1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình MD05 thu hoạch và bảo quản hoa nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

67 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Sau thu hoạch hoa trải qua các biến đổi sinh lý dẫn tới sự già hóa sớm, nên các biện pháp bảo quản thích hợp cần được áp dụng trong suốt quá trình thu hái, tiêu thụ để hoa đạt được chất

Trang 1

GIÁO TRÌNH THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA

MÃ SỐ: 05 NGHỀ TRỒNG HOA HUỆ, LAY ƠN, ĐỒNG TIỀN

HỒNG MÔNTrình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, năm 2014

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương Nghề trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác nếu nắm bắt đúng nhu cầu thị trường và yêu cầu kỹ thuật canh tác từng loài hoa Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy cũng như đặc điểm của nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn; nhóm biên sọan chúng tôi

đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, thực tiễn sản xuất của từng loại hoa, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn bộ giáo trình này

Bộ giáo trình dạy nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn” gồm 5 quyển: Quyển 1- Giáo trình mô đun Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn, Quyển 2- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn, Quyển 3- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, Quyển 4- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa hồng môn, Quyển 5- Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản hoa

Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản hoa giúp các học viên có được

những kiến thức, kỹ năng cơ bản để xác định đúng thời điểm thu hoạch hoa, thực hiện được công việc thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

Mô đun này gồm 3 bài:

Bài 1: Thu hoạch hoa

Bài 2: Bảo quản hoa

Bài 3: Tiêu thụ hoa

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa đã nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được giáo trình này

Mặc dù đã cố gắng song trong quá trình biên soạn giáo trình sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội dung cũng như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng hoa nói chung

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm biên soạn

1 Nguyễn Hữu Lễ: Chủ biên

2 Trần Thu Hiền

Trang 4

3 Lê Phương Hà

MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2

LỜI GIỚI THIỆU 3

MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA 9

Bài 1: Thu hoạch hoa 10

A Nội dung của bài 10

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của hoa 10

1.1 Các yếu tố chính 10

a Nhiệt độ 10

1.2 Các yếu tố tiền thu hoạch 13

1.3 Các yếu tố trong quá trình thu hoạch 14

2 Chuẩn bị thu hoạch 17

2.1 Xác định năng suất trước thu hoạch 17

2.2 Chuẩn bị nguồn lao động 18

2.3 Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 18

3 Xác định thời điểm thu hoạch 20

3.1 Thời điểm thu hoạch hoa huệ 20

20

Hình 5.1.4 Vườn hoa huệ đến thời gian thu hoạch 20

3.2 Thời điểm thu hoạch hoa lay ơn 22

3.3 Thời điểm thu hoạch hoa đồng tiền 22

3.4 Thời điểm thu hoạch hoa hồng môn 23

23

Hình 5.1.10 Vườn hồng môn tới thời kì thu hoạch 23

Tùy theo nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên Hồng Môn là cây lâu năm nên có thể thu hoạch hoa khi cây được 1-2 năm tuổi 24

Từ khi trồng sau 12 tháng có 50% bông, 18 tháng có 100% bông Hoa có quanh năm thu hoạch rộ 10 ngày cắt bông 1 lần .24

4 Thu hoạch 24

4.1 Thu hoạch hoa huệ 24

4.2 Thu hoạch hoa lay ơn 25

Trang 5

4.3 Thu hoạch hoa đồng tiền 25

4.4 Thu hoạch hoa hồng môn 26

B Câu hỏi và bài tập thực hành 27

1 Các câu hỏi 27

Chọn câu trả lời đúng nhất 27

Câu 4: Công việc chuẩn bị trước thu hoạch bao gồm: 27

Câu 5: Trong quá trình vận chuyển hoa từ ruộng về nơi sơ chế cần chú ý đến điều gì? 27

2 Các bài tập thực hành 27

2.1 Bài thực hành số 5.1.1 Thực hành thu hoạch hoa 27

Bài 2: Bảo quản hoa 28

A Nội dung của bài 28

1 Xử lý sơ bộ 28

2 Xác định thời gian bảo quản 28

3 Phân loại 29

4 Các phương pháp bảo quản 29

4.1 Bảo quản bằng hóa chất 29

4.2 Bảo quản bằng đóng gói 30

- Chuẩn bị dụng cụ bao gói sản phẩm: 30

4.3 Bảo quản hoa bằng kho lạnh 33

B Câu hỏi và bài tập thực hành 35

1 Các câu hỏi 35

2 Các bài tập thực hành 35

2.1 Bài thực hành số 5.2.1 Sơ chế, bao gói và bảo quản 35

C Ghi nhớ 35

Bài 3: Tiêu thụ hoa 36

A Nội dung của bài 36

1 Tìm hiểu thị trường trước khi thu hoạch 36

1.1 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 37

1.2 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm .38

2 Quảng bá giới thiệu sản phẩm 38

2.1 Công bố sản phẩm hoa 38

Trang 6

2.1.1 Tham khảo tài liệu, công cụ công bố sản phẩm hoa 38

2.1.2 Tổ chức sản xuất chương trình, tài liệu công cụ, thiết kế tờ rơi, pano, áp phích 39

2.2 Giới thiệu các phương phương pháp Marketing sản phẩm 40

2.2.1 Khái niệm 40

2.2.2 Chức năng của marketing trong kinh doanh hoa 40

2.3 Lựa chọn thị trường tiêu thụ 41

2.4 Chiến lược sản phẩm 41

2.4.1 Xác định vị trí và xác định lại vị trí của sản phẩm 41

2.4.2 Đối với sản phẩm 41

2.4.3 Phát triển sản phẩm mới 42

2.5 Một số chiến lược về giá của các loại hoa 42

2.5.1 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá của sản phẩm hoa 42

a Yếu tố nội bộ 42

2.5.2 Các căn cứ để định giá 43

2.6 Thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm 43

2.7 Giám sát và đánh giá kết quả quảng bá 44

3 Chuẩn bị địa điểm bán hàng 44

3.1 Thiết lập hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hoa 44

3.2 Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng 45

3.3 Quy trình thực hiện bán hàng 46

3.4 Các phương thức thanh toán 47

3.5 Tổ chức, trưng bày các sản phẩm hoa tại quầy hàng 48

4 Tổ chức bán hàng 48

4.1 Giới thiệu sản phẩm hoa cho các nhà bán buôn 48

4.2 Xúc tiến bán hàng 48

4.2.1 Xác định khách hàng triển vọng 48

4.2.2 Tiếp cận khách hàng 49

4.2.3 Thăm dò, tìm hiểu khách hàng khi tiếp xúc 49

4.2.4 Đưa ra giải pháp hỗ trợ 49

4.2.5 Gút giao dịch 49

4.2.6 Giải quyết tình huống 49

Trang 7

4.3 Kỹ năng bán hàng 50

4.4 Chăm sóc khách hàng sau bán hàng 52

4.5 Tính toán hiệu quả kinh tế 53

4.5.1 Nhận dạng doanh thu và chi phí 53

a Chi phí 53

4.5.2 Lợi nhuận 54

4.5.3 Tính doanh thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất 54

B Các câu hỏi và bài tập thực hành 57

1 Các câu hỏi 57

Câu 1: Hãy nêu các phương thức tiêu thụ sản phẩm? 57

Câu 2: Hãy nêu các phương pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm hoa? 57

Câu 3: Các bước tổ chức quảng bá sản phẩm hoa? 57

Câu 4: Quy trình thực hiện bán hàng? 58

Câu 5: Các nguyên tắc khi trưng bày sản phẩm hoa? 58

2 Các bài thực hành 58

2.1 Bài thực hành số 5.3.1 Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất hoa trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh 58

2.3 Bài thực hành số 5.3.2 Trưng bày sản phẩm hoa 58

C Ghi nhớ 58

I Vị trí, tính chất của mô đun/môn học 59

II Mục tiêu 59

III Nội dung chính của mô đun 59

IV Các bài thực hành 60

4.1 Bài thực hành số 5.1.1 Thực hành thu hoạch hoa 60

4.2.Bài thực hành số 5.2.1 Sơ chế, bao gói và bảo quản 62

4.3 Bài thực hành số 5.3.1 Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất hoa trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh 63

4.4 Bài thực hành số 5.3.2 Trưng bày sản phẩm hoa 64

V Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 64

5.1 Bài thực hành số 5.1.1 Thực hành thu hoạch hoa 64

5.2 Đánh giá bài thực hành 5.2.2 Sơ chế, bao gói và bảo quản hoa 64

5.3 Bài thực hành số 5.3.3 Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất hoa trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh 65

Trang 8

5.4 Bài thực hành số 5.3.4 Trưng bày và bán sản phẩm hoa 65

V Tài liệu cần tham khảo 65

Trang 9

MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA

Mã mô đun: MĐ 05

Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản hoa” có thời gian học tập là 42 giờ, trong

đó có 12 giờ lý thuyết, 24 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra

Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch, kỹ thuật thu hoạch, phân loại, bảo quản và tiêu thụ hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn đạt hiệu quả.Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và kiểm tra

kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên

Trang 10

Bài 1: Thu hoạch hoa

Mã bài: MĐ 05-01

Mục tiêu

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hoa;

- Thực hiện được công việc thu hoạch hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn;

- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái

A Nội dung của bài

Với hầu hết các loại hoa đặc biệt là hoa cắt cành, chất lượng hoa không phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất tiên tiến mà phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ xử lý sau thu hoạch Sau thu hoạch hoa trải qua các biến đổi sinh lý dẫn tới sự già hóa sớm, nên các biện pháp bảo quản thích hợp cần được áp dụng trong suốt quá trình thu hái, tiêu thụ để hoa đạt được chất lượng tốt nhất Trước đây chất lượng của hoa chủ yếu được đánh giá dựa trên các thông số kỹ thuật như: màu sắc, kích thước, chiều dài cành, chất lượng lá hay hình thái tổng thể Hiện nay hoa không chỉ phụ vụ nhu cầu trực tiếp cho người dân vùng sản xuất mà còn được tiêu thụ ở nhiều địa phương và phụ vụ xuất khẩu Chính vì vậy độ bền của hoa sau thu hoạch là nhân tố quan trọng đánh giá chất lượng hoa

Để bảo đảm hoa đạt chất lượng cao phải tiến hành qua nhiều bước và phải tuân theo nguyên tắc, hoa cắt đưa vào bảo quản phải khỏe, có độ thu hái phù hợp, trong quá trình bảo quản phải điều khiển cho hoa sao cho hoa có cường độ

hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn căn sự sản sinh Ethylen, sự phát triển của nấm bệnh Để có biện pháp bảo quản tốt cần nắm vững về biến đổi sinh lý của hoa cắt sau thu hoạch., do hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp Hô hấp là quá trình phân giải các chất dự trữ (chủ yếu là đường) và giải phóng ra năng lượng, năng lượng này để duy trì sự sống cho tế bào và nụ Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng già hóa Cường độ hô hấp

bị chi phối nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì hô hấp càng cao Làm mát nhanh ngay sau khi thu hoạch hoa và chế độ lạnh trong suốt quá trình bảo quản (thực chất là kiềm hãm quá trình hô hấp) là biện pháp chủ yếu để kéo dài tuổi thọ hoa cắt Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền hoa cắt cành:

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của hoa

Trang 11

Dựa vào yêu cầu của hoa nhiệt độ lưu giữ có thể chia hoa thành 2 loại chính là mẫn cảm với nhiệt độ thấp và không mẫn cảm với nhiệt độ thấp các loại hoa mẫn cảm với nhiệt độ thấp bị hư hại trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 00C bao gồm các loài hoa có nguồn gốc nhiệt đới và cân nhiệt đới như hồng môn, đồng tiền, một số loài lan… các triệu chứng do tổn thương lạnh gây

ra bao gồm sự xuất hiện của các tế bào trương nước, sự già hóa và héo úa nhanh của hoa Thông thường hoa được bảo quản tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 5 – 120C trong khi đó các loại hoa không mẫn cảm với nhiệt độ thấp có thể bảo quản ở nhiệt độ thấp (00C) mà không bị hư hỏng bao gồm các loại hoa nhập nội như hồng, cẩm chướng, lily… Trong số này nhiều loại được thu hoạch ở giai đoạn nụ và tiếp tục nở trong quá trình bảo quản cho tới khi đến tay người tiêu dùng Tuy nhiên độ nở của hoa sau thu hoạch phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, nên điều khiển nhiệt độ thích hợp là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoa cắt cành Hoa được bảo quản lạnh tốc độ hô hấp, tốc độ thoát hơi nước giảm, ít mẫn cảm với ethylene và sẽ giảm bớt năng lượng tiêu thụ hoa

b Độ ẩm và quá trình thoát hơi nước

Nước là thành phần chủ yếu trong hoa, chiếm hơn 80% khối lượng hoa Vì vậy khi mất nước sẽ làm mất độ tươi và gây héo hoa Hoa cắt dễ dàng mất nước

do có bề mặt thoát nước lớn, nên sau khi thu hoạch cần đảm bảo cân bằng nước cho cành hoa và bảo quản ở độ ẩm cao

Hơi nước thoát ra từ hoa khi tồn trữ là sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí Bởi vậy môi trường có độ ẩm cao, sự thoát ẩm chậm lại phần nào hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí, làm cho hoa có thể tồn trữ lâu hơn Độ ẩm không khí càng cao thì hoa càng ít bốc hơi và lâu khô héo Tuy nhiên độ ẩm tương đối của không khí càng cao lại là điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc dễ dàng phát triển

Do vậy, trong các kho tồn trữ, độ ẩm tương đối của không khí thường được khống chế ở 80 – 90%

Hoa cắt cành dễ bị mất nước do có tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích lớn

và chúng cũng không có 1 lớp bảo vệ bất kỳ nào (ví dụ như lớp sáp) để chống lại

sự mất nước như vẫn thường thấy ở một số loại rau, hoa, quả Sau khi thu hoạch, hoa sống vào lượng nước dự trữ sẵn trong thân cho tới khi được cắm vào trong nước Thậm chí ngay cả khi được cắm trong nước thì khả năng hút nước để duy trì độ cứng cho hoa và lá cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Quan trọng nhất trong các yếu tố này chính là độ héo của hoa được quy định bởi độ dài của khoảng thời gian từ khi thu hoạch cho tới khi hoa được cắm

vô nước Các loại hoa như hồng hay cúc rất khó để khôi phục lại độ cứng thậm chí ngay cả khi chúng vừa mới héo Lượng khí ở trong thân cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoa khó duy trì được độ ẩm cần thiết khi không được cắm trực tiếp trong nước

Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới tốc độ hút nước của hoa do đó cũng ảnh hưởng tới quá trình hô hấp Tốc độ hô hấp của hoa nở 18 – 240C cao hơn ở mức nhiệt độ thấp dưới 100C Ngoài ra tốc độ hô hấp của hoa còn bị ảnh

Trang 12

hưởng bởi chuyển động khí trong phòng bảo quản Hoa, đặc biệt là các dạng lá cần được bảo quản trong điều kiện môi trường mát mẻ và thông thoáng Ngoài

ra một số loại tạp chất trong nước cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu nước và độ bền của hoa Hầu hết các nhà buôn bán lẽ đều sử dụng nước khử ion

để bảo quản hoa Các tích tụ của các tạp chất hay vi khuẩn dẫn tới sự tắc nghẽn của các mạch dẫn trong cây làm giảm khả năng hút nước của hoa Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng một số loại thuốc phổ biến trên thị trường Ngoài

ra mức độ axit của nước cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ nước, thường pH thấp khoảng 3,5; tốc độ hấp thụ nước của hoa được tăng lên đáng kể và các muối thường được sử dụng như axit critric, nhôm sunphat

c Sự cung cấp Carbohydrat

Carbohydrat (đường, tinh bột) cung cấp năng lượng cho các mô tế bào cũng như việc hình thành tế bào mới trong quá trình phát triển Rất nhiều loại hoa cắt cành được cắt ở giai đoạn nụ và tiếp tục được phát triển khi cắm trong bình Khi cắt khỏi cây mẹ các nụ này cần được bổ sung thêm Carbohydrate để nở hoàn toàn và đạt được độ bền tối ưu Yêu cầu về lượng carbohydrate bổ sung thay đổi theo từng loài Nhìn chung các loại hoa được tạo ra trong điều kiện ánh sáng cao thì bổ sung ít carbohydrate hơn do lượng carbonhydrate dự trữ của chúng khá cao, ví dụ layon thu hoạch ở giai đoạn nụ, giữ trong dung dịch có hàm lượng đường cao giúp cho nụ hoa nở nhiều hơn, tuy nhiên lượng đường cao có thể gây tổn thương tới lá đối với hoa hồng Các chất bảo quản dùng cho dung dịch trong bình cắm thường chứa Sucro hay Glucose như một nguồn cung cấp carbohydrate cho hoa, tuy nhiên nồng độ đường tối ưu của các loài hoa khác nhau, nên hầu hết các dung dịch bảo quản đều chứa một nồng độ đường tương đối thấp nhằm tránh gây độc cho hoa

d Chất điều hòa sinh trưởng

Trong cây có chứa một số chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình già hóa của cây Trong đó quan trong là phải kể tới là etylen Etylen là một hocmon thực vật thuộc nhóm chất ức chế, gây già hóa ở một số loại hoa Sự tạo thành etylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi làm giảm tuổi thọ bảo quản của hoa ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất Etylen có hoạt tính sinh lý ở nồng độ thấp nhất (chỉ 0,5 ppm) Sự nhảy cảm với etylen khác nhau tùy theo từng loại hoa, tuy nhiên sự tiếp xúc của hoa với Etylen sẽ tăng tốc độ già hóa Các nghiên cứu cho thấy, sự tăng hàm lượng Etylen trong hoa sẽ làm tăng cường

độ hô hấp và sự tăng cường độ CO2 trùng với sự tăng Etylen, Etylen bắt đầu xuất hiện khi có mặt CO2

Các nguồn sản sinh ra Etylen bao gồm hoa cắt cành, trái cây chín, khí thải

và khói thuốc lá Sự sản sinh Etylen có thể dẫn tới sự già hóa sớm và rụng hoa Nhiệt độ cao thúc đẩy sự sản sinh Etyeln dẫn tới suy giảm chất lượng hoa Trong quá trình bảo quản phải khống chế sự tổng hợp Etylen để làm chậm sự chín kéo dài thời gian bảo quản

Trang 13

Trong quá trình bảo quản hoa thường sử dụng một số chất kháng Etylen như Chrysal AVB,… sử dụng các dung dịch bạc có thể ức chế các hoạt động của Etylen trong cây Nitrat bạc và Thiosulphate bạc (STS) là những dung dịch thường được sử dụng nhất để chống lại tác dụng của Etylen, tăng độ bền của hoa Ngoài ra một số loại Cytokinin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài độ bền hoa cắt, nhờ cân bằng lượng nước trong cây, làm cho hoa nở, tăng dự trữ Carbohydrat trong lá như Kinetin, BA(6- Benzyl amino purine).

e Độ chín thu hái

Những thay đổi về sinh hóa chủ yếu trong quá trình phát triển, quá trình chín và bảo quản gồm những thay đổi về màu sắc, trạng thái nở, mùi, mức độ hô hấp Tiêu chuẩn về độ thu hái của hoa cắt phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng loại hoa Nên thu hái hoa cùng một độ tuổi, thu hái đúng độ chín kỹ thuật

sẽ có cường độ hô hấp thấp

f Sự hư hỏng cơ học

Hoa cắt bị tổn thương sẽ hóa già nhanh hơn, làm tăng cường độ hô hấp, tăng sự mất nướcvà tạo ra Etylen Những bông hoa có dấu hiệu bị tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản

g Ảnh hưởng của vi sinh vật

Khi thu hoạch thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhâm gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo

Để giảm tác hại của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric

để pH của dung dịch bảo quản hoa từ 3 - 3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hóa chất kháng nấm khuẩn như Benzoic, Chlorin, 8- Hydroxy quinonlene citrate

h Thành phần khí bảo quản

Giảm hàm lượng O2, tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển bảo quản có tác dụng hạn chế hô hấp Có 2 loại hô hấp là hô hấp hiếu khí (có sự tham gia của oxy) và hô hấp hiếm khí (không có sự tham giá của oxy) Cả 2 quá trình này đều liên quan tới môi trường xung quanh Mục đích của quá trình bảo quản là hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí nhưng không để xảy ra hô hấp yếm khí, vì hô hấp yếm khí được coi như là một hiên tượng bênh lý của hoa tươi

1.2 Các yếu tố tiền thu hoạch

Trang 14

Trong khi đó cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm cho hoa bị mất màu, rụng cánh

và đốm lá

b Nhiệt độ

Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới cân bằng nước trong hoa do hoa có cường độ

hô hấp cao Ngoài ra nó còn làm giảm kích thước nụ và số cánh hoa

c Độ ẩm

Ẩm độ có mối quan hệ mật thiết với sự cân bằng nước trong thân và ảnh hưởng tới độ bền của hoa Độ ẩm cao làm giảm sự thoát hơi nước do đó làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của hoa Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của sâu bệnh Tuy nhiện độ ẩm cao không thích hợp với các loài nhện gây hại Độ ẩm cao vào ban ngày tốt cho cây, làm giảm các tác hại do nhiệt độ quá cao gây ra nhưng vào ban đêm nó lại làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây

e Bảo vệ thực vật

Sự kiểm soát sâu bệnh hợp lý là cần thiết để thu được hoa có chất lượng cao Tuy nhiên sự tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng rất quan trọng dùng không đúng liều lượng có thể gây độc cho cây và gây ra các vết đốm xấu trên lá, làm giảm giá trị thẩm mỹ và thương mại của hoa Một số loại bệnh có thế làm tăng sự sinh sản Etylen, thúc đẩy quá trình già hóa và làm giảm độ bền của hoa

1.3 Các yếu tố trong quá trình thu hoạch

a Xác định giai đoạn thu hoạch hoa thích hợp

Hoa là một sản phẩm đặc biệt, giá trị của phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch hoa, khi bán ra thị trường yêu cầu là hoa tươi, hình thức đẹp, đáp ứng được nhu cầu của người mua Do đó quyết định thời kỳ thu hoạch để bán hoa có

ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của hoa Mỗi loài hoa khác nhau thì cách thu hái khác nhau

Trang 15

Bảng 5.1.1 Thời kỳ thu hoạch hoa thích hợp

TT Tên hoa Giai đoạn nở hoa

1 Lay ơn 1-5 búp xuất hiện màu

2 Huệ Các hoa trong chùm bắt đầu nở hoặc 1-2 bông hoa thấp nhất nở

3 Đồng tiền Nở hoàn toàn, hài nhị ngoài cùng mới chỉ hình thành hạt phấn.

4 Hồng môn Cánh mo nở đầy đủ

b Các yếu tố ảnh hưởng

Độ bền của phụ thuộc vào điều kiện lúc thu hoa và điều kiện bảo quản hoa Sau đây là các yếu tố chính ảnh hưởng tới độ bền của hoa

Bảng 5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của hoa

7 Độ sạch không khí lúc thu hoạch Phương pháp sơ chế bảo quản

Độ bền của hoa và chất lượng hoa sau thu hoạch cũng phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch, thời điểm thu hoạch và cách thức thu hoạch Thời điểm thu hoạch rất quan trọng vì thu hoạch quá sớm hoa có thể không nở hết làm giảm giá trị của hoa Vì thế với loài hoa không có khả năng tiếp tục phát triển sau thu hoạch tuyệt đối không thu hoạch ở giai đoạn nụ mà phải thu hoạch khi hoa đã nở

Nhiều khi để đáp ứng nhu cầu thị trường, người trồng phải thu hoa sớm hơn trưwớc thời điểm thu hoạch Điều này có thể làm cho người trồng hoa mất thị trường tiêu thụ trong tương lai Thay vào người trồng nên áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp đê có thể thu hoạch hoa vào thời điểm mong muốn Chế

độ cắt tỉa hợp lý đối hoa hồng, xác định rõ thời gian gieo trồng hàng năm, quy

Trang 16

trình xử lý ánh sáng đối với cúc và sử dụng chất làm chậm sinh trưởng đối với một số loại hoa…là những biện pháp giúp người trồng có thể thu hoa theo ý muốn.

Biện pháp thu hái không ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của hoa Tuy nhiên cắt hoa không khéo sẽ giập hoa, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ nước và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chính vì vậy khi thu hoạch hoa phải chuẩn bị dụng

cụ sắc và sạch sẽ

Cách bố trí các luống cũng ảnh hưởng tới quá trình thu hoạch Khi luống quá to người thu hoạch phải với hoa vào để cắt do đó có thể gây hư hại cho hoa Tương tự, luống hoa quá dài diện tích hoa lớn cũng làm cho hoa dễ bị thâm tím trong quá trình thu hoạch Thông thường chiều rộng luống thích hợp cho trồng hoa là 1 – 1,2m và chiều dài là 20 - 25m

Hoa cần được cắm trong nước càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch Một số loại hoa như: hồng, cẩm chướng, baby… nếu không được cắm vô nước ngay có thể làm giảm khả năng hấp thụ nước của hoa Tốt nhất nên sẵn các xô nước trong nhà lưới ở khoảng cách thích hợp và sau khi thu được một lượng hoa nhất định chúng phải được chuyển ngay tới khu phân loại Các xô này cần được giữ sạch sẽ và nước dùng cũng phải được lấy từ các nguồn nước sạch

Thời gian thu hoạch ảnh hưởn rất lớn tới độ bền của hoa Thời gian thích hợp để thu hoạch hoa là vào sáng sớm hay buổi chiều mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa Tuyệt đối không nên thu hoạch hoa vào giữa lúc trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh mẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh Sau khi thu hoạch hoa tiếp tục nở Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao, hoa sẽ nở nhanh và độ bền giảm Các hoa thu hoạch nên được chuyển ngay sang kho lạnh trong nhiệt độ thấp để kìm hãm quá trình nở của hoa Ngoài ra đặt hoa trong phòng lạnh còn giúp phóng nhiệt lượng trong hoa để hoa có thể được phân loại

và đóng gói với chất lượng tốt nhất

Sau khi cắt gốc khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa Hoa sống được là nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, rồi dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô dẫn, làm thối rữa các mạch dẫn truyền Ngoài ra hoa tàn nhanh trong đó có vai trò gây già hóa của Etylen, Etylen thường sản sinh ra nhiều ở hoa đã thụ phấn, thụ tinh ở lá hoặc hoa già và bị bệnh Các xốc nhiệt độ, thiếu nước, thiếu vật chất hô hấp cũng làm cho hoa sản sinh nhiều Etylen Do đó loại bỏ tác động xấu của Etylen trong bảo quản hoa cắt cành là một vấn đề quan trọng Trong giai đoạn nở hoa, một vài bông hoa

có thể sản sinh một lượng Etylen lớn gây hư hại đến những bông hoa khác Thậm chí với nồng độ Etyelen rất thấp khoảng 10ppb cũng có thể gây ra thiệt hại nghiệm trọng cho những loài hoa nhảy cảm với Etylen Vì vậy các hoa giập nát, úng thối không đủ tiêu chuẩn chất lượng càn phải loại khỏi phòng bảo quản nhằm hạn chế sự sản sinh Etylen Ngoài ra kho lạnh phải thông thoáng và loại trừ các

Trang 17

nguồn sản sinh Etylen khác như rau, hoa, quả chín (táo,đu đủ, dưa hấu…) hay khói thuốc lá…

2 Chuẩn bị thu hoạch

Công việc chuẩn bị trước thu hoạch là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong quá trình thu hoạch hoa bởi sản phẩm hoa khác với những sản phẩm nông nghiệp khác giá trị của nó được quyết định bởi vẻ đẹp của hoa

Để có được một cành hoa cắt hoa đẹp đến tay người tiêu dùng thì từ khâu chuẩn bị giống, trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch bảo quản đều phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và có vai trò như nhau

Nếu kỹ thuật trồng trọt có tốt nhưng khâu thu hoạch bảo quản không đảm bảo (thu hoạch làm hoa dập, nát, xây xát, gẫy thân, cành, lá, hoa…) thì sản phẩm hoa không còn giá trị như ban đầu giảm giá trị thẩm mỹ và giá thành sản phẩm

Do vậy, để cho khâu thu hoạch và bảo quản có thể thực hiện tốt, an toàn, đúng

kỹ thuật thì công việc chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết đóng vai trò rất quan trọng

2.1 Xác định năng suất trước thu hoạch

Việc ước đoán sản lượng của các loại hoa phải căn cứ vào rất nhiều thông tin về thời tiết, dịch bệnh, thời điểm tiêu thụ, Bên cạnh đó, chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại hoa hoa cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê

về sản lượng trong quá khứ nếu các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể Bảng thống kê về sản lượng hoa thu hoạch được lập theo từng tháng trong năm theo mẫu sau:

Bảng 5.2.3 Ước đoán năng suất trước thu hoạch

Trang 18

Hình 5.1.1 Kiểm tra vườn hoa trước khi thu hoạchĐây là một việc rất cần thiết để có kế hoạch chủ động tiêu thụ sản phẩm hoa.

2.2 Chuẩn bị nguồn lao động

Việc xác định nguồn nhân lực cần thu hái phải căn cứ vào năng suất thu hoạch, kế hoạch tiêu thụ và năng suất làm việc của nhân công… để chuẩn bị cho đầy đủ

Đối với các cơ sở sản xuất hoa lớn, liên tục sản xuất quanh năm có nguồn nhân lực làm việc thường xuyên nên bố trí nhân lực làm việc chuyên môn hóa trong quá trình thu hái (bộ phận chuyên cắt cành, bộ phận làm sạch sơ bộ, bộ phận vận chuyển, bao gói…)

Nhưng cũng cần phải tính đến các trường hợp phát sinh, đột xuất…nhân công nghỉ thì phải có nguồn thay thế, những nhân công thay thế này nên bố trí làm những khâu đơn giản, ít liên quan đến kỹ thuật, kinh nghiệm Nếu cần thiết phải thực hiện cầm tay chỉ việc, hướng dẫn họ cẩn thận trước khi tiến hành

Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, mang tính thời vụ nhất là trồng hoa ở quy

mô gia đình thì việc chuẩn bị nguồn lực trước thu hái lại càng phải quan tâm nhiều hơn

Cần phải xác định được năng suất thu hoạch của mỗi đợt để huy động nguồn nhân lực gia đình cho đầy đủ, nếu không huy động được thì phải có kế hoạch thuê nhân công

Trong điều kiện cho phép, có thể thuê những người có kinh nghiệm (là những nông dân trong vùng, những người trồng hoa khác

2.3 Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện

Trên thế giới, một số nước có nền sản xuất hoa tiên tiến như Hà Lan, Pháp, Bungari,…khâu thu hoạch của họ được cơ giới hóa bằng máy móc và các phương tiện hiện đại

Trang 19

Chỉ có khâu cắt hoa, làm sạch sơ bộ là do con người thực hiện còn lại các quá trình khác như vận chuyển sử dụng băng chuyền, xe chở nhỏ đến khu vực làm sạch, đóng gói, bảo quản đều được chuyên môn hóa bằng máy móc.

Thực tế của nghề trồng hoa nói chung và nghề hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn của nước ta hiện nay tất cả các khâu từ trồng cho đến thu hoạch và bảo quản chủ yếu là thực hiện thủ công Nên các dụng cụ và phương tiện cần cho quá trình thu hoạch hoa cũng chủ yếu là các dụng cụ thủ công như: găng tay, lưới bao tóc, quần áo bảo hộ lao động, giày, dép, ủng, các chất tẩy rửa để vệ sinh dụng cụ, nhà đóng gói, các thiết bị và dụng cụ để cắt cành (kéo cắt cành, máy cắt cầm tay ), dụng cụ chứa đựng (xô, thùng, ), vật liệu bao gói (túi giấy, PE )

Trang 20

Hình 5.1.2 Bảo hộ lao động

Hình 5.1.3 Các loại kéo cắt cành

3 Xác định thời điểm thu hoạch

3.1 Thời điểm thu hoạch hoa huệ

Hình 5.1.4 Vườn hoa huệ đến thời gian thu hoạch

Trang 21

Độ chín thu hoạch còn được gọi là độ chín thu hái Đó là độ thành thục của

nông sản mà ứng với nó, nông sản đáp ứng được một nhu cầu bảo quản và chế biến nào đó

Đối với hoa Huệ nên thu hoạch khi bông đầu tiên từ dưới lên phía ngọn bắt đầu phình to và có màu

Hình 5.1.5 Hoa huệ đạt tiêu chuẩn thu háiNếu vì lý do nào đó để hoa nở mới tiến hành thu hái thì sẽ gặp nhiều khó khăn:

+ Cánh hoa sẽ bị dập nát làm giảm giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế của cây hoa

+ Quá trình thu hái, phân loại và bao gói sẽ gặp khó khăn

+ Giảm khả năng tiêu thụ hoặc nếu có tiêu thụ được thì giá thành giảm đi rất nhiều

=> Vì vậy khi hoa đạt tiêu chuẩn thu hái thì phải tiến hành thu hái ngay, nếu chưa tiêu thụ kịp thời thì sẽ tiến hành bảo quản, sau đó tiếp tục tiêu thụ

Hình 5.1.6 Hoa huệ quá thời điểm thu hoạch

Trang 22

Đối với hoa cắt, thời gian thu hái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của hoa Thời gian thu hoạch hoa tốt nhất vào buổi sáng sớm khi cành hoa còn sung nhựa, nhiều nước hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa Tránh thu hoạch hoa vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh.

Thời gian thu cắt tốt nhất với huệ là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và

có màu

3.2 Thời điểm thu hoạch hoa lay ơn

Hình 5.1.7 Vườn lay ơn đến thời kì thu hoạchHoa Lay ơn cắt cành: nên được thu hái vào đúng thời điểm để chắc chắn hoa sẽ tiếp tục tăng trưởng vào thời gian cắm bình (bung nụ đều, lưu giữ màu sắc ban đầu và kích cỡ hoa), đảm bảo thời gian cắm bình tối đa Nên thu hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối nhằm tránh mất nước cho hoa

Thời điểm thu hoạch tốt nhất khi cành hoa có 1- 2 hoa nhú màu, không nên cắt non quá sẽ làm chất lượng hoa giảm, hoa trên cành nở không hết

Hình 5.1.8 Hoa Lay ơn đạt tiêu chuẩn thu hái

3.3 Thời điểm thu hoạch hoa đồng tiền

Thời gian thu hoa: thời gian thu hái đối với hoa đồng tiền có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoa khi cắm bình, do đó thời thu hái tốt nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh hoa ngoài mở phẳng ra và cây để thu hoa đang ở tình trạng

Trang 23

sinh trưởng mạnh Trong ngày, thời gian thu hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa Tuyệt đối không nên thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh mẽ làm cho hoa héo nhanh.

Độ nở hoa: sau trồng 50-60 ngày là có thể cho hoa, tuy nhiên nên bỏ 2-3 lứa đầu để tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt ở các lứa hoa sau Thu tốt nhất khi hoa đồng tiền đang mở cánh và hàng cánh hoa thứ 2,3 đã thoát ra khỏi nụ 1-2 cm hoặc khi hoa nở hoàn toàn, hàng nhị ngoài cùng mới chỉ vừa hình thành hạt phấn Thu hái nhẹ nhàng bằng cách cầm gốc cuống hoa bẻ ngiêng cho gãy tại chỗ sát gốc cuống hoa (phần tiếp xúc giữa bông và thân cây)

Do cuống dài, hoa tự lớn, sau khi hái nếu xử lý không đúng cành hoa dễ bị cong gập Nguyên nhân là do các mô ở phần gốc cuống không đầy, thậm trí rỗng, cuống hoa hút nước kém vì vậy dễ làm cho hoa thiếu nước, cành cong lại nên sau khi hái hoa phải cắm vào ngay xô nước sạch hoặc xô nước dinh dưỡng bảo quản đã được pha chế sẵn để cành hoa không bị mất nước rồi đem đến nơi sơ chế, đóng gói Không dùng kéo để cắt hoa và sau khi thu hoa xong cũng không nên tưới phân ngay làm cho sâu bệnh dễ xâm nhập vào cây

Hình 5.1.9 C: Hoa Đồng tiền đạt tiêu chuẩn thu hái

3.4 Thời điểm thu hoạch hoa hồng môn

Hình 5.1.10 Vườn hồng môn tới thời kì thu hoạch

Trang 24

Tùy theo nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên Hồng Môn là cây lâu năm nên có thể thu hoạch hoa khi cây được 1-2 năm tuổi.

Từ khi trồng sau 12 tháng có 50% bông, 18 tháng có 100% bông Hoa có quanh năm thu hoạch rộ 10 ngày cắt bông 1 lần

Hình 5.1.11 Hoa hồng môn đạt tiêu chuẩn thu hái

4 Thu hoạch

4.1 Thu hoạch hoa huệ

Hình 5.1.12 Thu hoạch hoa huệThu hoạch lần đầu, dùng dao sắc cắt xéo hoa gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thối củ Thu hoạch lần hai trở đi, dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng hoa Huệ ở phía dưới giật mạnh ngang mặt đất, hoa sẽ rời ngay khớp Nếu hoa ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng Nên ngâm hoa vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm hoa, hoa huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn Nếu để hoa chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng

Trang 25

Hình 5.1.13 Thu hoạch hoa huệ

4.2 Thu hoạch hoa lay ơn

Khi cắt hoa phải chừa lại ít nhất 2-3 lá hoàn chỉnh trên cây để cho cây tiếp tục nuôi củ Các dụng cụ để thu hoạch hoa phải sắc bén và được khử trùng, thu hái cẩn thận Cắt vát 150 sát gốc nhằm tạo khả năng hút nước của hoa được dễ dàng

Không đặt hoa lên đất bẩn, tránh làm dập hoa Hoa lay ơn vừa thu hoạch nên cắm ngay vào nước khử ion hoặc tốt nhất là cắm vào dung dịch bảo quản Vận chuyển ngay về nơi thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cành hoa

Hinh 5.1.14 Thu hoạch hoa lay ơn

4.3 Thu hoạch hoa đồng tiền

−Khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa ngắt nhẹ sát chân cuống hoa

−Không dùng kéo cắt và khi thu hoa xong không nên tưới phân ngay làm cho nguồn bệnh dễ xâm nhập vào cây

Trang 26

−Hình 5.1.15 Thu hoạch hoa đồng tiền

4.4 Thu hoạch hoa hồng môn

Có hai cách thu hoạch hoa hồng môn là cách lay ngắt hoa bằng tay hoặc dùng kéo cắt cành Đối với phương pháp ngắt hoa bằng tay giúp bảo quản hoa được lâu hơn và giảm thiểu nhiễm bệnh qua vết thương, nhưng năng suất thu hoạch chậm hơn thu hoạch bằng cách dùng kéo cắt cành

− Ngắt hoa bằng tay: tay cầm sát chân cuống hoa ngắt nhẹ để cành hoa rời ra

− Dùng kéo sắc để cắt hoa vào buổi sáng sớm Nên cắt cách gốc hoa từ 3-5

cm để tránh vết cắt sẽ bị thối lây sang cây

Sau cắt nên ngâm cuống hoa ngay vào thùng nước Dùng bông gòn cuốn nhị hoa, tránh để nhị rớt xuống các cánh hoa gây thâm, bầm cánh hoa Đóng gói

và vận chuyển nhẹ nhàng

Hình 5.1.16 Thu hoạch hoa hồng môn

Trang 27

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu 2: Thời điểm thu hoạch hoa Huệ, Lay ơn thích hợp nhất để tiêu thụ là:

a Khi nụ dưới cùng phình to và có màu

b Khi có một đến hai nụ đã nở

c Khi tất cả các hoa đã nở

Câu 3: Để thu hoạch hoa có thể thực hiện thuận lợi nhất thì công tác chuẩn

bị trước thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng:

Câu 4: Công việc chuẩn bị trước thu hoạch bao gồm:

a Dự kiến năng suất

b Chuẩn bị nguồn lao động

- Thời điểm thu hoạch

- Kỹ thuật thu hái

Trang 28

Bài 2: Bảo quản hoa

Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu

- Trình bày được kỹ thuật xử lý, phân loại sản phâm và một số phương pháp bảo quản hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn

- Lựa chọn được phương pháp bảo quản hoa phù hợp với điều kiện kinh tế

và quy mô sản xuất;

- Thưc hiện bảo quản sản phẩm hoa đúng quy trình kỹ thuật;

- Có ý thức bảo vệ cây hoa, nhà xưởng và tiết kiệm vật tư, hóa chất trong quá trình bảo quản

A Nội dung của bài

1 Xử lý sơ bộ

Sau khi thu hoạch, làm sạch đất bám ở gốc cành, tỉa bỏ các lá già úa, vàng héo, sâu bệnh…sau đó phân loại hoa theo tiêu chuẩn phân cấp (1,2,3, ) dựa trên các tiêu chí như: số bông, chiều dài cành, màu sắc, hình dáng, đường kính bông, hoa bền và có hương thơm, tình trạng sâu bệnh Các hoa kém chất lượng cần tiến hành vận chuyển đi tiêu thụ ngay

Trong quá trình lưu trữ, cành hoa có thể bị nấm bệnh xâm nhập nếu gặp điều kiện thuận lợi, hoa cần được xử lý phòng trừ nấm bệnh Để hoa nơi thoáng mát và không ẩm ướt để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh

2 Xác định thời gian bảo quản

Mỗi loài hoa có thời gian bảo quản khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Quá trình hô hấp: hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng hoá già Cường độ hô hấp bị chi phối bởi nhiệt độ: nhiệt độ cao thì cường độ hô hấp cao và hoa nhanh chóng hoá già Làm mát nhanh ngay sau khi thu hoạch hoa và chế độ lạnh thích hợp trong suốt quá trình bảo quản (thực chất

là kìm hãm quá trình hô hấp) là biện pháp chủ yếu để kéo dài tuổi thọ hoa cắt

- Sự hư hỏng cơ học: Hoa cắt bị tổn thương sẽ hoá già nhanh hơn, làm tăng cường độ hô hấp, tăng sự mất nước và tạo ra Ethylen Những bông hoa có dấu hiệu bị tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản

-Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh: Khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm, gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo Để giảm tác hại của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric để pH của dung dịch bảo quản hoa

từ 3-3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hoá chất kháng nấm khuẩn như axit benzoic, chlorin, 8- hydroxy quinonlene citrate

Trang 29

Với những yếu tố trên, hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn có thể bảo quản 10 -15 ngày Sản phẩm hoa khi đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt như: Màu sắc tự nhiên, hoa tươi, cuống vẫn xanh, bông không bị rụng, thời gian hưởng thụ khoảng 5- 7 ngày, tỷ lệ hỏng < 5%

3 Phân loại

Các cành hoa sau khi đã được làm sạch, loại bỏ cành chất lượng kém mang

đi tiêu thụ ngay còn lại những cành hoa có chất lượng tốt phân loại để mang vào bảo quản Việc phân loại nhóm sẽ rất thuận lợi cho quá trình đóng gói, bảo quản

và tiêu thụ hoa

Phân loại hoa dựa vào các tiêu chí kích thước, số lượng, chất lượng như kích thước hoa; đường kính, chiều dài cành hoa; màu sắc hoa; tỷ lệ nở

4 Các phương pháp bảo quản

4.1 Bảo quản bằng hóa chất

Việc sử dụng các chất bảo quản nhằm tăng độ bền hoa hiện nay đã trở nên khá phổ biến Một số sản phẩm độc quyền đã được bán trên thị trường và hiện nay đang được sử dụng rộng rãi bời các nhà sản xuất hoa, nhà bán buôn, bán lẻ

và cả người tiêu dùng Khả năng hấp thu nước của hoa là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến độ bền hoa Sự tích tụ của vi khuẩn gây ra sự tắc nghẽn các mạch dẫn trong thân làm giảm khả năng hút nước của hoa Cách quan trọng nhất và dễ nhất để kiển soát tình trạng này là sử dụng nước sạch được chứa trong các bình sạch Vi khuẩn, tảo và nấm có khả năng tích tụ nhanh trong môi trường nước nhiễm bẩn và sinh ra các chất độc hại như Tanin chặc các mạch dẫn trong thân cây làm cho cành hoa bị héo nhanh và giảm độ bền của hoa Các dung dịch với công thức độc quyền thường chứa chất diệt khuẩn để ngăn chặn hoạt động của

vi khuẩn; chất ức chế sự sản sinh Etylen; đường như một nguồn cung cấp Carbonhydrate cho các hoạt động sống của hoa; và có thể có chứa thêm một số hócmon thực vật, chất điều hòa sinh trưởng để kiểm soát tốc độ phát triển của hoa Các dung dịch bạc mà chủ yếu là Nitrat bạc thường được sử dụng như một chất ức chế vi khuẩn và kháng sản sinh Etylen Tuy nhiên do khả năng di chuyển kém trong thân cây nên hiện nay các sản phẩm này được thay thế bởi Thio sulphate bạc (STS)

Sau khi thu hoạch, hoa vẫn còn tươi, nhưng sẽ nhanh chóng bị thối nếu không được xử lý cẩn thận Các loài hoa khác nhau được xử lý bằng cách thức khác nhau nhưng nhìn chung hoa sẽ tươi lâu và bền hơn nếu sau khi thu hoạch ta cắt thân hoa lại một lần nữa ( khoảng 1-1.5cm) ngâm trong nước ấm 38-440C trong vòng 20 phút Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chức 1% đường + AgNO3 50ppm + axit Citric 200-600ppm hoặc sunphat nhôm Đường là chất dưỡng cây có thể thay thế phần thức ăn dự trữ cho hô hấp, trong khi đó AgNO3 sẽ hạn chế vi trùng làm hỏng thối hoa, axit citric giúp làm giảm pH trong nước xuống 3.5 - 4.0 Nước được dùng xử lý phải là nước tinh khiết, độ kiềm là

Trang 30

muối thấp, nên dùng nước đã ion hóa, không nên dùng nước máy vì chất Clo trong nước thường làm hoa chóng hỏng, đặc biệt là hoa lay ơn và đồng tiền.Ngoài những chất trên các hócmon như N-6 Benzyladenine 10-20ppm và chất tạo ẩm như Sodium hypochlorit 4ppm cũng nên thêm vào để kéo dài thời gian bảo quản hoa Trong quá trình bảo quản hoa cẩm chướng, đồng tiền, tulip nên để cách xa cúc, lily vì chúng tiết ra rất nhiều Etylen Ngoài ra có thể sử dụng hợp chất Chrysal (chất dinh dưỡng cung cấp cho hoa) thành phần bao gồm đường glucose, Antibaceria Hypochoridcana, nếu hoa tàn úa nhanh thay thế hợp chất trên bằng 28,35 g nước chanh và 1 muỗng cà phê đường không được sử dụng Aspirin Chất bảo quản đồng tiền, hồng hiện nay tại Đà Lạt là Florissan do công ty Hasfarm nhập từ Hà Lan, phương pháp sử dụng 1 gói pha trong 1 lít nước ngâm hoa từ 35-40 phút, trước khi ngâm hoa cũng phải thực hiện theo các bước trên Ngoài ra có thể tẩm bông gòn chứa dung dịch bảo quản, bọc vào gốc bên ngoài có túi nilon giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa trong quá trình vận chuyển và bán ngoài thị trường.

Nếu vào thời điểm bán hoa chưa nở có thể sử dụng dung dịch để giúp hoa

nở là 1.5-2% đường Saccaro, 200ppm Bioxide, 75-100ppm Acidifier, được sử dụng ở nhiệt độ bình thường trong nhà, độ ẩm cao, sau khi hoa nở nên để vào kho Ngoài ra có thể sử dụng xà phòng ngâm hoa vào để thúc đẩy hoa nở đều trước khi bán Cần chú ý bình hoặc dụng cụ ngâm hoa phải rửa sạch thay nước mỗi ngày 2 lần

4.2 Bảo quản bằng đóng gói

- Chuẩn bị dụng cụ bao gói sản phẩm:

Các dụng cụ bao gói sản phẩm hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa dạng như: các loại màng nhôm, Bao bì nilong, giấy, thùng cartong, thùng xốp…

Trang 31

Hình 5.2.1 Các dụng cụ, thiết bị đóng gói hoa

- Đóng gói:

Quá trình đóng gói hoa được thực hiện lần lượt qua 3 bước: Bó hoa, bao gói và đóng thùng Mỗi bước cần phải được tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây bầm giập làm giảm phẩm chất hoa

+ Bó hoa: Sau khi phân loại xong thường bó 5, 10 hay 20 cành hoa vào thành một bó Mỗi bó có số lượng chính xác cành hoa được quy định theo từng loài Các hoa trong bó cần được xếp cẩn thận và được bó lại bằng dây cao su để tránh không làm bầm giập, xây xát hoa và lá

+ Bao gói: Mỗi loài hoa đều có phương pháp bao gói và vật liệu bao gói riêng Thường sữ dụng giấy sạch để bao gói Đối với một số loài hoa không nên

sử dụng chất liệu nhựa để bao gói bởi vì có thể làm tăng độ ẩm và nguy cơ nhiễm nấm bệnh của hoa Nên sử dụng các tấm nhực có lỗ đục nhằm làm tăng

độ thông thoáng cho các bó hoa, từ đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm nấm bệnh Ngoài ra các vật liệu sinh học như lá cây cũng không nên sử dụng vì nó có thể làm sản sinh ra Etylen làm giảm chất lượng của hoa trong một thời gian rất ngắn Yêu cầu bao gói phụ thuộc vào từng loài hoa Bao ở đầu bó hoa sẽ giúp hoa tránh được các xây xát, bầm giập do va chạm với thành của thùng chứa Thông thường mỗi bó hoa sẽ được bọc bởi một tấm giấy mềm, rộng từ 15-20cm,

ở cuối cành buộc một sợi dây cao su Các tấm bọc này phải luôn cao hơn bó hoa

để bảo vệ chúng khỏi các va chạm trong thùng chứa Ngoài ra, giấy bọc cần được làm từ chất liệu chống chịu nước, nếu không nó sẽ hút hết hơi ẩm của những bông hoa làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa

- Đóng thùng

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn đóng gói và cũng là bước quan trọng nhất Bởi vì nếu không được đóng gói đúng cách, chất lượng của hoa có thể bị suy giảm nghiêm trọng làm giảm giá trị của hoa trên thị trường Chính vì vậy hoa cần được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong điều kiện tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng hoa Việc lựa chọn phương pháp đóng gói thích hợp cũng như các phương pháp vận chuyển, xử lý và bảo quản sau thu hoạch chính

là chìa khóa quyết định sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất hoa Các vật liệu được lựa chọn dùng đề đóng gói phải có tính chống chịu với các áp lực khác nhau trong quá trình vận chuyển như va chạm mạnh, rơi, đè nén, rung

Trang 32

động, sức nóng, lạnh, hay độ ẩm…và tốt nhất nên được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường và dễ dàng tiêu hủy Thường sử dụng các thùng có đục lổ làm từ 2-3 lớp giấy nhăn lồng vào nhau để đóng gói hoa Kích thước thùng phụ thuộc vào loài hoa và yêu cầu thị trường.

Hầu hết các hãng hàng không đều tính phí vận chuyển dựa vào trọng lượng hàng hóa trên một đơn vị thể tích Trọng lượng này có thể cao hơn trọng lượng vật lý của hoa Chính vì vậy các thùng hoa cần được đóng gói cẩn thận trước khi chuyển đi Đóng gói quá nhiều hay quá ít hoa trong một thùng cũng có thể gây hại cho hoa Thông thường các mẩu giấy nhỏ hay những vật liệu tương tự thường được dùng để lấp vào các khoảng trống trong thùng nhằm bảo vệ hoa khỏi va chạm dẫn đến bầm giập, đặc biệt là với các loài hoa mảnh và yếu Tuy nhiên các khoảng trống này tốt nhất nên được lấp bởi chính các bông hoa trong thùng Vì vậy các bó hoa đã được bọc cần phải được đóng gói vào trong thùng một cách cẩn thận chắc chắn để tránh sự chuyển động va chạm giữa chúng

Hinh 5.2.2 Bảo quản hoa hồng môn

Hinh 5.2.3 Bảo quan hoa lay ơn

Trang 33

Hinh 5.2.4 Bảo quan hoa Huệ

Hinh 5.2.5 Bảo quản hoa đồng tiềnQuá trình đóng thùng cần được hoàn thành trước khi vận chuyển Sau khi đóng gói, làm lạnh không khí trong thùng sẽ giúp duy trì được chất lượng của hoa Ở các trang trại lớn nơi mà hoa được đóng gói liên tục trong ngày, các bó hoa cần được bảo quản lạnh cho đến khi đóng gói xong và vận chuyển đi tiêu thụ ngay

4.3 Bảo quản hoa bằng kho lạnh

Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược, yêu cầu nhiệt độ ở 0 - 10C

Dọn sạch khu vực làm việc, dụng cụ ít nhất 1 lần/ngày Vệ sinh, khử trùng kho sau mỗi lần lưu trữ hoa

Dọn sạch tàn dư thực vật để tránh sự lây lan của nấm mốc Các sản phẩm thải

từ hoa được chuyển sang máy xay cắt (làm nhỏ nguyên liệu) sau đó đem ủ làm phân hữu cơ vi sinh

Vệ sinh dụng cụ, xô cắm thường xuyên

Khi đưa hoa ra khỏi kho lạnh cần nâng dần nhiệt độ: thời gian nâng 5-10 giờ, tránh hoa bị tổn thương lạnh khi nâng nhiệt độ thay đổi, đưa hoa ra khỏi

Ngày đăng: 29/06/2015, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w