. Ứng dụng
3.3.4. Khối truyền động
Nhiệm vụ
+) Tạo ra chuyển động quay tròn của bảng mạch led-sin với tốc độ ổn định khoảng trăm vòng/phút.
+) Có moment lực lớn đảm bảo khả năng đặt lên phía trên bảng mạch kích thước rộng và khối lượng lớn.
+) Có khả năng tiếp điện tốt trong khi quay nhằm đưa dòng điện từ phía dưới cung cấp lên bảng mạch Led-spin ở phía trên không bị ngắt quãng.
Phương pháp thực hiện
Sau đây là sơ đồ khối các bộ phận cơ khí điện tử dùng cho mạch led-spin. Với sơ đồ này ta có thể dễ dàng hình dung vài trò cũng như phương pháp bố trí sự tương quan giữa các chi tiết hệ thống với nhau và riêng hệ thống động cơ truyền chuyển động lên mạch led-spin phía trên. Trong đó đặc biệt là vị trí tiếp điện cơ khí bằng vòng bi được áp dụng trong hệ thống truyền động nàỵ
+) Động cơ được sử dụng trong thiết kế là loại 24V định mức +) Hình chiếu thẳng đứng từ trên xuống như sau
Hình chiếu thẳng từ trên xuống của hệ thống truyền động Mạch led-spin Động cơ 12V Vòng Bi Trục Qua y Vỏ động cơ Vòng bi ( Cực +) Vòng Cách điện Trục động cơ (cực -)
+) Ngoài phương pháp dùng vòng bi tiếp điện ra thì chúng ta có thể dùng chổi than-con quét một cách truyền thống để tạo tiếp xúc điện khi trục động cơ vẫn quay để đưa dòng điện từ vùng tĩnh lên vùng động là bảng mạch phí trên.
+) Để đảm bảo cho chuyển động quay của mạch led-spin được êm mà không bị rung lắc thì chúng ta còn phải chú ý tới yếu tố cân bằng của bảng mạch. Nếu bảng mạch phía trên không có khối tâm trùng với tâm quay thì quá trình quay sẽ bị lắc dẫn tới sản phẩm nhanh bị hỏng, trục quay bị lệch và đặc biệt là rung lắc sẽ làm tiếp xúc điện bằng cơ khí không ổn định.
Chương 4. Thực hiện thiết kế chi tiết và ngôn ngữ lập trình.