Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH viii PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích - Yêu cầu 2 1.2.1. Mục đích chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc bổ sung Probiotics vào khẩu phần ăn 3 2.1.2. Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic 7 2.2. Cơ sở khoa học của việc bổ sung Axit hữu cơ vào khẩu phần ăn 9 2.2.1. Axít hữu cơ và vi khuẩn đường tiêu hoá 12 2.2.2. Axít hữu cơ và lông nhung ruột 12 2.2.3. Axít hữu cơ và pH đường tiêu hoá của lợn 14 2.2.4. Axít hữu cơ và năng suất sinh trưởng của lợn 15 2.2.5. Các tác động của axít hữu cơ đối với thức ăn 15 2.3. Năng suất, chất lượng thân thịt của lợn và các yếu tố ảnh hưởng 16 2.3.1. Tốc độ sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt 16 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thịt 17 2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 21 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.4.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 21 2.4.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 24 PHẦN III. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Vật liệu nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotics và Viacid trong khẩu phẩn đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn 29 3.3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotics và Viacid trong khẩu phẩn đến khả năng cho thịt của lợn 30 3.3.3. Đánh giá hiệu quả việc bổ sung Viacid và Viprotics trong khẩu phần thức ăn đến tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn thí nghiệm 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.1. Thiết kế thí nghiệm 30 3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng cho thịt 32 3.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng thịt 34 3.4.4. Xác định tỷ lệ mắc bệnh 35 3.4.5. Xác định hiệu quả kinh tế theo các chế phẩm bổ sung 35 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 36 Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotics và Viacid đến khả năng tăng trọng của lợn 37 4.1.1. Khả năng tăng trọng của lợn từ 35 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 37 4.1.2. Tốc độ sinh trưởng của lợn từ 60 ngày tuổi đến xuất bán 39 4.1.3. Tốc độ sinh trưởng của lợn từ 35 ngày tuổi đến xuất bán 43 4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotic và Viacid đến tiêu tốn thức ăn 45 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 4.2.1. Tiêu tốn thức ăn của lợn từ 35– 60 ngày tuổi 45 4.2.2. Tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất bán 48 4.2.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn từ bắt đầu thí nghiệm đến xuất bán 51 4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Viacid và Viprotics đến khả năng cho thịt và chất lượng thịt 55 4.3.1. Khả năng cho thịt 55 4.3.2. Chất lượng thịt 57 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh của lợn 59 4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bổ sung các chế phẩm 61 Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66 5.1. Kết luận 66 5.2. Kiến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CPBS Chế phẩm bổ sung CS Cộng sự CTV Cộng tác viên ĐC Đối chứng FCR Hệ số tiêu tốn thức ăn GĐ Giai đoạn HQSD Hiệu quả sử dụng KL Khối lượng L Giống lợn Landrace P Giống lợn Pietrain TN Thí nghiệm TĂ Thức ăn TLN Tỷ lệ nạc TT Tăng trọng TTTĂ Tiêu tốn thức ăn VCK Vật chất khô Y Giống lợn Yorkshire Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang Bảng 2.1. Tóm tắt trạng thái Eubiosis và Dysbiosis cùng các đặc điểm đặc trưng của chúng 6 Bảng 2.2. Tác dụng sinh học của axít hữu cơ 11 Bảng 3.1. Thành phần vi sinh vật và acid hữu cơ trong Viprotics và Viacid 29 Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31 Bảng 3.3. Liều bổ sung chế phẩm 31 Bảng 3.4. Thành phần dinh dưỡng khẩu phần 31 Bảng 4.1. Tốc độ sinh trưởng của lợn giai đoạn 35 - 60 ngày tuổi 38 Bảng 4.2. Tốc độ sinh trưởng của lợn giai đoạn 60 ngày tuổi xuất bán 41 Bảng 4.3. Khả năng tăng trọng của lợn từ bắt đầu thí nghiệm đến xuất bán 44 Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi 47 Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn của lợn từ 60 ngày tuổi đến xuất bán 50 Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn của lợn từ 35 ngày tuổi đến xuất bán 52 Bảng 4.7. Năng suất và chất lượng thịt 55 Bảng 4.8. Các chỉ tiêu chất lượng thịt khi bổ sung các chế phẩm 57 Bảng 4.9. Cơ cấu bệnh trên đàn lợn thí nghiệm 59 Bảng 4.10. Tỷ lệ lợn mắc bệnh trong từng lô thí nghiệm 60 Bảng 4.11. Chi thức ăn và chi CPBS đầu vào 61 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế sơ bộ 65 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH STT Tªn biÓu ®å Trang Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến tốc độ sinh trưởng của lợn 45 Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn 53 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn 54 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, diện tích cơ thăn khi bổ sung các chế phẩm 57 BiÓu ®å 4.5. Gi¸ trÞ pH45, pH24 vµ tû lÖ mÊt n−íc sau 24 giê 58 Biểu đồ 4.6. So sánh lợi nhuận giữa các lô thí nghiệm 64 Hình 2.1. Minh hoạ cơ chế tác động của probiotic 9 Hình 2.2. Cơ chế diệt khuẩn trong dạ dày lợn của axít hữu cơ 12 Hình 2.3. Các tác động tích cực của axít hữu cơ đối với sự phát triển của tế bào ruột 13 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có những bước phát triển nhất định, trong đó đặc biệt phải kể đến ngành chăn nuôi lợn thịt. Tăng trưởng thịt lợn hàng năm khoảng 2,1% (Nguyễn Đăng Vang, 2014). Xu hướng chăn nuôi trang trại tập trung ngày càng phát triển đang góp phần tạo nên bộ mặt mới cho ngành chăn nuôi lợn. Tuy nhiên thời gian gần đây, vì hám lợi, nhiều người sẵn sàng sử dụng những chất cấm nhằm tăng khả năng sinh trưởng và tăng tỷ lệ nạc cho gia súc gia cầm mà không màng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Loại thuốc làm tăng khả năng sinh trưởng của gia súc nhiều nhất là salbutamol, clenbuterol… Tuy nhiên, các chất này đã bị cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trong chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, các loại kháng sinh, hoocmon cũng bị lạm dụng trong chăn nuôi để giúp tăng trọng lợn. Các công ty sản xuất thức ăn, do sự quản lý lỏng lẻo, trồng chéo của các sở ban ngành dẫn đến sự thiếu minh bạch và thiếu độ tin cậy về chất lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đảm bảo năng suất và chất lượng thịt lợn , đồng thời lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, hiện nay một số trại quy mô lớn đã tiến hành mua nguyên liệu tự phối trộn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành chăn nuôi và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Để đảm bảo năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi lợn mà vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường thì việc cải thiện chế độ dinh dưỡng trong chăn nuôi vừa góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lợn thịt vừa hạn chế lượng chất thải ra ngoài môi trường đang là một hướng đi đúng đắn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Trên thị trường có nhiều chế phẩm sinh học như Viprotics, prebiotic, Viacid, các loại enzyme tiêu hoá Tuy nhiên, việc sử dụng đồng thời các chế phẩm này có thể sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế do giá đắt và nhiều chế phẩm có tác dụng tương tự nhau. Do đó việc nghiên cứu sử dụng riêng từng sản phẩm hoặc kết hợp các loại sản phẩm với nhau sẽ đưa ra những khuyến cáo quan trọng cho người chăn nuôi. Từ những đòi hỏi từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotics và Viacid đến khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng thịt lợn”. 1.2. Mục đích - Yêu cầu 1.2.1. Mục đích chung Mục tiêu chung của đề tài nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn; Góp phần cải thiện năng suất thịt, gắn hiệu quả trong chăn nuôi với đảm bảo môi trường sống. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn thịt khi bổ sung Viprotics và Viacid vào khẩu phần ăn. - Nâng cao khả năng cho thịt của lợn khi bổ sung Viprotics và Viacid vào khẩu phần ăn. - Đánh giá hiệu quả việc bổ sung Viacid vào khẩu phần thức ăn trong việc hạn chế bệnh tiêu chảy trên lợn. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài cung cấp các thông tin khoa học trong việc cải thiện năng suất chăn nuôi lợn thịt bằng các chất tăng cường sức khoẻ đường tiêu hoá của lợn. Đề tài cũng góp phần đưa ra hướng nghiên cứu mới trong chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế việc sử dụng các hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi có ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc bổ sung Probiotics vào khẩu phần ăn 2.1.1.1. Định nghĩa probiotic Theo ngôn ngữ Hi Lạp, probiotic có nghĩa là “vì sự sống”. Thuật ngữ probiotic được Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật và những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật ruột” (Fuller, 1989). Từ đó đến nay thuật ngữ probiotic đã được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh vật sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật thông qua thức ăn hoặc nước uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho vật chủ. Kể từ khi xuất hiện, khái niệm probiotic vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy đủ bản chất của probiotic và được sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học: (i) theo Fuller (1989), probiotic là “chất bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn giúp cải thiện cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa theo hướng có lợi cho vật chủ”; (ii) theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2001), probiotic là “các vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể theo đường tiêu hoá với một số lượng đủ sẽ đem lại sức khoẻ tốt cho vật chủ”. 2.1.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe của vật nuôi Bên cạnh sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, đường tiêu hóa còn đóng vai trò quan trọng như là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể. Do đó, nó là hệ thống bảo vệ và là hàng rào quan trọng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm. Thêm vào các cơ chế bảo vệ nói chung, hệ thống miễn dịch, với các phản ứng đặc hiệu và không đặc hiệu, giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Khu hệ vi sinh vật đường ruột cũng được coi là một trong các yếu tố chống lại các tác nhân gây bệnh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 Khi còn ở trong bào thai, đường tiêu hoá của vật nuôi ở trạng thái vô trùng, nhưng chỉ vài giờ sau khi sinh các vi sinh vật đã bắt đầu cư trú và trở thành những “cư dân” bình thường trong đường tiêu hoá (WHO, 2001). Theo thời gian, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là qua thức ăn và nước uống, số lượng và tính đa dạng sinh học của các vi sinh vật cộng sinh không ngừng tăng lên. Số lượng tế bào vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa của vật nuôi có thể cao gấp mười lần số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể chúng (Fonty, 1995). Số lượng loài có thể lên tới từ 400-500 (Tannock, 1999). Tuy nhiên, mật độ vi sinh vật ở các phân đoạn khác nhau của đường tiêu hóa (dạ dày; tá tràng; ruột non và ruột già) ở loài động vật dạ dày đơn rất khác nhau (khoảng 10 1 -10 3 ; 10 1 -10 4 ; 10 5 -10 8 và 10 9 -10 12 cfu/ml chất chứa tương ứng) (Jans, 2005). Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: trạng thái sinh lý của vật chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật. Các yếu tố này chịu tác động của môi trường, của các stress và tác động qua lại lẫn nhau. Trong số các nhân tố trên, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đóng vai trò trung tâm, chỉ một biến động bất lợi của một trong hai yếu tố còn lại cũng ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật (Conway, 1994). Sự cộng sinh của các loài vi sinh vật trong đường tiêu hoá của vật nuôi (chủ yếu là trong ruột) tạo nên một hệ sinh thái mở và mối cân bằng của quần thể vi sinh vật được xác lập chỉ một thời gian rất ngắn sau khi sinh (Jans, 2005). Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan cân bằng của hệ vi sinh vật ruột. Theo Jans (2005), để đánh giá trạng thái cân bằng, các vi sinh vật ruột được chia thành 3 nhóm (1) nhóm chủ yếu (main flora) gồm các loài vi khuẩn kị khí (Clostridium; Lactobacillus; Bifidobacteria; Bacteroides, Eubacteria); (2) nhóm vệ tinh (Satellite flora), gồm chủ yếu là Enterococcus và E. coli, và (3) nhóm còn lại (Residual flora) gồm các vi sinh vật có hại như Proteus, Staphylococcus và Pseudomonas… Một quần thể vi sinh vật được [...]... thuộc vào loài vật nuôi và mục đích theo dõi Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt Theo Clutter và Brascamp (1998), các chỉ tiêu quan trọng của khả năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ ngày và khối lượng đạt được lúc giết thịt Đánh giá khả năng sinh trưởng của. .. năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 - Tổng lượng thức ăn thu nhận (kg); - Tiêu tốn thức ăn (kg TĂ/kg tăng KL); - Khối lượng lợn (kg): bắt đầu và kết thúc thí nghiệm; - Tốc độ tăng khối lượng (g/con/ngày) 3.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotics và Viacid trong khẩu phẩn đến khả năng. .. tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975) - Ảnh hưởng của năm và mùa vụ Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn Sự khác nhau giữa năm và mùa vụ ảnh hưởng đến tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng là rõ rệt - Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến. .. có tác dụng ở lứa tuổi vài tuần đầu sau cai sữa Khi bổ sung Carbadox đã cải thiện khả năng tăng trưởng và tiêu thụ thức ăn hằng ngày tương ứng: 18,2 và 11,7%, giảm tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng (FCR) 7% Khi bổ sung axít formic với hàm lượng 1,25% đã cải thiện khả năng tăng trưởng và tiêu thụ thức ăn tương ứng 14,7 và 6,9%, FCR giảm 5,8% và không thấy có sự thay đổi về lượng thức ăn ăn vào hàng... năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khoá ảnh hưởng lên tăng khối lượng Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng. .. xuất và chất lượng thịt của con vật Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 xuất của con vật Khi cho lợn ăn khẩu phần tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi cho lợn ăn khẩu phần ăn hạn chế - Ảnh hưởng của tính biệt: Lợn cái, lợn đực hay lợn. .. kg/kg, 50,9% và 6,26 - Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành Song không nên giết mổ ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích luỹ mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc thấp và hiệu quả kinh... hữu cơ đối với năng suất sinh trưởng của lợn Nhìn chung, các tác giả đều xác nhận khả năng thay thế của axít hữu cơ đối với kháng sinh trong vai trò là chất kích thích sinh trưởng (Schöner, 2001) Ảnh hưởng tích cực của việc bổ sung axít hữu cơ và các muối của chúng trong thức ăn đối với năng suất lợn cai sữa đã được xác định Kết quả của các nghiên cứu về tác dụng kích thích tăng trưởng của axít hữu cơ,... về sử dụng các sản phẩm probiotic trong chăn nuôi rất khác nhau, đôi khi trái ngược nhau Nhiều nghiên cứu bổ sung chế phẩm probiotic trên lợn và gà cho thấy có đáp ứng tích cực (Henrich và ctv, 2006): tăng cường khả năng miễn dịch ở lợn con; tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng; tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ) Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ hiệu quả không rõ rệt của việc bổ sung. .. được sử dụng và cho hiệu quả tích cực đối với khả năng sinh trưởng của lợn (Partanen và Mroz, 1999) Tác động của axít hữu cơ đối với lợn được ghi nhận là có hiệu quả tốt nhất đối với lợn sau cai sữa Một trong những mục đích quan trọng của việc bổ sung axít trong khẩu phần là giảm pH dạ dày và ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh (E.coli, Salmonella…) trong thức ăn và trong đường ruột lợn, . 45 Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn 53 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn 54 Biểu đồ 4.4 khả năng sinh trưởng của lợn thịt khi bổ sung Viprotics và Viacid vào khẩu phần ăn. - Nâng cao khả năng cho thịt của lợn khi bổ sung Viprotics và Viacid vào khẩu phần ăn. - Đánh giá hiệu quả. tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: Ảnh hưởng của việc bổ sung Viprotics và Viacid đến khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng thịt lợn . 1.2. Mục đích - Yêu