Mỗi loài hoa có thời gian bảo quản khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Quá trình hô hấp: hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp. Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng hoá già. Cường độ hô hấp bị chi phối bởi nhiệt độ: nhiệt độ cao thì cường độ hô hấp cao và hoa nhanh chóng hoá già. Làm mát nhanh ngay sau khi thu hoạch hoa và chế độ lạnh thích hợp trong suốt quá trình bảo quản (thực chất là kìm hãm quá trình hô hấp) là biện pháp chủ yếu để kéo dài tuổi thọ hoa cắt. - Sự hư hỏng cơ học: Hoa cắt bị tổn thương sẽ hoá già nhanh hơn, làm tăng cường độ hô hấp, tăng sự mất nước và tạo ra Ethylen. Những bông hoa có dấu hiệu bị tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản.
-Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh: Khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm, gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo. Để giảm tác hại của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric để pH của dung dịch bảo quản hoa từ 3-3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hoá chất kháng nấm khuẩn như axit benzoic, chlorin, 8- hydroxy quinonlene citrate.
Với những yếu tố trên, hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn có thể bảo quản 10 -15 ngày. Sản phẩm hoa khi đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt như: Màu sắc tự nhiên, hoa tươi, cuống vẫn xanh, bông không bị rụng, thời gian hưởng thụ khoảng 5- 7 ngày, tỷ lệ hỏng < 5%....