Bài thực hành số 5.1.1 Thực hành thu hoạch hoa

Một phần của tài liệu Giáo trình MD05 thu hoạch và bảo quản hoa nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn (Trang 27)

2. Các bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 5.1.1 Thực hành thu hoạch hoa

C. Ghi nhớ

- Thời điểm thu hoạch - Kỹ thuật thu hái

Bài 2: Bảo quản hoa Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu

- Trình bày được kỹ thuật xử lý, phân loại sản phâm và một số phương pháp bảo quản hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn.

- Lựa chọn được phương pháp bảo quản hoa phù hợp với điều kiện kinh tế và quy mô sản xuất;

- Thưc hiện bảo quản sản phẩm hoa đúng quy trình kỹ thuật;

- Có ý thức bảo vệ cây hoa, nhà xưởng và tiết kiệm vật tư, hóa chất trong quá trình bảo quản.

A. Nội dung của bài 1. Xử lý sơ bộ

Sau khi thu hoạch, làm sạch đất bám ở gốc cành, tỉa bỏ các lá già úa, vàng héo, sâu bệnh…sau đó phân loại hoa theo tiêu chuẩn phân cấp (1,2,3,..) dựa trên các tiêu chí như: số bông, chiều dài cành, màu sắc, hình dáng, đường kính bông, hoa bền và có hương thơm, tình trạng sâu bệnh... Các hoa kém chất lượng cần tiến hành vận chuyển đi tiêu thụ ngay.

Trong quá trình lưu trữ, cành hoa có thể bị nấm bệnh xâm nhập nếu gặp điều kiện thuận lợi, hoa cần được xử lý phòng trừ nấm bệnh. Để hoa nơi thoáng mát và không ẩm ướt để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.

2. Xác định thời gian bảo quản

Mỗi loài hoa có thời gian bảo quản khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Quá trình hô hấp: hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp. Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng hoá già. Cường độ hô hấp bị chi phối bởi nhiệt độ: nhiệt độ cao thì cường độ hô hấp cao và hoa nhanh chóng hoá già. Làm mát nhanh ngay sau khi thu hoạch hoa và chế độ lạnh thích hợp trong suốt quá trình bảo quản (thực chất là kìm hãm quá trình hô hấp) là biện pháp chủ yếu để kéo dài tuổi thọ hoa cắt. - Sự hư hỏng cơ học: Hoa cắt bị tổn thương sẽ hoá già nhanh hơn, làm tăng cường độ hô hấp, tăng sự mất nước và tạo ra Ethylen. Những bông hoa có dấu hiệu bị tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản.

-Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh: Khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm, gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo. Để giảm tác hại của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric để pH của dung dịch bảo quản hoa từ 3-3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hoá chất kháng nấm khuẩn như axit benzoic, chlorin, 8- hydroxy quinonlene citrate.

Với những yếu tố trên, hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn có thể bảo quản 10 -15 ngày. Sản phẩm hoa khi đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt như: Màu sắc tự nhiên, hoa tươi, cuống vẫn xanh, bông không bị rụng, thời gian hưởng thụ khoảng 5- 7 ngày, tỷ lệ hỏng < 5%....

3. Phân loại

Các cành hoa sau khi đã được làm sạch, loại bỏ cành chất lượng kém mang đi tiêu thụ ngay còn lại những cành hoa có chất lượng tốt phân loại để mang vào bảo quản. Việc phân loại nhóm sẽ rất thuận lợi cho quá trình đóng gói, bảo quản và tiêu thụ hoa.

Phân loại hoa dựa vào các tiêu chí kích thước, số lượng, chất lượng như kích thước hoa; đường kính, chiều dài cành hoa; màu sắc hoa; tỷ lệ nở...

4. Các phương pháp bảo quản4.1. Bảo quản bằng hóa chất 4.1. Bảo quản bằng hóa chất

Việc sử dụng các chất bảo quản nhằm tăng độ bền hoa hiện nay đã trở nên khá phổ biến. Một số sản phẩm độc quyền đã được bán trên thị trường và hiện nay đang được sử dụng rộng rãi bời các nhà sản xuất hoa, nhà bán buôn, bán lẻ và cả người tiêu dùng. Khả năng hấp thu nước của hoa là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến độ bền hoa. Sự tích tụ của vi khuẩn gây ra sự tắc nghẽn các mạch dẫn trong thân làm giảm khả năng hút nước của hoa. Cách quan trọng nhất và dễ nhất để kiển soát tình trạng này là sử dụng nước sạch được chứa trong các bình sạch. Vi khuẩn, tảo và nấm có khả năng tích tụ nhanh trong môi trường nước nhiễm bẩn và sinh ra các chất độc hại như Tanin chặc các mạch dẫn trong thân cây làm cho cành hoa bị héo nhanh và giảm độ bền của hoa. Các dung dịch với công thức độc quyền thường chứa chất diệt khuẩn để ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn; chất ức chế sự sản sinh Etylen; đường như một nguồn cung cấp Carbonhydrate cho các hoạt động sống của hoa; và có thể có chứa thêm một số hócmon thực vật, chất điều hòa sinh trưởng để kiểm soát tốc độ phát triển của hoa. Các dung dịch bạc mà chủ yếu là Nitrat bạc thường được sử dụng như một chất ức chế vi khuẩn và kháng sản sinh Etylen. Tuy nhiên do khả năng di chuyển kém trong thân cây nên hiện nay các sản phẩm này được thay thế bởi Thio sulphate bạc (STS).

Sau khi thu hoạch, hoa vẫn còn tươi, nhưng sẽ nhanh chóng bị thối nếu không được xử lý cẩn thận. Các loài hoa khác nhau được xử lý bằng cách thức khác nhau nhưng nhìn chung hoa sẽ tươi lâu và bền hơn nếu sau khi thu hoạch ta cắt thân hoa lại một lần nữa ( khoảng 1-1.5cm) ngâm trong nước ấm 38-440C trong vòng 20 phút. Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chức 1% đường + AgNO3 50ppm + axit Citric 200-600ppm hoặc sunphat nhôm. Đường là chất dưỡng cây có thể thay thế phần thức ăn dự trữ cho hô hấp, trong khi đó AgNO3 sẽ hạn chế vi trùng làm hỏng thối hoa, axit citric giúp làm giảm pH trong nước xuống 3.5 - 4.0. Nước được dùng xử lý phải là nước tinh khiết, độ kiềm là

muối thấp, nên dùng nước đã ion hóa, không nên dùng nước máy vì chất Clo trong nước thường làm hoa chóng hỏng, đặc biệt là hoa lay ơn và đồng tiền.

Ngoài những chất trên các hócmon như N-6 Benzyladenine 10-20ppm và chất tạo ẩm như Sodium hypochlorit 4ppm cũng nên thêm vào để kéo dài thời gian bảo quản hoa. Trong quá trình bảo quản hoa cẩm chướng, đồng tiền, tulip... nên để cách xa cúc, lily vì chúng tiết ra rất nhiều Etylen. Ngoài ra có thể sử dụng hợp chất Chrysal (chất dinh dưỡng cung cấp cho hoa) thành phần bao gồm đường glucose, Antibaceria Hypochoridcana, nếu hoa tàn úa nhanh thay thế hợp chất trên bằng 28,35 g nước chanh và 1 muỗng cà phê đường không được sử dụng Aspirin. Chất bảo quản đồng tiền, hồng hiện nay tại Đà Lạt là Florissan do công ty Hasfarm nhập từ Hà Lan, phương pháp sử dụng 1 gói pha trong 1 lít nước ngâm hoa từ 35-40 phút, trước khi ngâm hoa cũng phải thực hiện theo các bước trên. Ngoài ra có thể tẩm bông gòn chứa dung dịch bảo quản, bọc vào gốc bên ngoài có túi nilon giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa trong quá trình vận chuyển và bán ngoài thị trường.

Nếu vào thời điểm bán hoa chưa nở có thể sử dụng dung dịch để giúp hoa nở là 1.5-2% đường Saccaro, 200ppm Bioxide, 75-100ppm Acidifier, được sử dụng ở nhiệt độ bình thường trong nhà, độ ẩm cao, sau khi hoa nở nên để vào kho. Ngoài ra có thể sử dụng xà phòng ngâm hoa vào để thúc đẩy hoa nở đều trước khi bán. Cần chú ý bình hoặc dụng cụ ngâm hoa phải rửa sạch thay nước mỗi ngày 2 lần.

4.2. Bảo quản bằng đóng gói

- Chuẩn bị dụng cụ bao gói sản phẩm:

Các dụng cụ bao gói sản phẩm hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa dạng như: các loại màng nhôm, Bao bì nilong, giấy, thùng cartong, thùng xốp…

Hình 5.2.1. Các dụng cụ, thiết bị đóng gói hoa

- Đóng gói:

Quá trình đóng gói hoa được thực hiện lần lượt qua 3 bước: Bó hoa, bao gói và đóng thùng. Mỗi bước cần phải được tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây bầm giập làm giảm phẩm chất hoa.

+ Bó hoa: Sau khi phân loại xong thường bó 5, 10 hay 20 cành hoa vào thành một bó. Mỗi bó có số lượng chính xác cành hoa được quy định theo từng loài. Các hoa trong bó cần được xếp cẩn thận và được bó lại bằng dây cao su để tránh không làm bầm giập, xây xát hoa và lá.

+ Bao gói: Mỗi loài hoa đều có phương pháp bao gói và vật liệu bao gói riêng. Thường sữ dụng giấy sạch để bao gói. Đối với một số loài hoa không nên sử dụng chất liệu nhựa để bao gói bởi vì có thể làm tăng độ ẩm và nguy cơ nhiễm nấm bệnh của hoa. Nên sử dụng các tấm nhực có lỗ đục nhằm làm tăng độ thông thoáng cho các bó hoa, từ đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm nấm bệnh. Ngoài ra các vật liệu sinh học như lá cây cũng không nên sử dụng vì nó có thể làm sản sinh ra Etylen làm giảm chất lượng của hoa trong một thời gian rất ngắn. Yêu cầu bao gói phụ thuộc vào từng loài hoa. Bao ở đầu bó hoa sẽ giúp hoa tránh được các xây xát, bầm giập do va chạm với thành của thùng chứa. Thông thường mỗi bó hoa sẽ được bọc bởi một tấm giấy mềm, rộng từ 15-20cm, ở cuối cành buộc một sợi dây cao su. Các tấm bọc này phải luôn cao hơn bó hoa để bảo vệ chúng khỏi các va chạm trong thùng chứa. Ngoài ra, giấy bọc cần được làm từ chất liệu chống chịu nước, nếu không nó sẽ hút hết hơi ẩm của những bông hoa làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa.

- Đóng thùng

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn đóng gói và cũng là bước quan trọng nhất. Bởi vì nếu không được đóng gói đúng cách, chất lượng của hoa có thể bị suy giảm nghiêm trọng làm giảm giá trị của hoa trên thị trường. Chính vì vậy hoa cần được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong điều kiện tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng hoa. Việc lựa chọn phương pháp đóng gói thích hợp cũng như các phương pháp vận chuyển, xử lý và bảo quản sau thu hoạch chính là chìa khóa quyết định sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất hoa. Các vật liệu được lựa chọn dùng đề đóng gói phải có tính chống chịu với các áp lực khác nhau trong quá trình vận chuyển như va chạm mạnh, rơi, đè nén, rung

động, sức nóng, lạnh, hay độ ẩm…và tốt nhất nên được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường và dễ dàng tiêu hủy. Thường sử dụng các thùng có đục lổ làm từ 2-3 lớp giấy nhăn lồng vào nhau để đóng gói hoa. Kích thước thùng phụ thuộc vào loài hoa và yêu cầu thị trường.

Hầu hết các hãng hàng không đều tính phí vận chuyển dựa vào trọng lượng hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Trọng lượng này có thể cao hơn trọng lượng vật lý của hoa. Chính vì vậy các thùng hoa cần được đóng gói cẩn thận trước khi chuyển đi. Đóng gói quá nhiều hay quá ít hoa trong một thùng cũng có thể gây hại cho hoa. Thông thường các mẩu giấy nhỏ hay những vật liệu tương tự thường được dùng để lấp vào các khoảng trống trong thùng nhằm bảo vệ hoa khỏi va chạm dẫn đến bầm giập, đặc biệt là với các loài hoa mảnh và yếu. Tuy nhiên các khoảng trống này tốt nhất nên được lấp bởi chính các bông hoa trong thùng. Vì vậy các bó hoa đã được bọc cần phải được đóng gói vào trong thùng một cách cẩn thận chắc chắn để tránh sự chuyển động va chạm giữa chúng.

Hinh 5.2.2. Bảo quản hoa hồng môn

Hinh 5.2.4. Bảo quan hoa Huệ

Hinh 5.2.5. Bảo quản hoa đồng tiền

Quá trình đóng thùng cần được hoàn thành trước khi vận chuyển. Sau khi đóng gói, làm lạnh không khí trong thùng sẽ giúp duy trì được chất lượng của hoa. Ở các trang trại lớn nơi mà hoa được đóng gói liên tục trong ngày, các bó hoa cần được bảo quản lạnh cho đến khi đóng gói xong và vận chuyển đi tiêu thụ ngay.

4.3. Bảo quản hoa bằng kho lạnh

Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn. Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược,... yêu cầu nhiệt độ ở 0 - 10C.

Dọn sạch khu vực làm việc, dụng cụ ít nhất 1 lần/ngày. Vệ sinh, khử trùng kho sau mỗi lần lưu trữ hoa.

Dọn sạch tàn dư thực vật để tránh sự lây lan của nấm mốc. Các sản phẩm thải từ hoa được chuyển sang máy xay cắt (làm nhỏ nguyên liệu) sau đó đem ủ làm phân hữu cơ vi sinh.

Vệ sinh dụng cụ, xô cắm thường xuyên.

Khi đưa hoa ra khỏi kho lạnh cần nâng dần nhiệt độ: thời gian nâng 5-10 giờ, tránh hoa bị tổn thương lạnh khi nâng nhiệt độ thay đổi, đưa hoa ra khỏi

thùng carton và cắm lại hoa vào chế phẩm cắm lọ CPL để cho hoa hút lại nước, tạo điều kiện cho hoa nở đạt chất lượng tốt, kéo dài thời gian hưởng thụ.

Hình 5.2.6. Kho lạnh bảo quản hoa

5. Vận chuyển

Các sản phẩm hoa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất và trong điều kiện tốt nhất là yếu tố quan trọng trong quá trình xửa lý hoa sau thu hoạch. Trong suốt quá trình vận chuyển hoa cần được giữ trong điều kiện lạnh và điều kiện này cần được duy trì liên tục. Điều kiện bảo quản lạnh có thề không được bảo đảm nếu hệ thống vận chuyển không được trang bị các thiết bị làm lạnh đầy đủ thích hợp, hay trong thời gian ở sân bay trước khi hoa được chuyển vào trong máy bay. Đối với thị trường nội địa, khoảng cách vận chuyển cũng quyết định đến hiệu quả của chuỗi bảo quản lạnh.

Phương thức vận chuyển phụ thuộc vào loại hoa và cách vận chuyển. Các loài hoa mảnh, yếu ớt với độ bền hoa thấp cần được vận chuyển bằng các phương pháp vận chuyển nhanh. Các loài hoa có thị trường tiêu thụ gần nơi sản xuất có thể được vận chuyển bằng đường bộ. Ngoài ra nếu nơi sản xuất hoa và thị trường tiêu thụ có hệ thống đường sắt nối trực tiếp thì cũng có thể sử dụng hệ thống này để vận chuyển hoa và tốt nhất hoa nên vận chuyển trong đêm. Máy bay cũng thường được dùng để vận chuyển các loại hoa có giá trị cao đến với các thị trường tiêu thụ ở xa, nơi có giá sản phầm cao.

/Nếu đưa hoa đi bán ở xa, hoa cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo không bị khô, héo, giập nát trong quá trình vận chuyển. Mỗi loại hoa khác nhau, được đóng gói theo phương pháp khác nhau.

Thực hiện vận chuyển hoa đi tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Hoa nên được vận chuyển bằng xe lạnh và trong dung dịch bảo quản để chất lượng cành hoa không bị giảm trong quá trình vận chuyển. Bảo quản thích hợp trong xe lạnh (2- 30C) sẽ ngăn ngừa nụ nở và tác hại của ethylene. Hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn là những loại hoa thích hợp vận chuyển khô trong nhiều ngày.

ảnh hưởng xấu đến hoa.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

1.1. Việc xác định thời gian bảo quản đối với hoa cần căn cứ vào những yếu tố nào?

1.2. Trình bày kỹ thuật xử lý sơ bộ trước khi bảo quản?

1.3. Trình bày kỹ thuật bảo quản hoa bằng kho lạnh và hóa chất?

Một phần của tài liệu Giáo trình MD05 thu hoạch và bảo quản hoa nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w