MỤC LỤC
Từ đó khảo sát, thống kê và phân loại một số dạng, kiểu bài tập đã có, khảo sát bài viết làm văn của học sinh tìm và chỉ ra một số lỗi về kĩ năng mà HS thường mắc phải khi xây dựng văn bản nghị luận, dựa vào đó đề xuất hướng sửa lỗi cũng như hướng xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn bổ sung phù hợp với thực tiễn. Phương pháp này được áp dụng trong thực nghiệm dạy học, cho HS làm bài tập nhằm kiểm tra, chứng minh tính hiệu quả của hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất sau khi khảo sát và nắm được tình hình học Văn và những yếu kém về kĩ năng viết văn nghị luận của HS.
Qua đó còn giúp cho HS thấy được những yếu kém của mình và không mắc lại những lỗi đã được sửa chữa, được rèn luyện.Giúp GV và HS có nhiều bài tập vừa phong phú, đa dạng vừa thiết thực để việc rèn luyện thực hành có hiệu quả hơn. Quan tâm đến Làm văn – phân môn vốn ít được quan tâm nhất trong bộ môn Ngữ văn, đề tài cố gắng xem xét một cách toàn diện hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận ở bậc THPT và việc sử dụng, thực hiện chúng trong dạy học làm văn.
Làm văn còn có thể nâng cao năng lực tư duy qua năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp HS biết tích lũy vốn tri thức, biết huy động và tổ chức vốn tri thức đó vào một vấn đề nào đó, biết đặt ra vấn đề và hướng giải quyết vấn đề, biết diễn đạt kết quả tư duy của mỡnh một cỏch chặt chẽ, rừ ràng, cú sức thuyết phục về lý trí và tranh thủ về tình cảm.Việc nâng cao năng lực tư duy cũng giúp HS tạo được những cơ sở nhất định về mặt trí tuệ để họ tiếp tục những bậc học cao hơn. Nó còn xuất phát từ yêu cầu thiết thực, gắn liền với thực tiễn của giáo dục, HS sau khi tốt nghiệp THPT cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần sử dụng những thao tác của văn nghị luận, văn nghị luận sẽ theo các em suốt cả cuộc đời.Vì trong cuộc sống văn nghị luận càng trở nên phong phú, đa dạng, nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người, đòi hỏi những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục, có lý lẽ và dẫn chứng vững chắc – những điều mà HS đã được rèn luyện từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Theo chúng tôi, có một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế từ phía GV – người giữ vai trò tổ chức, điều hành dạy học – Trước hết là vì GV chưa thực sự thấy được vai trò và tầm quan trọng của làm văn trong dạy học bộ môn Ngữ văn, các thầy cô vẫn quan niệm rằng từ bậc THCS HS đã được học và rèn luyện tất cả các kĩ năng làm văn, ở THPT chỉ là củng cố, nâng cao, mở rộng nên nếu không dạy HS vẫn có thể viết được một bài văn. Chưa thấy được vị trí, vai trò của làm văn cũng có thể có từ việc giáo dục trong các trường Đại họcSư Phạm(ĐHSP), giờ học cho Phương pháp dạy học làm văn còn ít (chỉ khoảng 45 – 60 tiết, trong cả khóa học), tài liệu về Phương pháp dạy học làm văn thiếu trầm trọng, giáo trình chính là “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, “là giáo trình phương pháp được biên soạn theo tinh thần “cải cách” và “đổi mới” [74, tr.144] trong đó làm văn chỉ chiến một phần nhỏ.
“Trong chương trình văn nghị luận ở cấp III, nghị luận văn học chiếm một vị trí đặc biệt: ngoài một số tiết lí thuyết chung cho văn nghị luận, còn lại tỉ lệ giờ lí thuyết nghị luận xã hội so với nghị luận văn học quá thấp ( 4/21 tiết cho sách của trường Đại học sư phạm Hà Nội I và 6/22 tiết cho sách của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh). Nếu SGK Làm văn 10 CCGD (hợp nhất năm 2000) chủ yếu trình bày các vấn đề của văn nghị luận thì ở chương trình mới HS được tiếp tục nâng cao và củng cố về sáu kiểu văn bản theo phương thức biểu đạt đã được học ở THCS: Văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính - công vụ, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận. Bên cạnh đó HS được học thêm một số nội dung mới, chủ yếu là các thao tác, kĩ năng làm văn như: hình thành và rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng quan sát, thể nghiệm đời sống, biết đọc và tích lũy kiến thức, biết chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, biết lập ý theo các yêu cầu khác nhau…. b) SGK Ngữ văn 11 ( Chương trình cơ bản do GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên).
* Một bài văn nghị luận tốt phải đạt những yêu cầu nào?. *Thế nào là giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận?. * Nghị luận văn học có gì khác so với nghị luận xã hội? Cần lưu ý điều gì khi làm nghị luận văn học?. * Khi làm một bài văn giải thích văn học, người viết phải đạt tới những yêu cầu nào?. * Những yêu cầu của một bài văn chứng minh văn học là gì?. * Đề cương là gì? Đề cương thường có những phần nào? Tại sao làm văn nghị luận nên có đề cương?. * Nêu cách trình bày ý trong đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp. * Làm thế nào để liên kết các đoạn văn trong một bài văn nghị luận?. Tuy chưa phải là bài tập làm văn nhưng hệ thống câu hỏi này cũng có một ý nghĩa, vai trò riêng trong dạy học làm văn, nó là những gợi ý giúp HS định hướng những kiến thức quan trọng của bài học lí thuyết mà không cảm thấy quá nặng nề vì sự phức tạp của các vấn đề lí thuyết. HS cũng có thể dùng chúng để ghi nhớ bài học. b) Về hệ thống bài tập rèn luyện các kĩ năng làm văn. (1) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng , anh (chị) có thêm hiểu biết gì về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta?. * Viết các đoạn văn với nội dung:. a) Ngôn ngữ văn học cô đọng, hàm súc. b) Văn học làm cho chúng ta yêu đời và yêu người hơn. c) Văn học chắp những đôi cánh ước mơ cho con người. Hãy cho biết, ý trong mỗi đoạn văn đã viết được trình bày theo cách nào?. Đây là những bài tập trực tiếp đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện một số kĩ năng nào đó, chủ yếu là ba kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết đoạn nghị luận với các thao tác bình luận, giải thích, chứng minh. Nhưng hay, thú vị và tạo nhiều hứng thú cho HS hơn cả là kiểu bài tập phân tích ngữ liệu. Ở đó SGK đưa ra một số bài viết tham khảo, những đoạn văn ngắn gắn liền với nội dung bài học, sau đó cho HS phân tích dưới nhiều góc độ tùy theo yêu cầu của bài học, qua đó rèn luyện cho HS các kĩ năng làm văn một cách sinh động, sáng tạo. Đó là một số bài tập như:. * Hãy đọc kĩ đoạn văn dưới đây, sau khi đã đọc kĩ bài mẫu hãy:. a) Liệt kê riêng những câu theo anh (chị) là lời bình hoặc lời giảng. b) Phân biệt chỗ khác nhau giữa lời giảng và lời bình. c) Theo anh (chị), những cõu bỡnh nào thể hiện rừ nhất những yờu cầu đối với một lời bỡnh như lí thuyết đã nêu ở trên.
Từ đó có thể thấy kiến thức của con người bị lạc hậu tương đối nhanh và thế giới tri thức là vô cùng, vô tận.Vì vậy điều quan trọng không phải là HS học gì, những tác phẩm văn học có giá trị trong khoảng thời gian ngắn ngủi của những năm cắp sách đến trường HS không thể nào có thể học hết, những bài văn nghị luận cũng không chỉ để sử dụng trong trường học, cho nên vấn đề quan trọng là HS học như thế nào, học để suốt cả cuộc đời các em có thể tự học, tự bổ sung, hoàn thiện tri thức của mình. Những vấn đề cần luyện tập thực hành phải được tập trung lại và xây dựng thành một hệ thống có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau và trước hết cần tập trung rèn luyện những kĩ năng làm văn còn nhiều yếu kém của HS, sửa lỗi và giúp HS nắm vững các kĩ năng như: xây dựng bố cục bài văn, cách viết mở bài, kết luận…Hệ thống bài tập này vừa phải có sự thống nhất, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, vừa rèn luyện một cách toàn diện các kĩ năng làm văn, vừa phải có sự phân hóa cho những đối tượng HS khác nhau khi sử dụng cùng một hệ thống bài tập, những HS nào cần tập chung rèn luyện những kĩ năng nào còn yếu kém có thể cho số lượng bài tập nhiều hơn những HS đã vững vàng kĩ năng hoặc với mức độ yêu cầu khác nhau, linh hoạt cho từng đối tượng.
Những bài viết xác định không đúng trọng tâm của đề cũng là những bài đáng lẽ phần nội dung chính cần bàn nhiều thì lại nói qua loa đại khái, phần phụ lại trở thành phần chính, có thể là do nghèo ý nên các em cứ viết tất cả những điều có liên quan đến tác phẩm hoặc vấn đề cần bàn bạc cho thành bài, đủ chữ, chính các em cũng không biết mình viết gì. Phương pháp và các kĩ năng làm một bài văn nghị luận nói chung cũng như phương pháp, cách thức tìm hiểu đề nói riêng vốn đã được nói đến rất nhiều, đó là một quy trình bao gồm các bước các thao tác được thực hiện theo trình tự như: đọc kĩ đề bài không bỏ sót một chi tiết nào để tránh những hiểu sai không đáng có, nhận diện đề xem nó thuộc loại đề nào, đề nổi truyền thống hay đề chìm, đề tự do, sau đó tìm hiểu từ ngữ, xác định quan hệ ngữ pháp và quan hệ lôgic giữa các vế câu, giữa các câu trong đề để khám phá những vấn đề còn ẩn kín trong đề bài, cuối cùng là xác định mục đích bài viết, hướng và phạm vi viết bài….
Ví dụ khi bàn về giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo mà chỉ khai thác cái nhìn cảm thông, tình yêu thương của tác giả đối với những người cùng khổ như Chí Phèo, Thị Nở, không đề cập đến một khía cạnh khác của lòng nhân đạo là vạch trần tội ác, lên án, phê phán những kẻ vô nhân đạo, chà đạp lên quyền sống và phẩm giỏ của người nụng dõn trong xó hội cũ thỡ rừ ràng giỏ trị nhõn đạo trong tỏc phẩm chưa được thể hiện đầy đủ và bài làm đã bị thiếu ý. Ví dụ đề bài yêu cầu “sau khi đọc truyện Tấm Cám, bàn về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay” mà trong bài viết HS xen lẫn các ý về cuộc đấu tranh thiện-ác trong truyện, trong xã hội xưa và ngày nay một cách chồng chéo nhau, không có sự sắp xếp hợp lí để thể hiện mối quan hệ giữa chúng và làm sáng tỏ đề bài.
Đồng tiền trong quan niệm của Nguyễn Du qua Truyện Kiều và đồng tiền trong quan niệm của anh (chị) đối với cuộc sống hiện nay. Khả năng vận dụng tri thức tổng hợp, từ những tri thức văn học sử, tri thức về văn hoá xã hội, vốn sống đến quan niệm thẩm mỹ, sở thích …của HS sẽ được thể hiện một cách đầy đủ qua việc xây dựng dàn ý.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỷ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay. Quê hương và con người Việt Nam trong những sáng tác tiêu biểu của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 – 1945).
Sức sống mãnh liệt và mơ ước của nhân dân trong truyện cổ tích Tấm Cám. Vì vậy những bài tập về tìm ý và lập dàn ý không thể thiếu kiểu bài tập này.
Đây là kiểu bài tập vốn đã quen thuộc trong các SGK, sách Bài tập. Tuy nhiên vì tính chất cơ bản của nó HS vẫn phải thực hành luyện tập.
Liên hệ và phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký để thấy lời bình ấy cũng đúng với cả Độc Tiểu Thanh ký.
“Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bàTú. Mở bài: Tú Xương là một nhà thơ có tài nhưng bất phùng thời, tâm sự và tình cảm của ông.