Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng...15 3.1.1.. Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMC
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……….iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ……… iv
MỤC LỤC i
PHẦN 2 6
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 6
2.1 Tình hình nhân lực, chức năng, nhiệm vụ của khối Quản trị nguồn nhân lực – VPBank 6
2.1.1 Tình hình nhân lực của Ngân hàng 6
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực 7
2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 8
2.2.1 Nhân tố bên ngoài 9
2.2.2 Môi trường bên trong Ngân hàng 10
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của VPBank 10
2.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động 10
2.3.2 Thực trạng về tổ chức và định mức lao động 11
2.3.3 Thực trạng về hoạch định nhân lực 12
2.3.4 Thực trạng về phân tích công việc 12
2.3.5 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực 12
2.3.6 Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực 13
2.3.7 Thực trạng về đánh giá nhân lực 14
2.3.8 Thực trạng về trả công lao động 14
PHẦN 3 15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 15
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 15
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 15
Trang 23.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực tại VPBank 16
3.1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 18
3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian tới 18
3.2.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh: 18
3.2.2 Phương hướng Quản trị Nhân lực 18
3.3 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….
PHỤ LỤC………
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐÔ,
MỤC LỤC i
PHẦN 2 6
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 6
2.1 Tình hình nhân lực, chức năng, nhiệm vụ của khối Quản trị nguồn nhân lực – VPBank 6
2.1.1 Tình hình nhân lực của Ngân hàng 6
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực 7
2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 8
2.2.1 Nhân tố bên ngoài 9
2.2.2 Môi trường bên trong Ngân hàng 10
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của VPBank 10
2.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động 10
2.3.2 Thực trạng về tổ chức và định mức lao động 11
2.3.3 Thực trạng về hoạch định nhân lực 12
2.3.4 Thực trạng về phân tích công việc 12
2.3.5 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực 12
2.3.6 Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực 13
2.3.7 Thực trạng về đánh giá nhân lực 14
2.3.8 Thực trạng về trả công lao động 14
PHẦN 3 15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 15
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 15
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 15
3.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực tại VPBank 16
3.1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 18
Trang 53.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng trong thời gian tới 18
3.2.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh: 18
3.2.2 Phương hướng Quản trị Nhân lực 18
3.3 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 19
Trang 6PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Tên giao dịch: VietNam Commercial Joint Stock Bank for Private Enterprises - Tên viết tắt: VPBank; Tiền
thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 và giấy phép số 1535/QĐ-
UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993 Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993 với thời gian hoạt động 99 năm
Địa chỉ Hội sở chính: Tầng 1-7, tòa nhà Thủ Đô, số 72, phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04.39288869 Fax: 04.39288867
Website: www.vbp.com.vn Email: customercare@vpb.com.vn
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của VPBank
1.2.1 Chức năng
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất
và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép
1.2.2 Nhiệm vụ của VPBank
Cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam Thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy Ngân hàng
Theo giáo trình Quản trị học - Trường Đại học Thương mại về các loại hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp thì sơ đồ cơ cấu bộ máy VPBank được xây dựng theo cấu trúc khối chức năng (xem sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Đại hội
Trang 7đồng cổ đông
Ban kiểm
soátKhối kiểm toán nội bộHội đồng
quản trịCác
phòng
Tổng giám đốc
Khối quản trị rủi ro
Khối tín dụng
Khối nguồ
n vốn-đầu tư
Khố
i Vận hành
Khối Quản trị nguồn nhân lực
Khối Côn
g nghệ thôn
g tin
Hội
sở Phía Nam
Phòng Phát triển mạng lưới
TT Truyền thông &
Quản lý thương hiệu
Trung tâm chiến lược và quản lý dự án
Trung tâm Pháp chế &
Trang 8Xử lý nợ
1.3 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng
Lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng; VPBank hoạt động theo ngành nghề quy định
của NHNN Việt Nam như: Huy động vốn; Dịch vụ tín dụng; Giao dịch…
1.4 Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của VPBank
1.4.1 Các hoạt động kinh tế của VPBank
Năm 2012, VPBank đã đẩy mạnh hoạt động tăng trưởng nguồn huy động vốn và tăng trưởng tín dụng đạt kết quả cao
Cũng trong năm 2012, VPBank đã đạt được một số giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng Thương hiệu Mạnh nhất Việt Nam; Giải Ngân hàng có chất lượng dich vụ được hài lòng nhất; Giải tăng trưởng outbound – giải tăng trưởng số lượng điểm giao dịch cao nhất; Giải thưởng điểm kích hoạt giao dịch cao nhất của dịch vụ Wesstern Union; Giải về tỷ lệ điện chuẩn thanh toán quốc tế do Wells Fargo trao tặng
VPBank đã tiến hành triển khai các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, khách hàng về nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh
1.4.2 Các nguồn lực
1.4.2.1 Nhân lực: Ngày 10/9/1993, VPBank có 18 người Tính đến hết 12/2012
VPBank có: 4000 CBNV (tỷ lệ nam chiếm 40%; CBNV nữ chiếm 60%) trong đó có
3400 nhân viên và 600 cán bộ quản lý; hơn 90% CBNV độ tuổi dưới 40, khoảng 82% CBNV có trình độ đại học và trên đại học
Bảng 1.1: Cơ cấu CBNV VPBank năm 2010, 2011, 2012
Trang 9Nữ 1623 1825 2400 202 11,3 575 13,2
CĐ, TC, PT
1.4.2.2 Vốn điều lệ: Năm 1993, vốn điều lệ của VPBank là 20 tỷ đồng Đến tháng 12
năm 2012, vốn điều lệ của VPBank tăng lên: 5.770 tỷ đồng
1.4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ: Tính đến hết 12/2012, VPBank đã có trên
200 điểm giao dịch tại 33 tỉnh, thành trên toàn quốc VPBank đã đầu tư hơn 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm hệ thống Core Banking 24 của Temenos (Thụy Sỹ), hệ thống Way 4 của OpenWay, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, hệ thống máy ATM hiện đại đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng
1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải hứng chịu những ảnh hưởng xấu
từ cuộc khủng hoàng những năm gần đây, nhưng với việc chủ động nắm bắt và kiểm soát tình hình và bằng sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo, VPBank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
Bảng 1.2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2010-2012
So sánh 2011/2010 2012/2011
CL Tỷ lệ
Tỷ lệ (%)
1 Tổng tài sản 59.80
7
82.818
101.038
23.01
1 138,5
18.220
122,0
2 Nguồn vốn huy
động
48.719
71.059
133.591
22.34
0 145,9
62.532
188,0
3 Dư nợ cho vay 25.32 29.18 48.364 3860 115,2 1918 165,
Trang 106 Lợi nhuận sau thuế 503,2
7 Vốn điều lệ 4.000 5.050 5.770 1.050 126,3 720 114,
3
8 Vốn chủ sở hữu 5.204 5.996 6.505 792 115,2 509 108,
59
-%
_
0,23
-%
_
2,95
-%
_
(Nguồn: VPBank)
Trang 11PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.1 Tình hình nhân lực, chức năng, nhiệm vụ của khối Quản trị nguồn nhân lực – VPBank
2.1.1 Tình hình nhân lực của Ngân hàng
Số lượng và trình độ học vấn của CBNV trong Khối Quản trị NNL:
Bảng 2.1 Cơ cấu CBNV trong khối Quản trị NNL Hội sở (Đơn vị: Người)
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính Khối Quản trị NNL – VPBank Hội sở
kỳ Theo bảng 2.2, tỷ lệ lao động nam trong khối có 10 người chiếm 23,26%; nữ có 33
Trang 12người chiếm 76,74% Do là tính chất công việc trong khối Quản trị Nguồn nhân lực nên số lao động nữ nhiều hơn lao động nam cũng là điều hợp lý
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực.
Quyết định số 664/2010/QĐ-HĐQT về việc Thành lập Khối Quản trị Nguồn Nhân lực - VPBank, khối có chức năng và nhiệm vụ sau:
Chức năng: Hoạch định chiến lược hoạt động quản trị nguồn nhân lực; Thực hiện
quản lý chung về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, chế độ đối với nhân viên trên toàn hệ thống VPBank; Tổ chức, đào tạo và phát triển NNL; Xây dựng hệ thống chính sách, quy trình, quy chế về các chế độ liên quan đến hoạt động nhân sự; Quản trị hệ thống thông tin nhân sự nhằm đảm bảo thực hiện theo chiến lược chung của VPBank; Thực hiện các chức năng có liên quan khác theo yêu cầu của HĐQT và TGĐ
Nhiệm vụ: Tổ chức, quản lý, điều hành nguồn nhân lực đáp ứng hoạt động kinh
doanh và sự phát triển theo định hướng chiến lược của VPBank; Tư vấn cho HĐQT và TGĐ về các chiến lược dài hạn ngắn hạn và các hoạt động thuộc lĩnh vực QTNNL; Đảm bảo các định hướng chiến lược của VPBank được thể hiện rõ trong định hướng chiến lược của khối; Xây dựng và triển khai chương trình hoạt động, dự án, đảm bảo thực hiện thành công chiến lược phát triển NNL của VPBank; Là nhân tố chính trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc và cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối đa hiệu quả hoạt động NNL của VPBank; Xây dựng, cải tiến các quy chế, quy trình và chính sách quản trị NNL nhằm thu hút, duy trì và phát triển NNL cho ngân hàng; Đảm bảo và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo của HĐQT và TGĐ
2.1.3 Tổ chức Khối quản trị Nguồn nhân lực – VPBank:
Theo Quyết định số 664/2010/QĐ-HĐQT ra ngày 2 tháng 11 năm 2010 về việc Thành lập Khối Quản trị Nguồn Nhân lực trực thuộc Hội sở chính VPBank trên cơ sở
tổ chức lại Phòng Nhân sự và Đào tạo, khối Quản trị Nguồn Nhân lực được thành lập gồm 4 phòng và 1 trung tâm (Sơ đồ 2.1)
Cơ cấu tổ chức của Khối có thể được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu công việc trong từng thời kỳ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Khối Quản trị Nguồn nhân lực – VPBank
Trang 13(Nguồn: VPBank) Phòng Tuyển dụng: Có chức năng quản lý, điều phối hoạt động tuyển dụng nhằm
đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực và thu hút đội ngũ ứng viên tiềm năng cho VPBank Phòng Tuyển dụng được chia là 2 bộ phận: Bộ phận Hoạch định và khai thác nguồn lực và Bộ phận tuyển dụng
Phòng Tiền lương và phúc lợi: Có chức năng xây dựng và triển khai thực hiện
chiến sách tiền lương và phúc lợi, nhằm thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ nhân lực Phòng gồm 2 bộ phận: bộ phận phát triển chính sách và bộ phận Triển khai thực hiện
Phòng Quan hệ lao động và dữ liệu nguồn nhân lực: có chức năng quản lý hệ
thống thông tin nhân sự, tư vấn, giải quyết chế định chính sách liên quan tới nhân sự cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống VPBank Phòng gồm 2 bộ phận: Bộ phận thông tin và QHLĐ; Bộ phận dữ liệu NNL và hệ thống báo cáo quản trị MIS
Phòng Đào tạo và phát triển NNL: có chức năng hoạch định và triển khai thực
hiện chiến lược đào tạo và phát triển NNL, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc Phòng bao gồm 2 bộ phận: bộ phận hoạch định và phát triển NNL; bộ phận đào tạo
Trung tâm Nguồn nhân lực miền Nam: Chỉ thực hiện chức năng về nhiệm vụ tại
miền Nam (từ NhaTrang trở vào phía Nam) và tuân thủ các định hướng, chính sách, quy trình của các phòng chức năng trong khối Quản trị Nguồn nhân lực
2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Theo giáo trình Quản trị nhân lực – Đại học Kinh tế quốc dân, các nhân tố môi trường quản trị nhân lực ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực bao gồm các nhân
Trang 14tố bên ngoài như yếu tố kinh tế, chính trị pháp luật, lực lượng lao động, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng…và các nhân tố bên trong như mục tiêu chiến lược, bầu không khí tâm lý, nhà quản trị và người lao động…Các nhân tố môi trường
đó ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực của VPBank thể hiện:
2.2.1 Nhân tố bên ngoài
Yếu tố kinh tế: Năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là ngành
ngân hàng, ngành cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế; thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu tăng cao… lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm mạnh Lợi nhuận của VPBank cũng giảm so với kế hoạch, ngân sách dành cho các hoạt động về quản trị nhân lực ít được quan tâm, bị cắt giảm nhiều Lương chậm, thưởng ngày lễ giảm đi nhiều so với năm trước, gây ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của nhân viên VPBank cần đảm bảo chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo hợp lý, động viên CBNV làm việc
Lực lượng lao động trong ngành: Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực
ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành TC-NH
ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức TC-NH tuyển dụng Như vậy sẽ có khoảng 12.000 sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành Còn trong vòng 4 năm tới, số sinh viên TC-NH không được tuyển sẽ khoảng 13.000 người Xu hướng theo học ngành này đã giảm đi rất nhiều, VPBank cần đưa ra chính sách nhân
sự hợp lý để thu hút đội ngũ nhân lực trẻ, chất lượng, có kế hoạch đào tạo chuyên sâu
về nghiệp vụ để tăng lợi thế cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính ngân hàng
Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ nhiều ngân hàng hiện
ngay như Vietinbank, Sacombank…cùng nhiều ngân hàng nước ngoài là mối đe dọa đối với VPBank về chất lượng nguồn lực, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc Đòi hỏi VPBank phải có chiến lược tìm kiếm, thu hút, tạo nguồn nhân lực cạnh tranh với đối thủ Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, lộ trình thăng tiến cho CBNV cần được quan tâm đặc biệt để giữ chân nhân viên giỏi
Chính trị, pháp luật: VPBank phải cập nhật thông tin, quyết định mới nhất của
Quốc hội để nắm bắt kịp thời những thay đổi, sửa đổi, thay mới trên văn bản, quyết định, các chính sách, bộ luật lao động, các quy định của nhà nước về quản lý lao động
để giải quyết các vấn đề tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng phù hợp với pháp luật