Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng)

MỤC LỤC

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

    Do sự khác biệt về nhiều mặt giữa các đối tượng học tập như: Thể chất, trình độ tập luyện ban đầu, động cơ, ý thức tập luyện…cúng như các yếu tố khách quan khác nên đối với từng đối tượng cụ thể thời gian ở 3 giai đoạn này cũng kéo dài ở mức đọ khác nhau, mặt khác thời gian ở 3 giai đoạn này còn quan hệ chặt chẽ với năng lực và kinh nghiệm dạy học của người thầy, nếu người thầy giỏi có kinh nghiệm giảng dạy biết sử dụng hợp lý các phương pháp, tìm ra những điểm mấu chốt trong kỹ thuật, phát hiện kịp thời và xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm, đồng thời sử dụng đúng các giải pháp sửa chữa thì thời gian cần dùng để hoàn thành mỗi giai đoạn sẽ rút ngắn lại. Trong thực tế dạy học các kỹ thuật đòn chân nhiều người chỉ đưa ra kỹ thuật (ví dụ đá tống trước) sau đó chỉ đưa số lần thực hiện, đứng tại chỗ đá hay kết hợp với di chuyển, hoặc chỉ nêu yêu cầu một cách chung chung, sơ bộ như thực hiện kỹ thuật nhanh mạnh, đá hết biên độ…vậy còn các yêu cầu về góc độ chaanowr tùng giai đọa, cách dùng lực lúc chuẩn bị, trong quá trình thực hiện và khi kết thúc động tác ra sao, sự phối hợp lực của hông, đùi, khớp gối sao cho có thể phát huy được uy lực của đòn đá. Ở các nước có phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo phát triển mạnh trong những năm gần đây đã rất coi trọng sử dụng các phương tiện dụng cụ chuyên dụng sử dụng trong huấn luyện các kỹ thuật đòn chân như kính áp tường, ghế tập dẻo và sức mạnh hông, thang gióng bổ trợ dẻo khớp gối, khớp háng, lampơ, bao đá, dây thun, ghế tạ bổ trợ sức bật, áo giáp dụng cụ bảo hộ tay chân… Từ đó đã làm phong ohus các loại hình BTBT và nâng cao hiệu quả của bài tập cũng như giảm bớt tâm lý, sự chấn thương của người tập.

    Như chúng ta đã biết, muốn nắm chắc và thực hiện chuẩn xác các kỹ thuật thì ở giai đoạn nắm sơ bộ động tác cần có các phương tiện trực quan như gươi áp tường, băng hình, hay muốn thực hiện hết biên độ của động tác thì cần phải có độ dẻo tương ứng ở khớp gối, háng và hông vì vậy phải sử dụng dụng cụ bổ trợ là thang gióng hay các dụng cụ bổ trợ để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật như lampơ, bao đá giúp người học xác định được cự ly, thời điểm ra đòn giúp phát triển khả năng phản ứng, phát triển sức mạnh bột phát cúng như việc thích ứng với các điều kiện ra đòn khác nhau (đá đích di động, phản ứng với tiếng còi đá đích, kết hợp với các bước di chuyển đá đích, đá với dụng cụ bổ trợ và dây thun, tạ chân …) các dụng cụ bảo hộ cẳng tay, ống đồng, hạ bộ, áo giáp …giúp khắc phục tâm lý sợ chấn thương khi tập luyện với người cùng tập đồng thời ngăn ngừa được chấn thương. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp dùng phiếu hỏi để phỏng vấn khoảng 40 người gồm: Các giảng viên dạy môn Taekwondo ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng, các chuyên gia và huấn luyện viên ở các Tỉnh – Thành, các trung tâm huấn luyện có phong trào Taekwondo phát triển, các Sinh viên chuyên sâu Taekwondo để thu thập các thông tin về thực trạng sử dụng BTBT trong dạy kỹ thuật đòn chân, cơ sở lựa chọn và xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn.

    TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

    Kế hoạch nghiên cứu

    - Thực trạng về chương trình môn học và kết quả học tập các KT đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. - Thống kê các BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. - Xây dựng và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống BTBT chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng.

    Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng

    Chương trình môn học Taekwondo hệ Cao đẳng được quy định với tổng thời gian là 405 tiết (27 Đơn vị học trình), phân bổ trong 6 kỳ tương đương với 6 học phần chia đều trong 3 năm, chương trình được xây dựng và chỉnh sửa hằng năm để phù hợp với yêu cầu xã hội, được trình bày ở bảng 3.1. Để tỡm hiểu rừ hơn về nội dung chương trỡnh mụn học Taekwondo núi chung và tỷ lệ kỹ thuật đòn chân chiếm trong các nội dung chương trình nói riêng, chúng tôi tiến hành quan sát, thống kê về thời lượng, nội dung học tập, kiểm tra trong từng học phần, được trình bày ở bảng 3.2: (phụ lục 1). - Để đáp ứng yêu cầu học tập và nâng cao hiệu quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân nói riêng và kết quả học tập môn Taekwondo nói chung, cần xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân nhằm giúp người học nắm chắc kỹ thuật, tránh được những sai lầm đồng thời bổ sung và hoàn thiện các tố chất thể lực.

    Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng)  Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng
    Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng

    So sánh thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng và

    Bài tập bổ trợ kỹ thuật Đá

    Thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng

    - Nội dung kiểm tra ở các học phần luôn coi trọng kỹ thuật căn bản bằng chân, chiếm 30% điểm thi kết thúc học phần và thậm chí hơn thế nữa là do các nội dung quyền và thi đấu đều có sử dụng kỹ thuật đòn chân. Chính từ những thực trạng trên cho ta thấy được vấn đề mấu chốt ở đây là khâu sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn còn rất kém cả về số lượng lẫn chất lượng đã dẫn đến kết quả học tập các kỹ thuật đòn chân còn thấp. Vì lẽ đó bước tiếp theo của đề tài là phải lựa chọn hệ thống BTBT chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và đồng thời chứng minh tính hiệu quả của chúng.

    Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao

    - Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. Sau khi bước đầu đã tổng hợp được 6 căn cứ lựa chọn bài tập; để tăng thêm tính khách quan và độ tin cậy của các căn cứ lựa chọn bài tập, đề tài tiến hành phỏng vấn 18 nhà khoa học, các giáo viên, huấn luyện viên của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Trung tâm đào tạo VĐV Thành phố Đà Nẵng, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng và các trung tâm đào tạo VĐV ở miền trung…Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4.1. Do đó đề tài sử dụng cả 6 căn cứ này làm chỗ dựa cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng.

    Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ  chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu  Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng.
    Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng.

    Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng)

    Bởi vậy, đề tài chọn 50 bài tập đạt điểm cao (được in đậm ở trên) ứng dụng vào quá trình thực nghiệm giảng dạy kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Rơi vào các trường hợp, tuy có số điểm phỏng vấn lần 1 lớn hơn 70% tổng điểm tối đa nhưng ở lần phỏng vấn thứ hai lại có số điểm đạt được nhỏ hơn 70%. Như vậy, qua phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 50 bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng.

    Lựa chọn các test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng

      Việc sử dụng phương pháp test sư phạm có ưu điểm là vừa đảm bảo đủ độ tin cậy, vừa đơn giản về cách tiến hành và phù hợp với chuyên môn của người kiểm tra, không cần thiết bị phức tạp, lại có đơn vị đo lường tương đối chính xác và quan trọng là rất gần với hoạt động chuyên môn của vận động viên và huấn luyện viên. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu và kết quả khảo sát các test kiểm tra trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo ở các trung tâm, câu lạc bộ Taekwondo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền trung, đề tài tiến hành phỏng vấn hai lần bằng phiếu đối với các chuyên gia, huấn luyện viên Taekwondo để xác định các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Qua kết quả trình bày ở bảng 4.2 cho thấy: Trong 9 Test được lựa chọn để phỏng vấn, có 6 Test được các chuyên gia, huấn luyện viên Tekwondo nhận định là phù hợp để đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo với sự nhất trí cao ở cả hai lần phỏng vấn (đều lớn hơn 70% tổng điểm tối đa) được in đậm ở bảng trên.

      Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần)

      Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo.

      Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần)

      Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần)

      Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần)

      Đá tống sau vào đích 10s (Lần)

      Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm)

      • Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu

        Cụ thể chỉ có các test: Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần), Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần), Đá tống sau vào đích 10s (Lần) mới có kết quả ttính > tbảng với sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm, đối với các test còn lại thì chưa có sự khác biệt ở ngưỡng xác xuất thống kê cần thiết. Sau khi đã thực hiện hết tiến trình thực nghiệm trong 16 tuần, đề tài đã tiến hành đánh giá lần cuối về trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo trường Đại học – TDTT Đà Nẵng, để kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống BTBT chuyên môn đã lựa chọn. Qua bảng 4.8 cho thấy: Kết quả thực hiện các test ở 2 nhóm đều tăng, song sự gia tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, điều này khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả lập test của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (ttính của tất cả các test đều lớn hơn tbảng , với P < 0,05).

        Bảng 4.3. Kết quả xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn.
        Bảng 4.3. Kết quả xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn.