So với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp niêm yết luôn có sự giám sát chặt chẽ hơn từ UBCK nhà nước, các báo cáo tài chính phải được công ty kiểm toán có năng lực cao kiểm toán mới có
Trang 1CASE STUDY 5 KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
NHÓM 6
1 Trần Huy Tuấn
2 Nguyễn Xuân Hoàng
3 Nguyễn Thị Quỳnh Hương
4 Nguyễn Thị Hà
5 Võ Thị Ánh Ngọc
6 Đặng Thị Phượng
7 Nguyễn Thu Trang
8 Vũ Thị Ngân Hà
Trang 2MỤC LỤC:
I. Đánh giá rủi ro và gian lận có thể xảy ra với công ty CID
1. Rủi ro và gian lận đối với doanh nghiệp niêm yết nói chung
2. Rủi ro và gian lận đối với công ty CID
II. Đánh giá rủi ro và sai phạm đối với phần hành TSCĐ
1. Rủi ro và gian lận có thể xảy ra trong phần hành TSCĐ
2. Đánh giá rủi ro và sai phạm đối với phần hành TSCĐ của công ty CID
III. Đề nghị điều chỉnh đối với công ty CID
Trang 3I. Đánh giá rủi ro và gian lận có thể xảy ra với công ty CID:
1. Rủi ro và gian lận đối với doanh nghiệp niêm yết nói chung:
Tại sao báo cáo tài chính chính của doanh nghiệp niêm yết được quan tâm nhất ?
So với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp niêm yết luôn có sự giám sát chặt chẽ hơn từ UBCK nhà nước, các báo cáo tài chính phải được công ty kiểm toán có năng lực cao kiểm toán mới có khả năng thuyết phục lớn đối với các nhà đầu tư Nhưng doanh nghiệp niêm yết thì có lợi thế hơn vói những doanh nghiệp chưa niêm yết là khả năng tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, được nhiều nhà đầu tư
để ý hơn Và đó cũng là lý do mà các doanh nghiệp muốn cố ở lại thị trường chứng khoán Đó cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc họ phải che đậy sự thật nếu kinh doanh không như mong muốn, tình hình nợ xấu đi bằng cách gian lận trong báo cáo tài chính để qua mắt công ty kiểm toán cũng như các đối tượng quan tâm
1.1. Che dấu công nợ và chi phí :
Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTCnhằm mục đích khai khống lợi nhuận Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết
Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí:
- Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng;
-Vốn hoá chi phí;
-Không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành;
Ví dụ tại Việt Nam:
Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30% So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3
Trang 4tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng
Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm
2010 Nếu áp dụng đúng như VSA, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ Nếu thực hiện đúng như VSA, công
ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng
1.2 Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu:
Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch
vụ không có thực Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên
độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóa đơn như số lượng, giá bán… hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá – dịch vụ được bán
Ví dụ tại Việt Nam:
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010 Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến loỊ trừ việc ghi nhận
cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa
Trang 5được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số
14 (VAS 14)-Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng
1.3 Định giá sai tài sản :
Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy
đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn Các tài sản thường bị định giá sai như là: các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản
Ví dụ tại Việt Nam:
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) thông báo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010 Điều đáng lưu ý trong Báo cáo kiểm toán đó là nguyên giá tài sản cố định và chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt Trong bảng thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất: Dự án công trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào
sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư Công ty căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng tài sản cố định
1.4 Ghi nhận sai niên độ :
Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại
để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn
Trang 6Ví dụ tại Việt Nam:
Trong mùa kiểm toán năm 2010, Đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của
dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu
Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010
1.5 Không khai báo đầy đủ thông tin :
Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng , các sự kiện phát sinh sau ngày khóa
sổ kế tóan, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán
Ví dụ tại Việt Nam:
Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch
Trang 7tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái” Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng
TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra
2. Rủi ro và gian lận đối với công ty CID:
Công ty CID đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Năm 2011 là năm cực kỳ khó khăn với ngành xây dựng nói chung và CID nói riêng, cổ phiếu của công ty giảm mạnh Trong khi đó, Ban Giám đốc muốn phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn đầu tư Vì vậy, rất có khả năng đơn vị sẽ ghi khống doanh thu hoặc ghi giảm các chi phí, đặc biệt là các chi phí ước tính như : chi phí khấu hao, chi phí trả trước, chi phí lãi vay…
2.1. Trên bảng cân đối kế toán:
-Bên phần nguồn vốn, mục A - nợ phải trả tại điểm I.11 - quỹ khen thưởng phúc lợi,
số dư cuối năm âm rất mạnh so với đầu năm, điều này cho thấy quỹ đã chi ra một số tiền lớn để khen thưởng cho cán bộ công nhân viên, cụ thể số tiền lên đến hơn 103 triệu đồng Trong khi tình hình kinh tế năm 2011 rất yếu kém, quỹ đang
âm tiền, doanh thu giảm mạnh so với năm 2010 vậy tại sao lại khen thưởng nhiều như vậy? Lấy tiền đâu để bù vào số tiền quỹ đã trích? Điểm này làm tăng nguy cơ gian lận tiền từ quỹ
-Mục A - nợ phải trả tại điểm I.3 – người mua trả tiền trước, tại sao số dư tăng đột biến như vậy? Cụ thể số dư cuối năm 2011 tăng 18 tỷ so với số liệu đầu năm (tăng gấp 26 lần) Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khách hàng ít, theo lẽ thường công ty phải có ưu đãi với khách hàng để kích cầu nhưng số dư lại phản
Trang 8ánh ngược lại Tại sao lại có điều này? => Nguy cơ khai khống để bù đắp vào các khoản khác
2.2. Trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
-Doanh thu thuần ở mục 3 số liệu giảm rất mạnh nhưng khi xem đến mục 5 là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì lợi nhuận chỉ giảm một chút, không đáng kể so với số giảm về doanh thu Điều này giải thích thế nào? Công
ty có phương pháp mới nào để giảm giá vốn hàng bán?
-Khi tình hình kinh tế khó khăn, số tiền trong vòng luân chuyển sẽ ít hơn, công ty đáng lẽ phải có nhiều tiền hơn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả, nhưng trong mục 7 chi phí tài chính lại tăng thêm, điều này có thể giải thích rằng công
ty đã tăng thêm số nợ vay ngân hàng Vậy điều này giải thích thế nào? Đồng thời doanh thu hoạt động tài chính lại tăng thêm, rất dễ gây mâu thuẫn với điều trên khi chi phí lãi vay tăng? => liệu có gì uẩn khúc?
-Trong khi kinh tế khó khăn, doanh thu giảm rất mạnh nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng so với cùng kì năm trước Đáng lẽ ban lãnh đạo công ty phải ra quyết định cắt giảm chi phí quản lý nhưng thay vào đó ban lãnh đạo lại giảm chi phí bằng cách kéo dài thời gian khấu hao Điều này dễ dẫn tới rủi ro khi TSCĐ
bị hỏng, hay do tư lợi về khoản chi phí này
-Chuyên ngành sản xuất chính còn khó khăn như vậy thì công ty thu lợi nhuận khác
từ đâu? Lợi nhuận khác tăng từ 0 lên 22.148.197 VND Công ty đã đầu tư vào lĩnh vực nào để thu được khoản lợi nhuận lớn như vậy?
-Công ty tuy là công ty cổ phần nhưng do nhà nước vẫn chiếm giữ 1 lượng cổ phần nhất định và thuộc tổng công ty nhà nước Nếu số lượng cổ phiếu nhà nước chiếm từ 51% cổ phần trở lên thì công ty tự ý thay đổi thời gian khấu hao như vậy là sai luật mà cần phải lập dự thảo, trình bộ tài chính phê duyệt mới được phép thay đổi ( theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày
Trang 920/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) quy định )
-Ngoài ra khi công ty tiến hành sửa chữa 1 số máy móc thiết bị do bị hỏng, kế toán TSCĐ đã hạch toán tăng nguyên giá nhưng trong bảng cân đối kế toán mới và thuyết minh báo cáo tài chính chỉ có phần TSCĐ còn lại sau khi thanh lý nhượng bán mà chưa thấy khoản tăng nguyên giá TSCĐ do nâng cấp, sửa chữa Và số tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì mới chỉ có tổng nguyên giá, chưa thấy bản theo dõi
1. Rủi ro và gian lận có thể xảy ra trong phần hành TSCĐ :
1.1. Gian lận :
-Làm giả tài liệu, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng từ ,bịt đầu mối thông tin nhằm tham ô,biển thủ công quỹ Trong lĩnh vực kiểm toán TSCĐ, gian lận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ so với giá mua thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan đến chi phí thu mua, làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế.
-Cố tình giấu giếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót kết quả các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng cho doanh nghiệp và cho bản thân Chẳng hạn: người ghi chép nghiệp
vụ cố tình bỏ sót nghiệp vụ doanh thu nhằm giảm thuế phải nộp cho nhà nước
và các khoản phải nộp cho cấp trên của doanh nghiệp Trong quan hệ đó, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.
Trang 10-Ghi chép các nghiệp vụ không có thật Đây là trường hợp rất hay xảy ra Ví dụ:
cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến tài sản cố định vô hình một đối tượng rất khó kiểm tra và đánh giá.
-Áp dụng sai chế độ kế toán các văn bản khác của nhà nước Chẳng hạn: một công ty nhận được TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trong tổng công ty Chi phí liên quan đến việc TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh thì lại cố tình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp lại ghi tăng nguyên giá TSCĐ Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm phải quan tâm là điều chỉnh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chỉnh chỉ tiêu lãi và thiếu phải nộp cho ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đã khấu hao hết
1.2. Sai sót :
-Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ ra phải ghi vào sổ Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi TSCĐ như trường hợp mua bằng quỹ khấu hao hoặc nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn Doanh nghiệp mua một thiết bị công nghệ tiên tiến cùng có một phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ Kế toán lẽ
ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ song kế toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
-Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi nợ hoặc ghi có một tài khoản này nhưng lại ghi vào tài khoản khác hoàn toàn không phù hợp với nghiệp vụ