Chuẩn bị dụng cụ bao gói sản phẩm:

Một phần của tài liệu Giáo trình MD05 thu hoạch và bảo quản hoa nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn (Trang 30)

Các dụng cụ bao gói sản phẩm hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa dạng như: các loại màng nhôm, Bao bì nilong, giấy, thùng cartong, thùng xốp…

Hình 5.2.1. Các dụng cụ, thiết bị đóng gói hoa

- Đóng gói:

Quá trình đóng gói hoa được thực hiện lần lượt qua 3 bước: Bó hoa, bao gói và đóng thùng. Mỗi bước cần phải được tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây bầm giập làm giảm phẩm chất hoa.

+ Bó hoa: Sau khi phân loại xong thường bó 5, 10 hay 20 cành hoa vào thành một bó. Mỗi bó có số lượng chính xác cành hoa được quy định theo từng loài. Các hoa trong bó cần được xếp cẩn thận và được bó lại bằng dây cao su để tránh không làm bầm giập, xây xát hoa và lá.

+ Bao gói: Mỗi loài hoa đều có phương pháp bao gói và vật liệu bao gói riêng. Thường sữ dụng giấy sạch để bao gói. Đối với một số loài hoa không nên sử dụng chất liệu nhựa để bao gói bởi vì có thể làm tăng độ ẩm và nguy cơ nhiễm nấm bệnh của hoa. Nên sử dụng các tấm nhực có lỗ đục nhằm làm tăng độ thông thoáng cho các bó hoa, từ đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm nấm bệnh. Ngoài ra các vật liệu sinh học như lá cây cũng không nên sử dụng vì nó có thể làm sản sinh ra Etylen làm giảm chất lượng của hoa trong một thời gian rất ngắn. Yêu cầu bao gói phụ thuộc vào từng loài hoa. Bao ở đầu bó hoa sẽ giúp hoa tránh được các xây xát, bầm giập do va chạm với thành của thùng chứa. Thông thường mỗi bó hoa sẽ được bọc bởi một tấm giấy mềm, rộng từ 15-20cm, ở cuối cành buộc một sợi dây cao su. Các tấm bọc này phải luôn cao hơn bó hoa để bảo vệ chúng khỏi các va chạm trong thùng chứa. Ngoài ra, giấy bọc cần được làm từ chất liệu chống chịu nước, nếu không nó sẽ hút hết hơi ẩm của những bông hoa làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa.

- Đóng thùng

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn đóng gói và cũng là bước quan trọng nhất. Bởi vì nếu không được đóng gói đúng cách, chất lượng của hoa có thể bị suy giảm nghiêm trọng làm giảm giá trị của hoa trên thị trường. Chính vì vậy hoa cần được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong điều kiện tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng hoa. Việc lựa chọn phương pháp đóng gói thích hợp cũng như các phương pháp vận chuyển, xử lý và bảo quản sau thu hoạch chính là chìa khóa quyết định sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất hoa. Các vật liệu được lựa chọn dùng đề đóng gói phải có tính chống chịu với các áp lực khác nhau trong quá trình vận chuyển như va chạm mạnh, rơi, đè nén, rung

động, sức nóng, lạnh, hay độ ẩm…và tốt nhất nên được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường và dễ dàng tiêu hủy. Thường sử dụng các thùng có đục lổ làm từ 2-3 lớp giấy nhăn lồng vào nhau để đóng gói hoa. Kích thước thùng phụ thuộc vào loài hoa và yêu cầu thị trường.

Hầu hết các hãng hàng không đều tính phí vận chuyển dựa vào trọng lượng hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Trọng lượng này có thể cao hơn trọng lượng vật lý của hoa. Chính vì vậy các thùng hoa cần được đóng gói cẩn thận trước khi chuyển đi. Đóng gói quá nhiều hay quá ít hoa trong một thùng cũng có thể gây hại cho hoa. Thông thường các mẩu giấy nhỏ hay những vật liệu tương tự thường được dùng để lấp vào các khoảng trống trong thùng nhằm bảo vệ hoa khỏi va chạm dẫn đến bầm giập, đặc biệt là với các loài hoa mảnh và yếu. Tuy nhiên các khoảng trống này tốt nhất nên được lấp bởi chính các bông hoa trong thùng. Vì vậy các bó hoa đã được bọc cần phải được đóng gói vào trong thùng một cách cẩn thận chắc chắn để tránh sự chuyển động va chạm giữa chúng.

Hinh 5.2.2. Bảo quản hoa hồng môn

Hinh 5.2.4. Bảo quan hoa Huệ

Hinh 5.2.5. Bảo quản hoa đồng tiền

Quá trình đóng thùng cần được hoàn thành trước khi vận chuyển. Sau khi đóng gói, làm lạnh không khí trong thùng sẽ giúp duy trì được chất lượng của hoa. Ở các trang trại lớn nơi mà hoa được đóng gói liên tục trong ngày, các bó hoa cần được bảo quản lạnh cho đến khi đóng gói xong và vận chuyển đi tiêu thụ ngay.

4.3. Bảo quản hoa bằng kho lạnh

Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn. Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược,... yêu cầu nhiệt độ ở 0 - 10C.

Dọn sạch khu vực làm việc, dụng cụ ít nhất 1 lần/ngày. Vệ sinh, khử trùng kho sau mỗi lần lưu trữ hoa.

Dọn sạch tàn dư thực vật để tránh sự lây lan của nấm mốc. Các sản phẩm thải từ hoa được chuyển sang máy xay cắt (làm nhỏ nguyên liệu) sau đó đem ủ làm phân hữu cơ vi sinh.

Vệ sinh dụng cụ, xô cắm thường xuyên.

Khi đưa hoa ra khỏi kho lạnh cần nâng dần nhiệt độ: thời gian nâng 5-10 giờ, tránh hoa bị tổn thương lạnh khi nâng nhiệt độ thay đổi, đưa hoa ra khỏi

thùng carton và cắm lại hoa vào chế phẩm cắm lọ CPL để cho hoa hút lại nước, tạo điều kiện cho hoa nở đạt chất lượng tốt, kéo dài thời gian hưởng thụ.

Hình 5.2.6. Kho lạnh bảo quản hoa

5. Vận chuyển

Các sản phẩm hoa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất và trong điều kiện tốt nhất là yếu tố quan trọng trong quá trình xửa lý hoa sau thu hoạch. Trong suốt quá trình vận chuyển hoa cần được giữ trong điều kiện lạnh và điều kiện này cần được duy trì liên tục. Điều kiện bảo quản lạnh có thề không được bảo đảm nếu hệ thống vận chuyển không được trang bị các thiết bị làm lạnh đầy đủ thích hợp, hay trong thời gian ở sân bay trước khi hoa được chuyển vào trong máy bay. Đối với thị trường nội địa, khoảng cách vận chuyển cũng quyết định đến hiệu quả của chuỗi bảo quản lạnh.

Phương thức vận chuyển phụ thuộc vào loại hoa và cách vận chuyển. Các loài hoa mảnh, yếu ớt với độ bền hoa thấp cần được vận chuyển bằng các phương pháp vận chuyển nhanh. Các loài hoa có thị trường tiêu thụ gần nơi sản xuất có thể được vận chuyển bằng đường bộ. Ngoài ra nếu nơi sản xuất hoa và thị trường tiêu thụ có hệ thống đường sắt nối trực tiếp thì cũng có thể sử dụng hệ thống này để vận chuyển hoa và tốt nhất hoa nên vận chuyển trong đêm. Máy bay cũng thường được dùng để vận chuyển các loại hoa có giá trị cao đến với các thị trường tiêu thụ ở xa, nơi có giá sản phầm cao.

/Nếu đưa hoa đi bán ở xa, hoa cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo không bị khô, héo, giập nát trong quá trình vận chuyển. Mỗi loại hoa khác nhau, được đóng gói theo phương pháp khác nhau.

Thực hiện vận chuyển hoa đi tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Hoa nên được vận chuyển bằng xe lạnh và trong dung dịch bảo quản để chất lượng cành hoa không bị giảm trong quá trình vận chuyển. Bảo quản thích hợp trong xe lạnh (2- 30C) sẽ ngăn ngừa nụ nở và tác hại của ethylene. Hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn là những loại hoa thích hợp vận chuyển khô trong nhiều ngày.

ảnh hưởng xấu đến hoa.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

1.1. Việc xác định thời gian bảo quản đối với hoa cần căn cứ vào những yếu tố nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Trình bày kỹ thuật xử lý sơ bộ trước khi bảo quản?

1.3. Trình bày kỹ thuật bảo quản hoa bằng kho lạnh và hóa chất?

2. Các bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 5.2.1. Sơ chế, bao gói và bảo quản C. Ghi nhớ

- Xử lý sơ bộ

- Xác định thời gian bảo quản

- Chuẩn bị dụng cụ bao gói sản phẩm - Phân loại

- Đóng gói - Bảo quản hoa

Bài 3: Tiêu thụ hoa Mã bài: MĐ 05-03 Mục tiêu

- Xác định được thị trường, thời điểm tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả nhất. - Xác định hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn từ đó định hướng được trong sản xuất.

A. Nội dung của bài

1. Tìm hiểu thị trường trước khi thu hoạch

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng hoa của người Việt Nam cũng tăng nhanh. Hoa không chỉ được dùng trong những dịp lễ tết như trước đây, mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất lớn. Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, vấn đề chất lượng hoa được đặt ra và đòi hỏi ngày càng cao. Nhìn chung sản xuất hoa ở trong nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và số lượng cho thị trường nội địa, hoa được tiêu thụ mạnh nhất ở những thành phố lớn.

Việc tìm hiểu thị trường trước khi thu hoạch nhằm trả lời các câu hỏi: Sản phẩm bán cho ai? Bán ở đâu? Giá cả thế nào?

Tìm hiểu thị trường: Tìm hiểu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo yêu cầu của thi trường. Tìm hiểu thị trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu các đối tượng tiêu dùng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, thời gian và địa điểm. Nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh của mình.

Để tìm hiểu thị trường, có thể thông qua sự biến động giá cả của thị trường qua phương pháp tiếp thị của cán bộ, nhân viên của cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức các hội nghị khách hàng, những cuộc điều tra hay thâm dò ý kiến khách hàng … Khi nghiên cứu đối tượng khách hàng cần nghiên cứu phân loại khách hàng về mức thu nhập của các loại khách hàng, về giới tính, độ tuổi… Xem xét số lượng, chất lượng, giá cả mà mỗi loại khách hàng ưa dùng để từ đó có đối sách thích ứng với từng loại. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cần nghiên cứu đến tiềm năng kinh tế, kỹ thuật và khả năng thâm nhập vùng thị trường của từng đối thủ cạnh tranh.

Dự báo thị trường: Trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường để có những giải pháp thích hợp đối với việc tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nội dung dự báo bao gồm:

+ Dự báo khả năng và triển vọng về cung cầu sản phẩm đang sản xuất và những sản phẩm mới mà cơ sở sản xuất kinh doanh có thể sản xuất.

+ Dự báo về khách hàng để dự báo về khách hàng chủ lực, thường xuyên của cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể xuất hiện những loại khách hàng mới.

+ Dự báo về số lượng và cơ cấu chủng loại sản phẩm có triển vọng.

+ Dự báo về thời gian, không gian tiêu thụ sản phẩm và dự báo về xu thế biến động của giá cả.

1.1. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ; cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ… là căn cứ để xây dựng các kế hoạch vật tư, sản xuất, kỹ thuật, tài chính.

Cụ thể, với sản xuất hoa việc “Xác định giá cả tiêu thụ” là một việc làm quan trọng:

Việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh bảo đảm cho cơ sở sản xuất kinh doanh bảo tồn được vốn sản xuất và có lãi. Giá tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh được quyết định bởi tổng chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm.

Lợi nhuận hợp lý:

Ảnh hưởng của nhu cầu làm tăng giá. Sự tăng cầu một sản phẩm nào đó dẫn đến làm tăng năng lực sản xuất sản phẩm đó. Nếu cầu vượt quá khả năng sản xuất thì người bán có thể tăng giá. Song do cạnh tranh nên không thể tăng giá liên tục.

Khi xem xét và quyết định mức giá bán ra của sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải lưu ý đến các yếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và quy định mức giá nào đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi. Vì vậy phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm sản xuất ra.

Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng và là nghệ thuật của người quản lý. Lựa chọn thời điểm bán hàng có lợi nhất (được giá) là bảo đảm lưu chuyển nhanh vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa:

+ Tiếp nhận + Phân loại

+ Đính nhãn hiệu + Bao gói, nhãn mác

+ Sắp xếp hàng hóa ở kho – phân loại và ghép đồng bộ với nhu cầu tiêu dùng.

1.2. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ sản phẩm

Là việc tổ chức đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của sản xuất. Vì vậy phải lựa chọn phương pháp nào để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh, kịp thời, thuận lợi nhất. Việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng có thể:

- Bán trực tiếp:

+ Tại kiốt của cơ sở kinh doanh +Tại chợ

+ Người bán rong

- Bán thông qua các tổ chức thương mại - Người thu gom

- Các đại lý

- Các công ty thương mại….

Như vậy có hai phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu:

+ Sản phẩm có thể trực tiếp từ người sản xuất (cơ sở sản xuất kinh doanh) đến người tiêu dùng dưới các hình thức bán lẻ ở các ki ốt ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh, bán ở các chợ (nông thôn, thành thị) hoặc dưới hình thức bán trực tiếp đến người tiêu dùng (bán rong).

+ Sản phẩm có thể đến người tiêu dùng qua khâu tổ chức trung như các đại lý, cửa hàng...

2. Quảng bá giới thiệu sản phẩm2.1. Công bố sản phẩm hoa 2.1. Công bố sản phẩm hoa

2.1.1. Tham khảo tài liệu, công cụ công bố sản phẩm hoa

Công bố sản phẩm hoa Huệ, Lay ơn, Đồng tiền, Hồng môn là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng nhằm bán được nhanh, nhiều sản phẩm.

Một số phương tiện giới thiệu sản phẩm hoa chính:

- Nhóm phương tiện in ấn: báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại - Nhóm phương tiện điện tử: truyền thanh, truyền hình, phim tư liệu - Nhóm phương tiện ngoài trời: pa nô, áp phích, bảng hiệu.

Dựa vào các ưu, nhược điểm của các phương tiện quảng cáo để lựa chọn

Một phần của tài liệu Giáo trình MD05 thu hoạch và bảo quản hoa nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn (Trang 30)