
Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế
(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB
Văn học, Hà Nội, 1997)
[SGK Ngữ văn 10, t.2, tr.136]
* Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?
a) “Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn” trong lòng Thúy Kiều càng tăng cái giày vò của tâm
trạng đang hoàn toàn bế tắc
(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay, NXB Giáo dục, 2001)
b) Còn rất nhiều câu có thể tiêu biểu cho lối cảm xúc riêng của Xuân Diệu Nhưng nàng
không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ:
Em sợ lắm Giá băng tràn mọi nẻo;
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988)
[SGK Ngữ văn 11, t.1, tr.28]
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
Trang 38Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu,Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có
( Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô )
1 Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?
2 Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
3 Sức thuyết phục của đoạn trích?
[SGK Ngữ văn 11, t.1, tr.81]
* Đọc hai đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
a) Người ta thường nói “Cứng quá thì gãy”………… Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
b) Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa về thơ………… Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái
muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người …
(Theo Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ, báo Văn nghệ, ngày 30 – 4 – 2003)
Câu hỏi:
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?
- Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?
[SGK Ngữ văn 11, t.2, tr.26 – 27]
Đây là kiểu bài tập phân tích ngữ liệu đã có ở SGK CCGD Tuy nhiên do sự biên soạn nội dung các bài học về văn nghị luận có sự thay đổi nên những yêu cầu của bài tập luyện tập cũng khác Vì trước đây văn nghị luận “nặng về lý thuyết các kiểu bài” [57, tr.13] nên bài tập cũng chủ yếu là phân tích cách bình giảng, cách trình bày ý trong đoạn chứng minh, đoạn giải thích, đoạn bình luận…
“Chương trình Ngữ văn mới, ngoài việc bám sát các văn bản làm ngữ liệu (và cũng làm sáng tỏ thêm cho văn), coi trọng việc hình thành và rèn luyện cho HS kỹ năng hình thành ý, sinh ý, các thao tác lập luận, phản bác, quy trình và cách thức làm một bài văn…” [57, tr.13] nên những bài tập phân tích ngữ liệu cũng phong phú hơn với những yêu cầu thiết thực hơn Rõ ràng các tác giả biên soạn SGK đã thấy
rõ ưu điểm và hiệu quả của kiểu bài tập này, vì vậy chúng đã được phát huy tối đa trong chương trình Ngữ văn mới Chúng còn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho HS, làm giảm đi sự nặng nề, giảm
đi phần nào những khó khăn của HS khi học văn nghị luận, tạo hứng thú làm bài, phù hợp với tư duy,
Trang 39tâm lý và thời gian của HS Đặc biệt SGK còn chú ý đến khả năng viết văn của học sinh trên thực tế nên đã có một số bài tập yêu cầu HS sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện các thao tác nghị luận:
Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Một số bài tập còn lại là bài tập trực tiếp đưa ra những yêu cầu cho HS thực hành, luyện tập một
số thao tác nào đó Ví dụ:
* Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:
Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
[ SGK Ngữ văn 10, t.2, tr.91]
* Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:
- Đề cập tới một vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống (mục đích, động cơ học tập; phòng chống tệ nạn xã hội; đề phòng tai nạn giao thông …)
- Cố gắng sử dụng thật hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận vừa được học
Trang 40thực hành rèn luyện một thao tác cụ thể nào đó trong khi viết bài văn nghị luận như viết đoạn nghị luận, phân tích đề, lập dàn ý, phân tích, so sánh, bình luận …
Điểm nổi bật nhất của SGK Ngữ văn mới là bài học rất ngắn gọn, tinh giản, chủ yếu là cho HS phân tích ngữ liệu rồi rút ra những kết luận về lí thuyết Bài tập luyện tập ngay sau bài học không nhiều nhưng sự gắn bó giữa lí thuyết và thực hành khá cao Sau một số tiết học về đọc – hiểu tác phẩm văn học, về tiếng Việt theo phân phối chương trình, thì đến giờ học làm văn tiếp theo là tiết luyện tập
cho bài học trước đó Ví dụ sau bài học Thao tác lập luận phân tích là tiết Luyện tập thao tác lập luận
phân tích, sau bài Thao tác lập luận so sánh là tiết Luyện tập thao tác lập luận so sánh và Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác so sánh và phân tích…
Những bài tập này nhằm củng cố và nâng cao tri thức về các thao tác làm văn nghị luận vừa được học, rèn luyện cho HS cách vận dụng các thao tác và cách kết hợp chúng trong bài văn nghị luận Bên cạnh đó còn có một số bài đọc thêm làm tư liệu tham khảo cho các thao tác đó
Như vậy có thể thấy rằng, nếu xét về số lượng bài tập thì SGK mới ít hơn SGK CCGD, nhưng nếu xét trên tương quan giữa bài học và bài tập, giữa lí thuyết và thực hành thì bài tập thực hành chiếm phần lớn, cả giờ học lí thuyết HS cũng chủ yếu thực hành rèn luyện các thao tác làm văn để hình thành các vấn đề lí thuyết Đây là một bước tiến mới trong dạy học làm văn, nó thể hiện đúng tinh thần của phương pháp dạy học mới: phát huy tính tích cực, chủ động của HS và tích hợp đa chiều Dạy học làm văn là dạy học thực hành, HS phải thực hành, phải rèn luyện từng thao tác cụ thể qua hệ thống bài tập
và biết vận dụng chúng một cách linh hoạt trong bài văn nghị luận SGK và hệ thống bài tập làm văn mới đã hướng tới những kĩ năng thực hành cụ thể, lấy việc rèn luyện kĩ năng làm văn của HS làm mục đích Nhìn nhận một cách khách quan thì nếu có sự quan tâm đúng mức cần phải có và có được một phương pháp dạy học phù hợp từ phía các thầy cô giáo, HS hoàn toàn có thể làm được những bài tập này như là bài tập của các môn học khác
Cũng như các môn học khác và chương trình CCGD, ngoài SGK HS còn được trang bị sách Bài
tập Ngữ văn, sách này có chức năng tương tự như sách Dàn bài tập làm văn trong chương trình
CCGD, nó vừa hướng dẫn, gợi ý cách làm bài tập trong SGK, vừa có bài tập bổ sung nhằm nâng cao, rèn luyện các kĩ năng làm văn cho HS, vừa cung cấp một số bài viết tham khảo hay và tiêu biểu của văn nghị luận
Theo khảo sát của chúng tôi, hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn trong chương trình mới
đã cải thiện được một bước sự thờ ơ, ngán ngẩm với các bài tập làm văn của HS, các em có thể thực hiện được khá nhiều bài tập làm văn một cách có hứng thú, chủ động, tự giác Đó là một đóng góp lớn
mà chúng ta cần ghi nhận về SGK mới, trước hết là góp phần giải quyết vấn đề dạy học làm văn như một môn học thực hành
Tuy nhiên trên thực tế các em vẫn còn nhiều yếu kém về tất cả các kĩ năng làm văn, điều này thể hiện rất rõ trên các bài làm của HS, ngay ở cả những bài viết khá tốt vẫn tồn tại nhiều thiếu sót