1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự cần thiết của việc nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long

68 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 205,4 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP CẦU 11 THĂNG LONG 1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Cơ chế thị trường tạo ra động lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, nó tạo ra sự năng động trong suy nghĩ, hành động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thuộc tính của kinh tế thị trường như: quy luật canh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị… tác động vào nền kinh tế khiến các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy sự biến động, cạnh tranh thì doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc phát triển theo chiều rộng mà còn tập trung phát triển theo chiều sâu. Công tác tổ chức tiền lương là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm theo chiều sâu, bởi vì xét trên giác độ là người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để tái sản xuất sức lao động và, một phần tích lũy, còn trên giác độ doanh nghiệp thì tiền lương là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó người lao động thì muốn trả lương cao còn doanh nghiệp thì lại muốn trả lương thấp. Việc xây dựng các hình thức trả lương phù hợp thỏa mãn cả hai bên (người lao động và doanh nghiệp) trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm nhất trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy việc tính toán xác định hình thức trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều thiếu sót. Các hệ thống định mức lao động đã lạc hậu không còn phù hợp, việc tính toán xác định đơn giá tiền lương còn thiếu chính xác. Có những khâu đoạn có thể xây dựng định mức để tiến hành trả lương theo sản phẩm nhưng lại tiến hành trả lương theo thời gian. Từ những nguyên nhân trên tạo nên sự bất hợp lý trên công tác trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay, chỗ thì trả cao hơn thực tế chỗ thì trả lương thấp hơn thực tế gây ra tâm lý xáo trộn cho người lao động và không những không tăng được năng suất lao động mà còn đội giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra sự lãng phí không hiệu quả. 1 Rất nhiều minh chứng cho thấy rằng công tác trả lương không hợp lý dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải đối mặt với sự phản đối của người lao động. Năm 2012, công nhân làm việc tại công ty Cannon Việt Nam đặt tại KCN Thăng Long ( H. Đông Anh, Hà Nội) đã đồng loạt đình công đòi tăng lương giảm giờ làm. Ngày 27/12/2014 công nhân HVS đình công đòi tăng lương… Có thể thấy công tác trả lương sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Việc người lao động cảm thấy trả lương không công bằng dẫn đến phản ứng lại doanh nghiệp điều đó làm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ và gây tổn thất nặng nề không những thế uy tín của doanh nghiệp cũng giảm xuống. Đối với công ty CP cầu 11 Thăng Long thì công tác trả lương trước đây chủ yếu dựa trên những hình thức phương pháp, quy chế trả lương của nhà nước ( chủ yếu dựa theo NĐ 25/CP và NĐ 26/CP của TTg quy định tạm thời về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp) mà chưa có sự nghiên cứu áp dụng với thực tế tình hình, đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp nên không phát huy được hết vai trò đòn bẩy của công tác trả lương xảy ra tình trạng lãng phí bất cập: người làm nhiều lương thấp, người làm ít lương cao. Mặt khác, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính đặc thù riêng của ngành: nơi thi công sản xuất phân tán, cách xa so thực hiện công tác quản trị nên rất khó khăn cho việc xây dựng riêng phù hợp cho từng đơn vị công trình, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tiền lương trong Công ty còn thấp, thiếu sự quan tâm nhìn nhận đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác trả lương từ phía Công ty. Đặc biệt là kể từ khi chính sách tiền lương của Nhà nước có sự thay đổi, tiền lương cơ bản được nâng lên dần (từ 01/05/2012 mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 VNĐ, đến 01/07/2013 đã được sửa đổi tăng lên 100.000 VNĐ thành 1.150.000 VNĐ áp dụng đến hiện nay) thì sự yếu kém trong công tác trả lương của Công ty bắt đầu bộc lộ, quỹ lương thực tế hiện nay lên quá cao, các định mức cũng không còn phù hợp… Từ những thực trạng đó đòi hỏi cần có sự đổi mới hoàn thiện công tác trả lương của công ty CP cầu 11 Thăng Long. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề 2 Công tác trả lương là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của người lao động và doanh nghiệp. Tiền lương hợp lý không những tái sản xuất sức lao động của người lao động nó còn tạo nên động lực làm việc cho họ nâng cao năng suất lao động giúp người lao động gắn bó với công ty, giữ chân người giỏi, thu hút nhân tài. Để làm được điều đó công tác trả lương phải đảm bảo tiến hành một cách công bằng, phù hợp. Qua những phân tích sơ bộ về thực trạng tác động của nền kinh tế đến công tác trả lương của các doanh nghiệp và thực tế của công ty CP cầu 11 Thăng Long thì một yêu cầu đặt ra cả về mặt chủ quan và khách quan là phải “Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long”. 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Lý luận về tiền lương đã được các nhà kinh tế nghiên cứu từ rất lâu, bắt đầu là W.Petty. Chính William Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết “quy luật sắt về tiền lương”. Điều này trong Mac & P.Ang-ghen toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật năm 1995, Mac đã viết “Đó là mầm mống của sự bóc lột”. Trong học thuyết kinh tế của Adam-Smith được nhắc đến trong cuốn Ba người khổng lồ trong kinh tế học, Nhà xuất bản trính trị quốc gia tái bản năm 2012, ông cũng đã có lý luận về tiền lương. Ông quan niệm tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả lương cao. Trong lý luận của ông hai yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt, ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa. TS. Nguyễn Thanh Liêm đã viết trong Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Giáo dục 1999.”Sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển hóa bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trương”, như vậy tiền lương là một trong những đầu ra của quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp. 3 Ngoài ra đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này tại các doanh nghiệp khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương của công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam”. Sinh viên Phan Thị Phương Anh- Khoa Quản Trị Nhân Lực, trường Đại học Thương Mại, thực hiện năm 2013. Đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty cổ phần Vnext”. Sinh viên Lê Thị Lan Phương-Khoa Quản Trị Nhân Lực, trường Đại học Thương Mại, thực hiện năm 2013. Đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Ba Đình”. Sinh viên Lại Long Nam-Khoa Quản Trị Nhân Lực, trường Đại học Thương Mại, thực hiện năm 2014. Các đề tài về hoàn thiện công tác trả lương đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót và bất hợp lý tại doanh nghiệp. Ngoài ra các giải pháp còn giúp gắn bó người lao động với doanh nghiệp. Nhưng cũng phải nói rằng, mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng, những khó khăn và hạn chế riêng vì vậy cũng cần có những biện pháp khắc phục và hoàn thiện riêng, cụ thể, phù hợp với từng doanh nghiệp mới phát huy được hiệu quả mong đợi. Hơn nữa công ty CP cầu 11 Thăng Long trong 3 năm trở lại đây chưa có công trình nghiên cứu nào về công tác trả lương. Do vậy vấn đề nghiên cứu của đề tài không có sự trùng lặp với nội dung của đề tài trước đó. 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu Đề tài hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống công tác tiền lương, phân tích thực trạng công tác tiền lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiền lương tại công ty. 1.5. Phạm vi nghiên cứu 4 Do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ khảo sát được tình hình trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiền lương trong toàn công ty. Cụ thể:  Về không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long-Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.  Về thời gian nghiên cứu: Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp tiến hành khảo sát, nghiên cứu thu thập số liệu, dữ liệu từ thực trạng về công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long trong giai đoạn từ 2011-2013 và định hướng của doanh nghiệp đến 2020.  Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác trả lương trong doanh nghiệp gồm: • Chính sách tiền lương tại doanh nghiệp. • Quỹ lương. • Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (i) Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn nhà quản trị công ty CP cầu 11 Thăng Long, sử dụng bộ câu hỏi mở liên quan đến công tác trả lương, dựa trên các dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu tài liệu để lấy ý kiến đánh giá khách quan về tình hình công tác trả lương trong doanh nghiệp cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến công tác trả lương trong doanh nghiệp và quan điểm của nhà quản trị về công tác trả lương tại doanh nghiệp. Cách thức tiến hành: Bước 1: Xây dựng bộ câu hỏi mẫu gồm 10 câu hỏi dành cho nhà quản trị, các câu hỏi có liên quan đến công tác trả lương tại doanh nghiệp. Bước 2: Tới doanh nghiệp để phỏng vấn trực tiếp. Bước 3: Thu nhận lại ý kiến bằng cách viết lại những câu trả lời của họ, sử dụng làm tài liệu để nghiên cứu và phân tích thực trạng trả lương tại doanh nghiệp. (ii) Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp cách thức làm việc tại bộ phận trả lương trong doanh nghiệp và hành vi của CBNV trong doanh nghiệp đối với việc trả lương từ đó có những kiểm chứng xác thực cũng như những nhận xét đánh giá chính xác hơn. Nắm bắt được tình hình thực tế và cảm nhận những vấn đề còn tiềm ẩn. Cách thức tiến hành: 5 Dùng trực quan để quan sát thái độ làm việc, mức độ yêu thích đối với công việc, cách thức hành xử giữa đồng nghiệp, giữa cấp dưới với cấp trên tại công ty CP cầu 11 Thăng Long. (iii) Phương pháp điều tra thông qua phiếu trắc nghiệm: Thiết kế mẫu phiếu điều tra mức độ thỏa mãn của CBNV đối với công tác trả lương và tiền lương được hưởng. Cách thức tiến hành: Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm dành cho cán bộ nhân viên. Phiếu điều tra bao gồm thông tin chung về doanh nghiệp, các chính sách đãi ngộ và thực tế CBNV nhận được các chính sách đó như thế nào, mức độ hài lòng của CBNV về đãi ngộ của doanh nghiệp. Bước 2: Phát phiếu điều tra tới CBNV. Bước 3: Thu phiếu trắc nghiệm đã phát. Bước 4: Xử lý phiếu điều tra.  Phương pháp thu thập giữ liệu thứ cấp Để có dữ liệu thứ cấp phục vụ cho khóa luận, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu chính của công ty, bao gồm: Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013; các bản tin nội bộ, quy định nội bộ, các hoạt động diễn ra trong nội bộ… Nghiên cứu các giáo trình chuyên ngành trong và ngoài trường; các báo, tạp chí, website… nhằm thu thập được nhiều thông tin, dữ liệu chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá về công tác trả lương trong công ty CP cầu 11 Thăng Long. 1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu  Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp dữ liệu.  Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm và đưa ra nhận xét chung, đánh giá về vấn đề đó. Dựa vào tài liệu đã thu thập được, lập bảng số liệu phản ánh các chỉ tiêu qua từng năm, so sánh số liệu về những chỉ tiêu đó giữa các năm với nhau về số tương đối (biểu hiện bằng số lượng chênh lệch giữa các năm) và số tuyệt đối (biểu hiện bằng tỷ lệ giữa phần chênh lệch số liệu chọn làm gốc so sánh).  Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá. Qua việc tổng hợp để có những nhận xét, đánh giá tổng quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu. 1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6 Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, khóa luận bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Chương 2: Tóm lược một số vấn đề nghiên cứu cơ bản về công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Chương 3: Phân tích thực trạng công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long 7 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP CẦU 11 THĂNG LONG 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm tiền lương Tuỳ theo cách tiếp cận, phương thức vận hành nền kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế mà người ta có những quan niệm khác nhau về tiền lương. Theo Mác thì: Tiền lương là giá cả của sức lao động, nó được đo bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động. Trong nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây, người ta quan niệm rằng: Tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên cơ sở phân phối theo lao động. Trong nền kinh tế thị trường do sức lao động được nhìn nhận như một thứ hàng hoá đặc biệt nên: Tiền lương chính là giá cả của sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tuân theo các cơ chế của thị trường lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Tiền lương (salary) là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. Theo khía cạnh pháp lý (điều 55 Bộ luật Lao động): Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Ngày nay, người ta đã đi đến thống nhất về khái niệm tiền lương, dù cách diễn đạt về khái niệm này có thể có những điểm khác nhau: “Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động hiện hành”. (trích giáo trình tiền lương tiền công -Trường ĐH Lao động - Xã hội năm 2006) 8 2.1.2. Khái niệm công tác tiền lương Công tác tiền lương là qoàn bộ các hoạt động liên quan đến việc hình thành quỹ, phân phối quỹ lương, thưởng và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. (trích giáo trình tiền lương tiền công -Trường ĐH Lao động - Xã hội năm 2006) 2.1.3. Chức năng của tiền lương đối với người lao động  Chức năng tái sản xuất sức lao động. Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vât chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị. Song nhìn chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ này gắn liền với sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của những thành tựu khoa học- kỹ thuật mà nhân loại sáng tạo ra. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số lượng và cả về chất lượng. Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục. Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể: - Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình. - Sản xuất ra sức lao động mới. - Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, tăng cường chất lượng lao động.  Chức năng là đòn bẩy kinh tế. Các Mác đã viết: "Một tư tưởng tách rời lợi ích kinh tế thì nhất định sẽ làm nhục nó". Thực tế cho thấy rằng khi được trả công xứng đáng thì người lao động sẽ làm việc tích cực, sẽ không ngừng hoàn thiện mình hơn nữa và ngược lại, nếu người lao động không được trả lương xứng đáng với công sức của họ bỏ ra thì sẽ có những biểu hiện tiêu 9 cực không thuận lợi cho lợi ích của doanh nghiệp. Thậm chí nó sẽ có những cuộc đình công xảy ra, bạo loạn gây nên xáo trộn về chính trị, mất ổn định xã hội. Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao động của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để tính tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyến khích vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.  Chức năng điều tiết lao động. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệt thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội.  Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội. Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động. Điều này có nghĩa trong công tác thống kê, giúp nhà nước hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý thực tế luôn phù hợp với chính sách của nhà nước.  Chức năng công cụ quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động đứng trước hai sức ép là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Họ thường tìm mọi cách có thể để làm giảm thiểu chi phí trong đó có tiền lương trả cho người lao động. Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. 10 [...]... 1984: Công ty cầu 11 Năm 1985 – 1992: Xí nghiệp xây dựng cầu 11 Năm 1992 – 2006: Công ty cầu 11 Thăng Long Năm 2006 – nay: Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long Quá trình đổi mới cơ chế thị trường trong giai đoạn (1986 - 1994) Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long đã gặt hái được không ít những thành công nhờ sự giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xây dựng Thăng Long và sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự. .. triển Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long Bộ Giao Thông Vận Tải, được thành lập ngày 19/7/1974 theo quyết định số 1763/TCCB của Bộ Giao Thông Vận Tải Công ty có tên giao dịch đối ngoại là: THANG LONG BIRDGE CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 11 Trụ sở của Công ty hiện nay đặt tại: Xã Xuân Đỉnh - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long. .. nhà nước, tháng 01 năm 2006 Công ty đã bắt đầu được cổ phần hoá, nhà nước giữ 51%, cổ phần còn lại Công ty tự quản lý Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long hình thành và phát triển trên mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ cái nôi của cây cầu thế kỷ Thăng Long đến nay Công ty đã tròn 34 năm xây dựng và phát triển Gắn với nhiệm vụ và cơ chế đổi mới của đất nước, Công ty CP cầu 11 Thăng Long đã 4 lần thay đổi phiên... nhân, đặc điểm của từng cá nhân cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa tiền lương để từ đó tạo ra động lực cho các cá nhân phấn đấu Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần căn cứ vào các yếu tố khác nữa để phát huy thành tích 33 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP CẦU 11 THĂNG LONG 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP cầu 11 Thăng Long 3.1.1 Quá... tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ công nhân thứ i LCBCNp: Lương cấp bậc công nhân của công nhân phụ PCp: Phụ cấp của công nhân phụ 27 Mtgi: Mức thời gian của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ MSLi: Mức sản lượng của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ HPVi: Hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân chính thứ i TLSPCNP: Tiền lương sản phẩm của công. .. chất của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể Công ty đã thực hiện được nghị quyết lần thứ VII của Đảng với công cuộc đổi mới, mở ra cho đất nước ta một hướng đi mới, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long Chức năng Công ty CP cầu 11 Thăng Long. .. Phòng Vật Tư Phòn g Máy Thiết Bị Phòng TC Kế Toán (Nguồn: Phòng HCNS công ty CP cầu 11 Thăng Long) Hiện nay, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long là Công ty cổ phần trong đó Nhà nước chiếm số phiếu quá bán nhưng vẫn trực thuộc Bộ giao thông vận tải, Công ty thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập Về cơ cấu tổ chức, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long bao gồm các chức năng quản lý sau: Ban giám đốc:  Hội đồng... đến việc bảo quản máy móc, thiết bị Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể ( tổ, đội, nhóm) Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm (công việc) do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm (công việc) trả cho tập thể Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước: Bước 1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương. .. các hình thức trả lương của công ty, bao gồm: • • • • Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước Tiền lương trả theo sản phẩm Tiền lương công nhật trả cho những người làm việc theo hợp đồng Tiền lương trả cho những cán bộ, công nhân viên chức nghỉ phép định kỳ hoặc nghỉ phép • • • •  về việc riêng trong phạm vi chính sách của nhà nước Các loại tiền lương có tính... công ty CP cầu 11 Thăng Long 2.2.1 Các yếu tố làm căn cứ để thực hiện công tác trả lương 2.2.1.1 Nguyên tắc trả lương  Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, đòi hỏi khi trả lương không được phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc mà phải dựa vào số lượng và chất lượng lao động Nguyên tắc thể hiện ở chỗ ai tham gia công việc . TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP CẦU 11 THĂNG LONG 1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Cơ. 1: Tổng quan nghiên cứu công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Chương 2: Tóm lược một số vấn đề nghiên cứu cơ bản về công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Chương. trạng công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long 7 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngày đăng: 29/06/2015, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w