1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi đến chất lượng quyền lợi động vật của lợn

82 940 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  TRẦN THỊ THANH VÂN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUYỀN LỢI ĐỘNG VẬT CỦA LỢN CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN HÀ NỘI - 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Vân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Vũ Đình Tôn, thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản và Ban đào tạo Sau đại học đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng biểu v Danh mục hình vi MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích 2 3 Ý nghĩa khoa học 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Khái niệm sinh lý học 3 1.2 Những đặc trưng sinh lý cơ bản của động vật. 3 1.2.1 Trao đổi chất 3 1.2.2 Tính hưng phấn 3 1.2.3 Tính thích ứng của cơ thể sống 4 1.3 Một số khái niệm cơ bản về tập tính động vật 4 1.4 Stress và sự thích nghi 4 1.4.1 Khái niệm 4 1.4.2 Phản ứng stress 5 1.4.3 Các giai đoạn của quá trình stress 6 1.4.4 Các yếu tố stress trong chăn nuôi 7 1.4.5 Các biện pháp phòng chống stress 8 1.5 Một số khái niệm về quyền lợi động vật (Animal Welfare) 8 1.5.1 Các định nghĩa về quyền lợi động vật 8 1.5.2 Nhu cầu của động vật 10 1.5.3 Đánh giá quyền lợi động vật 11 1.5.4 Đánh giá quyền lợi động vật qua các chỉ tiêu sinh lý học 12 1.5.5 Đánh giá quyền lợi động vật qua các chỉ tiêu tập tính 14 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 1.5.6 Đánh giá quyền lợi động vật của vật nuôi và các vấn đề liên quan. 15 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1 Đối tượng nghiên cứu 20 2.2 Địa điểm 20 2.3 Thời gian nghiên cứu 20 2.4 Nội dung nghiên cứu 20 2.5 Phương pháp nghiên cứu 20 2.5.1 Điều tra 20 2.5.2 Theo dõi 21 2.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quyền lợi của lợn 22 2.5.4 Phương pháp xử lý kết quả 24 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 3.1 Tình hình chăn nuôi vùng nghiên cứu 25 3.2 Đặc điểm chung của các cơ sở chăn nuôi nghiên cứu 26 3.2.1 Thông tin chung về các cơ sở điều tra 26 3.2.2 Quy mô chăn nuôi tại các cơ sở điều tra 27 3.2.3 Kiểu chuồng trại 29 3.2.4 Quản lý thức ăn 33 3.2.5 Cung cấp nước uống cho đàn lợn 34 3.2.6 Chăm sóc sức khỏe cho lợn nái 36 3.2.7 Môi trường và vệ sinh chuồng trại. 38 3.3 Chất lượng quyền lợi của lợn trong 3 phương thức chăn nuôi 39 3.3.1 Chất lượng quyền lợi của lợn nái mang thai và nái nuôi con 39 3.3.2 Chất lượng quyền lợi của lợn thịt 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 1 Kết luận 58 2 Kiến nghị 58 Tài liệu tham khảo 59 Phụ lục 61 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 3.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu 25 3.2 Thông tin chung của các cơ sở chăn nuôi 26 3.3 Qui mô đàn gia súc của các cơ sở chăn nuôi điều tra 28 3.4 Đặc điểm của chuồng lợn nái và lợn thịt của các cơ sở được điều tra 30 3.5 Loại thức ăn và phương pháp cho lợn ăn 33 3.6 Cung cấp nước cho đàn lợn nái và lợn thịt 35 3.7 Tình trạng sức khỏe của lợn nái theo các phương thức chăn nuôi 37 3.8 Môi trường và điều kiện vệ sinh chuồng trại 38 3.9 Điều kiện chuồng trại của lợn nái chửa và nái nuôi con 40 3.10 Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng và quản lý đến quyền lợi của nái mang thai 43 3.11 Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng và quản lý đến quyền lợi của nái nuôi con 44 3.12 Mức độ bị thương ở nái mang thai và nuôi con 46 3.13 Tình trang mắc bệnh ở nái mang thai 47 3.14 Tình trạng mắc bệnh ở nái nuôi con 48 3.15 Những tập tính của lợn nái ở các phương thức chăn nuôi 50 3.16 Mức độ sợ người của lợn nái 50 3.17 Chất lượng quyền lợi của lợn thịt 53 3.18 Thể trạng và cung cấp nước uống cho lợn thịt 54 3.19 Những tổn thương ở lợn thịt 56 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC HÌNH STT TÊN HÌNH TRANG Hình 1: Lợn nái nuôi trong ô chuồng 30 Hình 2: Lợn nái nuôi trong cũi 31 Hình 3: Máng uống … 34 Hình 4: Núm tự động 35 Hình 5: Cũi nhỏ hẹp 41 Hình 6: Da bị tổn thương 41 Hình 7: Lợn nái nhai bã trầu và cắn chuồng 51 Hình 8: Đàn lợn thịt trong trang trại chăn nuôi 53 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho xã hội và còn là một trong những biện pháp để xóa đói giảm nghèo, cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh thế của đất nước. Tuy nhiên chăn nuôi ngày càng thâm canh để tạo ra năng suất cao, từ đó đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sống của con vật. Động vật cũng có quyền hưởng những nhu cầu tự nhiên, những tập tính mang tính bản năng của loài (gọi chung các nhu cầu đó là quyền lợi động vật). Quan tâm tới quyền lợi động vật không chỉ tốt cho con vật mà nó còn liên quan tới vấn đề đạo đức xã hội cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề quyền lợi động vật hiện chưa được quan tâm đúng mức, động vật thường xuyên bị đặt trong trạng thái stress và căng thẳng. Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng các vấn đề liên quan tới quyền lợi động vật ngày càng được quan tâm. Một số nước phát triển trên thế giới đã đưa vấn đề này vào luật, được người dân ủng hộ và chấp hành tốt. Tuy nhiên trong thực tế, con người đã và đang quá quan tâm đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua trách nhiệm và nghĩa vụ quan tâm đến quyền lợi của con vật. Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đã hình thành và phát triển từ lâu đời, chủ yếu là chăn nuôi lợn hiện đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của cả nước. Các mô hình chăn nuôi lợn thâm canh, bán thâm canh ở nước ta đang ngày càng phát triển nhất là hình thức chăn nuôi trang trại. Các phương thức chăn nuôi này cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau đối với chất lượng quyền lợi động vật. Song song với sự đầu tư và phát triển của các quy mô chăn nuôi đó con vật cũng được quan tâm hơn về dinh dưỡng, môi trường sống và chăm sóc bệnh tật. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ thỏa mãn quyền lợi động vật của lợn ở các phương thức chăn nuôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi đến chất lượng quyền lợi động vật của lợn”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 2. Mục đích Đánh giá chất lượng quyền lợi động vật của các loại lợn khác nhau theo các phương thức chăn nuôi khác nhau. 3. Ý nghĩa khoa học - Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung thêm một số tư liệu khoa học về quyền lợi động vật của lợn được nuôi theo các phương thức khác nhau. - Đề xuất một số biện pháp áp dụng trong chăn nuôi góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ quyền lợi động vật trong chăn nuôi lợn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ă n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm sinh lý học Sinh lý học là môn học chuyên nghiên cứu về chức năng của cơ thể sống, tìm cách giải thích vai trò của các yếu tố vật lý, hóa học, về nguồn sống, sự phát triển và tiến hóa của sự sống ở sinh vật đơn giản nhất tới những sinh vật phức tạp nhất như con người. Mỗi sinh vật có những đặc trưng khác nhau và có những hoạt động chức năng riêng, sinh lý học được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. 1.2. Những đặc trưng sinh lý cơ bản của động vật. Trong quá trình lâu dài, các hoạt động sinh lý của gia súc tuy đã đạt tới mức độ vô cùng phức tạp, nhưng vẫn có những đặc trưng sinh lý chung như các động vật khác. Những đặc trưng cơ bản như sau: 1.2.1. Trao đổi chất Trong quá trình sống, cơ thể luôn luôn có tác động qua lại một cách thường xuyên và phức tạp với môi trường. Cơ thể sống một mặt lấy vật chất ở môi trường ngoại cảnh tạo thành tổ chức của bản thân hoặc chuyển biến thành năng lượng dự trữ, mặt khác không ngừng phân giải các vật chất của bản thân để giải phóng năng lượng, sản phẩm sau khi phân giải được thải ra ngoài. Chỉ thông qua quá trình trao đổi chất này cơ thể mới biểu hiện các hoạt động sống. 1.2.2. Tính hưng phấn Đặc tính của cơ thể phát sinh đáp ứng với kích thích gọi là tính hưng phấn: đó là một trong các đặc trưng sinh lý của cơ thể sống. Cơ sở vật chất của tính hưng phấn là sự trao đổi chất của cơ thể, trao đổi chất ngừng, tính hưng phấn sẽ mất. Bản chất của hưng phấn là sự hoạt động của dòng điện sinh vật. Khi cơ thể tiếp nhận kích thích, sẽ phát sinh đáp ứng biểu hiện ra ngoài dưới hai hình thức: hưng phấn hoặc ức chế. Hưng phấn là trạng thái cơ thể từ yên tĩnh trở thành hoạt động, hoặc từ hoạt động yếu trở thành hoạt động mạnh, như cơ bắt đầu co, hoặc tăng cường cơ bắp. Ức chế là trạng thái hoạt động của cơ thể [...]... luận với các cán bộ tại địa phương về tình hình phát triển chăn nuôi tại địa phương b, Điều tra chất lượng quyền lợi động vật của lợn Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên theo các phương thức chăn nuôi 45 cơ sở chăn nuôi lợn trên các quy mô khác nhau ở 3 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương bằng bộ câu hỏi bán cấu nhằm thu thập các thông tin chung về các phương thức và quy mô chăn nuôi để... trong cơ cấu chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi giữa 3 phương thức Trong chăn nuôi nông hộ, các cơ sở có xu hướng đa dạng hóa đàn gia súc gia cầm của họ bằng cách chăn nuôi cả lợn, gà, vịt với quy mô đàn nhỏ, trung bình mỗi cơ sở chăn nuôi 7,4 lợn nái, 52,7 lợn thịt, 338,4 gà thịt, 14,4 vịt thịt Trong đó có tới 52% cơ sở chăn nuôi nông hộ chăn nuôi gà thịt để tận dụng lợi thế của chăn nuôi ngắn ngày... thẳng Quyền lợi động vật tốt đòi hỏi có sự phòng trị bệnh tốt, có chuồng trại phù hợp, được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, được đối xử và giết thịt một cách nhân đạo Chúng ta có thể phân biệt ảnh hưởng của quyền lợi động vật tới trạng thái thể chất hay tinh thần của con vật Các điều kiện có thể ảnh hưởng đến thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai Ngoài thể chất và tinh thần, khái niệm quyền lợi động vật còn... giá chất lượng quyền lợi động vật Dung lượng mẫu điều tra Phương thức chăn nuôi Số lượng lợn chăn nuôi Số cơ sở điều tra < 20 nái, và/hoặc < 100 Chăn nuôi nông hộ lợn thịt Chăn nuôi trang trại quy từ 20 – 100 nái, và/hoặc mô trung bình (QMTB) < 300 lợn thịt Chăn nuôi trang trại quy mô lớn (QML) > 100 nái, và/hoặc >300 lợn thịt Tổng 25 10 10 45 2.5.2 Theo dõi Tiến hành theo dõi, quan sát và cho điểm các. .. giá quyền lợi động vật qua các chỉ tiêu sinh lý học Định nghĩa quyền lợi động vật theo tình trạng thể chất thì quyền lợi động vật là trạng thái thể chất và tâm lý của một con vật trong nỗ lực của nó đối phó với môi trường Một sự thay đổi về quyền lợi động vật gây ra một sự thay đổi trong trạng thái tâm sinh lý của mỗi cá thể Một con vật đáp ứng lại những thay đổi trạng thái như thế bằng nhiều cách,... trại + Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng + Dịch bệnh - Theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng quyền lợi động vật của các loại lợn theo các phương thức chăn nuôi khác nhau + Nuôi dưỡng: Cho ăn, uống + Chuồng trại: Khu vực nghỉ ngơi, tiểu khí hậu chuồng nuôi, không gian cho con vật vận động + Sức khỏe: Tổn thương, dịch bệnh, đau đớn do quản lý chăn nuôi, chăm sóc + Tập tính của con vật: tập tính xã hội, tập... vực điều tra khảo sát Mức độ thâm canh chăn nuôi của các cơ sở được xác định bởi quy mô chăn nuôi, chủ yếu thể hiện qua số lượng đàn gia súc Các kết quả điều tra quy mô đàn gia súc của các cơ sở chăn nuôi trong ba phương thức được thể hiện trong bảng 3.3 Bảng 3.3 Qui mô đàn gia súc của các cơ sở chăn nuôi điều tra Chăn nuôi Chỉ tiêu Chăn nuôi trang trại Chăn nuôi trang nông hộ (n = 25) QMTB (n = 10)... không gian, cơ sở vật chất thích hợp và chung sống với đồng loại - Không bị sợ hãi và căng thẳng bằng việc đảm bảo các điều kiện và việc đối xử mà tránh những đau đớn về tinh thần Đầu vào là các yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi động vật Đầu ra là tác động thực thế của các yếu tố đó đối với quyền lợi động vật Để định lượng một vấn đề quyền lợi động vật người ta sử dụng mức độ nghiêm trọng của vấn đề, khoảng... động vật mối quan tâm không phải những gì chúng ta nghĩ hay cảm thấy mà là những gì chúng ta làm” Nếu chúng ta nghi ngờ về tình trạng quyền lợi của một con vật, hãy luôn luôn tưởng tượng ra tình hình như thế nào đối với con vật Giữa các hệ thống chăn nuôi khác nhau, quyền lợi của động vật nông nghiệp cũng khác nhau Do có sự khác nhau cề phương thức chăn nuôi, quy mô chăn nuôi Thông thường, quyền lợi. .. sở chăn nuôi trẻ thường rất năng động trong việc tiếp cận thị trường và đầu tư Cũng chính vì thế có sự khác biệt khá lớn về lực lượng lao động và diện tích đất của các cơ sở chăn nuôi giữa các phương thức chăn nuôi nông hộ, trang trại quy mô trung bình và lớn Về lực lượng lao động, các cơ sở chăn nuôi nông hộ chủ yếu là dựa vào lao động trong gia đình, số lao động thuê thêm bên ngoài chỉ là 0,1 lao động/ cơ . độ thỏa mãn quyền lợi động vật của lợn ở các phương thức chăn nuôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi đến chất lượng quyền lợi động vật của lợn . Học viện. niệm về quyền lợi động vật (Animal Welfare) 1.5.1. Các định nghĩa về quyền lợi động vật Quyền lợi động vật (Animal welfare) hay phúc lợi động vật là một khái niệm rộng. Quyền lợi động vật được. TRẦN THỊ THANH VÂN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUYỀN LỢI ĐỘNG VẬT CỦA LỢN CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60.62.01.05 NGƯỜI

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN